Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chờ nhau - Nguyễn Bính

Đề đọc hiểu Ngữ Văn 12 có đáp án do VnDoc biên soạn bám sát thể loại Đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn thi học kì cũng như củng cố kỹ năng đọc hiểu văn bản.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.com
Nghiêm cấm sao chép nhằm mục đích thương mại

Đọc hiểu Chờ nhau - Đề 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Láng giềng đã đỏ đèn đâu?
Chờ em ãn dập miếng giầu em sang
Ðôi ta cùng ở một làng
Cùng đi một ngõ, vội vàng chi anh?
Em nghe họ nói mang manh,
Hình như họ biết chúng mình ... với nhau.

Ai làm cả gió đắt cau,
Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non?

(Chờ nhau, Nguyễn Bính, theo Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932 - 1941), NXB Vãn học, 2007)

Câu 1 (1,0đ): Ðoạn thơ sử dụng thể thơ nào? Chỉ ra tác dụng của thể thõ với việc biểu đạt tâm trạng nhân vật trữ tình?

Câu 2 (0,5đ): Tìm những từ ngữ gợi không gian làng quê trong đoạn thơ?

Câu 3 (0,5đ): Cảm nhận câu thơ: "Em nghe họ nói mong manh/ Hình như họ biết chúng mình ... với nhau?"

Câu 4 (1,0đ): Tác dụng và ý nghĩa của biện pháp tu từ qua câu thơ: "Ai làm cả gió đắt cau/ Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non?"

Đáp án đọc hiểu văn bản: Chờ nhau - Nguyễn Bính

Câu 1 (1,0đ):

Thể thơ lục bát. Tác dụng: nhịp thơ đều, gợi sự tình tứ, sâu lắng, phù hợp với không gian thôn quê.

Câu 2 (0,5đ):

Từ ngữ thể hiện không gian làng quê: láng giềng, đỏ đèn, miếng giầu, làng, ngõ, cau, sương muối.

Câu 3 (0,5đ):

Câu thơ: "Em nghe họ nói mong manh/ Hình như họ biết chúng mình ... với nhau". Thể hiện sự kín đáo, tế nhị, trong sáng và thoáng chút bối rối của cô gái trong mối tình quê. (0,25)

Câu 4 (1,0đ):

Biện pháp: câu hỏi tu từ. Tác dụng, ý nghĩa: Mượn hình ảnh thiên nhiên thể hiện hàm ý trách móc của cô gái vì chuyện tình yêu dang dở, lỡ làng. (Trách chàng trai, trách cuộc đời)

Đọc hiểu Chờ nhau - Đề 2

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu:

CHỜ NHAU

Láng giềng đã đỏ đèn đầu

Chờ em chừng dập miếng trầu em sang

Đôi ta cùng ở một làng

Cùng đi một ngõ vội vàng chỉ anh

Em nghe họ nói mong manh

Hình như họ biết chúng mình với nhau.

Ai làm cả gió đắt cau

Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non?

(Theo Nguyễn Bính thơ và đời, NXB Văn học 2003)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ trên?

Câu 2: Xác định thể thơ của bài thơ trên?

Câu 3: Sự chủ động táo bạo của nhân vật em được thể hiện thế nào?

Câu 4: Biết chúng mình với nhau là biết về điều gì?

Câu 5: Cảm nhận của anh chị về hai câu thơ cuối bài?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên: Biểu cảm

Câu 2:

Thể thơ của bài thơ trên: Lục bát

Câu 3:

Sự chủ động táo bạo của nhân vật em được thể hiện qua câu thơ: “Chờ em chừng dập miếng trầu em sang/Em nghe họ nói mong manh/ Hình như họ biết chúng mình với nhau”

Câu 4:

Câu “Biết chúng mình với nhau” là biết về tình cảm yêu đương nam nữ giữa hai người với nhau.

Câu 5:

Hai câu thơ cuối bài có nội dung rất hay và ý nghĩa, hai câu thơ viết về việc cô gái thể hiện hàm ý trách chàng móc trai, trách cuộc đời vì chuyện tình yêu dang dở, lỡ làng, không thành.

----------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Chờ nhau - Nguyễn Bính. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Soạn văn 12, Văn mẫu 12...

Chúc các em học tập thật tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm