Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về ý nghĩa của lối sống cao thượng trong cuộc sống

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về ý nghĩa của lối sống cao thượng trong cuộc sống để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về ý nghĩa của lối sống cao thượng trong cuộc sống

Dàn ý Nghị luận xã hội về ý nghĩa của lối sống cao thượng trong cuộc sống mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của lối sống cao thượng trong cuộc sống.

2. Thân bài

a. Giải thích

Cao thượng là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; không so đo, tính toán thiệt hơn với người. Lối sống cao thượng là lối sống yêu thương, chan hòa với mọi người, sẵn sàng bao dung, tha thứ cho người khác cũng như cống hiến hết mình cho xã hội.

b. Phân tích

Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc cao thượng, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được.

Cao thượng với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.

Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng cao thượng thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau.

c. Bàn luận

Người có lòng cao thượng thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu.

Người có lòng cao thượng là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ.

d. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người sống với tấm lòng cao thượng để minh họa cho bài làm văn của mình.

e. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá cao thượng không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý nghĩa của lối sống cao thượng trong cuộc sống và rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý Nghị luận xã hội về ý nghĩa của lối sống cao thượng trong cuộc sống mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lối sống cao thượng trong cuộc sống. (Lưu ý: học sinh tự chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài văn của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Cao thượng là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; không so đo, tính toán thiệt hơn với người.

b. Phân tích

Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc cao thượng, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được.

Cao thượng với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.

Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng cao thượng thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau.

c. Bàn luận

Người có lòng cao thượng thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu.

Người có lòng cao thượng là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ.

d. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình. (Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật được nhiều người biết đến).

e. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá cao thượng không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: lối sống cao thượng và rút ra bài học cho bản thân.

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về ý nghĩa của lối sống cao thượng trong cuộc sống

Nghị luận xã hội về ý nghĩa của lối sống cao thượng trong cuộc sống mẫu 1

Lối sống cao thượng là chuỗi giá trị lớn mà con người luôn hướng đến. Bởi lẽ, người có tâm hồn cao thượng luôn vượt hẳn lên những điều tầm thường về phẩm chất tinh thần, bản thân họ biết cách chế ngự những ích kỷ của riêng mình, biết tha thứ và chấp nhận lỗi lầm của người khác mà không cần một điều kiện gì.

Trong cuộc đời ai chẳng mắc phải sai lầm. Nhưng ta mở lòng ra chấp nhận cho người khác một cơ hội để chuộc lại lỗi, để họ tự điều chỉnh và vươn lên, thắp sáng lại cuộc đời mình thì đó mới là người có tâm hồn cao thượng thật sự. Không phải cứ “sống diễn” để người đời ca ngợi hay tạo ấn tượng đặc biệt cho những người xung quanh, mà đó phải là điều ta hằng tâm niệm với mục đích cuối cùng là nâng đỡ và vực dậy một con người.

Lối sống cao thượng không chỉ giúp cho ai đó mắc sai lầm có cơ hội làm lại từ đầu và sửa chữa khuyết điểm, mà còn giúp cho tâm hồn mình trở nên thanh thản hơn. Nếu cứ giữ lấy sự thù hận trong lòng hay oán ghét một người nào đó, luôn tìm mọi cách để ngăn cản họ thì chính ta chứ không ai khác, cảm thấy mệt mỏi và day dứt trong cuộc sống. Vậy nên, hãy biết tha thứ cho người khác, ta sẽ thấy niềm hạnh phúc luôn ngự trị trong lòng.

Thực ra, sống cao thượng không hề khó. Chỉ cần trải lòng mình ra với mọi người, đừng ép bản thân mình phải tha thứ cho người khác mà điều ấy phải thực sự đến từ trái tim. Cứ nói rằng, ta sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm cho họ nhưng khi cảm thấy bực bội lại lôi ra những sai trái ngày trước để bới móc, làm tổn thương lòng tự trọng của họ, như thế không phải là lòng vị tha, mà là đang “sống diễn” với hai chữ cao thượng ấy.

Hãy tha thứ lỗi lầm cho nhau và chấp nhận những điều khác biệt để rồi sống rộng lượng hơn. Người cao thượng thường cảm hóa người lầm lỗi bằng chính tấm lòng bao dung và nhân ái của mình. Cao thượng không chỉ giúp con người sống đẹp hơn mà còn sống lâu hơn; nó là sinh tố bồi bổ tâm hồn con người, ảnh hưởng hữu cơ đến máu thịt con người. Cổ nhân từng nói: Dùng đức hạnh để xoa dịu sự tức giận; không nên dùng cái ác để trị ác, mà dùng tính nhân văn để cảm hóa kẻ thù, đó mới là hành vi cao thượng nhất!

Nghị luận xã hội về ý nghĩa của lối sống cao thượng trong cuộc sống mẫu 2

Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với đó nhu cầu cũng như động lực phát triển con người càng được nâng cao. Một trong những tiêu chí toàn diện nhằm phát huy mỗi con người không thể không kể đến lòng cao thượng. Lòng cao thượng giúp mỗi người rèn luyện, tu dưỡng, tích lũy những kinh nghiệm, những bài học quý giá. Người có lòng cao thượng sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng,… tạo lập các mối quan hệ tốt, giúp ta rút ngắn chặng đường đi đến thành công.

Vậy, cao thượng là gì? Vì sao con người lại cần có tình cảm cũng như lòng cao thượng? Đúng vậy! Cao thượng là sự bao dung, độ lượng, quan tâm, chia sẻ, biết lắng nghe mọi người, đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân,… Lòng cao thượng của con người là một trong những phẩm chất cao đẹp, của nhân dân ta từ xưa đến nay, chúng ta cần học tập, giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc ông cha ta để lại.

Lòng cao thượng biểu hiện về mọi mặt trong đời sống xã hội một cách chân thực rõ nét. Trong gia đình, bố mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái,… khi con phạm phải sai lầm bố mẹ phải chỉ rõ, nêu rõ nguyên nhân giúp con cái hiểu ra mình đã sai ở chỗ nào mà sửa đổi không tái diễn sai lầm nữa. Con cái có nghĩa vụ ngoan ngoãn, vâng lời, hiếu thảo với ông bà, bố mẹ, anh chị,… có trách nghiệm với chính bản thân mình, gia đình và xã hội. Anh, chị em trong nhà đoàn kết, yêu thương, quý trọng, bảo ban, giúp đỡ nhau,… không tranh cãi gây mất đoàn kết. Đó chính là lòng cao thượng. Đối với xã hội: Trong giáo dục lòng cao thượng biểu hiện ở mỗi thầy cô, mỗi học sinh. Thầy cô truyền đạt kiến thức cho học sinh, nếu học sinh phạm lỗi cần đưa ra những biện pháp hiệu quả… Học sinh tôn trọng giáo viên, đối với học sinh trong cùng đoàn thể thì đoàn kết, giúp đỡ nhau tiến bộ, không vì lợi ích cá nhân mà quên cả tập thể… Đối với tổ chức, cơ quan,… mỗi cá nhân có những cách ứng xử phù hợp, đặt lợi ích của cả cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân…

Mỗi người chúng ta cần có những phẩm chất tốt đẹp để mình trở nên toàn diện thì lòng cao thượng chúng ta không thể quên. Vậy vì sao chúng ta cần có lòng cao thượng? Lòng cao thượng giúp mỗi chúng ta trở nên hiểu biết hơn, ứng xử phù hợp với mọi người với cả cộng đồng xã hội… Lòng cao thượng là một trong những yếu tố – rút ngắn chặng đường đi tới thành công… Người có lòng cao thượng sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng, giúp đỡ,… thiết lập nên các mối quan hệ chặt chẽ bền vững. Giúp ta sống thanh thản hơn, vui vẻ hơn, không lo nghĩ về việc không cần thiết. Không chỉ dừng lại ở đó, lòng cao thượng còn thúc đẩy xã hội và đồng loại cùng tiến bộ.

Trên thực tế, lòng cao thượng của con người xuất hiện mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống và đem lại sự thành công cho mỗi người là khác nhau. Bên cạnh đó có không ít người mang trong mình lòng đố kỵ, luôn nghĩ cho bản thân, không quan tâm đến mọi người xung quanh rồi cả cộng đồng. Không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công. Cho nên lòng đố kị cũng chỉ hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lý do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Lòng đố kỵ là một tính xấu cần khắc phục. Vì vậy, con người cần có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác.

Lòng cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, vui vẻ bước tới đài vinh quang mà còn thúc đẩy cả xã hội cả đồng loại cùng tiến bộ. Chúng ta – những học sinh còn ngồi trong ghế nhà trường cần phải học tập tu dưỡng, rèn luyện đức tính đạo đức: lòng cao thượng hơn. Xây dựng một con người mới, một nếp sống mới,… góp phần trong sự nghiệp phát triển đất nước hội nhập với thế giới.

Nghị luận xã hội về ý nghĩa của lối sống cao thượng trong cuộc sống mẫu 3

Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ. Thật vậy, tình cảm cao thượng là tấm lòng vị tha, bao dung. Tình cảm ấy luôn hướng đến những điều cao đẹp trong cuộc đời, tới những khát vọng và chân lý của sự toàn thiện.

Trong thực tế nếu con người chỉ có lòng đố kỵ thì lúc nào bản thân cũng chỉ thấy mình đau khổ bởi thấy mình thua kém người khác. Vì thế kẻ đố kỵ không bao giờ được thanh thản trong tâm hồn. Ngược lại, người có tình cảm cao thượng thì luôn xem thành công của người khác là niềm vui cũng như hạnh phúc của mình. Luôn lấy sự thành công ấy làm mục tiêu để bản thân phấn đấu thì tâm lý lúc nào cũng nhẹ nhàng thanh thản.

Người có tình cảm cao thượng bao giờ cũng mang tâm lý lạc quan, yêu đời. Họ luôn phấn đấu nỗ lực để vươn lên trong cuộc sống. Nếu xã hội vắng bóng những kẻ đố kỵ mà chỉ toàn là những con người có lòng cao thượng thì xã hội ấy luôn có sự cạnh tranh lành mạnh, mọi người đều cố gắng nỗ lực không ngừng để vươn đến thành công. Điều này tạo nên động lực, tạo nên sức mạnh làm nền tảng cho xã hội phát triển.

Nhận thức được tình cảm cao thượng là đức tính tốt đẹp, mỗi chúng ta cần đấu tranh lên án và loại bỏ những kẻ đố kỵ, ích kỷ làm xã hội chậm tiến bộ. Bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu rèn luyện nhân cách sống vị tha, bao dung và cao thượng.

Nghị luận xã hội về ý nghĩa của lối sống cao thượng trong cuộc sống mẫu 4

Cao thượng có nghĩa là "vượt lên trên những điều tầm thường, có tư cách và đạo đức hơn người" (Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Giáo sư Nguyễn Lân). Cao thượng là lối sống đẹp và rất cần thiết trong ứng xử giữa con người với con người.

Người có tâm hồn cao thượng là người có đức hi sinh, có đạo đức, có ý chí, lòng quả cảm, sống trung thực, luôn muốn mọi thứ tốt đẹp, có cái nhìn lạc quan, có tấm lòng vị tha, khoan dung, độ lượng, cao cả, đoàn kết, biết chia sẻ lúc khó khăn, hoạn nạn, biết chịu trách nhiệm, biết phấn đấu, vì cộng đồng, sẵn sàng bảo vệ lẽ phải. Người có tâm hồn cao thượng sẽ không bao giờ cô đơn vì chân lý luôn đứng về phía họ. Họ có thể chịu thiệt thòi, bị hiểu lầm, nhưng họ luôn có niềm tin vào con người, vào cuộc sống và vào những điều tốt đẹp nhất. Họ luôn là tấm gương sáng cho mọi thế hệ noi theo, trân trọng và ca ngợi. Sống có tình cảm cao thượng sẽ tạo nên sức mạnh làm thay đổi bộ mặt xã hội, tất cả đều hướng thiện, hướng về chân lí, lẽ phải, cái tốt, cái đẹp; làm cho cái xấu, cái ác không có chỗ nương thân. Phê phán những người có lối sống ích kỷ, giả dối, lọc lừa, đố kị, vô ơn, vô đạo đức.

Tình cảm cao thượng là một lối sống đẹp cần được trân trọng, ngợi ca và phát huy. Con người hãy sống cao thượng từ những suy nghĩ, hành động nhỏ nhất trong cuộc sống.

Nghị luận xã hội về ý nghĩa của lối sống cao thượng trong cuộc sống mẫu 5

Chấp nhận thiệt thòi và sẵn sàng tha thứ? Đã bao giờ bạn nghĩ mình sẽ sống như vậy chưa? Hi sinh vì người khác mà không đòi hỏi bất cứ điều kiện gì? Dường như trong cuộc sống ngày nay, rất khó để chúng ta tìm thấy một người sống theo lý tưởng mình vì mọi người. Nhưng liệu sống cao thượng có quá khó và đó có phải là “diễn suông” của một số người hay không?

Bạn có biết rằng, sống cao thượng là một trong những giá trị lớn mà con người hướng đến. Luôn cố gắng xây dựng cho mình một lối sống đúng đắn, một chuẩn mực đạo đức cần được giữ gìn và hướng đến. Đừng bao giờ nghĩ rằng, sống cao thượng là sẵn sàng hi sinh vì người khác một cách mù quáng, không chút đắn đo suy nghĩ cho mình và cho những người xung quanh.

Cao thượng không phải là sống hết mình vì những người xung quanh mà là biết sống, biết tha thứ và chấp nhận lỗi lầm của những người xung quanh. Đừng bao giờ cho rằng, hi sinh vì người khác, dốc lòng đầu tư cho họ thì mới là sống cao thượng. Khi chúng ta cho người khác một cơ hội để chuộc lỗi lầm của họ, khi chúng ta cho người khác một cơ hội vươn lên từ đống tro tàn và giúp đỡ họ gây dựng lại cuộc đời của mình. Đó mới là sống cao thượng thật sự. Không phải “sống diễn” để người đời ca ngợi hay tạo ấn tượng cho những người xung quanh, mà đó là điều mà người kia tâm niệm và hết lòng theo đuổi mục đích sống đó.

Không chỉ là thuần phong mỹ tục mà còn là giá trị đạo đức cao cả trong lối sống cao thượng của ông cha ta. Ngày xưa, Lê Lợi, Nguyễn Trãi cấp cho quân Minh hàng ngàn cỗ xe ngựa, hàng chục tấn lương thực để chúng quay về tổ quốc. Không chỉ vì thu phục lòng người mà còn thể hiện lối sống cao thượng, bao dung và sẵn sàng tha thứ của người Việt. Vậy nên, đừng cho rằng những người luôn giúp đỡ người khác, tha thứ cho người mắc lỗi là những kẻ “đạo đức giả”. Chỉ bởi vì họ tin rằng, sự cao thượng của tâm hồn con người, cứu rỗi linh hồn của những người sa ngã.

Sống cao thượng không chỉ giúp cho những người mắc sai lầm có cơ hội làm lại từ đầu và sữa chữa những sai lầm của mình. Mà còn giúp cho tâm hồn của chúng ta thanh thản. Nếu khư khư giữ sự thù hận trong lòng hay oán ghét một người nào đó, tìm mọi cách để ngăn cản họ thì chính bạn chứ không phải ai khác, cảm thấy mệt mỏi và day dứt trong cuộc sống. Vậy nên, hãy biết tha thứ cho người khác. Bạn sẽ sống hạnh phúc và thanh thản hơn rất nhiều đấy bạn ạ.

Sống cao thượng không khó như bạn tưởng đâu. Không phải ép bản thân mình phải tha thứ cho người khác mà sự tha thứ phải đến từ trái tim của bạn. Như vậy mới là tha thứ thật sự. Bạn nói rằng bỏ qua lỗi lầm cho họ nhưng bất cứ lúc nào bạn cảm thấy bực bội bạn lại lôi những lỗi lầm ngày trước để bới móc, làm tổn thương lòng tự trọng của người kia. Như vậy không phải là tha thứ, mà bạn đang “sống diễn” với hai chữ cao thượng đấy.

Khi đã chấp nhận lỗi lầm của một ai đó và quyết định tha thứ cho họ, bạn hãy sống như những gì bạn nghĩ, đừng để cảm xúc lấn át lý trí để rồi vô tình đẩy người khác ra xa bạn. Chúng ta có những lúc không thể chấp nhận được nhau, không thể tha thứ cho nhau vậy thì không nhất thiết phải tha thứ làm gì, chấp nhận làm gì. Hãy buông tay nhau ra để đi về những hướng khác nhau, đó mới là sự cao thượng thật sự. Giải thoát cho người khác cũng là một cách để bạn sống cao thượng và tốt đẹp hơn.

Hãy xây dựng cho mình một chuẩn mực đạo đức để bạn hướng đến và cố gắng sống như những gì bạn tâm niệm. Tâm hồn u tối luôn tồn tại trong mỗi con người, chỉ khi vượt qua khỏi sự vị kỷ cá nhân, đừng nghĩ cho riêng mình mà hãy nghĩ cho người khác thì lúc ấy chúng ta mới sống bao dung với người khác được.

Hãy tha thứ lỗi lầm cho nhau, hay chấp nhận những điều khác biệt để rồi sống thanh thản và rộng lượng hơn. Đừng bao giờ cho rằng, chỉ những người tham gia các hoạt động tình nguyện, xã hội lôi kéo mọi người cùng tham gia với mình mới là những người sống cao thượng. Họ có lối sống thiện nguyện, vì người khác và luôn lo lắng cho những người xung quanh. Nhưng đó chưa hẳn là sống cao thượng, sống cao thượng là biết hướng người khác tới cái chân, thiện mỹ, sự lương thiện và bao dung của lòng người. Vậy nên, hãy sống và xây dựng cho mình lối sống cao thượng bạn nhé.

Bất kỳ lúc nào chúng ta cũng có thể sống cao thượng, chỉ cần bạn tin vào những giá trị và chuẩn mực đạo đức tốt đẹp và cố gắng sống với những điều bạn tin tưởng. Hãy tha thứ và chấp nhận người khác cũng như bao dung và rộng lượng thật sự với những người xung quanh, cảm hóa học bằng chính tấm lòng của mình.

Nghị luận xã hội về ý nghĩa của lối sống cao thượng trong cuộc sống mẫu 6

Khái niệm "cao thượng" không chỉ đơn thuần là việc vượt qua những điều tầm thường, mà nó còn ám chỉ một tư duy và đạo đức cao cả hơn con người, như được mô tả trong Từ điển từ và ngữ của Giáo sư Nguyễn Lân. Cao thượng thể hiện một lối sống đẹp và thiết yếu trong quá trình tương tác giữa con người và con người.

Người có tâm hồn cao thượng thường mang những phẩm chất đáng ngưỡng mộ như lòng hi sinh, đạo đức, ý chí mạnh mẽ, lòng nhân ái, trung thực, và khao khát sự tốt lành. Họ có tầm nhìn lạc quan về cuộc sống, lòng vị tha, lòng khoan dung, và tư duy rộng lớn. Họ luôn sẵn sàng chia sẻ trong thời khó khăn và khắc nghiệt, đồng thời đảm nhận trách nhiệm và nỗ lực cho lợi ích của cộng đồng. Họ luôn sẵn sàng bảo vệ các giá trị và lẽ phải. Người có tâm hồn cao thượng không bao giờ cảm thấy cô đơn, bởi họ luôn tin tưởng vào con người, cuộc sống, và những điều tốt lành. Họ là nguồn động viên và nguồn cảm hứng cho các thế hệ kế tiếp, được trọng vọng và khen ngợi. Sống một cuộc đời tràn đầy tình cảm cao thượng có khả năng thay đổi xã hội, đẩy nó hướng về cái thiện, cái đúng, cái tốt, và làm cho cái xấu, cái ác không còn chỗ đứng. Đồng thời, họ góp phần chỉ trích những người sống ích kỷ, giả dối, lừa dối, ganh đua, không biết ơn, và thiếu đạo đức.

Tình cảm cao thượng là một lối sống đáng trân trọng, kính trọng, và cần được thúc đẩy. Hãy để tâm hồn cao thượng hiện hữu trong mọi suy nghĩ và hành động, cho dù nhỏ bé nhất, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Nghị luận xã hội về ý nghĩa của lối sống cao thượng trong cuộc sống mẫu 7

Việt Nam đang trải qua giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa, cùng với đó là sự nâng cao của nhu cầu và động lực phát triển của con người. Trong quá trình này, lòng cao thượng là một trong những tiêu chí toàn diện để phát huy tiềm năng của mỗi con người. Lòng cao thượng giúp ta rèn luyện, tu dưỡng và tích lũy những kinh nghiệm và bài học quý giá. Những người có lòng cao thượng sẽ được mọi người yêu quý và tôn trọng, họ cũng có thể tạo ra mối quan hệ tốt giúp ta tiến tới thành công nhanh hơn.

Vậy cao thượng là gì? Tại sao con người cần phải có tình cảm và lòng cao thượng? Đúng vậy! Lòng cao thượng là sự bao dung, độ lượng, quan tâm, chia sẻ và khả năng lắng nghe mọi người. Người có lòng cao thượng đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Đây là một trong những phẩm chất đẹp của con người, được trân trọng từ xưa đến nay và ta cần học tập, giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc mà tổ tiên ta đã để lại.

Lòng cao thượng được thể hiện rõ ràng trong mọi khía cạnh của cuộc sống xã hội. Trong gia đình, cha mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng con cái, khi con phạm sai lầm, cha mẹ phải chỉ rõ và giải thích nguyên nhân để giúp con hiểu lỗi của mình và không tái phạm. Con cái có trách nhiệm phải vâng lời và biết ơn cha mẹ, ông bà, anh chị em, đồng thời chịu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Sự đoàn kết, yêu thương và trân trọng giữa anh em trong gia đình giúp đồng lòng và hỗ trợ lẫn nhau, không gây mất sự đoàn kết. Đó chính là lòng cao thượng.

Đối với xã hội, lòng cao thượng được thể hiện trong giáo dục thông qua cách hành xử của giáo viên và học sinh. Giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh và áp dụng biện pháp hiệu quả khi học sinh mắc lỗi. Học sinh tôn trọng giáo viên và đồng đội, đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau để tiến bộ, không bỏ qua lợi ích của tập thể vì lợi ích cá nhân. Đối với các tổ chức và cơ quan, mỗi cá nhân đều có cách ứng xử phù hợp và đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân.

Mỗi người chúng ta cần sở hữu những phẩm chất tốt đẹp để trở thành những người toàn diện, và trong danh sách đó, lòng cao thượng không thể thiếu. Nhưng tại sao chúng ta cần có lòng cao thượng? Lòng cao thượng giúp chúng ta trở nên thông minh hơn, có khả năng tương tác tốt với mọi người và xã hội. Nó là một yếu tố quan trọng để viết nên chặng đường thành công của chúng ta. Người có lòng cao thượng sẽ được mọi người yêu mến, tôn trọng và hỗ trợ, từ đó thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ và bền vững. Lòng cao thượng giúp chúng ta sống an nhàn hơn, hạnh phúc hơn, không lo nghĩ về những điều vô bổ. Ngoài ra, lòng cao thượng còn thúc đẩy xã hội và cùng loài tiến bộ.

Trên thực tế, lòng cao thượng của con người xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống và mang lại thành công khác nhau cho mỗi người. Tuy nhiên, không ít người lại mang trong lòng họ lòng đố kỵ, luôn chỉ nghĩ cho bản thân, không quan tâm đến những người xung quanh và cộng đồng. Tuy nhiên, không ai bị lòng đố kị ngăn cản khỏi thành công. Sự đố kị chỉ gây hại cho chính người mang lòng đố kị. Nó khiến họ không sống thanh thản, luôn đố kị vì những lý do vô căn cứ và có thể dẫn họ vào những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Lòng đố kị là một phẩm chất xấu cần được khắc phục. Do đó, chúng ta cần có lòng cao thượng, lòng rộng rãi, biết vui mừng với thành công của người khác.

Lòng cao thượng không chỉ giúp con người sống thảnh thơi, hạnh phúc và đi tới đỉnh vinh quang mà còn thúc đẩy cả xã hội và đồng loại cùng tiến bộ. Những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường cần phải học hỏi và rèn luyện đức tính đạo đức: lòng cao thượng. Điều này sẽ giúp xây dựng một con người mới, một phong cách sống mới và đóng góp vào sự phát triển của đất nước khi hội nhập với thế giới.

Mời bạn đọc cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm