Nghị luận về vấn đề giao tiếp thời công nghệ
Nghị luận xã hội về giao tiếp thời công nghệ
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về vấn đề giao tiếp thời công nghệ dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
1. Dàn ý nghị luận vấn đề giao tiếp thời công nghệ
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề.
2. Thân bài
- Giải thích:
+ Giao tiếp là gì? - là sự trao đổi thông tin, tiếp xúc giữa con người với con người thông qua ngôn ngữ, phi ngôn ngữ.
+ Công nghệ là các thiết bị kĩ thuật hiện đại như máy tính, điện thoại, ...
+ Giao tiếp thông thường đang dần được thay đổi thành giao tiếp bằng công nghệ, có nghĩa là mọi việc, mọi sự gặp gỡ đều gián tiếp thông qua các thiết bị kĩ thuật.
- Hiện trạng:
+ Những cuộc hẹn trực tiếp ít đi mà thay vào đó là những lần gọi "video call" trên mạng xã hội
+ Đi cà phê nhưng mỗi người một chiếc điện thoại.
+ Ba mẹ, con cái dần cách xa nhau do sự bận rộn, mỗi ngày những đứa trẻ nhiều khi chỉ được nói chuyện với ba mẹ qua điện thoại.
+ Những thông báo quan trọng, họp hành được thực hiện qua mạng internet.
- Nguyên nhân:
+ Xã hội phát triển, con người bị cuốn vào vòng xoáy thời gian, cơm áo, gạo tiền, công việc.
+ Các thiết bị kĩ thuật xuất hiện nhiều và tiện ích, giúp con người giải quyết được vấn đề tiết kiệm thời gian.
+ Giao tiếp bằng công nghệ sẽ dễ chia sẻ mọi thứ hơn.
- Hậu quả:
+ Các mối quan hệ sẽ trở nên xa cách.
+ Gia đình, bạn bè, những mối quan hệ phụ thuộc vào mạng xã hội nếu một ngày mất đi mạng xã hội thì sẽ đột nhiên biến mất.
+ Tình trạng giới trẻ sống ảo, bỏ bê cuộc sống thực tại.
- Giải pháp:
+ Con người cần có sự chủ động trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ, đừng để nó chi phối đến các mối quan hệ của mình.
+ Nếu có vấn đề gì nên gặp trực tiếp trao đổi thay vì gọi điện.
+ Mỗi ngày tập thói quen giao tiếp bằng ngôn ngữ, trực tiếp thay vì sử dụng thiết bị công nghệ.
+ Hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính, ...
- Liên hệ bản thân.
- Lật ngược vấn đề: lợi ích của giao tiếp bằng công nghệ.
3. Kết bài: Bài học nhận thức và hành động.
2. Nghị luận vấn đề giao tiếp thời công nghệ mẫu 1
Hôm nay tôi đi ăn cùng ba mẹ ở siêu thị, tại đây tôi đã chứng kiến một câu chuyện để lại trong tôi bao suy ngẫm. Có một cô trạc tuổi mẹ tôi dẫn theo một bé trai vào để mua thức ăn. Lúc họ ra bàn ăn, cậu bé hiếu động cứ chạy lung tung, không chịu ăn, người mẹ phải đưa chiếc điện thoại cho bé xem, bé mới ngồi ăn đàng hoàng. Còn cô ấy lại lấy chiếc máy tính bảng ra để làm việc. Đột nhiên trong tôi ánh lên suy nghĩ, con người bây giờ sao phụ thuộc công nghệ nhiều như thế? Sự giao tiếp giữa người với người phải chăng đang bị công nghệ chi phối?
Ngay từ lúc còn bé chúng ta đã được dạy rằng giao tiếp là sự trao đổi thông tin, tiếp xúc giữa con người với con người thông qua ngôn ngữ, phi ngôn ngữ. Còn công nghệ là từ dùng để chỉ thiết bị kĩ thuật hiện đại như máy tính, điện thoại,... Nếu ngày trước ta chỉ biết rằng giao tiếp cần phải có sự gặp gỡ, trao đổi trực tiếp giữa con người với nhau thì bây giờ xuất hiện thêm một kiểu giao tiếp mới, đó là giao tiếp bằng công nghệ. Thay vì những lần tụ họp, những cái nói cười, bắt tay chào nhau, người ta gửi cho nhau những chia sẻ thông qua một cái màn hình lạnh lẽo.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ là sự ra đời của hàng loạt trang mạng xã hội. Kéo theo đó là cuộc sống thực của con người gần như chuyển sang một thế giới ảo. Hay nói cách khác, công nghệ đã và đang xâm chiếm thế giới con người. Ta chẳng còn lạ khi đi đến các quán cà phê hay nhà hàng thấy trên tay ai cũng cầm điện thoại. Một nhóm bạn ngồi trên bàn xoay quanh nhau nhưng học họ trò chuyện được khoảng mười lăm phút đầu rồi sau đó điện thoại ai nấy cầm. Người thì nhắn tin, người thì chơi game hay đăng hình lên mạng xã hội. Tôi tự hỏi giao tiếp bây giờ là như vậy sao? Lên gặp nhau chụp vài tấm hình, đăng lên facebook cho mọi người biết nhưng thực tế không ai nói chuyện với nhau được quá mười câu. Hay những chuyện tình yêu "thời @", bắt đầu từ vài tin nhắn làm quen, vài tấm hình và nhận lời yêu chưa tới ba ngày, tuần sau lại thấy chia tay. Lời yêu hay lời chia tay được nói qua những dòng chữ khô khan. Thế thì lấy đâu ra sự chân thành? Chưa kể đến, khi nhu cầu cuộc sống tăng cao thì ba mẹ cũng phải chạy đua theo để kiếm tiền. Những đứa trẻ chỉ có thể nghe giọng ba qua điện thoại, trò chuyện với mẹ qua "video call", chúng cần một cái ôm dịu dàng của ba mẹ cũng trở nên khó khăn. Đặc biệt giao tiếp thời công nghệ còn biểu hiện ở mọi thông báo, cuộc họp của công việc gần như đều diễn ra qua mạng xã hội. Sếp có việc cần bật màn hình lên và họp "online", mặc dù rất tiện ích nhưng sẽ làm giảm đi sự tương tác trong công việc. Có thể nói con người đang dần xây dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ của mình thông qua các thiết bị công nghệ. Hay giao tiếp bằng công nghệ thật sự đã và đang len lỏi ăn sâu vào từng tiềm thức của con người.
Nhưng nguyên nhân vì sao con người lại dần lựa chọn công nghệ để giao tiếp? Trước nhất phải nói đến xã hội, xã hội phát triển, nhu cầu sống tăng cao, con người bị cuốn vào vòng xoáy thời gian, cơm áo, gạo tiền, công việc. Thời gian ở cơ quan nhiều hơn thời gian ở nhà, chính vì thế chỉ có thể trò chuyện, giao tiếp với mọi người bằng máy tính, điện thoại. Thứ hai, các thiết bị kĩ thuật xuất hiện nhiều và tiện ích, giúp con người giải quyết được vấn đề tiết kiệm thời gian. Ví dụ như thay vì phải tốn tiền và thời gian đến thăm một người bạn ở xa, bạn vẫn có thể trò chuyện với người ấy qua tính năng "video call" của facebook hay zalo. Hoặc những người bạn lâu ngày không gặp có thể biết thông tin nhau qua mạng xã hội. Chính vì những lẽ đó mà con người ngày càng ưa chuộng sự có mặt của các thiết bị công nghệ. Điều cuối cùng, giao tiếp bằng công nghệ có thể dễ dàng chia sẻ mọi thứ hơn. Nếu phải đứng trước người mình thích bày tỏ trực tiếp tình cảm và lựa chọn nói qua tin nhắn bạn sẽ thấy cái nào đơn giản hơn? Đặc biệt, ta thấy giới trẻ ngày nay có rất nhiều áp lực, tâm tư nhưng chúng chẳng bao giờ nói trực tiếp với ba mẹ, do không đủ can đảm. Vì thế nên đã lựa chọn phương thức gián tiếp là thông qua thiết bị công nghệ.
Bởi có nhiều tiện ích như vậy mà con người quên mất những hậu quả có thể để lại của việc lạm dụng quá nhiều công nghệ trong đời sống. Đầu tiên, có bao giờ bạn nghĩ nếu một ngày mạng xã hội biến mất đồng nghĩa với các mối quan hệ cũng theo đó mà đi vào quên lãng? Thứ hai, sự giao tiếp bằng công nghệ sẽ làm cho khoảng cách giữa người với người sẽ xa hơn. Có chăng cũng chỉ là xã giao, lâu lâu dăm ba câu hỏi thăm. Một điều bạn có thể thấy rõ nhất chính là ngày sinh nhật, nếu facebook hay zalo không thông báo thì liệu có được bao nhiêu người nhớ ngày sinh của bạn? Thứ ba, những người cha, người mẹ cứ nghĩ rằng lâu lâu hỏi thăm con cái vài câu, chỉ cần mua cho chúng điện thoại để tiện liên lạc là mọi thứ đều ổn. Nhưng họ đâu biết, trẻ em cần sự chăm sóc, cần tình yêu thương, vỗ về. Dần dần chúng thu nhỏ tầm nhìn vào chiếc điện thoại, từ đó dẫn đến những hệ lụy không đáng. Có thể kể ra như mê game, sống ảo, rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe. Giao tiếp là một nhu cầu của con người, rất cần thiết trong cuộc sống. Mỗi ngày đi làm, đi học chúng ta luôn mong muốn được trò chuyện, được chia sẻ chứ không phải nhìn những dòng chữ khô khan qua màn hình xanh, trắng. Chính sự giao tiếp bằng công nghệ đã đẩy con người vào lối sống vô cảm, hùa theo đám đông, Chỉ cần có một sự việc gì đó được đưa lên họ sẽ lập tức soi xét mà không cần biết thực hư ra sao. Đó cũng chính là hậu quả của việc giao tiếp bằng công nghệ.
Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng giao tiếp bằng công nghệ ngày một phổ biến như thế này? Thiết nghĩ con người cần có sự chủ động trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ, đừng để nó chi phối đến các mối quan hệ của mình. Nếu có vấn đề gì nên gặp trực tiếp trao đổi thay vì gọi điện, nhắn tin hay đăng lên mạng xã hội. Mỗi ngày tập thói quen giao tiếp bằng ngôn ngữ, trực tiếp thay vì sử dụng thiết bị công nghệ. Hiện nay có phần mềm tính thời gian các bạn sử dụng điện thoại, hãy cài đặt và tự đặt ra giới hạn mỗi ngày. Hãy đặt điện thoại xuống và bước ra ngoài mỉm cười chào nhau một cái sẽ thấy cuộc sống này thật tươi đẹp. Thiết bị công nghệ không xấu, thậm chí giúp ích cho con người rất nhiều nhưng nếu lạm dụng sẽ có tác dụng ngược ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lí. Bạn cũng không muốn thế giới của mình bị phụ thuộc vào máy móc, thiết bị đúng không?
Riêng bản thân tôi, tôi không phủ nhận sự quan trọng của công nghệ đối với mọi mối quan hệ mà tôi có được. Bởi lẽ tôi thường tạo dựng tiền đề từ mạng xã hội sau đó mới trò chuyện trực tiếp. Nhưng dạo gần đây tôi đang tập cho mình thói quen bắt chuyện với mọi người, lâu dần sẽ không cảm thấy tự ti khi giao tiếp nữa. Tôi nhận ra chỉ cần những điều bạn làm, bạn nói xuất phát từ trái tim sẽ đến được trái tim. Tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng cuộc sống trên những thông số công nghệ kia chỉ là ảo, đừng bị chi phối, điều bạn cần là sống thật tốt, có thật nhiều mối quan hệ ở cuộc sống thực đang hiện hữu từng ngày.
Thời đại công nghệ nên ai cũng không muốn mình là người lạc hậu. Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của thiết bị điện tử ở một số vấn đề nhưng tuyệt nhiên đừng ấn định nó trong giao tiếp. Con người chúng ta sinh ra có ngôn ngữ - hãy dùng chính ngôn ngữ để duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
3. Nghị luận vấn đề giao tiếp thời công nghệ mẫu 2
Cuộc sống ngày càng phát triển, thiết bị công nghệ ngày càng hiện đại kéo theo vấn đề giao tiếp của con người ngày càng phụ thuộc vào công nghệ. Đó là một vấn đề khá nghiêm trong trong việc hạn chế giao tiếp giữa người với người. Vấn đề giao tiếp thời công nghệ ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Chúng ta có thể hiểu giao tiếp là trao đổi, tiếp xúc thông qua ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ gữa người với người.Công nghệ là những thiết bị kỹ thuật, máy móc hiện đại như : điện thoại, máy tính, laptop…Song song với sự phát triển không ngừng của công nghệ, việc giao tiệp thông thường dần dần bị thay thế bởi giao tiếp công nghệ, nghĩa là mọi ngời thay vì gặp mặt trò chuyện với nhau thì lại thông qua các thiết bị công nghệ kết nối mạng xã hội để nói chuyện.
Ngày nay, ở bất cư nơi đâu , ở quán cà phê, ở công viên, nhà hàng, lớp học ta cũng bắt gặp nhữn bạn trẻ dán mắt vào màn hình máy tính không rời. Bạn bè đi cà phê với nhau ai nấy cầm trên tay chiếc smart phone và không nói với nhau câu gì, con cái ăn cơm cùng bố mẹ không chia sẻ nói chuyện mà cúi đầu lướt facebook.
Vấn đề giao tiếp thời công nghệ làm cho các mối quan hệ rạn nứt hoặc mất đi. Quan hệ thân thiết giữa những người trong gia đình, bạn bè, xã hội ngày càng nhạt đi, thiếu sự thấu hiểu và thông cảm lẫn nhau.Những cuộc giao tiếp, trò chuyện, ngồi bên nhau chia sẻ ngày càng thưa dần. Thay vì dành thời gian cho những cuộc gặp mặt nói chuyện với nhau thì các bạn trẻ lại dành thời gian trên mạng xã hội để giao tiếp trên mạng xã hội bằng những icon, bằng những tin nhắn vội. Giao tiếp thời công nghệ là vấn đề mà xã hội quan tâm vì nó ảnh hưởng đên quan hệ nhân văn và quan hệ xã hội giữa người với người. Cuộc sống phong phú hơn, tiện ích hơn với sự góp mặt của công nghệ. Nhưng có nhiều người quá đắm đuối giao tiếp do lạm dụng công nghệ mà bỏ quên đi những cuộc nói chuyện thân tình trực tiếp cũng như các mối quan hệ ngoài đời.Ngay cả trong quan hệ công việc, tình yêu hay gia đình, nhiều người có xu hướng nói chuyện trên mạng nhiều hơn.
Nguyên nhân dẫn đến việc giao tiếp thời công nghệ ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối đó là do con người ngày càng mê công nghệ, đắm chìm vào thế giới ảo. Con người ngày nay càng bị công nghệ chi phối. Công nghệ vốn sinh ra để phục vụ con người, nhưng với việc lạm dụng công nghệ trong giao tiếp cũng như nhiều việc khác, cuộc sống con người ngày càng bị công nghệ chi phối. Với nhiều phần mền chat miễn phí trên mạng xã hội cũng như sự tiện dụng của nó, giao tiếp thời công nghệ ngày càng tiện ích hơn. Với nhiều tiện ích hấp dẫn và tính giải trí cao, công nghệ mang lại co ta sự hiếu kỳ và tò mò, nhiều người gần như đắm chìm trong thế giới ảo mà không thể dứt ra được. Đó quả là một vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện nay.
Quan tâm đến vấn đề giao tiếp thời công nghệ, hiện nay nhiều địa điểm, quán cà phê có ghi kèm thêm khẩu hiệu:” Ở đây không có wiffi, hãy tắt điện thoại và nói chuyện với nhau như những năm 1980..,” hay ” Hãy tắt facebook, đừng để công nghệ chia rẻ cuộc sống của chúng ta”. Có thể thấy rằng giao tiếp thời công nghệ khiến nhiều người lo ngại cho cuộc sống của mọi người. Bây giờ dù có đi đâu thì bạn cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh ai đó đang truy cập vào Facebook và dường như bạn trẻ nào cũng có một tài khoản, và bạn sẽ bị coi là “Người ngoài hành tinh” nếu bạn nói rằng bạn không hề có tài khoản Facebook. Những điều đó đã phần nào cho thấy sự phổ biến của mạng xã hội và dường như nó đã là một phần của cuộc sống đối với một số người. Mạng xã hội Facebook cũng như các công cụ giải trí khác, nó cũng gây nghiện, cũng có những lợi ích và tác hại nhất định mà tác hại lớn nhất đó chính là chia rẻ sự giao tiếp trực tiếp giữa con người với con người.Bạn không thể từ bỏ việc giao tiếp qua công nghệ khi mà trước mắt bạn vẫn là một màn hình với hai màu xanh-trắng hay cố gắng không like, không comment, không chat được, một số bạn xóa cả tài khoản nữa nhưng không có tác dụng. Trước tiên là bạn phải nhìn ra được những tác hại của Giao tiếp thời công nghệ đối với bạn và phải có một sự quyết tâm cao.
Ngày nay, giao tiếp thời công nghệ đang là vấn đề đáng lo ngại trong cuộc sống chúng ta. Công nghệ sinh ra là để phục vụ cuộc sống chúng ta chứ đừng để công nghệ chi phối cuộc sống chúng ta. Hãy tắt facebook đi và giao tiếp, chia sẻ với nhau nhiều hơn, đừng để thế giới ảo làm chúng ta xa cách nhau.
4. Nghị luận vấn đề giao tiếp thời công nghệ mẫu 3
Cuộc sống phong phú hơn, tiện ích hơn với những công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, có những người quá “đắm đuối” giao tiếp do lạm dụng công nghệ đến nỗi bỏ quên việc trò chuyện trực tiếp cũng như những mối quan hệ ngoài đời. Chúng ta có thể hiểu “giao tiếp” là trao đổi, tiếp xúc với nhau. Cụ thể giữa con người với con người, giao tiếp có thể qua: ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ cơ thể). “Công nghệ” là thuật ngữ nói chung chỉ các phương tiện kỹ thuật, máy móc hiện đại, như: điện thoại, máy tính,.. Hiện nay đi ra các quán cà phê cuối tuần đông đúc hơn thường nhật chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh: Mỗi bàn có 5 – 7 người, có điều suốt thời gian ngồi bên nhau, họ cùng nhâm nhi cà phê nhưng không ai nói chuyện với ai mà trao đổi với người khác qua các phương tiện công nghệ. Ngay cả trong quan hệ công việc, tình yêu hay gia đình, nhiều người cũng thích nói chuyện trên mạng hơn. Nhiều bạn trẻ ngày nay đã lười giao tiếp hẳn, quá lạm dụng công cụ trò chuyện trên những mạng xã hội. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do một số bạn còn quá lệ thuộc vào công nghệ, chưa biết kiểm soát bản thân. Dẫn tới hậu quả là giao tiếp bằng cách trò chuyện trực diện ngày càng bị chối bỏ: Khi trò chuyện trên mạng thì rất thân mật nhưng gặp ở ngoài thì toàn bơ nhau như chưa hề quen biết. Các mối quan hệ bị rạn nứt hoặc mất đi: Quan hệ thân thiết giữa những người trong gia đình, bạn bè, xã hội ngày càng “nhạt” đi, khó thấu hiểu và cảm thông lẫn nhau. Để cải thiện tình hình trên, chúng ta hãy cùng thực hiện qua khẩu hiệu: “Hãy tắt máy tính, ra ngoài và gặp ai đó”, hay “Hãy đối mặt với vấn đề của bạn, đừng mang nó lên Facebook”. Bản thân mỗi người cần biết kiểm soát việc sử dụng công nghệ của bản thân.
5. Nghị luận vấn đề giao tiếp thời công nghệ mẫu 4
Nếu bạn đặt chân vào một nhà hàng sang trọng hay một quán nước vỉa hè, rồi sân bay, nhà ga, hay bất cứ nơi công cộng nào… Bạn có nhận thấy một điều rất phổ biến hiện nay, đó là mọi người ai cũng cầm trên tay một chiếc điện thoại thông minh, ngồi bấm bầm và không nói chuyện với nhau. Hình ảnh này đã được nhiều phương tiện thông tin đại chúng đưa tin và nó gợi cho ta suy ngẫm về vấn đề giao tiếp thời công nghệ. Công nghệ ra đời, đến nay được đánh dấu ở mốc 4.0 thể hiện những bước tiến vĩ đại của loài người. Lợi ích nó mang lại không hề nhỏ, trong đó vấn đề giao tiếp cũng được cải thiện đáng kể. Bạn có những mối quan hệ quá lâu không liên lạc, nhờ công nghệ bạn đã kết nối được với họ. Người thân của bạn đi xa, có công nghệ bạn thường xuyên trò chuyện được với họ. Việc mua đồ không phải đến tận nơi, trò chuyện với chủ cửa hàng, không bị những ánh mắt dò xét của những bà chủ khó tính. Cả những tâm tư thầm kín cũng dễ dàng chia sẻ mà không sợ ngại, xấu hổ… Rõ ràng, công nghệ phát triển việc giao tiếp của con người trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, khoảng cách đã dần thu hẹp và gia tăng hiệu quả giao tiếp hơn. Tuy nhiên, mặt trái của công nghệ trong vấn đề giao tiếp cũng đã được đề cập ngay ở phần mở đầu. Công nghệ có thực sự khiến con người ta xích lại gần nhau? Nhìn viễn cảnh mà chúng ta đã nhắc tới ở trên thì con người bận giao tiếp trong một thế giới ảo, mải mê quan tâm đến những mối quan hệ qua màn hình… Điều này thật đáng báo động. Hơn nữa, cứ ngỡ quan tâm, tương tác nhau trên mạng xã hội thì bên ngoài cũng sẽ như vậy, nhưng không, sự thật hoàn toàn ngược lại. Bên cạnh đó, điều đáng sợ là giao tiếp thời công nghệ có thể thoải mái, dễ dãi đến mức thái quá. Đặc biệt là các bạn học sinh. Muốn biết học sinh có nói tục chửi bậy không cứ lên facebook. Đa số các vụ bạo lực học đường hiện nay đều có liên quan đến vấn đề giao tiếp trên mạng xã hội. Vậy, giao tiếp thời công nghệ có cần phải có những quy chuẩn không? Hoàn toàn có, vì việc giao tiếp là sử dụng ngôn ngữ. Chỉ cần bất cứ giao tiếp nào gây ảnh hưởng đến ngôn ngữ đều khiến cho trình độ văn minh của một đất nước đi xuống. Bạn và tôi, chúng ta đang sống trong bối cảnh như hiện nay, giao tiếp tốt hay xấu cũng đều do xuất phát từ chính mỗi người.
6. Nghị luận vấn đề giao tiếp thời công nghệ mẫu 5
Cách mạng khoa học và công nghệ đã có những ảnh hưởng khổng lồ đối với giao tiếp con người. Công nghệ đã làm mờ đi những khoảng cách, nối kết con người một cách hiệu quả và tiện lợi. Tuy nhiên, một số người đã lạm dụng công nghệ đến mức họ quên mất cả nghệ thuật trò chuyện trực tiếp cũng như giữ gìn các mối quan hệ ngoại đời.
Ngày nay, khi đến các quán cà phê vào cuối tuần, hình ảnh phổ biến là mỗi bàn có 5-7 người, nhưng trong thời gian ngồi chung, họ chỉ tập trung vào điện thoại và không có cuộc trò chuyện trực tiếp. Thậm chí, trong các mối quan hệ công việc, tình yêu hay gia đình, nhiều người cũng ưa thích giao tiếp qua mạng hơn. Điều này đặc biệt rõ ràng ở giới trẻ, nơi có người trở nên mất hứng thú với việc giao tiếp trực tiếp và lạm dụng các công cụ trò chuyện trên mạng xã hội.
Hậu quả của tình trạng này là giao tiếp trực tiếp ngày càng giảm sút. Trò chuyện trực tuyến có thể tạo cảm giác thân mật, nhưng khi gặp trực tiếp, họ lại cảm thấy xa lạ. Mối quan hệ trở nên gặp khó khăn và mất đi sự chân thành: Cảm giác gần gũi giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè hay xã hội trở nên 'nhạt', khó hiểu và thiếu sự cảm thông.
Để khắc phục tình trạng này, chúng ta hãy hành động theo khẩu hiệu: 'Tắt máy tính, ra ngoài và gặp trực tiếp', hoặc 'Đối mặt với vấn đề của bạn, đừng đưa lên Facebook'. Mỗi người cần biết kiểm soát việc sử dụng công nghệ của mình.
7. Nghị luận vấn đề giao tiếp thời công nghệ mẫu 6
Cuộc sống ngày càng phát triển với sự xuất hiện của những thiết bị công nghệ ngày càng tiên tiến, tạo ra một cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có ảnh hưởng vô cùng lớn đến cách chúng ta giao tiếp. Trong khi đó, vấn đề giao tiếp thời công nghệ ngày càng trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn, tác động không chỉ đến mức độ liên lạc giữa con người mà còn đến sự hiểu biết và cảm thông lẫn nhau.
Giao tiếp, trong ngữ cảnh này, được hiểu là sự trao đổi thông tin, ý kiến giữa con người thông qua ngôn ngữ hoặc các phương tiện phi ngôn ngữ. Ngược lại, công nghệ là tập hợp các thiết bị kỹ thuật, máy móc hiện đại như điện thoại, máy tính, laptop, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Song song với sự phát triển không ngừng của công nghệ, giao tiếp thông thường dần dần chuyển từ hình thức truyền thống sang giao tiếp công nghệ, một hình thức mà mọi người thường trò chuyện và kết nối thông qua các thiết bị kết nối mạng xã hội. Thậm chí, ở mọi nơi, từ quán cà phê, công viên, nhà hàng cho đến lớp học, hình ảnh của giới trẻ dán mắt vào màn hình máy tính trở nên phổ biến. Bạn bè đi cùng nhau nhưng lại cầm điện thoại mà không có sự trao đổi trực tiếp.
Vấn đề giao tiếp thời công nghệ không chỉ ảnh hưởng đến môi trường giải trí mà còn lan rộng vào các mối quan hệ công việc, tình cảm, và gia đình. Nhiều người đều chọn trò chuyện trên mạng xã hội thay vì gặp gỡ và trò chuyện trực tiếp. Mối quan hệ gia đình, bạn bè, thậm chí cả xã hội, đang trở nên nhạt nhòa, thiếu đi sự thấu hiểu và thông cảm.
Nguyên nhân của vấn đề này thường xuất phát từ sự lệ thuộc quá mức vào công nghệ, khiến cho khả năng kiểm soát bản thân giảm đi. Hậu quả là giao tiếp trực diện giữa con người trở nên ít quan trọng hóa, trong khi trò chuyện và giao tiếp qua mạng xã hội ngày càng chiếm ưu thế.
Để khắc phục vấn đề này, chúng ta cần nhận thức rõ về tác động tiêu cực của giao tiếp thời công nghệ và phải có sự quyết tâm cao để hạn chế tình trạng này. Hãy thức tỉnh và tắt máy tính, tìm kiếm sự giao tiếp và chia sẻ trực tiếp với nhau. Giao tiếp thời công nghệ không nên làm chúng ta mất kết nối với thế giới xung quanh, mà thay vào đó, chúng ta cần đối mặt với thực tại và tìm kiếm sự giao tiếp ý nghĩa và sâu sắc hơn.
8. Nghị luận vấn đề giao tiếp thời công nghệ mẫu 7
Khi bước vào một không gian sang trọng của nhà hàng hoặc chỉ là quán nước vỉa hè, hay thậm chí là những địa điểm công cộng như sân bay, nhà ga, không khó để bạn nhận ra một hiện tượng phổ biến đang diễn ra: mọi người đều ôm sát chiếc điện thoại thông minh trong tay, ngồi bấm bấm và không thèm trò chuyện với nhau. Hình ảnh này không chỉ là đề tài mà nhiều phương tiện truyền thông đại chúng đề cập, mà còn là nguồn gốc cho sự suy ngẫm sâu sắc về vấn đề giao tiếp trong thời đại công nghệ ngày nay.
Công nghệ, với sự phát triển lên đến mức 4.0, đã chứng minh những bước tiến vĩ đại của con người. Lợi ích mà công nghệ mang lại không chỉ giới hạn ở việc kết nối cá nhân mà còn mở ra một loạt các cơ hội và thuận lợi trong giao tiếp. Những mối quan hệ lâu ngày không liên lạc được tái lập, người thân ở xa trở nên gần gũi hơn qua các phương tiện truyền thông. Thậm chí việc mua sắm cũng trở nên thuận tiện hơn, không cần đến nơi, không phải đối mặt với ánh nhìn đánh giá từ người bán.
Dường như, công nghệ đã làm cho việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn, giảm bớt khoảng cách và tăng cường hiệu suất giao tiếp. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng có một mặt trái đáng kể của công nghệ trong vấn đề giao tiếp, như đã được đề cập ở đoạn mở đầu. Có lẽ câu hỏi đặt ra là liệu công nghệ có thực sự kết nối con người hay chỉ làm cho họ sống trong thế giới ảo, mải mê quan tâm đến mối quan hệ ảo qua màn hình.
Với tình hình hiện tại, rất nhiều người dường như đã chìm đắm trong việc giao tiếp trực tuyến, dành quá nhiều thời gian quan tâm đến những mối quan hệ ảo. Nhìn xa, điều này thật đáng lo ngại. Bên cạnh đó, một sự thật đau lòng là giao tiếp thời công nghệ có thể trở nên quá thoải mái, quá dễ dãi, đặc biệt là đối với các bạn học sinh. Việc sử dụng mạng xã hội để biết thông tin về họ, thậm chí là để thăm dò về nói xấu, chửi bậy đã trở thành một thực tế phổ biến. Các vấn đề bạo lực học đường ngày nay thường xuyên liên quan đến giao tiếp trên mạng xã hội.
Vậy, liệu giao tiếp thời công nghệ có cần phải có những quy chuẩn không? Điều này là hoàn toàn cần thiết, vì giao tiếp là việc sử dụng ngôn ngữ, và mọi hình thức giao tiếp đều ảnh hưởng đến trình độ văn minh của một xã hội. Chúng ta, mỗi người, đang sống trong một thế giới nơi mà chất lượng giao tiếp có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển cộng đồng.
9. Nghị luận vấn đề giao tiếp thời công nghệ mẫu 8
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với những sản phẩm số có tác động vô cùng to lớn, làm thay đổi phương thức giao tiếp của con người. Công nghệ đã xóa nhòa những khoảng cách, gắn kết con người lị với nhau bừng những cách tiện lợi và hiệu quả nhất. Con người có cảm giác vừa xa mà gần, vừa gần mà lại quá xa. Có những người quá “đắm đuối” giao tiếp do lạm dụng công nghệ đến nỗi bỏ quên việc trò chuyện trực tiếp cũng như những mối quan hệ ngoài đời. Hiện nay đi ra các quán cà phê cuối tuần đông đúc hơn thường nhật chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh: mỗi bàn có 5 – 7 người. Có điều suốt thời gian ngồi bên nhau, họ cùng nhâm nhi cà phê nhưng… không ai nói chuyện với ai mà trao đổi với người khác qua các phương tiện công nghệ. Ngay cả trong quan hệ công việc, tình yêu hay gia đình, nhiều người cũng thích nói chuyện trên mạng hơn. Nhiều bạn trẻ ngày nay đã lười giao tiếp hẳn, quá lạm dụng công cụ trò chuyện trên những mạng xã hội. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do một số bạn còn quá lệ thuộc vào công nghệ, chưa biết kiểm soát bản thân. Hậu quả: Giao tiếp bằng cách trò chuyện trực diện ngày càng bị chối bỏ: khi trò chuyện trên mạng thì rất thân mật nhưng gặp ở ngoài thì toàn bơ nhau như chưa hề quen biết. Các mối quan hệ bị rạn nứt hoặc mất đi: Quan hệ thân thiết giữa những người trong gia đình, bạn bè, xã hội ngày càng “nhạt” đi, khó thấu hiểu và cảm thông lẫn nhau. Để cải thiện tình hình trên, chúng ta hãy cùng thực hiện qua khẩu hiệu: “Hãy tắt máy tính, ra ngoài và gặp ai đó”, hay “Hãy đối mặt với vấn đề của bạn, đừng mang nó lên Facebook”. Bản thân mỗi người cần biết kiểm soát việc sử dụng công nghệ của bản thân.
Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung