Nghị luận xã hội về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay
Nghị luận xã hội về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay được VnDoc.com tổng hợp và gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học Ngữ văn 12 nhé.
Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay
- I. Dàn ý nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế
- II. Văn mẫu Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế
- Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 1
- Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 2
- Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 3
- Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 4
- Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 5
- Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 6
- Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 7
- Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 8
- Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 9
I. Dàn ý nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế
Dàn ý nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay.
2. Thân bài
a. Giải thích
Sự tử tế: tấm tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.
b. Phân tích
- Biểu hiện của người sống tử tế:
Sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn hơn mình.
Sống và làm việc có kỉ luật, biết lễ phép, yêu thương chan hòa, hướng đến và làm theo những điều tích cực.
Lan tỏa được những hành động, thông điệp tích cực ra cộng đồng.
- Ý nghĩa của việc sống tử tế:
Khi người giúp đỡ người, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.
Một người làm cha, làm mẹ khi có lối sống tử tế sẽ làm gương cho con cái của mình, cho thế hệ măng non sau này làm theo, từ đó làm nền tảng để xây dựng một xã hội tử tế.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống tử tế, lan tỏa được những việc tử tế ra cộng đồng để làm minh chứng cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… chúng ta nên bài trừ những con người có suy nghĩ, tính cách này để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Dàn ý nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay. (Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).
2. Thân bài
a. Giải thích
“sự tử tế”: tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.
b. Phân tích
Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.
Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay.
Rút ra bài học và liên hệ đến bản thân.
Dàn ý nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 3
I. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay.
II. Thân bài
1. Giải thích vấn đề
Sống tử tế: là sống tốt với những người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người, không chỉ biết đến cá nhân mình, những việc tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp.
→ Sống tử tế là lối sống tốt đẹp, cần có trong mỗi con người để làm xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
2. Bàn luận vấn đề
- Sự cần thiết của việc lan tỏa lối sống tử tế:
Lối sống tử tế đem lại niềm vui, sự hạnh phúc cho chính bản thân mình. Tố Hữu đã từng nói: “Đã là con chim, chiếc lá, con chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không có trả, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Lối sống tử tế khi được lan tỏa sẽ khiến cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Biết yêu thương những người xung quanh, cho đi – nhận lại yêu thương là điều đẹp đẽ và tuyệt vời nhất đối với chúng ta.
Trong xã hội ngày càng phát triển, con người ngày một vô cảm, tình yêu thương giữa con người với con người ngày càng trở thành món quà xa xỉ thì việc lan truyền những người tử tế, việc tử tế càng trở nên quan trọng hơn.
- Tác dụng của việc lan tỏa sự tử tế:
Giúp mỗi người sống vui vẻ, hạnh phúc.
Giúp quan hệ giữa người với người trở nên văn minh hơn. Con người biết đồng cảm và sẻ chia với nhau hơn.
Giúp xã hội phát triển lành mạnh, thế giới không còn bạo lực, chiến tranh.
- Việc lan tỏa sự tử tế trong xã hội hiện nay là một điều cần thiết:
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật, cuộc sống con người ngày càng bộc lộ rõ nhiều mặt trái của nó: bạo lực, chiến tranh…
Sự tử tế giúp con người nhận thức lại hành động của bản thân, kiểm soát bản thân và đối nhân xử thế một cách đàng hoàng.
- Làm cách nào để lan tỏa sự tử tế:
Nó bắt đầu từ sự giáo dục. Đầu tiên là sự giáo dục từ gia đình - cái nôi hình thành nhân cách cá nhân, nhà trường - nơi hoàn thiện nhân cách, xã hội – nơi đấu tranh để bảo vệ những giá trị tử tế đã được lên hình lê hài thời niên thiếu,…
Nó bắt đầu từ ý thức cá nhân. Mỗi con người sẽ có những lựa chọn ứng xử khác nhau. Sự tử tế cũng là một lựa chọn. Có những người bị môi trường bên ngoài tác động mà có những phản ứng tiêu cực, những hành động xấu.
Luôn quan tâm, giúp đỡ những người quanh mình mà trước hết là giúp đỡ người thân: ông bà, cha mẹ,…
Sống chân thành, mở rộng tấm lòng, cho đi bằng sự chân thật, không nghĩ đến những lợi ích khác.
Lên án những kẻ sống hời hợt, ích kỉ, chỉ suy nghĩ cho riêng mình.
- Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân:
Trong một môi trường sống đầy rẫy những việc không tử tế thì câu chuyện thực hành sự tử tế gặp không ít những thách thức. Tuy nhiên, tất cả đều có thể vượt qua nếu ta còn biết nghĩ đến mọi người. Tất cả chúng ta, dù ít dù nhiều, đều từng được hưởng sự tử tế hay ân huệ của cuộc đời. Lẽ nào ý thức về sự đáp đền không mảy may xuất hiện trong ta?
Em đã làm gì để thực hiện lối sống tử tế, góp phần vào sự lan tỏa sự tử tế trong xã hội? Chia sẻ những câu chuyện về việc tử tế trong cuộc sống.
III. Kết bài
Tổng kết lại vấn đề: Việc lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay là rất cần thiết.
II. Văn mẫu Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế
Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 1
Cuộc sống với muôn vàn những số phận khác nhau, có người hạnh phúc, nhưng cũng có những người bất hạnh về cả thể chất lẫn tinh thần. Trước những số phận đó, sự giúp đỡ, sẻ chia, đồng cam cộng khổ đến từ người thân, bạn bè hay cả những người xa lạ chính là việc tử tế mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Đó đều là những việc làm được xuất phát từ lòng yêu thương, đùm bọc, đồng cảm giữa người với người và nhằm hướng đến xây dựng xã hội văn minh, tốt đẹp, nhân văn. Những người có hành động, lối sống tử tế luôn được xã hội đề cao, tuyên truyền và nêu gương. Bằng chứng cụ thể chính là chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV nhằm ca ngợi và lan tỏa những việc làm tử tế với hành động giúp đỡ, cưu mang người có số phận bất hạnh cả về vật chất, thể xác lẫn tinh thần. Việc tử tế có ý nghĩa vô cùng lớn đối với xã hội bởi nó chính là sợi dây kết nối tình thương giữa người với người. Làm việc tử tế cũng là cách để trao đi yêu thương, giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn. Như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 2
Con người sống với nhau sẽ thật tốt đẹp và giúp xã hội phát triển văn minh hơn nếu chúng ta sống với nhau bằng sự tử tế và lan tỏa được thông điệp tốt đẹp đó đến với nhiều người hơn. Sống tử tế là sống tốt với những người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người, không chỉ biết đến cá nhân mình, những việc tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp. Sống tử tế là lối sống tốt đẹp, cần có trong mỗi con người để làm xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Lối sống tử tế đem lại niềm vui, sự hạnh phúc cho chính bản thân mình và khiến cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Trong xã hội ngày càng phát triển, con người ngày một vô cảm thì việc lan truyền những người tử tế, việc tử tế càng trở nên quan trọng hơn. Việc lan tỏa sự tử tế sẽ giúp cho mối quan hệ giữa người với người trở nên văn minh hơn, con người biết đồng cảm và sẻ chia với nhau hơn và giúp xã hội phát triển lành mạnh hơn. Bên cạnh đó, sự tử tế giúp con người nhận thức lại hành động của bản thân, kiểm soát bản thân và đối nhân xử thế một cách đàng hoàng. Để sống tử tế, trước hết mỗi người hãy lựa chọn cho mình một lối ứng xử khéo léo, sống chân thành, mở rộng tấm lòng yêu thương, cho đi bằng sự chân thành, không nghĩ đến những lợi ích khác; luôn quan tâm, giúp đỡ những người quanh mình. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lên án, phê phán những người có lối sống vô cảm, hời hợt, ích kỉ, chỉ quan tâm đến bản thân mình mà không để ý đến cảm xúc của người khác. Cuộc sống quá ngắn để dửng dưng với những giá trị tốt đẹp. Hãy cho đi, yêu thương và tử tế để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp cuộc đời cũng như giúp xã hội phát triển ngày càng văn minh, thịnh vượng hơn.
Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 3
Mỗi con người được học hỏi rất nhiều điều hay lẽ phải và cũng rèn luyện nhiều đức tính quý báu. Một trong số đó phải kể đến chính là sự tử tế. Sự tử tế là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Người sống tử tế là những người sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Họ cũng là những người sống và làm việc có kỉ luật, biết lễ phép, yêu thương chan hòa, hướng đến và làm theo những điều tích cực. Những người sống tử tế sẽ lan tỏa được những hành động, thông điệp tích cực ra cộng đồng. Việc sống tử tế mang lại cho con người nhiều ý nghĩa to lớn. Khi người giúp đỡ người, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn. Một người làm cha, làm mẹ khi có lối sống tử tế sẽ làm gương cho con cái của mình, cho thế hệ măng non sau này làm theo, từ đó làm nền tảng để xây dựng một xã hội tử tế. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… những người này cần phải xem xét lại chính mình. Để sống thì dễ nhưng để sống có ích lại là việc vô cùng khó, chính vì thế, chúng ta hãy sống thật tử tế.
Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 4
Con người Việt Nam ta từ lâu đã được bạn bè năm châu ngưỡng mộ bởi những đức tính tốt đẹp. Một trong số đó phải kể đến đó chính là sự tử tế. Sự tử tế chính là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Đồng thời, đó còn là thái độ, cách cư xử lịch sự với mọi người. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Một thực trạng dễ dàng nhận thấy là trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ, kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Là công dân của đất nước nghìn năm văn hiến với những truyền thống tốt đẹp, chúng ta hãy sống và làm theo lẽ phải để giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp vốn có mà ông cha ta đã gây dựng.
Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 5
Cuộc sống hiện đại, chạy theo đồng tiền dễ khiến con người sẵn sàng đánh đổi tất cả kể cả nhân phẩm của mình. Đó cũng chính là lý do làm cho cuộc sống hiện nay còn hơi ít những con người tử tế.
Bàn về lối sống tử tế, vậy như thế nào là người tử tế: có rất nhiều cách để khái niệm người tử tế, nhưng đối với bản thân tôi, tôi hiểu người tử tế là người thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp,... Tóm lại người tử tế là người từ phong cách đi đứng đến lời ăn tiếng nói và lối sống đều ngay thẳng, trước sau như một.
Tại sao chúng ta cần nhiều hơn cho xã hội những con người tử tế? Bởi lẽ một xã hội mà nhiều người tử tế thì xã hội đó sẽ văn minh hơn, đất nước mà có nhiều người tử tế thì đất nước đó sẽ là một đất nước mạnh về mọi mặt từ kinh tế đến chính trị.
Làm người tử tế được lợi gì? Một câu hỏi thường trực trong mỗi chúng ta, bản thân con người luôn phân thành hai nhánh, một thiện, một ác, vậy nếu chúng ta không sống cho tử tế để phần thiện che lấp phần ác thì chúng ta nhanh chóng dễ bị tha hóa và trở nên xấu xa, sống tử tế luôn được mọi người kính trọng, yêu quý và tin tưởng, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, cuộc sống luôn ngập tràn hạnh phúc hơn.
Sống cho tử tế là chúng ta đã sống có ích, tạo ra được giá trị cho xã hội và đúng với hai chữ “con người”. Xã hội hiện nay bên cạnh số ít những con người tử tế thì còn lại số đông là những con người vô cảm, vô văn hoá thậm chí cả xấu xa. Sống chỉ chạy theo lợi ích vật chất cho bản thân và chúng ta lại đặt ra một câu hỏi là nguyên nhân từ đâu. Chúng ta có thể dẫn ra một số nguyên nhân như: do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại và đặc biệt sự chi phối của đồng tiền quá lớn. Do sự giáo dục của nhà trường mà nên, đa số những người này là những người ít học, lười lao động. Sự thiếu quan tâm của các bậc cha mẹ đến con em, các bậc phụ huynh quá nuông chiều con mình, vô hình dung đã tạo ra sự buông lỏng và dễ dẫn các em đến con đường ăn chơi sa đọa. Do chính bản thân họ là những người không muốn vươn lên, sống mà chỉ biết phụ thuộc, thích dựa dẫm vào người khác, sống ích kỉ, tìm mọi cách để gian dối mỗi khi gặp khó khăn và đó chính là văn hóa đổ lỗi.
Từ những nguyên nhân đó ta có thể đưa ra một số biện pháp sau: Giáo dục nhà trường cần có biện pháp tích cực trong sự nghiệp trồng người. Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến con em mình, tránh chiều chuộng quá mức. Bản thân mỗi người phải nhận ra tầm quan trọng của việc sống tử tế, luôn đề phòng và tránh xa các tệ nạn xã hội.
Tóm lại thì mỗi chúng ta hãy sống tử tế, sống tử tế có nghĩa là bạn đã tạo ra được giá trị cho xã hội, ông cha ta xưa có câu “tiên học lễ hậu học văn”, ngụ ý muốn răn dạy con cháu cần chú trọng trong việc rèn luyện đạo đức nhân cách, lễ là nhân cách, văn là nhận thức hiểu biết, vậy muốn nhận thức đầy đủ và hiểu biết nhiều người ta phải xây dựng nhân cách và bản chất thật tốt. Hãy sống tốt đời đẹp đạo, hãy sống cho tử tế và thật dễ thương vì cuộc đời vốn dễ ghét.
Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 6
Sự tử tế không phải là điều gì quá lớn lao, đôi khi nó chỉ là những hành động nhỏ nhặt trong cuộc sống thường nhật. Đơn cử như nếu muốn được tính tiền trước vì lý do nào đó thì hãy mở lời với những người đang xếp hàng ở quầy thu ngân trong siêu thị thay vì chen ngang; sự tử tế là không hùa theo đám đông để mạt sát ai đó trên mạng xã hội; là tránh lối suy nghĩ mọi người cùng chạy xe lên vỉa hè, có thêm mình nữa cũng không sao…
Khi cán cân xã hội nghiêng nhiều về các vấn đề tiêu cực, các thông tin trên mặt báo, trên mạng phủ kín cái xấu thì người ta lại thèm được đọc những thông tin nói về sự tử tế. Để nó đứng đơn lẻ thì sự tử tế rất dễ bị lu mờ, vì vậy cần có sự lan tỏa để sự tử tế được tỏa sáng. Hiện nay, công cụ hữu hiệu nhất là internet. Ví dụ như câu chuyện về em Đạt, nếu chỉ anh Nghĩa nhìn thấy và cảm nhận được mà không chia sẻ lên mạng, cộng đồng sẽ không biết đến hành động của em để làm bài học cho chính mình. Hay nếu không có người vì thương cảm hoàn cảnh khó khăn nào đó rồi đưa lên trang cá nhân của mình để kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp đỡ thì sự tử tế cũng sẽ bớt đi một cơ hội bộc lộ. Do đó đã có nhiều chiến dịch, cuộc thi được mở ra vì điều này. Có thể kể đến là chiến dịch Tử Tế Là, cuộc thi Integrity Me - Sống liêm chính hay những lời kêu gọi cùng nhau sống tử tế với mình, với người xung quanh và xa hơn là với xã hội.
Nhiều bạn trẻ băn khoăn làm cách nào để rèn luyện sự tử tế? Trong một cuộc nói chuyện về vấn đề này, bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam từng nói, với thực trạng xã hội ở nước ta, hãy tạo nhiều không gian nhỏ, văn minh, tử tế. Ở đó, mọi người đều cư xử với nhau tử tế, dám lên tiếng bài trừ những hành vi xấu thì những người chưa tử tế sẽ phải tự điều chỉnh mình. Hãy thay đổi vì xã hội, đừng ngồi chờ xã hội thay đổi để kéo mình theo. Hãy coi sự tử tế là một nhân sinh quan, nó luôn hiện diện trong bản thân mình ở mọi hoàn cảnh, đừng để nó chỉ là một cơn sóng hay một trào lưu, nhanh đến nhưng cũng sớm tàn.
Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 7
Đại dịch Covid 19 đã mang đến bao thiệt hại, cả những mất mát, đau thương. Thế nhưng cũng trong mối "hiểm họa" ấy, chúng ta chợt nhận ra một thứ quý giá hơn tất thảy, đó là lòng tốt và sự tử tế mà con người dành cho nhau. "Sự tử tế" là tấm lòng quan tâm, sự cẩn thận, chu đáo trong lối sống và ứng xử với những người xung quanh. Người tử tế là người giàu yêu thương, họ sẵn sàng sẻ chia những khó khăn và giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Trong những ngày dịch bệnh căng thẳng nhất, chúng ta vẫn được nghe, được chứng kiến những câu chuyện thật đẹp về sự tử tế, đó là hình ảnh những cây ATM gạo trên đường phố, là hành động sẻ chia lương thực của những nhà hảo tâm dành cho những người nghèo khó, kém may mắn. Sự tử tế không chỉ mang đến những điều tốt đẹp cho người khác mà làm cho chính bản thân mỗi người trở nên vui vẻ, ý nghĩa, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên khăng khít, gắn bó. Sự tử tế không chỉ là sự sẻ chia về vật chất mà còn là sức mạnh tinh thần to lớn giúp nâng đỡ, xoa dịu những nỗi đau cho người khác. Bên cạnh những tấm gương đáng quý về sự tử tế thì trong xã hội ngày nay, chúng ta vẫn bắt gặp những con người ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết sống cho riêng mình mà vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên ý nghĩa hơn khi chúng ta biết lan tỏa những yêu thương, khi chúng ta sống chân thành và đối xử với nhau bằng sự thiện lương và tử tế.
Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 8
Sự tử tế không luôn phải là những hành động hoàn hảo và lớn lao. Thỉnh thoảng, nó thể hiện trong những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, bạn có thể thể hiện sự tử tế bằng cách mở lòng khi bạn muốn tính tiền trước trong hàng tại quầy thu ngân của siêu thị thay vì xâm phạm vào không gian của người khác. Sự tử tế còn là việc không tham gia vào sự chảy máu trên mạng xã hội, và luôn thể hiện sự thấu hiểu khi không chen ngang trên vỉa hè với tư duy "mọi người đều phải cắt giữa mặt đường, tôi cũng không ngoại lệ."
Trong thời đại khi xã hội thường nghiêng về những vấn đề tiêu cực, và thông tin về sự tử tế trở nên quý báu hơn bao giờ hết. Để sự tử tế không bị lãng quên, cần có sự lan tỏa để nó có thể tỏa sáng. Internet là công cụ hiệu quả nhất hiện nay để thực hiện điều này. Ví dụ, câu chuyện về em Đạt, nếu không có anh Nghĩa chia sẻ nó lên mạng, thì cộng đồng không thể biết về hành động của em và cách em đã trở thành một bài học cho mọi người. Hoặc nếu không có ai đó cảm thấy động lòng và chia sẻ một trường hợp khó khăn nào đó trên trang cá nhân của họ để kêu gọi mọi người cùng giúp đỡ, thì sự tử tế cũng có thể mất mất đi cơ hội thể hiện mình. Do đó, đã có nhiều chiến dịch và cuộc thi được tổ chức để thúc đẩy sự tử tế. Ví dụ như chiến dịch "Tử Tế Là," cuộc thi "Integrity Me - Sống Liêm Chính," hay các chiến dịch kêu gọi cộng đồng sống tử tế với bản thân, với người xung quanh, và xa hơn là với xã hội.
Nhiều bạn trẻ có thể thắc mắc làm cách nào để rèn luyện sự tử tế? Trong một cuộc trò chuyện về chủ đề này, bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam, đã chia sẻ một gợi ý hữu ích. Với tình hình xã hội hiện nay, chúng ta có thể tạo ra những không gian nhỏ, văn minh và tử tế. Tại đó, mọi người có thể tương tác với nhau một cách tử tế, và dám nói lên để loại bỏ những hành vi xấu. Chúng ta không nên chờ đợi xã hội thay đổi trước, mà hãy thay đổi chính mình để góp phần vào sự thay đổi xã hội. Hãy coi sự tử tế như một triết lý sống, nó không chỉ là một trào lưu tạm thời, mà luôn hiện diện trong tâm hồn chúng ta ở mọi tình huống và không bao giờ nên bị lãng quên.
Nghị luận về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế mẫu 9
Sự tử tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những người nghèo khổ, bất hạnh cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự tử tế được biểu hiện bằng hành động giúp đỡ, sẻ chia, cưu mang những người gặp khó khăn, thiếu thốn, đó có thể là người thân, bạn bè hay thậm chí là cả những người xa lạ. Những việc làm đó hoàn toàn xuất phát từ lòng yêu thương, cảm thông, đùm bọc giữa người với người. Từ xưa đến nay, việc tử tế luôn được cả xã hội đề cao và nêu gương. Chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV đã ghi lại hàng trăm, hàng nghìn việc làm tử tế trên khắp các mọi miền đất nước với mong muốn ca ngợi và lan tỏa sự tử tế đến toàn xã hội. Hành động tử tế, lối sống tử tế sẽ giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn bởi đó là hành động trao đi yêu thương. Thế nhưng, trong xã hội chạy theo những giá trị hão huyền như hiện nay, sự tử tế đã bị biến tướng đi khi một bộ phận người cố tình đi từ thiện nhằm đánh bóng tên tuổi cá nhân, khoe mẽ tài sản và coi thường người khác. Chính vì vậy, khi làm việc tử tế, chúng ta cần xuất phát từ chính lòng yêu thương con người, từ sự chân thành, đồng cảm, có như vậy, việc tử tế mới thật sự có ý nghĩa với chính bản thân mình và những người xung quanh.
Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung nhé