Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trình bày suy nghĩ về quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt

Trình bày suy nghĩ về quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt

Văn mẫu lớp 11: Trình bày suy nghĩ về quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

I. Dàn ý Cần phải biết tôn trọng sự khác biệt

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn các dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Sự khác biệt: những cá tính, nét riêng, đặc trưng của một người, một sự vật nào đó mà khi chỉ cần nhắc về đặc điểm đó ta sẽ hình dung ra ngay người, vật ấy.

Mỗi người, mỗi vật đều có những nét đặc trưng riêng, sự khác biệt riêng, chúng ta cần biết tôn trọng những đặc điểm đó.

b. Thân bài

Người biết tôn trọng sự khác biệt là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ.

Từ những quan điểm, góc nhìn của người khác, chúng ta biết chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm đó làm bài học cho chính bản thân mình, việc rút ra bài học từ quan điểm của người khác giúp chúng ta có bài học và hoàn thiện bản thân mình hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người biết tôn trọng người khác, tôn trọng sự khác biệt của người khác để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng quan điểm của người khác, sự khác biệt của người khác, luôn cho mình là nhất, quan điểm của mình là đúng và người khác là sai,… chúng ta không nên học theo những người này bởi đây là lối suy nghĩ chưa đúng đắn.

e. Liên hệ bản thân

Mỗi chúng ta có những sự khác biệt và người khác cũng vậy. Hãy biết tôn trọng người khác, tôn trọng chính mình để xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái, con người hòa đồng với nhau hơn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt.

II. Văn mẫu Cần phải biết tôn trọng sự khác biệt

1. Cần phải biết tôn trọng sự khác biệt - Mẫu 1

Con người sống trong cùng một xã hội nhưng giữa người với người luôn tồn tại những khác biệt nhất định. Điều ta cần làm là học cách chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt ấy.

Sự khác biệt chính là những nét riêng làm nên bản sắc của con người. Khác biệt tồn tại ở nhiều cấp độ từ tập thể cho tới cá nhân. Nó có thể nằm ở ngoại hình, thói quen hay quan điểm, lối sống, cung cách ứng xử. Việc tôn trọng sự khác biệt chính là tôn trọng quyền con người. Những điểm đối lập tạo nên sự phong phú cho đời sống như cách Coco Chanel từng nói: “Để không bị thay thế, bạn phải thật khác biệt”. Nhờ có sự khác biệt mà chúng ta biết thông cảm, kiên nhẫn, nâng đỡ nhau để cùng phát triển. Việc tôn trọng sự khác biệt còn là biểu hiện của tình thương, lòng nhân ái, giúp gắn kết con người. Trong cuộc sống gia đình, thấu hiểu những khác biệt giúp xóa nhòa khoảng cách thế hệ. Khi biết tôn trọng những điều riêng tư của người khác, chúng ta cũng nhận được sự tôn trọng tương tự. Đừng bao giờ miệt thị ai đó chỉ vì họ có khuôn mặt, màu da, giọng nói, phong tục hay bất cứ điều gì ở họ khác bản thân ta. Sự khác biệt đã tạo nên những điều tuyệt vời cho cuộc sống. Nếu không có sự khác biệt, thế giới không thể có những vĩ nhân như Newton, Edison, J.K.Rowling,…

Trong xã hội hiện đại vẫn tồn tại những con người bảo thủ, cố chấp, luôn áp đặt định kiến của mình lên người khác khiến cuộc sống trở nên ngột ngại và tù túng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, một số người lại lợi dụng cụm từ “khác biệt” để biện minh cho những toan tính, sự ích kỉ của cá nhân, không tôn trọng tập thể xung quanh. Điều ta cần làm là kết hợp hài hòa giữa quan điểm cá nhân với tinh thần tập thể, dùng bản sắc của mình tô điểm màu sắc cho cuộc sống thay vì lợi dụng hay chà đạp sự khác biệt.

Mỗi chúng ta chỉ có một cơ hội để sống hết mình nên hãy luôn tự hào vì bản sắc mà ta đang sở hữu, nâng niu chính mình và yêu thương những người xung quanh.

2. Cần phải biết tôn trọng sự khác biệt - Mẫu 2

Trong cuộc sống, mỗi người có một quan điểm sống, một tư tưởng sống khác nhau tạo nên sự đa dạng cho xã hội. Chúng ta ngoài việc bảo vệ quan điểm của mình thì cũng rất cần phải biết tôn trọng sự khác biệt của người khác. Sự khác biệt chính là những cá tính, nét riêng, đặc trưng của một người, một sự vật nào đó mà khi chỉ cần nhắc về đặc điểm đó ta sẽ hình dung ra ngay người, vật ấy. Mỗi người, mỗi vật đều có những nét đặc trưng riêng, sự khác biệt riêng, chúng ta cần biết tôn trọng những đặc điểm đó. Người biết tôn trọng sự khác biệt là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ. Từ những quan điểm, góc nhìn của người khác, chúng ta biết chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm đó làm bài học cho chính bản thân mình, việc rút ra bài học từ quan điểm của người khác giúp chúng ta có bài học và hoàn thiện bản thân mình hơn. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng quan điểm của người khác, sự khác biệt của người khác, luôn cho mình là nhất, quan điểm của mình là đúng và người khác là sai,… chúng ta không nên học theo những người này bởi đây là lối suy nghĩ chưa đúng đắn. Mỗi chúng ta có những sự khác biệt và người khác cũng vậy. Hãy biết tôn trọng người khác, tôn trọng chính mình để xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái, con người hòa đồng với nhau hơn. Sự khác biệt làm đa dạng hóa xã hội, giúp cho cuộc sống con người thêm đa màu sắc hơn, từ đó giúp con người phát triển tốt hơn. Hiểu được tầm quan trọng của sự khác biệt, mỗi người hãy sống và thích nghi với những sự khác biệt mới mẻ để cảm nhận được trọn vẹn cuộc sống nhiều hơn nữa.

3. Cần phải biết tôn trọng sự khác biệt - Mẫu 3

Tôn trọng sự khác biệt là văn hóa ứng xử tối thiểu cần phải có của một người sống trong xã hội này. Tôn trọng sự khác biệt cũng chính là sức mạnh của trí tuệ. Vì tâm đắc với điều này mà tôi khá nể nhạc sỹ Quốc Trung khi mới đây, bình về phát ngôn gây sốc của Thanh Lam, Quốc Trung điềm đạm: "Với một cá nhân có thực tài và bản lĩnh luôn bình thản và đón nhận những ý kiến đánh giá khác nhau…”, và "Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay cần được rèn luyện về bản lĩnh và văn hóa ứng xử với những lời khen chê”.

Một nghệ sĩ cũng như một người trọng văn hóa ứng xử, hơn bất kỳ ai phải hiểu rõ điều đó. Nhìn sự việc một cách tích cực, hành động và phát ngôn của nhạc sỹ này cho thấy sự liêm chính trong học thuật vẫn được tôn trọng. So sánh trường hợp Quốc Trung với những trường hợp "bình loạn, ném đá cho hả” cho thấy rõ hơn sự khác biệt mang tính văn hóa trong việc ứng xử với những bất đồng ý kiến…

Tôn trọng sự khác biệt bởi vậy, là biểu hiện của khoa học, văn hóa, lòng nhân ái và tính nhân đạo. Nhưng vì sự khác biệt chỉ là tính chất, không phải mục đích cho nên tôn trọng sự khác biệt đơn thuần chỉ là tôn trọng tính chất đa dạng, mà mục đích cuối cùng đều dành cho sự phát triển đi lên, hướng tới "chân lý, hoàn thiện và hoàn mỹ”.

Nhiều người trên khắp nước từng phê phán và muốn phải "trừng phạt” hai ca sỹ trẻ "đào ngũ” do không tham gia chương trình biểu diễn ở Lào mới đây. Họ lí giải rằng những người mang danh xưng nghệ sỹ lớn, giảng viên ĐH mà bất chấp nhiệm vụ để chạy sô thì đó là một vết nhơ của nền nghệ thuật, và họ sẽ không còn uy tín để giảng dạy được. Mặc dù vậy, hai nghệ sỹ lại nhận được sự đồng cảm của nhiều đồng nghiệp. Họ đã xin lỗi mọi người về những "sai sót” không thể tha thứ đó. Có thể nói quyết định xin lỗi đó lại là một dấu hiệu tích cực cho nghệ thuật. "Khác biệt tiêu cực” ở họ đã được chính họ điều chỉnh tích cực.

Vậy là, điều quan trọng để thành công trong cuộc sống không hẳn là tài năng hay kinh nghiệm, mà chính là thái độ. Thái độ đúng ở đây là thái độ cầu thị và thái độ khiêm tốn.

Người lớn có đức này sẽ truyền được được cho thế hệ con cháu, nhưng quan trọng hơn, họ biết tôn trọng sự khác biệt của chính con em mình, để có thể làm người bạn lớn của chúng. Đó là mối quan hệ vô giá.

Ngay từ nhỏ, nhiều trẻ đã bộc lộ những khác biệt về văn hóa so với cha mẹ. Các bậc phụ huynh sống và làm việc trong những cơ quan khác nhau, có những người bạn khác nhau và họ ít khi nghĩ rằng chính thái độ tôn trọng người khác ở họ lại có ảnh hưởng đến các con nhiều như vậy. Những hành động độ lượng và tôn trọng người khác của cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày chính là một thông điệp hoàn hảo giúp con cái học được cách tôn trọng và đánh giá cao những khác biệt giữa mỗi người.

Tôi hiểu rằng khuyên mình sống và ứng xử thế nào cho có văn hóa vốn không dễ. Diễn đàn này cần có sự vào cuộc của các nhà văn hóa, nhà văn hay giáo sư nổi tiếng. Nhưng nền giáo dục của chúng ta cũng cần bổ sung môn "văn hóa ứng xử” cho trẻ em để phù hợp với thời đại mới.

Một gia đình, một cá nhân có thể may mắn giàu có lên trong một năm hay dăm ba năm gì đó. Nhưng để biết cư xử có văn hóa, cần gấp nhiều nhiều lần thời gian như thế, với sự tu luyện, học hỏi, quan sát không ngừng. Tôn trọng sự khác biệt của mình, chắc chắn sẽ hạn chế làm người khác tổn thương chỉ vì những định kiến và nông nổi.

4. Cần phải biết tôn trọng sự khác biệt - Mẫu 4

Người với người là bình đẳng như nhau, đây chính là nguyên tắc và là cơ sở giao tiếp cơ bản. Mỗi người đều là một cá thể độc lập. Tín ngưỡng, đạo đức, quan niệm hoặc cách nhìn nhận vấn đề, cách thức làm việc hay cách sống của bạn đều chỉ có thể chỉ đạo chính bản thân mình. Nếu bạn dùng nó để so sánh hay yêu cầu người khác chính là không tôn trọng họ.

Chí hướng, thái độ lập trường và kiến thức, năng lực của người khác như thế nào, tướng mạo của họ ra sao không liên quan gì đến bạn. Bạn không nên dùng tiêu chuẩn của bản thân để áp đặt làm tiêu chuẩn cho người khác, càng không nên yêu cầu người khác phải phù hợp theo tiểu chuẩn của mình. Kỳ thực tư tưởng tình cảm của một người luôn không ngừng thay đổi, không ai có thể bảo đảm rằng quan điểm và thái độ của mình là vĩnh viễn bất biến cả.

Khi trao đổi, giao tiếp với người khác vừa phải có cảm xúc, lại vừa phải có đạo lý. Cảm xúc cần bắt nguồn từ sự tôn trọng lẫn nhau. Khi người ta cảm thấy bản thân được tôn trọng, họ mới có thể tôn trọng bạn. Trong giao tiếp, quan hệ nếu một người ngang ngược võ đoán, có thói quen đổ lỗi, quy chụp, chỉ trích, luôn cho người khác sai và bảo thủ cho mình là đúng, thì quả là không ai có thể nói đạo lý với bạn được nữa. Nếu bạn cho rằng người khác không có tư cách để giảng đạo lý với bạn, thì đó là vì bạn không biết đạo lý trước.

5. Cần phải biết tôn trọng sự khác biệt - Mẫu 5

Cuộc sống là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, trong đó mỗi con người lại là một mảnh ghép riêng biệt, độc đáo mà không ai có thể thay thế. Sự phong phú trong lối sống, sự khác biệt trong cá tính, sở thích, ước mơ của mỗi người làm nên những màu đa dạng của cuộc sống. Chúng ta hãy thử tưởng tượng xem, nếu bảy tỉ người trên trái đất này đều có chung những suy nghĩ, hành động thì cuộc sống sẽ nhàm chán đến mấy. Khi ấy chúng ta có thể sống hòa bình, thân thiện với nhau nhưng lại mấy đi những "gia vị" cần có, cuộc sống cứ thế bình đạm trôi qua mà không có những đột phá, sáng tạo mới. "Sự khác biệt trong cuộc sống" không chỉ dùng để chỉ sự khác biệt trong ngôn ngữ, màu da, tôn giáo mà còn dùng để chỉ sự khác nhau trong tính cách, nhận thức, ước mơ, cá tính ở mỗi con người. Sự khác biệt có thể làm cho cuộc sống trở nên phong phú, ý nghĩa hơn. Sự khác biệt về vị trí địa lí, lịch sử, văn hóa 54 dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam không hề gây ra những khoảng cách giữa con người với con người mà ngược lại nó làm phong phú thêm cho bản sắc văn hóa, bản sắc con người trong một Việt Nam thống nhất. Sự khác biệt trong phong cách thơ văn, quan niệm nghệ thuật của các nhà văn làm nên một nền văn học Việt Nam phát triển phong phú với nhiều thể loại và nội dung đặc sắc. Qua những ví dụ trên chúng ta có thể thấy sự khác biệt không phải lúc nào cũng là dị biệt, khác người mà nó góp phần làm nên những thành tựu, giá trị và ý nghĩa cho cuộc sống. Khi biết chấp nhận sự khác biệt là khi chúng ta biết nhìn nhận, tôn trọng những cá tính riêng biệt của người khác bằng sự cảm thông, trân trọng, khi ấy con người sẽ gần con người hơn, xã hội sẽ có thêm những nhân tố độc đáo để phát triển, tiến bộ; cuộc sống của con người cũng trở nên hạnh phúc hơn. Hãy chấp nhận sự khác biệt, vì nó làm nên màu sắc của cuộc sống và hình thành nên giá trị, cá tính riêng biệt cho mỗi con người.

6. Cần phải biết tôn trọng sự khác biệt - Mẫu 6

Tôi là ai? Có phải là duy nhất hay chỉ là một phiên bản “nhái” của một người nào đó? Câu hỏi cứ hiện hữu mãi trong tâm trí, khi tôi loay hoay đi tìm “ý nghĩa của sự khác biệt trong cuộc sống”. Sự khác biệt chính là những nét riêng, sự độc đáo được khẳng định, được đề cao gắn với đời sống của cá thể trong xã hội. Nó được thể hiện ở suy nghĩ, quan điểm, lối sống, hành động và cách ứng xử của bản thân với người khác. Sự khác biệt khiến chúng ta thể hiện được bản sắc riêng, không bị hòa tan trong đám đông, cộng đồng. Sự khác biệt giúp ta có những suy nghĩ độc lập, táo bạo, tự tin thể hiện “cái tôi” độc đáo của bản thân. Bởi mỗi người sinh ra vốn dĩ đã là một thực thể riêng mang những màu sắc khác nhau. Nhờ sự khác biệt của bạn đối với thế giới xung quanh mà người khác để ý, quan tâm và tôn trọng bạn nhiều hơn vì họ tìm thấy ở bạn những giá trị tích cực, mới mẻ, cần quan sát và học hỏi. Tuy nhiên khác biệt không phải là việc bạn “cố” tỏ ra quái dị, lạ mắt để khoe mẽ bản thân với mọi người, làm cho mình thật nổi bật giữa đám đông mà phải phù hợp với quy chuẩn đạo đức và thuần phong mỹ tục của xã hội. Tôi còn nhớ câu chuyện về nhà bác học Thomas Edison - “thầy phù thủy ở Menlo Park”. Không học ở trường, Edison tự học ở sách theo cách riêng của mình. Dần dần, với sự suy nghĩ, tìm tòi, thực hiện không chú trọng lý thuyết, từng bước Edison đã chinh phục những gì mà người thời bấy giờ cho là không tưởng. Ông đã dám phá vỡ các nguyên tắc, thử một lần khác biệt và ông đã thành công với phát minh vĩ đại - “đèn điện”, đưa nhân loại bước sang một kỷ nguyên của ánh sáng. Câu chuyện khiến tôi suy nghĩ về chính mình. Ngay bây giờ tôi phải có suy nghĩ khác biệt hơn, nói tiếng nói của mình, làm điều mình mong muốn trước khi quá muộn, bắt đầu thực hiện nó từ những điều bé nhỏ nhất. Hãy dũng cảm sống khác, hãy mạnh dạn khác biệt để là chính mình bởi bạn là một, là riêng, là duy nhất.

7. Cần phải biết tôn trọng sự khác biệt - Mẫu 7

Việc tôn trọng sự đa dạng và khác biệt trong văn hóa ứng xử là một phần quan trọng của cuộc sống trong xã hội. Điều này thể hiện sự thông minh và sức mạnh tinh thần của con người. Tôi không khỏi ngưỡng mộ nhạc sĩ Quốc Trung vì cách ông đối phó với tình huống gây chấn động gần đây liên quan đến Thanh Lam. Quốc Trung đã bày tỏ một thái độ bình tĩnh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đánh giá khác nhau. Ông nói rằng "một người có tài năng và lòng kiên định luôn biết làm thế nào để tiếp nhận đánh giá từ mọi phía", và rằng "thế hệ trẻ Việt Nam cần phải rèn luyện lòng kiên định và văn hóa ứng xử để đối mặt với cả khen ngợi và chỉ trích".

Cả một nghệ sĩ và một người đối xử văn hóa đều nên hiểu điều này. Sự tích cực của Quốc Trung trong hành động và phát ngôn của mình là minh chứng cho việc tôn trọng trong lĩnh vực học thuật vẫn được coi trọng. So sánh cách Quốc Trung ứng xử với những trường hợp chỉ biết "chửi bới và tố cáo" cho thấy sự khác biệt trong văn hóa ứng xử đối diện với những quan điểm khác nhau.

Tôn trọng sự đa dạng này là biểu hiện của sự khoa học, văn hóa, lòng nhân ái và tính nhân đạo. Mặc dù sự khác biệt chỉ là một đặc điểm, không phải mục tiêu cuối cùng, tôn trọng sự khác biệt không chỉ đơn giản là tôn trọng tính chất đa dạng, mà còn là việc hướng tới sự phát triển, hoàn thiện và hiện thực hóa "chân lý, hoàn thiện và hoàn mỹ".

Nhiều người trên khắp nơi đã lên án và đòi "trừng phạt" hai ca sĩ trẻ vì họ không tham gia vào một chương trình biểu diễn ở Lào gần đây. Họ lý giải rằng những người mang danh xưng là nghệ sĩ lớn và giảng viên đại học, nhưng lại bỏ lỡ trách nhiệm để tham gia vào chương trình, là một vi phạm nghiêm trọng đối với nghệ thuật, và họ sẽ mất đi sự uy tín để tiếp tục giảng dạy. Tuy nhiên, hai nghệ sĩ này cũng đã nhận được sự ủng hộ từ nhiều người đồng nghiệp. Họ đã thể hiện sự thành kính bằng cách xin lỗi mọi người về những "lỗi lầm" không thể tha thứ. Việc xin lỗi này có thể xem là một bước tích cực trong nghệ thuật, vì họ đã tự điều chỉnh thái độ tiêu cực của mình.

Do đó, để thành công trong cuộc sống, điều quan trọng không chỉ là tài năng hoặc kinh nghiệm, mà còn là thái độ. Thái độ đúng đắn ở đây bao gồm thái độ cởi mở và khiêm tốn.

Những người lớn mang thái độ này sẽ có khả năng truyền đạt cho thế hệ sau, và quan trọng hơn, họ biết tôn trọng sự khác biệt của con cái mình, để có thể trở thành người bạn tốt của họ. Đây là mối quan hệ vô cùng quý báu.

Từ khi còn nhỏ, nhiều trẻ em đã thể hiện sự khác biệt về văn hóa so với cha mẹ. Các bậc phụ huynh làm việc trong các môi trường khác nhau, có bạn bè khác nhau, và họ thường không nhận ra rằng thái độ tôn trọng người khác của họ có thể có ảnh hưởng đến con cái mình. Hành động và thái độ đối xử lịch thiệp và tôn trọng của cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày là một thông điệp tuyệt vời để con cái học cách tôn trọng và đánh giá cao sự khác biệt giữa mọi người.

Tôi hiểu rằng việc sống và đối xử với văn hóa không phải lúc nào cũng dễ dàng. Điều này đòi hỏi sự tham gia của các nhà văn hóa, nhà văn và giáo sư nổi tiếng trong xã hội. Ngoài ra, hệ thống giáo dục cũng cần tích hợp môn học về "văn hóa ứng xử" để phù hợp với thời đại hiện đại.

Một gia đình hoặc một người có thể trở nên giàu có trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, để phát triển sự đạo đức và văn hóa trong đối xử, đòi hỏi thời gian dài hơn, với sự cố gắng, học hỏi và quan sát liên tục. Tôn trọng sự khác biệt của mình là cách giảm thiểu tổn thương người khác chỉ vì những định kiến và sự thiếu thông cảm.

8. Cần phải biết tôn trọng sự khác biệt - Mẫu 8

Sự bình đẳng giữa con người là nguyên tắc cơ bản và cơ sở của giao tiếp. Mỗi người là một cá thể độc lập, có tín ngưỡng, đạo đức, quan điểm, cách làm việc và cách sống riêng biệt. Điều này nên được tôn trọng, và không nên dùng để so sánh hoặc áp đặt lên người khác.

Chúng ta không nên quan tâm đến chí hướng, thái độ, kiến thức, năng lực, hay ngoại hình của người khác. Không nên đặt tiêu chuẩn của bản thân lên người khác hoặc yêu cầu họ phải tuân theo tiêu chuẩn của mình. Tư tưởng và tâm trạng của mỗi người luôn thay đổi, không ai có thể đảm bảo rằng quan điểm và thái độ của họ sẽ không thay đổi.

Trong quá trình giao tiếp, cảm xúc và đạo lý đều quan trọng. Cảm xúc nên bắt đầu từ sự tôn trọng lẫn nhau. Khi người ta cảm thấy được tôn trọng, họ mới có thể tôn trọng bạn. Trong giao tiếp, nếu một người luôn tỏ ra ngang ngược, đổ lỗi, chỉ trích và luôn cho mình là đúng, thì không ai có thể thực hiện đạo lý trong cuộc trò chuyện với họ. Nếu bạn cho rằng người khác không xứng đáng để nói về đạo lý với bạn, thì có thể đó là vì bạn chưa thấu hiểu đạo lý một cách đúng đắn.

9. Cần phải biết tôn trọng sự khác biệt - Mẫu 9

Trong hành trình cuộc sống, mỗi cá nhân đều mang trong mình một tri thức và quan điểm sống riêng biệt, tạo nên sự phong phú và đa dạng của xã hội. Để thúc đẩy sự phát triển và sự thăng hoa của mọi người, việc tôn trọng sự khác biệt là điều cực kỳ quan trọng.

Sự khác biệt thực sự là cái làm nên bản sắc của con người và thế giới xung quanh chúng ta. Nó tồn tại ở nhiều mức độ, từ những nét cá nhân đặc trưng, đặc điểm riêng của một vật thể đến những quan điểm và góc nhìn riêng biệt. Điều quan trọng là biết trân trọng và tôn vinh sự độc đáo này. Khi chúng ta biết tôn trọng sự khác biệt, chúng ta đồng thời biết lắng nghe những quan điểm và suy nghĩ của người khác một cách tôn trọng và tỉ mỉ.

Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác, nhưng quan trọng là không nên cố gắng đàn áp hay bất lợi hóa họ. Từ những quan điểm và góc nhìn của người khác, chúng ta có thể học được nhiều điều và rút ra những bài học quý báu cho bản thân. Điều này giúp chúng ta trở nên thông thái hơn và hoàn thiện bản thân một cách tự nhiên.

Tuy nhiên, trong xã hội, vẫn còn tồn tại những người không biết trân trọng sự khác biệt và luôn tự cho mình là tốt nhất. Họ cứng đầu và coi mình là trung tâm, không tôn trọng quan điểm của người khác. Chúng ta không nên lựa chọn theo họ, bởi đây là một cách suy nghĩ hẹp hòi và thiếu sự đúng đắn.

Mỗi cá nhân chúng ta đều có sự đặc biệt và độc đáo của riêng mình, và chúng ta cũng phải biết tôn trọng sự đặc biệt này ở người khác. Thông qua sự đa dạng, chúng ta làm cho xã hội trở nên phong phú hơn, cuộc sống trở nên đầy màu sắc hơn, và con người phát triển tốt hơn. Hãy luôn hiểu rõ giá trị của sự khác biệt và sẵn sàng thích nghi với những điều mới mẻ để thấy cuộc sống thêm phong phú và đáng trải qua.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
108
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm