Những tấm lòng cao cả‌

Những tấm lòng cao cả do VnDoc biên soạn bám sát chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập văn nghị luận, ôn thi học kì.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.com
Nghiêm cấm sao chép nhằm mục đích thương mại

Đọc hiểu Những tấm lòng cao cả - Đề 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con phải thét lên báo cho người ta tránh, nếu là một em bé thì con hãy chạy đến cứu ngay. Thấy một đứa bé đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người ta. Nếu hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can ngay chúng ra. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa ra, để khỏi phải chứng kiến cảnh hung dữ thô bạo, làm cho tấm lòng thành ra sắt đá. (…) Con không được nhạo báng ai hết, đừng chen lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phố! Trình độ giáo dục của một dân tộc có thể đánh giá qua thái độ của con người trên đường phố. Ở đâu mà con thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì con chắc chắn sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy.

(Theo Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả, NXB Văn học, Hà Nội, 2002)

Câu 1 ‌‌(0.5‌ ‌điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản?

Câu 2 ‌‌(0.75‌ ‌điểm): Qua đoạn văn bản, hãy cho biết ý nghĩa của những tấm lòng trong cuộc sống?

Câu 3 ‌‌(0.75‌ ‌điểm): Tại sao người cha lại khuyên con rằng: Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Câu 4 ‌‌(1,0‌ ‌điểm): Trong xã hội hiện nay, chúng ta phải làm như thế nào để tấm lòng không thành ra sắt đá?

Đáp án Đọc hiểu văn bản Những tấm lòng cao cả

Câu 1 ‌‌(0.5‌ ‌điểm):

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản: Nghị luận.

Câu 2 ‌‌(0.75‌ ‌điểm):

Tấm lòng là tình cảm yêu thương, quan tâm, chia sẻ, biết cảm thông, động lòng trước những cảnh ngộ khó khăn, éo le, bất hạnh.

Ý nghĩa: cuộc sống trở nên hạnh phúc, tươi đẹp khi mang đến sự ấm áp của tình người, động viên, nâng đỡ, cứu vớt con người và làm cho sự sống của mình ý nghĩa hơn…

Câu 3 ‌‌(0.75‌ ‌điểm):

Người cha khuyên con: Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết, vì:

- Tuổi già: họ đã dành cả cuộc đời để làm việc, cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội, chúng ta cần biết ơn và trân trọng họ.

- Tình mẹ con: là những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất. Nếu không có mẹ, sẽ không có những thế hệ tương lai của đất nước. Nếu không kính trọng tình cảm tốt đẹp này, chúng ta không xứng đáng có được hạnh phúc.

- Kẻ tật nguyền: những người không được lành lặn, yếu ớt, gặp khó khăn, cần được giúp đỡ, tôn trọng và đối xử bình đẳng.

- Nỗi khổ và Sự vất vả: nghèo khó và vất vả là cảnh sống đáng thương. Người nghèo khó và vất vả phải nỗ lực gồng mình trong cuộc mưu sinh mỗi ngày. Họ xứng đáng được tôn trọng và nâng đỡ để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Cái chết (một gia đình đang tang tóc): sự mất mát không thể bù đắp. Thái độ đúng đắn trước nỗi đau thương, mất mát là thái độ phải có, thể hiện lòng thương cảm, tình người.

→ Đều đáng được kính trọng, đều phải nhường bước cung kính, Biết kính trọng những điều đó, ta sẽ làm cho cuộc sống quanh mình tốt đẹp hơn, ấm áp hơn, sự sống ý nghĩa hơn,…

Câu 4 ‌‌(1,0‌ ‌điểm):

Học sinh tự đưa ra câu trả lời của mình và lí giải hợp lí.

Gợi ý:

Trong xã hội hiện nay, để tấm lòng không thành ra sắt đá, mỗi người cần: biết yêu thương, chia sẻ, chan hòa với những người xung quanh. Sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn khác trong khả năng của mình...

Đọc hiểu Những tấm lòng cao cả - Đề 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Thứ sáu, ngày 28

"En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả.

... Cố lên! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát".

(Trích “Những tấm lòng cao cả”, Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi, Dịch giả: Hoàng Thiếu Sơn)

Câu 1: (1,0 điểm) Tác giả đã dùng phương thức biểu đạt chính nào trong đoạn trích trên?

Câu 2. (1,0 điểm) Cụm từ “ tên lính nhỏ” trong đoạn trích trên chỉ ai?

Câu 3. (2.0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của nó?

Lời giải

1. PTBĐ chính: tự sự và biểu cảm

2. Cụm từ "tên lính nhỏ" trong đoạn trích được dùng để chỉ En-ri-cô

3. Biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng. Người cha đã kể ra hàng loạt những ví dụ về câu chuyện đi học, chăm học và hiếu học của những người lính, của những bác nông dân, của những người thiếu nữ và cả trẻ mù, trẻ câm. Tất cả đều đi học dù cho bận rộn đến mấy. Từ đó, biện pháp tu từ liệt kê giúp cho lời nói của người bố trở nên thuyết phục và sâu sắc hơn rất nhiều.

--------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Những tấm lòng cao cả. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Soạn văn 12, Văn mẫu 12...

Chúc các em học tập thật tốt.

Đánh giá bài viết
2 11.706
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm