Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về câu nói Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn

Nghị luận xã hội Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về câu nói Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập môn Ngữ văn 12 nhé.

Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: câu nói Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý câu nói: khuyên nhủ con người nên cẩn trọng trong lời nói của mình để tránh làm tổn thương người khác cũng như sứt mẻ mối quan hệ.

b. Phân tích

Lời nói là công cụ truyền đạt suy nghĩ trong đầu của chúng ta đối với người cùng ta giao tiếp. Lời nói thế nào, người hiểu sẽ luận nghĩa như vậy. Chúng ta nên suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi nói điều gì đặc biệt là những điều có thể làm tổn thương người khác.

Dân gian có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, chúng ta sẽ không hiểu được lời nói của mình có sức nặng thế nào đối với người khác, thế nên hãy chọn những lời nói nhẹ nhàng nhất.

Lời nói phản ánh thái độ của con người, hãy yêu đời, làm một người nhẹ nhàng, sống bình yen và đối xử dịu dàng với người khác.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người nói năng nghẹ nhàng, dễ nghe,… để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Tuy nhiên trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người không suy nghĩ kĩ càng trước khi nói gây ra tổn thương cho người khác. Có những người nói năng bậy bạ, gây phản cảm,… những người này đáng bị phê phán và cần phải sửa đổi.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Nghị luận Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn mẫu 1

Người xưa từng khuyên rằng:

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Lời nói tuy vô hình nhưng lại có tác động to lớn đối với chúng ta. Sức mạnh Của lời nói vượt xa những gì ta có thể nghĩ tới được. Bằng lời nói, ta có thể người khác thấy vui vẻ và hạnh phúc. Cũng bằng lời nói, ta có thể khiến người khác căm ghét và hận thù.

Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ nói tạo thành một ý hoặc một văn bản hoàn chỉnh nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó. Trong lời nói, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa còn có thái độ giao tiếp và hàm ý của nó. Bởi thế, xét đoán một lời nói trọn vẹn không phải là điều dễ dàng.

Không ai có thể phủ nhận được vai trò và sức mạnh của lời nói trong đời sống giao tiếp của con người. Nó không chỉ là một phương tiện giao tiếp, biểu lộ tâm tư, tình cảm mà còn là một phương tiện hữu hiệu để thực hiện các mục đích khác trong cuộc sống này.

Trước hết, lời nói là một phương tiện giao tiếp không thể thay thế được của con người. Chính khả năng biểu đạt tư duy bằng lời nói định sự khác biệt của con người và các loài vật khác. Không có lời nói, quá trình giao tiếp sẽ trở nên chậm chạp và sẽ vô cùng bất tiện nếu thay thế lời nói bằng một phương thức giao tiếp khác.

Lời nói có sức mạnh gắn kết con người lại với nhau. Những lời nói tốt đẹp chẳng khác gì phép màu khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, được động viên mà vui vẻ. Lời nói sẻ chia tình cảm, giúp người khác hiểu mình và mình thêm hiểu người khác. Nó đâu chỉ là một phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin hay thực hiện các giao kết xã hội mà còn là phương tiện để con người bày tỏ tình cảm, thấu hiểu lẫn nhau.

Một lời nói đúng đắn có thể xua đi căng thẳng, hàn gắn được vết thương ở trong lòng. Lời nói tuy dễ thực hiện nhưng chứa đựng sức mạnh lớn lao. Khi xảy ra xung đột, một người biết nhượng bộ, dùng lời lẽ mềm dẻo để hòa giải tất sẽ không có bạo lực xảy ra. Việc lớn sẽ thành việc nhỏ, việc nhỏ trở thành không có. Không ai muốn xảy ra bạo lực hay gây tổn thương cho người khác. Nếu biết nói lời dễ nghe thì những điều đáng tiếc có thể đã không xảy đến.

Khi người khác buồn phiền, một lời động viên đúng lúc có thể khiến họ vui lên, vơi bớt nỗi buồn đau. Họ cảm thấy được đồng cảm sẻ chia. Từ đó, tăng cường ở họ sức mạnh vươn lên và niềm tin vào cuộc sống. Khi người khác buồn phiền, đừng quay lưng lại với họ. Cũng không cần bạn phải làm gì lớn lao. Hãy kiên nhẫn nghe họ tỏ bày và có lời khuyên đúng đắn. Lời nói chân thành, đúng lúc chẳng khác gì phép màu, làm tái sinh sự sống trong một tinh thần vốn đã héo khô.

Sức mạnh của lời nói thật không sao có thể đo đếm được. Bởi thế mà người xưa đã dùng lời nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng người để gắn kết con người lại với nhau trong một mục đích, một nhiệm vụ, một chí hướng. Chỉ bằng bài Hịch tướng sĩ văn ngắn ngủi mà Trần Hưng Đạo đã kích động được lòng quân, giúp họ nhận thấy lỗi lầm, nhìn rõ nhìn vụ mà một lòng cùng chủ tướng quyết tâm đánh giặc cứu nước. Cũng chỉ bằng lời nói mà Nguyễn Trãi đã hàng phục biết bao thủ lĩnh, tướng sĩ bốn phương, giúp nghĩa quân Lam Sơn tăng cường sức mạnh mà không tốn một binh một lính nào.

Đôi khi ta cũng buộc phải nói dối. Dẫu biết rằng nói dối là xấu, đi ngược lại với đạo đức và chuẩn mực làm người. Nhưng, trong một hoàn cảnh nào đó, ta phải buộc lòng nói dối để bảo vệ chân lí, bảo vệ con người. Bởi vậy, không nên cố chấp rằng người tốt nhất quyết không nói lời sai trái. Nếu lời nói dối có thể đem đến lợi ích lớn hơn lời nói thật thì đó lại là lời nói chân thành từ trái tim, lời nói của lương tri, thật đáng trân trọng.

Có nhiều người lợi dụng những lời nó ngọt ngào, dễ nghe để thực che đậy bản chất xấu xa của mình. Ngược lại, có người không biết lời nói lời tốt đẹp hay cố tình dùng lời lẽ thô bỉ để sỉ nhục, gây tổn thương cho người khác. Những kẻ như thế thật đáng lên án.

Lời nói không tử tế có thể gây ra những vết thương lớn, không thể nào hàn gắn nổi. Một lời nói bất cẩn có thể nhóm lên xung đột. Một lời nói tàn nhẫn có thể phá hỏng một cuộc đời. Một lời nói cay độc chẳng khác gì là bạo lực tinh thần. Tác hại chẳng khác gì những hành động xâm phạm thân thể người khác.

Lời nói của những người xung quanh ta sẽ định hình tính cách của ta. Mỗi ngày một ít, cứ từ từ xâm chiếm, gậm nhấm tâm hồn ta. Rồi đến một ngày, nó chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn con người.

Nghị luận Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn mẫu 2

Xưa nay, không ít người chỉ bằng lời nói mà làm nên việc lớn. Cũng không ít người chỉ vì lời nói mà rước họa vào thân. Mới hay, lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh xoay chuyển càn khôn, điên đảo trời đất. Làm người biết được sức mạnh của lười nói mà sống cho phải đạo lí, biết tu dưỡng lấy mình mới mong có cuộc đời êm đẹp, thanh bình.

Lời nói là sự diễn ngôn ngữ được biểu hiện dưới dạng nói. Lời nói là hình thức giao tiếp quan trọng nhất của con người. Ngôn ngữ giao tiếp được biểu hiện dưới dạng lời nói mang những đặc trưng riêng, có tính tùy biến cao để phù hợp với từng hoàn cảnh và dối tượng giao tiếp nhằm hướng đến một hiệu quả giao tiếp nhắn gọn và cao nhất.

Với sự hỗ trợ đắc lực của ngữ điệu, thái độ trong giao tiếp, lời nói phát huy sức mạnh to lớn trong việc thực hiện việc trao đổi thong tin trong giao tiếp, đồng thời bọc lộ tư tưởng, tình cảm của con người. Lời nói toe ra đầy sức mạnh trong từng hoàn cảnh giao tiếp và mục đích của người nói. Một lời động viên đúng lúc có thể giúp cho những người đang trong cơn bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn. Nhưng cũng có những lời nói thiếu trách nhiệm và tình thương có thể giết chết một người đang trong cơn tuyệt vọng. Lời nói tuy không có hình thể, nhưng có tác động mạnh mẽ đối với con người.

Bởi thế, xưa nay, con người luôn rất cẩn trọng mỗi khi nói thành lời. Người xưa có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Ngoài chức năng trao đổi thông tin, lời nói còn là phương tiện để gắn kết tình cảm của con người. Nhờ lời nói tốt đẹp mà tình cảm con người trở nên tốt đẹp, thân thiện và bền vững hơn. Chính nhờ lời nói mà con người thấu hiểu, đồng cảm lẫn nhau, tăng cường tình yêu thương trong xã hội.

Con người đã biết vận dụng sức mạnh vô hạn của lời nói để thành công trong công việc và trong đời sống. vận dụng sức mạnh của lời nói để thành công là mọt lựa chọn thông minh bởi lời nói luôn sẵn có ở mỗi con người. Nó không cần phải chuẩn bị dài lâu hay vận động từ những nguồn lực khác. Người nói luôn chủ động điều chỉnh trong mọi tình thế làm cho nó tốt hơn, hiệu quả hơn, phù hợp hơn với mục đích giao tiếp của mình.

Trong lịch sử dân tộc ta, các bậc anh hùng đều là người có tài ăn nói phi thường. Trần Quốc Tuấn với bản hùng văn Hịch tướng sĩ mà có thể làm cho tướng sĩ thức tỉnh, khơi bừng sĩ khí, vực dậy lòng quân. Lời văn chân thành thống thiết, thấu tận nhân tâm khiến ai ai cũng rơi lệ hối hận về những hành động sai trái và thái độ thờ ơ của mình với vận mệnh đất nước. Nguyễn Trãi với những bức thư mà có thể khiến cho kẻ dịch quy hàng, phiến quân thuần phục, nhân dân ủng hộ hết mình. Những bức thư của ông được tập trung lại thành bộ Quân trung từ mệnh được đánh giá có sức mạnh hơn mười vạn quân. Thật đáng khâm phục.

Trên thế giới cũng không ít người bằng lời nói mà đạt được mục đích của mình. Hitler chỉ bằng lời nói mà lấy được niềm tin của thanh niên Đức, khiến họ tin tưởng vào sứ mệnh làm thay đổi thế giới, hăng hái ra chiến trường chiến đấu, phục vụ mưu đồ của bọn phát xít. Cái tài của Hitler là chỉ bằng lời nói mà có thể lừa dối cả dân tộc Đức, thực hiện tham vọng bá chủ thế giới. Lãnh tụ Le-nin với bài diễn thuyết đầy bản lĩnh, hùng hồn và thuyết phục đã khiến cho toàn thể giai cấp vô sản nước Nga tin vào một tương lai tươi sáng với đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản và con đường giải phóng dân tộc, tiến lên xây dựng đất nước Chủ nghĩa xã hội.

Và còn biết bao nhiêu câu chuyện khác nữa về sự thành công vang dội của các vĩ nhân khi họ phát hy sức mạnh phi thường của lời nói. Thế nhưng, lời nói chỉ phát huy sức mạnh hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích của lời nói và bản lĩnh của người thực hiện lời nói. Mục đích của hành động nói phải tốt đẹp, hướng vào số đông, phục vụ lợi ích của số đông. Người thực hiện hành động nói phải là người uy tín, trí tuệ, được mọi người hết mực tin tưởng thì điều kì diệu ấy mới xảy ra được.

Lời nói vô hình nhưng sắc như dao nhọn và độc hơn rắn rết. Những lợi ích nó mang lại là hết sức lớn lao và những tổn thương của nó cũng rất khủng khiếp, không thể lường trước hết được. Bởi thế, hãy cẩn thận với những gì mình nói. Đừng hủy diệt tinh thần của một người đang trong hoàn cảnh khốn khó bởi những lời nói tiêu cực của mình. Thay vào đó, hãy biết dành thời giờ để động viên và khích lệ họ.

Việc thành bại đâu chỉ có chí lớn mà thành. Trước là để nắm vững cơ hội, sau là lời nói thuận lòng người. Cuộc sống của chúng ta và mọi người xung quanh trở nên như thế nào tuỳ thuộc vào chính thái độ và những lời nói của chúng ta. Bởi thế, hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói để không phải hối hận.

Muốn phát huy được sức mạnh của lời nói không gì quan trọng hơn là ý thức rõ ràng về sức mạnh (tích cực và tiêu cực ) của nó. Biết cái lợi để mà tận dụng, phát huy. Biết cái hại để mà hạn chế, né tránh, không gây tổn hại cho người khác và cho bản thân mình.

Nên vận dụng lời nói đúng lúc, đúng đối tượng giao tiếp. Linh hoạt trong lời nói để đạt được mục đích cao nhất nhưng không vì thế mà giảo hoạt, giả dối, lừa bịp người khác. Phải có lập trường vững vàng trong giao tiếp.

Luôn ý thức nâng cao bản lĩnh trong giao tiếp. Nói lời thì phải giữ lấy lời. Không nên ngụy biện khi mình sai trái. Thành thật trong lời nói giúp ta được người khác tin tưởng, yêu thương và giúp đỡ để thành công.

Phát hiện và kiên quyết chống lại những kẻ dùng lời nói để mưu lợi cho bản thân hoặc hãm hại người khác. Thực hiện lối sống lành mạnh, tiến bộ, ngôn phong chuẩn mực trong cộng đồng.

Lời nói có thể làm con người đẹp hơn hay trở nên xấu xí hơn trong mắt người khác. Tất cả phụ thuộc vào những gì bạn nói và cách bạn nói với mọi người.

Trong cuộc sống, có nhiều người lợi dụng sức mạnh của lời nói để lừa dối, mưu lợi cho bản thân hoặc hãm hại người khác. Có nhiều người thiếu cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, để kẻ khác lợi dung khiến bản thân rơi vào nguy hiểm, tai họa đến nỗi tan nhà nát cửa. Những người như thế thật đáng che trách.

Kiếm có thể làm tổn thương thân thể, lời nói có thể làm tổn thương tâm hồn. Một lời bất cẩn có thể nhóm lên xung đột. Một lời tàn nhẫn có thể phá hỏng một cuộc đời. Một lời đúng lúc có thể xua đi căng thẳng. Nhưng một lời yêu thương có thể chữa lành và chúc phúc. Hãy luôn ý thức trách nhiệm của mình khi nói và nên nói những lời đúng đắn và tốt đẹp để gắn kết tình người trong cuộc sống này.

Nghị luận Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn mẫu 3

“Trong cuộc sống có bốn điều mà một khi ta đã bỏ lỡ thì không sao sửa chữa được:

- Khi hòn đá …đã ném đi

- Khi lời nói…đã buông ra

- Khi cơ hội …đã bỏ lỡ

- Khi thời gian …đã trôi qua”

Có nhiều lần tôi băn khoăn tự hỏi bản thân rằng: “Mình đã bao giờ thốt ra những lời gây tổn thương cho người khác chưa nhỉ?’’. Rồi! Mà hình như là nhiều lần thì phải để rồi những lần đó tôi thấy lòng mình nặng trĩu,cảm thấy bản thân mình thật vô tâm và ích kỉ mặc dù cố biện minh cho bản thân rằng: “Mình làm như vậy là đúng chẳng có gì phải suy nghĩ cả’’. Cho đến khi tôi đọc một câu chuyện và thấy chỉ với một lời khuyến khích, động viên đã giúp người thất bại, người không có niềm tin về bản thân trở nên vững vàng hơn trên con đường đời của mình tôi mới vỡ lẽ ra rằng: “Chẳng nhẽ một lời nói lại có một sức mạnh phi thường như vậy sao?.Nó có ảnh hưởng sâu sắc tới tâm lý con người đến thế?’’. Hằng trăm câu hỏi về một vấn đề cứ quanh quẩn trong đầu tôi và rồi tôi bắt đầu tìm hiểu và dần thấy được sức mạnh của một thứ vô hình –cái mà trước đây tôi chưa hề suy nghĩ về nó.

Từ trước tới giờ chưa lúc nào tôi bận tâm tới những vấn đề này cho tới tận bây giờ khi chuẩn bị là một học sinh lớp 9 tôi mới bắt đầu tìm hiểu về “lời nói” nó không chỉ đơn thuần là một thứ vô hình, không chỉ là một lời giao tiếp hay một lời nói chuyện bình thường mà ẩn sâu trong đó đôi khi nó là một liều thuốc tinh thần,viên kẹo ngọt dịu dàng,…nhưng nhiều lúc nó “không phải là dao cũng làm cho ta đau nhói”, “không phải là khói mà làm mắt ta cay”, “không phải là mây mà đưa ta xa mãi”,… Lời nói –nó có thể giúp ta thêm động lực, tự tin về bản thân khi một lúc nào đó ta rơi vào hoàn cảnh bế tắc, nó có thể đỡ ta đứng dậy mỗi khi gặp vấp ngã trên đường đời, giúp một bệnh nhân mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo trở nên lạc quan, yêu đời, quên đi nỗi sợ hãi của bệnh tật, mạnh mẽ đứng dậy chống chọi lại các cơn đau… Nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó, lời nói cũng vậy, nó có thể khiến chúng ta từ một con người khỏe mạnh trở nên suy sụp, mất niềm tin ở bản thân hay đôi khi một lời nói vô tình có thể giết chết một con người, cướp đi niềm tin, niềm hi vọng của họ. Đôi lúc một câu nói của tôi tưởng chừng như là lời xã giao, câu nói đùa rất bình thường nhưng tôi không ngờ rằng những từ ngữ trong lời nói ấy nó vô tình chạm tới lòng tự trọng, tới một nỗi đau của người nghe hay có thể giết chết tân hồn,hy vọng của họ. Đọc qua các bài báo, lướt qua các trang mạng những cái chết có khi chỉ do một lời nói, một sự nghi oan không có căn cứ mà kết tội người khác…Tôi đã từng đọc qua một câu chuyện kể về hai chú ếch rằng: Một đàn ếch đi ngang qua một khu rừng và hai con ếch bị rơi xuống một cái hố. Khi thấy cái hố quá sâu những con ếch còn lại bèn nói với hai con ếch kia rằng chúng sẽ phải chết. Hai con ếch mặc kệ những lời bình luận và cố hết sức nhảy ra khỏi cái hố. Đàn ếch nhao nhao bảo chúng đừng nhảy vô ích, hãy chấp nhận cái chết không thể tránh khỏi. Cuối cùng, một con ếch nghe theo lời của đàn ếch. Nó gục xuống chết vì kiệt sức và tuyệt vọng. Con ếch còn lại vẫn dồn hết sức lực cuối cùng tiếp tục nhảy lên. Đàn ếch trên bờ lại ầm ĩ la lên bảo nó hãy nằm yên chờ chết. Con ếch nọ lại càng nhảy mạnh hơn nữa. Và thật kỳ diệu, cuối cùng nó cũng thoát ra khỏi cái hố sâu ấy. Đàn ếch xúm lại:“Không nghe chúng tôi nói gì à?”

Chúng cứ hỏi mãi trong sự ngạc nhiên, lúng túng của con ếch nọ.Cuối cùng sự thật cũng được một con ếch già hé lộ rằng: Con ếch vừa thoát khỏi cái hố kia bị điếc và nó cứ nghĩ là những con ếch khác hò reo đang cổ vũ cho nó, và chính điều đó đã làm nên một sức mạnh kỳ diệu giúp cho nó tìm được sự sống mong manh trong cái chết.

Các bạn thấy đấy giản dị như vậy thôi nhưng câu chuyện đã gửi đến chúng ta một thông điệp đầy ý nghĩa: “Một lời động viên, khích lệ đúng lúc,đúng thời điểm có thể mang đến sức mạnh cho chúng ta trong bất cứ nghịch cảnh nào nhưng ngược lại một lời nói cay độc cũng có thể mang đến cái chết cho một ai đó trong lúc khó khăn.Vậy nên mỗi chúng ta phải biết cẩn thận với lời nói của mình”. Và nếu lỡ như một ngày nào đó bạn rơi vào hoàn cảnh tương tự như hai chú ếch trên kia, bạn cũng không phải bị điếc như chú ếch thắng cuộc trên thì cách tốt nhất là: “Bạn hãy bỏ ngoài tai những lời chỉ trích đó về bạn vì chính những lời nói đó sẽ giết chết mọi nổ lực của bạn nhanh hơn cả việc bạn gục ngã vì kiệt sức …”

Nghị luận Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn mẫu 4

Trên mặt đất này, trong muôn loài, thì loài người là thông minh và mạnh mẽ nhất. Họ thống trị muôn loài bằng trí tuệ và tâm hồn sắc sảo của mình, tạo nên những giá trị tuyệt đẹp của cuộc sống. Họ còn có phương tiện giao tiếp quý giá là lời ăn tiếng nói, đây chính là phương tiện quan trọng để kiến tạo các mối quan hệ người - người, truyền đạt thông tin,...

Lời nói là gì? Từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, ngôn ngữ đã được hình thành qua quá trình lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, xây dựng mối quan hệ cộng đồng. Con người dùng ngôn ngữ để bày tỏ tư tưởng tình cảm của bản thân với những người xung quanh. Từ đó, loài người hiểu và thêm yêu thương gắn bó với nhau.

Như vậy, giá trị và ý nghĩa của lời nói thật vô cùng to lớn. Lời nói được thốt ra từ trí tuệ và tâm tư của người này sẽ đến được với trí tuệ và tâm tư người khác. Đó là phương tiện kết nối vô cùng quan trọng. Lời nói sẽ đem lại sự giúp đỡ giữa người và người, nâng đỡ tinh thần, an ủi khi buồn, chia sẻ khi vui. Những sức mạnh tinh thần mà lời nói đem lại sẽ giúp con người chúng ta vượt qua nhiều thử thách, có thể học tập, lao động, sáng tạo tốt hơn, gặt hái nhiều thành tựu hơn. Trong khoa học, lời nói giúp chuyển tải các quan điểm nghiên cứu để khoa học được tiếp thu, phát triển. Trong công việc, lời nói là cách thức trao đổi làm việc nhóm, góp ý, động viên nhau; trong đời thường, lời nói là sự bày tỏ yêu thương, chia sẻ cùng nhau. Cũng có lúc giận hờn, con người dùng lời nói làm tổn thương nhau, điều đó thật đáng buồn, vì lời nói vô hình nhưng có khi sắc bén như gươm đao gây ra những vết thương lòng khó lành được. Bởi vậy, phải biết dùng lời nói để đem lại niềm vui, không nên dùng lời nói như một thứ vũ khí trong cuộc sống đời thường của mỗi chúng ta. Chính vì thế, ông bà ta khuyên con cháu rằng:

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

"Khôn" ở đây chính là chỉ người thông minh, khéo léo thì ắt am hiểu giá trị và ý nghĩa của lời nói. Có thể nói, sức mạnh lớn lao của lời nói thể hiện trong mọi hoàn cảnh cuộc sống con người. Đặc biệt là những lời nói chân chính, lan tỏa yêu thương. Mẹ Teresa, nữ tu cả đời cống hiến cho tình yêu thương con người đã từng nói rằng: "Lời nói tử tế có thể ngắn và dễ nói, nhưng tiếng vọng của chúng là vĩnh cửu"!

Vậy bài học rút ra cho con người, đặc biệt là người trẻ, là phải năng nói lên những "lời tử tế", đó là những lời nói có suy nghĩ, thốt ra từ tấm lòng chân thành, ngay thẳng và trung thực. Mỗi lời nói như vậy sẽ như một bông hoa tươi nở giữa đời thường của cuộc sống, đem lại hạnh phúc và niềm tin cho tất cả chúng ta. Nhưng để vận dụng lời nói như một phương tiện giao tiếp hiệu quả, phương tiện trao gửi tư tưởng và tình cảm, cũng không phải tự nhiên mà làm được. Trước tiên, mỗi bạn trẻ phải năng trau dồi kiến thức về ngôn ngữ. Phải biết phát âm đúng, dùng từ hay, câu văn truyền cảm, cách nói năng phải mạch lạc khúc chiết. Không phải tự nhiên ta có thể đạt được những điều đó, nếu không ra sức học hỏi, ở trên ghế nhà trường và cả trong cuộc sống. Để có được những lời nói có giá trị và ý nghĩa cao đẹp, con người còn phải rèn luyện nhân cách, trau dồi phẩm chất của bản thân. Một bạn trẻ thì cần rèn luyện tính cách ôn hòa, kiên nhẫn, luôn tôn trọng mọi người, biết khiêm tốn, bao dung với người khác mà nghiêm khắc với chính mình. Khi đó, chúng ta mới có thể giao tiếp bằng lời nói một cách văn minh, lịch sự, đạt hiệu quả cao nhất. Và chúng ta mới hiểu hết ý nghĩa những lời nói tốt đẹp, hiểu được câu ca dao quen thuộc sau đây:

Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Như vậy, lời ăn tiếng nói luôn cần phải văn minh, thanh lịch. Có lẽ bao giờ con người còn hiện diện trên mặt đất này thì cũng không thể thiếu được vai trò của lời nói, để gắn kết và yêu quý nhau hơn. Người Việt chúng ta yêu quý tiếng mẹ đẻ, quyết tâm gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Mà muốn gìn giữ sự trong sáng đó, trước tiên, chúng ta cần học cách sử dụng lời nói thật đúng đắn, thật hay. Hãy để lời nói của bạn chuyên chở tình yêu thương và niềm vui đến cho mọi người!

Nghị luận Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn mẫu 5

Từ khi còn là đứa trẻ, chúng ta bắt đầu học cách sử dụng lời nói để giao tiếp. Tiếng nói không chỉ là phương tiện thông thường, mà còn là cách đơn giản và dễ dàng nhất để tương tác với mọi người. Học nói là một kỹ năng quan trọng, vì lời nói không chỉ là cách chúng ta truyền đạt ý kiến mà còn là công cụ xây dựng mối quan hệ xã hội. Câu tục ngữ 'Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau' của ông cha ta vẫn giữ nguyên giá trị đến ngày nay.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không ngừng trao đổi và giao tiếp bằng lời nói. Lời nói mang nhiều ý nghĩa và sức mạnh, tùy thuộc vào mục đích và ngữ cảnh sử dụng. Để có hiệu quả cao, chúng ta cần biết cách sử dụng lời nói đúng cách. 'Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau' là lời nhắc nhở về sức mạnh và trách nhiệm của từng người trong việc sử dụng lời nói.

Sự khéo léo và linh hoạt trong cách sử dụng lời nói sẽ giúp chúng ta không chỉ giao tiếp hiệu quả mà còn xây dựng mối quan hệ vững chắc. 'Vừa lòng nhau' đồng nghĩa với sự phù hợp, tôn trọng đối tác và tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực. Lời nói không chỉ là phản ánh văn hóa và nhân cách của chúng ta, mà còn là yếu tố quyết định sự thành công trong giao tiếp xã hội.

Để có lời nói có giá trị, chúng ta cần không ngừng trau dồi từ vựng, thực hành giao tiếp và đặt mình vào vị trí của người nghe. Đồng thời, phải nhận thức rõ ràng về sức mạnh của lời nói và trách nhiệm của mình trong việc sử dụng nó. 'Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau' như một hướng dẫn cho chúng ta hiểu rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng lời nói một cách có trách nhiệm và tôn trọng.

Trong thế giới ngày nay, việc sử dụng lời nói không chỉ là cách thể hiện giá trị bản thân mà còn là yếu tố quyết định nhân cách và mối quan hệ của chúng ta. Bằng cách biểu đạt ý kiến và tư tưởng qua lời nói, chúng ta đang xây dựng hình ảnh văn minh, nhân cách và đạo đức của bản thân.

Nghị luận Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn mẫu 6

Những lời thốt ra, dù chỉ là âm thanh mảnh mai, lại ẩn chứa sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của chúng ta. Đúng vậy, sức mạnh của lời nói không chỉ giới hạn trong phạm vi tưởng tượng mà còn lan tỏa rộng lớn hơn chúng ta từng nghĩ. Qua lời nói, chúng ta có thể mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. Nhưng cũng qua lời nói, chúng ta có thể gieo rắc sự căm hận, kỳ thị.

Lời nói không chỉ là một phương tiện truyền đạt ý nghĩ, tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh trong giao tiếp mà còn chứa đựng thái độ và ý nghĩa sâu xa. Vì thế, việc đánh giá một câu từ không phải là điều dễ dàng.

Ai cũng thừa nhận vai trò quan trọng và sức mạnh của lời nói trong cuộc sống hàng ngày. Lời nói không chỉ là công cụ giao tiếp, biểu lộ cảm xúc mà còn là một phương tiện hiệu quả để thực hiện mục tiêu trong cuộc sống.

Trước hết, lời nói là một cách duy nhất của con người để giao tiếp. Khả năng diễn đạt ý nghĩ bằng lời nói là một biểu hiện rõ ràng của sự khác biệt giữa loài người và các loài vật khác. Nếu không có lời nói, quá trình giao tiếp sẽ trở nên chậm chạp và không tiện lợi.

Lời nói có khả năng gắn kết con người với nhau. Những từ ngữ đẹp, ý nghĩa như phép màu, khiến người ta cảm thấy được quan tâm, động viên và hạnh phúc. Lời nói không chỉ là phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin mà còn là cách con người thể hiện tình cảm, sự hiểu biết lẫn nhau.

Một lời nói đúng đắn có thể làm tan đi căng thẳng, làm lành vết thương trong lòng người khác. Dù dễ thực hiện nhưng lời nói chứa đựng sức mạnh lớn lao. Trong tình huống xung đột, việc sử dụng lời nói mềm mại để hòa giải có thể ngăn chặn bạo lực. Vấn đề lớn có thể trở nên nhỏ nếu mọi người biết lắng nghe và sử dụng lời nói một cách khôn ngoan.

Khi người khác buồn phiền, một lời động viên thích hợp có thể làm cho họ cảm thấy vui vẻ hơn, giảm bớt nỗi buồn. Điều này giúp tăng cường sức mạnh và niềm tin vào cuộc sống của họ. Trong những thời điểm khó khăn, việc nghe và động viên người khác có thể tạo ra sự tái sinh và hy vọng mới.

Sức mạnh của lời nói không thể đo lường. Người xưa đã sử dụng lời nói một cách khôn ngoan để gắn kết con người lại với nhau trong một mục tiêu chung. Đôi khi, dù không tốt, việc nói dối cũng có thể được chấp nhận nếu nó mang lại lợi ích lớn hơn cho mọi người. Tuy nhiên, việc lạm dụng lời nói để che giấu bản chất xấu xa của mình hoặc để gây tổn thương cho người khác là không thể chấp nhận được.

Một lời nói không đúng đắn có thể gây ra tổn thương lớn, không thể nào được sửa chữa. Một từ ngữ bất cẩn có thể gây ra xung đột. Một lời nói tàn nhẫn có thể phá hủy một cuộc đời. Vì vậy, chúng ta nên thận trọng với từng lời nói của mình và cân nhắc trước khi phát biểu.

Lời nói của người khác có thể định hình tính cách của chúng ta. Chúng xâm nhập vào tâm hồn từng chút một, rồi dần dần chiếm lĩnh hoàn toàn tâm trí của chúng ta.

Nghị luận Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn mẫu 7

Trong suốt lịch sử, lời nói đã chứng minh sức mạnh của nó, có thể làm nên những việc lớn lao, nhưng cũng có thể mang lại hậu quả khôn lường. Lời nói không chỉ là cách chúng ta truyền đạt thông tin, mà còn là một phương tiện mạnh mẽ để thể hiện ý định, tình cảm và tác động đến người khác.

Ngôn ngữ giao tiếp, được biểu hiện thông qua lời nói, là một trong những phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Nó mang trong mình sự đa dạng và linh hoạt, có khả năng thích ứng với mọi tình huống và đối tượng giao tiếp để đạt được hiệu quả cao nhất.

Sự hiểu biết về ngữ điệu, thái độ trong giao tiếp và cách sử dụng lời nói là chìa khóa để tận dụng sức mạnh của nó. Một lời động viên, động viên đúng lúc, không chỉ có thể giúp người khác vượt qua khó khăn mà còn khích lệ họ tiến xa hơn. Tuy nhiên, lời nói thiếu trách nhiệm và tình thương cũng có thể gây ra hậu quả không mong muốn, thậm chí là tổn thương tới tính mạng và tinh thần của người khác.

Bởi vậy, từ xưa đến nay, con người luôn cần phải cẩn trọng khi sử dụng lời nói. Có một câu tục ngữ nói rằng: "Lời nói chẳng mất tiền mua, nhưng chúng ta cần lựa chọn từ ngữ để không làm tổn thương ai." Lời nói không chỉ đơn thuần là phương tiện trao đổi thông tin, mà còn là công cụ để gắn kết tình cảm và tạo nên một xã hội thân thiện và đầy yêu thương.

Những người thành công trong lịch sử thường là những người biết sử dụng sức mạnh của lời nói. Ví dụ như Trần Quốc Tuấn và bản hùng văn "Hịch tướng sĩ" của ông đã khơi dậy tinh thần của quân lính, thúc đẩy họ chiến đấu với sự kiên định và quyết tâm. Những bức thư của Nguyễn Trãi cũng có sức ảnh hưởng lớn đến tinh thần của quân lính và nhân dân.

Tuy nhiên, không chỉ có những người tốt sử dụng lời nói để tạo ra sự tích cực. Hitler và Lenin là hai ví dụ tiêu biểu cho việc sử dụng lời nói để lan truyền những ý định xấu xa. Lời nói của họ đã khiến hàng triệu người tin tưởng vào những mục tiêu đen tối và dẫn đến những hậu quả khủng khiếp.

Để phát huy được sức mạnh của lời nói, chúng ta cần ý thức rõ về sức mạnh của nó, biết cách sử dụng và tránh những lời nói tiêu cực. Luôn phải cẩn trọng và tỉnh táo trong mọi tình huống giao tiếp, biết điều chỉnh lời nói để phù hợp với mục đích và đối tượng người nghe.

Cuộc sống của chúng ta, cũng như của những người xung quanh, sẽ trở nên thú vị và ý nghĩa hơn nếu chúng ta biết cách sử dụng lời nói một cách đúng đắn và tốt đẹp. Hãy luôn nhớ rằng, lời nói có thể làm nên hay là phá hoại, tùy thuộc vào cách chúng ta sử dụng nó.

Nghị luận Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn mẫu 8

Trên thế giới này, không có gì có sức mạnh đồng đều với lời nói. Nó có thể vượt trội hơn cả những công nghệ tiên tiến như máy móc, bom hiện đại, hay nam châm khổng lồ. Con người khi mới sinh ra, không có khả năng nói, nhưng khi lớn lên, họ sẽ trải qua các giai đoạn khác nhau trong việc sử dụng lời nói. Họ sẽ học cách suy nghĩ trước khi nói và nhận ra sức mạnh của lời nói thật đáng sợ. Lời nói có thể làm cho người khác vui vẻ và hạnh phúc, hoặc gây tổn thương nặng nề. Nó có thể cứu rỗi một người trong tuyệt vọng và giúp cho một đứa trẻ trưởng thành, hoặc mang đến cái chết cho một người khác. Chúng ta phải cẩn trọng khi sử dụng lời nói và hiểu rằng hậu quả của lời nói có thể rất khủng khiếp.

Những lời nói vô tình hoặc những nghi ngờ không có bằng chứng đủ để chứng minh cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là cái chết. Đặc biệt, những người trẻ tuổi và những người nổi tiếng luôn phải đối mặt với sự chỉ trích từ dư luận. Trong những trường hợp này, chúng ta không phải lúc nào cũng có thể hiểu được cảm giác của người khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể tránh được những sai lầm đáng tiếc bằng cách suy nghĩ kỹ trước khi nói, nói chậm và chắc chắn hơn, và đặc biệt là không để nỗi giận của mình tràn ngập và làm mất kiểm soát. Lời nói không phải là một con dao, nhưng nó có thể làm tổn thương nặng nề. Tuy nhiên, lời nói cũng có thể mang lại sự khỏe mạnh, niềm vui và hạnh phúc cho cuộc sống của chúng ta và của những người xung quanh.

Nghị luận Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn mẫu 9

Trong cuộc sống bận rộn hiện nay, chúng ta thường không có đủ thời gian để suy nghĩ về những lời nói của mình khi giao tiếp với người khác. Tuy nhiên, lời nói có thể có sức ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn của người nghe, như một phép màu có thể tái sinh lại hy vọng và sự sống. Lời nói không chỉ đơn giản là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ, mà còn thể hiện thái độ và hàm ý của người nói. Vì vậy, việc đánh giá và hiểu rõ ý định giao tiếp của người đối diện là rất quan trọng.

Để tránh gây tổn thương đến người khác, chúng ta cần lựa chọn lời nói đúng và phù hợp. Một câu nói tiêu cực hoặc vô tình có thể gây ra sự đau lòng, thất vọng và hiểu lầm trong tâm hồn người nghe. Ngược lại, một câu nói chân thành và tích cực có thể mang lại hy vọng và sự khích lệ. Vì vậy, đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp giữa con người.

Lời nói và nụ cười có thể là những công cụ hiệu quả nhất để truyền tải tình cảm và cảm xúc trong giao tiếp. Một câu nói dịu dàng và ấm áp có thể làm cho ai đó cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong những ngày khó khăn. Ngay cả khi ta chỉ nghe lời nói qua điện thoại hoặc email, chúng ta vẫn có thể cảm nhận được sự ấm áp của nụ cười và lời nói nhẹ nhàng của đối phương.

Tuy nhiên, một câu nói gay gắt và tiêu cực cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến tâm trạng và cảm xúc của người nghe. Đôi khi, những lời nói đó có thể gây đau lòng và buồn bã không chỉ trong một ngày mà còn kéo dài nhiều ngày sau đó.

Do đó, khi ta gặp gỡ và giao tiếp với nhau, hãy luôn lựa chọn những lời nói chân thành và tử tế để đem lại niềm vui và sự đồng cảm cho người đối diện. Đôi khi, một lời động viên đơn giản và chân thành cũng đủ để giúp cho người khác vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta nên luôn lắng nghe và cùng chia sẻ để tạo nên một tinh thần đồng điệu và sức mạnh vượt qua khó khăn. Điều này càng trở nên quan trọng hơn khi chúng ta phải chia lìa hoặc khi người thân yêu của chúng ta không còn ở bên chúng ta. Do đó, hãy để lại những lời nói yêu thương và đầy ý nghĩa để không phải hối tiếc sau này.

Đôi khi, dù biết rằng nói dối là việc không đúng, không đạo đức, nhưng trong những hoàn cảnh đặc biệt, ta vẫn buộc phải nói dối để bảo vệ chân lý và bảo vệ bản thân và người khác. Chúng ta không nên cứng đầu cho rằng người tốt là không bao giờ nói dối. Nếu lời nói dối có thể mang lại lợi ích lớn hơn cho tất cả mọi người, thì đó là một lời nói chân thành, đầy lương tri và đáng quý trọng.

Để tránh làm tổn thương người khác, chúng ta cần suy nghĩ thận trọng trước khi nói ra bất cứ điều gì. Lời nói của chúng ta có sức mạnh vô hình và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, hãy biết cách nói lời dễ nghe, đúng đắn và chân thành để tạo ra một môi trường hòa hợp và nhận được sự tôn trọng từ người khác. Cuộc sống ngắn ngủi, không nên gây tổn thương cho nhau bằng những lời nói thiếu suy nghĩ.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm