Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về vấn đề tự học
Suy nghĩ về vấn đề tự học
Nghị luận về tinh thần tự học được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
I. Dàn ý nghị luận xã hội về tinh thần tự học
Dàn ý Nghị luận xã hội về tinh thần tự học - Bài mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào tinh thần tự học.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện, trau dồi bản thân, thu nhận kiến thức và hình thành kỹ sống. Tự học là một ý thức tự giác vô cùng tích cực mà mỗi người cần rèn luyện.
b. Phân tích
- Biểu hiện của người có tinh thần tự học:
Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi.
Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình.
Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.
- Vai trò, ý nghĩa của việc tự học:
Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.
Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác.
Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những người không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.
3. Kết bài
Đánh giá chung về tinh thần tự học và nêu cảm nghĩ, liên hệ bản thân.
Dàn ý nghị luận xã hội về tinh thần tự học - Bài mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tự học là quá trình mỗi người tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc dựa vào chính khả năng của mình mà không nhờ vả hay trông chờ vào bất cứ ai.
b. Phân tích
Tự học giúp con người chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình.
Tự học giúp chúng ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn.
Tự học còn giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì vì nó một quá trình dài đòi hỏi con người phải thật cô gắng mới cho kết quả tốt như mong muốn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những tấm gương tiêu biểu cho tinh thần tự học để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.
Gợi ý: Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi là đứa trẻ nhà nghèo nhưng tinh thần ham học hỏi và khả năng tự học nên ông đã thi đỗ Trạng nguyên và trở thành một vị quan nổi tiếng dưới thời nhà Trần. Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần ham học hỏi nên thông thạo nhiều thứ tiếng và tìm ra con đường cách mạng giúp nước nhà dành được độc lập.
d. Phản biện
Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương tự học tiêu biểu vừa kể trên thì vẫn còn những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết để giúp ích cho xã hội,… → Những người này đáng bị phê phán.
3. Kết bài
Khẳng định lại vai trò quan trọng của tinh thần tự học; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
II. Văn mẫu Nghị luận về tinh thần tự học
Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về vấn đề tự học mẫu 1
“Người không học như ngọc không mài”, chúng ta không thể thành tài nếu không cố gắng tự mình học hỏi, trau dồi bản thân. Có thể thấy, tinh thần tự học có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi cá nhân. Tự học là quá trình mỗi người tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích từ sách vở và nhiều nguồn khác nhau, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc dựa vào chính khả năng của mình mà không nhờ vả hay trông chờ vào bất cứ ai. Tự học là một thói quen, đức tính tốt mà chúng ta cần rèn luyện nếu muốn phát triển bản thân mình cũng như cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội. Kiến thức luôn bao la và vô tận, ẩn chứa nhiều điều thú vị chờ đợi con người khám phá, việc chúng ta tự học, tự mày mò tìm hiểu sẽ giúp cho ta nắm bắt được nhiều hơn, chủ động hơn trong việc học tập. Ngoài ra việc tự học còn giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn, mỗi người sẽ có cách tổng hợp, chọn lọc kiến thức khác nhau, biến kiến thức nền chung thành bài học riêng cho mỗi người và khi gặp trường hợp thực tiễn lại có những cách xử lí khác nhau. Người biết cách tự học, tự tìm tòi mở mang kiến thức là những người có tính kiên trì, nhẫn nại và sẽ rèn luyện được nhiều đức tính khác tốt đẹp, có lợi cho bản thân. Là một học sinh, ngoài việc học trên lớp, học trong sách vở, chúng ta cần phải biết cách tự học, trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn. Không ai sinh ra đã hoàn hảo, cũng như không ai không học mà thành tài. Việc tự học bao đời nay vẫn luôn quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với con người. Hãy tự giác và chủ động trong việc học tập của chính mình.
Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về vấn đề tự học mẫu 2
Con người muốn thành tài thì phải học. Học ở mọi lúc mọi nơi, học ở những người tài giỏi hơn mình. Nhưng điều quan trọng nhất giúp con người giỏi giang hơn chính là ở tinh thần tự học. Tự học là quá trình mỗi người tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc dựa vào chính khả năng của mình mà không nhờ vả hay trông chờ vào bất cứ ai. Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác và được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh đó, việc tự học còn giúp con người có khả năng ghi nhớ tốt hơn, áp dụng kiến thức vào thực tiễn tốt hơn và những thành quả của việc tự học mang lại cho chúng ta sẽ ngọt ngào, rực rỡ hơn, bản thân ta sẽ tiến bộ vượt bậc hơn. Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, mỗi người cần có cho mình một phương pháp học tập hợp lí, tích cực tìm tòi những kiến thức hay ho ở xung quanh mình và tổng hợp chúng thành bài học cho riêng mình. Chúng ta phải giữ cho bản thân một sự tự giác, say mê trong học tập thì mới có thể đạt kết quả cao. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học; còn lười biếng trong học tập hoặc học tủ, học vẹt, học đối phó với thầy cô. Lại có những người chỉ mải mê học lí thuyết, học theo người khác mà không có định hướng rõ ràng cho bản thân,… Những người này cần xem xét lại thái độ và hành vi học tập của mình nếu muốn tiến bộ và tốt hơn. Chúng ta hãy tự giác học tập ngay từ hôm nay để trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.
Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về vấn đề tự học mẫu 3
Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Người có tinh thần tự học là những người chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai. Từ đó, mỗi chúng ta sẽ trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình. Tuy nhiên, vẫn phải kể đến những người có ý thức học kém. Có một bộ phận học sinh hiện nay vẫn lười học, ham chơi, bỏ bê việc học thậm chí bỏ hẳn cả việc học. Có nhiều học sinh sống thụ động, không xác định được mục tiêu của cuộc đời, không biết mình thích gì làm gì rồi dẫn đến hoang mang trong học tập, lơ là mất tập trung. Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập và sẽ đạt được kết quả cao. Hãy rèn luyện cho bản thân mình một tinh thần tự học để có thể lĩnh hội nhiều hơn nữa những giá trị tốt đẹp mà con người nhiều năm nay đã dày công gây dựng.
Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về vấn đề tự học mẫu 4
Học tập là cả một quá trình dài, luôn sát cánh bên ta từ khi sinh ra đến cuối đời, ta học những bước đi đầu tiên, học nói, học kiến thức, học làm việc... Đặc biệt trong thời đại hiện nay, ý thức học tập của con người ngày càng phải được nâng cao, bởi ý thức học tập của từng người sẽ quyết định tương lai sau này cho chính bản thân họ. Ý thức học tập là quá trình nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập, từ đó lĩnh hội các kiến thức học tập áp dụng vào cuộc sống. Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, ý thức của nhiều học sinh cũng càng được nâng cao, nhiều người có sự chủ động, luôn chịu khó, chăm chỉ, tìm tòi cái mới để bắt kịp với xu hướng của thời đại, và không để bị lạc hậu bị tụt lùi về phía sau. Tự học sẽ giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn. Tuy nhiên, vẫn phải kể đến những người có ý thức học kém. Có một bộ phận học sinh hiện nay vẫn lười học, ham chơi, bỏ bê việc học thậm chí bỏ hẳn cả việc học. Có nhiều học sinh sống thụ động, không xác định được mục tiêu của cuộc đời, không biết mình thích gì làm gì rồi dẫn đến hoang mang trong học tập, lơ là mất tập trung. Khi việc học không được chú tâm, thì bản thân người học sẽ gặp rất nhiều khó khăn sau này bởi họ sẽ gặp nhiều lỗ hổng trong kiến thức. Là một học sinh, chúng ta cần phải biết được tầm quan trọng của việc học đối với chúng ta như thế nào. Hãy lên kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian cách học, cách sinh hoạt làm sao cho khoa học để từ đó chúng ra có thể đạt được hiệu quả nhất trong học tập cũng như công việc.
Nghị luận xã hội về tinh thần tự học - Bài mẫu 5
Việc hôm nay chớ để ngày mai, cũng giống như việc của bản thân chớ giao phó cho người khác. Là một học sinh, tinh thần tự giác vô cùng quan trọng, trong đó phải kể đến tinh thần tự học. Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện, trau dồi bản thân, thu nhận kiến thức và hình thành kỹ sống. Tự học là một ý thức tự giác vô cùng tích cực mà mỗi người cần rèn luyện. Người có tinh thần tự học là những người luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi, có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình. Họ là những người học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn. Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những người không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó. Tự học là một điều tốt, chúng ta hãy rèn luyện tinh thần tự học cho bản thân ngay từ hôm nay để có một tương lai tươi sáng hơn.
Nghị luận xã hội về tinh thần tự học - Bài mẫu 6
Ý thức giúp con người có những hành động chính xác, chuẩn mực, không chỉ giúp chúng ta tạo ra của cải vật chất mà còn giúp ta rèn luyện một tâm hồn đa dạng màu sắc. Một trong những ý thức quan trọng mà ta cần rèn luyện chính là tinh thần tự học. Tự học là việc mỗi cá nhân sử dụng quỹ thời gian của mình để tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai. Từ đó, mỗi chúng ta sẽ trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình. Ngoài ra nó còn giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn, mỗi người sẽ có cách tổng hợp, chọn lọc kiến thức khác nhau, biến kiến thức nền chung thành bài học riêng cho mỗi người và khi gặp trường hợp thực tiễn lại có những cách xử lí khác nhau. Tự học ngoài việc giúp chúng ta có thêm kiến thức còn giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì vì đó là một quá trình dài đòi hỏi con người phải thật cô gắng thì mới cho kết quả tốt như mong muốn. Bên cạnh những tấm gương, những con người có tinh thần tự học đáng khen ngợi thì vẫn còn những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Lại có những người học hỏi được nửa chừng thì bỏ dở, không đến được vạch đích,… những người này khó có được thành công và sẽ sớm bị xã hội đào thải. Tự học là một đức tính tốt không chỉ giúp mỗi chúng ta rèn luyện để nâng cao kiến thức mà còn góp phần chung vào sự phát triển của toàn xã hội. Mỗi người hãy cố gắng học tập, tích lũy cho bản thân mình những điều bổ ích nhất có thể để phát triển bản thân và cống hiến toàn diện cho xã hội.
Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về vấn đề tự học - Mẫu 7
Sự học là việc muôn đời, học ở lớp, học ở trường qua lời giảng của thầy cô bạn bè, qua những trang sách giáo khoa. Để trở thành một học sinh giỏi, có vô vàn những cách học khác nhau. Một trong những cách học hiệu quả nhất và cần thiết nhất chính là tự học
Tự học tức là tự túc, tự giác học tập, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức của mình, không ỷ lại vào người khác, tự mình ôn tập, trau dồi vốn hiểu biết. Tự học không quan trọng học ở đâu, bất cứ lúc nào rảnh rỗi đều có thể học, học qua việc đọc sách, học qua việc quan sát để ý. Kho tàng tri thức vô cùng rộng lớn, chỉ cần có ý thức tự học tốt sẽ tiến bộ rất nhanh
Đối với các bạn học sinh, học tập trên lớp qua lời giải của giáo viên hoàn toàn là chưa đủ. Lối học đó vốn dĩ là thụ động, được truyền lại từ người khác nên tuy dễ hiểu nhưng rất khó nhớ, khi học có thể nắm bắt rất nhanh nhưng sau đó nếu không đọc lại có thể quên ngay. Ngược lại lối học tự động là do bản thân mình trực tiếp tiếp cận kiến thức. Mới đầu việc họ này khá là khó nhưng về lâu về dài rất hiệu quả cho tiến trình học tập
Tự học rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự lập trong việc tiếp thu kiến thức, rèn kĩ năng phân tích đề, lập luận logic trong tư duy mà không cần dựa dẫm vào bất kì ai cả. Khi ấy, những kiến thức mà ta học được sẽ khắc sâu ghi nhớ trong tư duy của ta rất khó mà quên được. Tự mình giải ra một bài toán khó, chắc chắn sẽ ghi nhớ lâu hơn việc ngồi nghe và chép lại bài giảng của thầy cô trên lớp. Một bài văn tự mình viết, khi xem qua lại có thể nhớ ngay mình đã viết gì chứ không cần mất thời gian đọc đi đọc lại nhiều lần như chép văn mẫu.
Trên thế giới và cả ở Việt Nam có rất nhiều tấm gương tự học thành tài. Edison năm xưa chỉ học hết lớp 2 ở nhà tự học mà thành nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời. Macxim Gorki không học đại học nhưng vẫn để lại danh tiếng cho đời với những tác phẩm đầy giá trị. Hay tiêu biểu là chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta 30 năm bôn ba nước ngoài, người đã tự học và thành thạo rất nhiều thứ tiếng, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Trung. Sức mạnh của lòng quyết tâm, tinh thần tự học đã đem đến thành công cho những vĩ nhân ấy.
Để tự học tốt không phải việc dễ, người học phải không ngừng cố gắng, phải quyết tâm không từ bỏ, thấy khó phải vùng mình đứng lên chứ không được bỏ cuộc. Hiện nay rất nhiều các em, các bạn học sinh thấy khó mà nản, không có tinh thần học tập nên kết quả vì thế mà đi xuống không ngừng. Tự học từ những bài dễ, xem lại bài giảng của thầy cô, tự kiếm bài tập áp dụng, nâng cao dần mức độ khó của từng bài, sau dần mới trở nên giỏi giang. Thành công chỉ đến với những người có ý thức tự giác cao trong học tập
Dạy tốt phải đi kèm với học tốt. Muốn giỏi, trước hết phải dựa vào năng lực của người học. Người học có cố gắng, tự giác thì sự giúp đỡ của người dạy mới có hiệu quả được. Việc tự học là bắt buộc với bất kì một ai muốn trở nên tài giỏi.
Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về vấn đề tự học - Mẫu 8
“Người không học như ngọc không mài”. Học tập chính là một con đường mà mỗi người đều phải trải qua. Ở con đường ấy, con người có rất nhiều phương pháp để lựa chọn, tuy nhiên tự học chính là một phương pháp đúng đắn và mang lại hiệu quả cao nhất.
Hiểu một cách đơn giản nhất: Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Có rất nhiều hình thức học tập như học ở trên lớp, học thêm, học từ thầy cô, học từ bạn bè… Còn tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Nó yêu cầu mỗi người phải tự mình quan sát, học hỏi và tổng kết lại kiến thức cho bản thân.
Tự học có vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động và xuất phát từ hứng thú của bản thân. Khi ấy, những kiến thức ta học sẽ được ghi nhớ lâu hơn và vận dụng có hiệu quả hơn. Không những thế khi biết tự học, con người trở nên năng động, không còn phụ thuộc vào người khác (đặc biệt là thầy cô). Từ đó, mà bản thân mỗi người cũng sẽ nâng cao khả năng sáng tạo của chính mình.
Vậy cần phải làm gì để tự học tập một cách hiệu quả nhất? Đối với quá trình học tập trên lớp, khi thấy cô giảng bài, chúng ta phải đọc trước bài sẽ tìm hiểu, ghi chép lại theo lời giảng của thầy cô theo cách hiểu của bản thân. Cùng với đó là tích cực tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo. Người học cũng nên trình bày những suy nghĩ của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy, tích cực trao đổi. Không chỉ học trên sách vở mà còn phải vận dụng được vào thực tế cuộc sống.
Bên cạnh những con người chủ động học tập, không ít bộ phận học sinh sinh viên có thái độ ỷ lại vào bạn bè, thầy cô. Họ không chịu tự mình tìm hiểu bài học mà chỉ chép lại bài làm của bạn bè, bài giảng của thầy cô. Họ cũng chỉ học tập với một tư tưởng mang tính đối phó. Đó quả thật là những hành vi đáng lên án.
Nếu con người không cố gắng học tập sẽ không thể trở thành “một viên ngọc sáng”. Chính vì vậy, mỗi học sinh sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, mang trong mình trọng trách lớn nhất là học tập. Mỗi người hãy tự cố gắng trau dồi bản thân trở thành những “viên ngọc” có ích cho đời.
Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về vấn đề tự học - Mẫu 9
Có rất nhiều con đường đưa bạn đến với thành công. Đó có thể là do sự dìu dắt của thầy cô nhưng có lẽ phần lớn nó đến từ tinh thần tự học của con người. Tự học chính là con đường ngắn nhất dẫn con người đến với thành công. Nó giống như tỷ phú Bill gates đã từng đúc kết “nhà trường chỉ đưa cho ta chìa khóa tri thức, còn học là việc cả đời người”.
Tự học là việc tự động tìm tòi tiếp thu kiến thức một cách chủ động hoàn toàn không dựa dẫm vào bất cứ ai hoặc đâu. Tinh thần tự học là một trong những đức tính vô cùng quý giá và bổ ích của con người vô cùng cần đối với mọi người nhất là giới trẻ trong xã hội hiện nay.
Vậy tự học có lợi ích gì? Đầu tiên những người tự học sẽ tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và sâu hơn. Bình thường chúng ta có rất nhiều phương pháp học tuy nhiên phổ biến nhất đó là thông qua việc chỉ dẫn của thầy cô giáo. Tất nhiên kiến thức vẫn được trau dồi song không được sâu sát, và nó mang ý nghĩa thụ động cao.
Việc bạn tự tìm hiểu, tự mày mò sẽ khiến cho kiến thức đó được lí giải một cách sâu sắc. Những lần sau bạn không cần mất quá nhiều thời gian để tìm hiểu nữa mà thay vào đó nó giống như một phản xạ tức thì, vừa tiết kiệm thời gian vừa triệt để. Thực chất đây là một trong những cách học hiệu quả vừa rèn luyện tư duy, phản xạ vừa rèn luyện tính kiên nhẫn và khả năng sáng tạo của con người.
Một minh chứng điển hình cho việc tự học khiến nhiều người ngưỡng mộ có thể kể đến đó chính là Hồ Chủ Tịch. Trong suốt những năm bôn ba khắp năm châu bốn biển tìm đường cứu nước Bác đã mưu sinh bằng đủ thứ nghề, sống trong một môi trường văn hóa đa dạng và Bác đã tự tìm ra đường đi cho Cách mạng bằng việc tự học. Bác tự học tiếng, bằng cách đi làm phụ bếp, bồi bàn thậm chí quét rác chỉ để có cơ hội giao lưu với nhiều tầng lớp xã hội, được mở rộng tầm nhìn. Và trái ngọt cho hơn ba mươi năm bôn ba của Người chính là nền độc lập tự chủ cho dân tộc.
Thật vậy trong cuộc sống loài người khi mà mỗi giây trôi qua chúng ta chứng kiến sự ra đời của bao nhiêu phát minh khoa học, bao nhiêu sáng chế thì kiến thức mà con người tiếp thu được thực chất chỉ là một hạt cát bé nhỏ nằm trong sa mạc bao la. Nếu chúng ta không biết tự học không biết tự trau dồi kiến thức hàng ngày hàng giờ thì chúng ta mãi mãi cũng chỉ là những con cá bé nhỏ trong lòng đại dương mênh mông, sẽ chẳng bao giờ biết được những công trình vĩ đại mang tính đột phá đó ra đời và tác động thế nào đến loài người. Dần dần chúng ta sẽ trở thành những con người thụt lùi lạc hậu so với xã hội và nhân loại.
Nhà bác học Các Mác đã nói “Bác học không có nghĩa là ngừng học” để biết rằng việc học và tự học chính là trách nhiệm nghĩa vụ và cũng là thiên chức tuyệt vời của con người. Nó là con đường ngắn nhất đưa bạn đến với xã hội tiên tiến này.
Trong bất kì xã hội nào thời đại nào thì việc tự học cũng được coi là một việc vô cùng quan trọng với con người. Nó không chỉ giúp bạn có thêm tri thức chinh phục kho tàng vĩ đại của loài người mà nó còn khiến bạn trở nên minh mẫn và yêu đời hơn. Thế nên ngay bây giờ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường hãy rèn luyện cho mình một tinh thần tự học, tự giác tốt nhất. Hãy vươn ra thế giới nhờ tri thức của mình, vì đó chính là con đường đi tuyệt vời nhất mà bạn có.
Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về vấn đề tự học - Mẫu 10
Trong thời đại khoa học công nghệ đang phát triển không ngừng, chúng ta thừa kế những bài học từ các nghiên cứu đó. Tuy nhiên tinh thần tự học là điều mà mỗi người nên rèn luyện và phát huy hằng ngày. Tinh thần tự học sẽ giúp cho chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân hơn.
Tự học là gì? Tự học chính là tự tìm hiểu, tự mày mò, tự khai thác kiến thức bằng những gì mắt nghe tai thấy. Tự học là tinh thần đáng học hỏi, đáng ngưỡng mộ và cần phải phát huy. Mỗi một con người, từ khi sinh ra không phải cái gì cũng biết, cái gì cũng thông thạo, cần phải có quá trình tìm tòi để có thể tìm ra được điều mà mình muốn. Điều này sẽ giúp cho bản thân không những lĩnh hội được nhiều điều mà còn mở mang được kiến thức, rèn luyện mình ngày càng phát triển hơn.
Những điều mà tự bản thân mình tìm tòi ra sẽ nhớ được lâu hơn, hiểu được sâu hơn những gì lĩnh hội từ người khác. Người xưa từng nói không biết thì phải học, phải hỏi. Vậy cớ sao không biết mà bản thân không chịu đi tìm tòi, học hỏi, ỉ lại người khác truyền đạt lại. Như vậy thật sự rất lãng phí thời gian.
Tuy nhiên cách học của nhiều học sinh hiện nay lại không mang lại hiệu quả tốt vì họ không thường xuyên rèn luyện và trau dồi tinh thần tự học. Học sinh chỉ dựa vào những bài giảng vẻn vẹn 45 phút ở trên lớp mà không chịu đi tìm hiểu, khám phá ở bên ngoài. Chính vì lệ thuộc vào thầy cô như vậy mà học sinh luôn rơi vào trạng thái bị động, không biết cách ứng phó với những đề bài có hướng gợi mở.
Chính thầy cô phải là người rèn luyện tính tự học ấy ở các em. Thầy cô không nên rập khuôn bài giảng mà nên giảng theo hướng mở để các em có thể theo đó mà tìm tòi thêm. Đây cũng chính là vấn đề nan giải của nền giáo dục nước nhà khi quá lệ thuộc vào sách giáo khoa. Và hậu quả là điều mà các em phải nhận. Tình trạng học vẹt, học chay, học tủ cũng từ đó mà xuất hiện.
Các em học sinh hổng kiến thức rất nhiều những không chịu tìm tòi, khai phá. Việc dựa dẫm quá nhiều vào tài liệu tham khảo, văn mẫu, tài liệu mẫu đã có sẵn đáp số sẽ làm hỏng các em. Chính vì các em học sinh lười tư duy, lười tự học nên mới rơi vào tình trạng này. Đây là vấn đề đáng lo ngại.
Thực tế này đã một lần nữa khẳng định rằng tinh thần tự học cực kỳ quạn trọng, cần rèn luyện và vận dụng thường xuyên. Khi chúng ta có thể xây dựng cho mình thói quen tự học sẽ hình thành được một cách tư duy theo hướng mới, không hề phụ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ tài liệu nào.
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng cho tinh thần tự học mà mỗi người chúng ta cần phải học hỏi, noi theo. Bác ra đi bằng hai bàn tay trắng, làm rất nhiều nghề để kiếm sống, tự học tiếng nước ngoài để giao tiếp. Bác không có tiền, nhưng bác có lòng ham học hỏi, ham hiểu biết nên sự thành công của Người là một điều dễ hiểu.
Nếu không tự học thì chúng ta sẽ bị tụt hậu về sau, vì không có ai dẫn đường, chỉ lối chúng ta không biết đường ra. Hậu quả của việc ỷ lại thực sự nghiêm trọng như vậy đó. Mỗi người, mỗi công dân cần phải hằng ngày rèn luyện tinh thần tự học để trau dồi bản thân hơn.
Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về vấn đề tự học - Mẫu 11
Có lẽ trong các trường học đều có câu khẩu hiệu là: ''Học, học nữa, học mãi'' để khẳng định cho việc học hành. Học không phải là 10 năm hay 20 năm là xong mà học là mãi mãi, là cả đời. Câu nói của Lê - nin: '' Học, học nữa, học mãi '' nghĩa là phải học suốt đời.
Vậy tự học là gì ? Tự học nghĩa là ta tự nhìn nhận kiến thức một cách khái quát và tự tìm hiểu những cái mới lạ. Tự luôn sẽ luôn có những lợi ích sâu xa của nó. Bản thân ta sẽ nắm vững kiến thức cơ bản từ việc tự học và tiếp nhận kiến thức ở lớp một cách nhanh chóng hơn. Ngoài ra, nó còn hình thành một số thói quen đơn giản nhất trong cuộc sống như việc tự giác.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiệm vụ cao cả của các em là chăm ngoan, học giỏi. Bởi vì sao ? Vì học sẽ mang lại hiểu biết cho chúng ta, là cả một bầu trời kiến thức đang đợi ta tiếp thu, là phương tiện sẽ giúp ta vững bước trong cuộc sống và còn là bàn đạp cho bước tiến thành công tốt đẹp về mai sau. Và quan trọng là các bạn phải học làm sao cho đúng cách, hợp lí để mang lại sự hữu ích từ đó. Và đừng ngồi ngay người ra mà dùng từ ''Học'' cho có, hãy học thật chăm chú và quyết tâm. Học tập chính là quyền của trẻ em được nhà nước và gia đình tạo cơ hội để phát huy nhưng theo đó là nghĩa vụ phải học thật tốt và chăm ngoan để xứng đáng với quyền của mình.
Học tập để tốt cho bản thân mình và còn giúp cho gia đình, xã hội ngày sau. Mỗi kiến thức, sự hiểu biết mà ta có được sẽ giúp cho mình hoàn thiện, thông minh và giỏi giang hơn. Khi đó, tự ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự hào về bản thân. Càng có thể giúp ích cho đời, cho người qua những hiểu biết sâu xa, cần thiết. Mọi người xung quanh sẽ yêu mến và muốn học hỏi theo. Ngày xưa hay đến thời nay, không ai không học hỏi mà có thành công. Nhưng mỗi người cần ý thức được việc học như thế nào là đúng đắn. Học chay, học vẹt là những việc làm dẫn đến những sai lầm không đáng trong ý nghĩ của chúng ta, từ đó sẽ hình thành thói quen không tốt dẫn đến kết quả học tập kém.
Ví dụ như anh Nguyễn Ngọc Kí, mặc dù bị liệt cả hai tay những vẫn cố gắng tập viết chữ bằng chân mà anh vẫn là người học trò xuất sắc, đậu đại học và hành nghề giá dục. Đi theo việc đi học mỗi ngày là sự kiên trì, nổ lực hay cố gắng để đạt được những thành tích ấy. Con người có hoài bảo, tư tưởng hay ước mơ là tốt nhưng nếu có quyết tâm để làm được những hoài bảo ấy lại càng tốt hơn. Hay là ngay cả người Bác Hồ vô cùng vĩ đại - người cứu nước, có công lớn trong việc giair phóng dân tộc - là tấm gương sáng cho tinh thần học tập miệt mài. Mặc dù phải đi nhiều nơi trên thế giới nhưng tính kiên trì học hỏi và làm việc của Bác không một chút ngừng nghỉ. Trên những chuyến tàu đi xa, Bác đã ngày đêm chăm chỉ học tiếng Anh, Pháp, Ý, ... để kịp tiếp thu với ngôn ngữ nước ngoài, tiện lợi cho sau này.
Tóm lại, ngay bây giờ và mãi về sau này, mỗi người nên tự ý thức về việc học tập của mình. Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích cả.
Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về vấn đề tự học - Mẫu 12
"Học ăn, học nói, học gói, học mở" là câu tục ngữ mà ông cha ta đã đúc kết để thể hiện tầm vai trò, quan trọng của việc học xuyên suốt quá trình trưởng thành, khôn lớn của mỗi một con người. Như vậy, để hoàn thiện bản thân về kiến thức, năng lực, phẩm chất, con người cần không ngừng nỗ lực, học hỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng dù học tập theo con đường nào, chúng ta cũng luôn phải giữ vững tinh thần tự học.
Như chúng ta đã biết, học là quá trình tìm tòi, tiếp thu tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm do thế hệ đi trước đúc rút và để lại. Có nhiều phương pháp để con người thực hiện mục đích này như: học qua thầy cô, học qua bạn bè, học từ sách vở,... Dù tiếp nhận tri thức bằng cách nào thì tinh thần tự học cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng. Tinh thần tự học là sự chủ động, tích cực trong con đường tìm hiểu, tiếp nhận tri thức một cách độc lập, từ đó hình thành những kĩ năng và kinh nghiệm cho bản thân.
Tự học thể hiện cao độ tinh thần ham học hỏi của con người và đối lập hoàn toàn với cách học thụ động, học vẹt.
Trong cuộc sống, chúng ta có thể thấy được vai trò, ý nghĩa của tinh thần tự học thông qua rất nhiều tấm gương ham tìm tòi và học hỏi. Khi ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành chỉ có hai bàn tay trắng và vốn hiểu biết về văn hóa, truyền thống dân tộc. Nhưng với khát vọng giải phóng dân tộc vĩ đại, sau hơn ba mươi năm bôn ba hải ngoại, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Trong suốt quá trình đó, Người đã mở rộng vốn tri thức, hiểu biết của bản thân bằng rất nhiều phương pháp cụ thể khác nhau, chẳng hạn như để học ngoại ngữ, hằng ngày Bác vừa làm việc, vừa chủ động làm giàu vốn từ vựng bằng việc ghi chép vốn từ qua những mảnh giấy nhỏ, có khi là lòng bàn tay. Bác còn tích cực viết những bài báo bằng tiếng nước ngoài và kiên trì đọc lại, sửa chữa những lỗi sai. Như vậy, bằng sự chủ động và tinh thần ham học hỏi, Người đã thành thạo nhiều thứ tiếng và vận dụng những gì bản thân đã đúc rút được để tìm ra con đường giải phóng đúng đắn cho dân tộc.
Kho tàng tri thức của nhân loại vô cùng bao la, rộng lớn, trong khi những hiểu biết của con người thì vô cùng hạn hẹp. Bởi vậy, con người cần học tập một cách chủ động, tích cực và tránh xa lối học thụ động, ỷ lại để nắm bắt kiến thức một cách tối đa. Tinh thần tự học còn giúp người học làm chủ kiến thức, không chỉ nắm bắt tri thức ở mức tái hiện, thông hiểu mà còn vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống. Hay nói cách khác, tinh thần tự học sẽ giúp con người phát huy tác dụng của phương pháp "Học đi đôi với hành". Việc chủ động trong học tập còn giúp con người chống lại căn bệnh lười tư duy, học tập thụ động và giúp con người tránh được lối học tủ, học vẹt.
Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung