Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận về hệ thống chữ viết tiếng Việt của thầy Bùi Hiền

Nghị luận về hệ thống chữ viết tiếng Việt của thầy Bùi Hiền

Gần đây, dư luận đang rất nóng với đề xuất thay đổi hệ thống kí tự của tiếng Việt do PGS Bùi Hiền đưa ra. Cùng VnDoc. com tham khảo bài văn mẫu Nghị luận về hệ thống chữ viết tiếng Việt của thầy Bùi Hiền để có thêm cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nghị luận về hệ thống chữ viết tiếng Việt của thầy Bùi Hiền

Mở bài

Gần đây, dư luận đang rất nóng với đề xuất thay đổi hệ thống kí tự của tiếng Việt. Những luồng ý kiến đang xen nhau xuất hiện dày đặc trên các nguồn tin chính thống của báo chí và cả trên các trang mạng xã hội. Tâm lý chung vẫn là sự hoang mang và khó hiểu.

Thân bài

Theo trích dẫn của thư viện toàn cầu được lưu trữ: Chữ Quốc ngữ Việt Nam là hệ chữ viết thống nhất chính thức hiện nay của tiếng Việt, sử dụng ký tự La Tinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman, đặc biệt là bảng chữ cái Bồ Đào Nha, với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp. Tiếng Việt được chính thức ghi nhận trong hiến pháp là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam. Tiếng Việt bao gồm cách phát âm tiếng Việt và chữ Quốc ngữ để viết. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ văn bản nào ở cấp nhà nước quy định giọng chuẩn và quốc tự của tiếng Việt.

Thời gian gần đây, Công trình đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt được PGS-TS Bùi Hiền, nguyên Hiệu phó Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy – học phổ thông, đưa ra tại hội thảo “Ngôn ngữ ở Việt Nam: Hội nhập và phát triển”, do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và ĐH Quy Nhơn đã được tổ chức tại Quy Nhơn hồi tháng 9-2017.

Đề xuất này ngay lập tức đã vấp phải những ý kiến phản bác, chỉ trích, “ném đá” rất nặng nề. Nhiều người nói rằng không quan tâm đến đề xuất của ông Hiền. Đây là nghiên cứu mang tính cá nhân của ông Bùi Hiền và chưa có tác động nào đến ngôn ngữ học và tiếng Việt”, trong khi phần lớn cho rằng đây là một đề xuất có phần lố bịch và phi khoa học… Hệ lụy dẫn tới nếu giả dụ việc này được áp dụng thì toàn bộ các di sản ngàn đời, tiếng nói, tên cá nhân, văn bản hiện tại sẽ trở nên rối loạn; nhiều người còn vui đùa là tri thức, nhà khoa học và thậm chí các thông dịch viên cũng phải cắp sách để học lại từ lớp 1. Phải thừa nhận cái cảm giác cảm tính về sự ‘khó khăn’, ‘lạ lẫm’ như trên là hết đổi bình thường, tuy nhiên ở bài nghi luận này chúng ta phải làm rõ những điều liên quan một cách kĩ càng hơn về giá trị của công trình này

Hãy bình tĩnh xem xét

PGS-TS Bùi Hiền cho rằng trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian. Hàng loạt chữ cái hiện hành đang dần bị thay thế, giản lược cách trình bày, thay đổi cách đọc… Đây chỉ là ý kiến cá nhân, không phải quan điểm của giới ngôn ngữ học, càng không phải quan điểm từ phía nhà nước đem áp dụng cho tiếng Việt hiện nay. Vì thế, không phải lo ngại rằng chỉ vì ý kiến của ông Hiền mà nay mai chúng ta sẽ phải đọc một văn bản với những ký tự hoàn toàn khác hiện nay.

Cần đánh giá một cách khoa học, khách quan

TS Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội và Phát triển, đặt vấn đề đề xuất của ông Hiền đặt ra trong hội thảo khoa học thì cần phải đánh giá một cách khoa học chứ không nên “ném đá” vô căn cứ. Phần nhiều người đang phản bác gay gắt đề xuất của PGS Hiền khi chưa đọc kỹ tham luận khoa học của ông nên không hiểu rõ mục đích của đề xuất này. Chữ quốc ngữ đã trải qua quá trình biến đổi qua hàng trăm năm, kể cả với lối viết hiện đại, thì chính tả tiếng Việt cũng đã trải qua rất nhiều lần cải cách, chưa thể nói ngay đâu mới là lần cải cách cuối cùng. Cách viết tiếng Việt hiện nay đã khác xa rất nhiều với thời các giáo sĩ ngoại quốc ghi lại bằng ký tự Latin lời ăn tiếng nói của người Việt, chỉ đến năm 1980 trở về đây thì cách viết, cách đọc mới thật sự giống như ngày nay mà thôi.

Sẽ tiếp tục nghiên cứu đến khi hoàn thiện. Hơn 20 năm qua ông tự bỏ tiền túi ra để nghiên cứu cải tiến chữ viết, có cơ sở khoa học, mục tiêu rõ ràng chứ không viễn vông, làm một cách cao hứng. Ông trải lòng “Điều tôi tiếc nhất là báo chí công bố nghiên cứu của tôi hơi vội vàng, khi nó chưa hoàn thiện, mới đưa ra phần phụ âm còn nguyên âm thì chưa”, với một đề tài khoa học, cần phải qua nhiều bước lấy ý kiến góp ý chuyên môn, khi nào được phê duyệt mới công bố để lấy ý kiến dư luận. Một công trình khoa học không thể chỉ được diễn giải chỉ trong vài bài báo, một vài phát ngôn tự phát chưa được thẩm định bởi hội đồng khoa học chuyên môn thì không được xem là những thông tin chính thống và đi kèm là sự thiếu chính xác, sai định hướng so với nguyên bản công trình khoa học! Cảm tính và cơ sở khoa học Cảm giác mà mọi người đang vướng phải đôi khi chỉ dựa trên cảm tính, ngộ nhận là bộ ngôn ngữ này đã được áp dụng và bản thân phải đối mặt với “thức kì quặc” này. Phải hiểu, đây là đề xuất, là một điều chưa có trong thực tế, còn ở trên giấy để tiếp tục hoàn thiện và còn hàng trăm bước thử, thẩm định qua các hội đồng khoa học, hội thảo, và sẽ còn rất lâu mới đến bàn cân của Quốc hội (nơi đưa ra quyết sách cuối cùng)

Hãy trân trọng

Không dám đổi mới, không dám tạo ra những sự đột phá thì khó mà vươn tới sự phát triển, thay đổi. Triết học cũng nói rất rõ, mọi thứ luôn phủ định nhau để tạo nên cái “khẳng định” tốt hơn, rồi một ngày nào đó cái ‘khẳng định’ không còn phù hợp thì nó lại trở thành cái “phủ định” và bị phủ định bởi một cái tốt hơn nữa. Hay như cách mạng công nghệ 4.0 đã dẹp bỏ gần như hoàn toàn các quan niệm về một thế giới tồn tại khi nhìn thấy được, cầm nắm được, hoặc hạn định trong cái không gian, thời gian mà chúng ta đang sống và học tập.Mọi thứ ở hiện tại chỉ là quá khứ của tương lai, và tương lai vẫn chỉ là hiện tại nếu nếu không có sự thay đổi… trân trọng những cái mới không hẳn là thừa nhận nó, việc này là hai điều hoàn toàn khác nhau. Trong vấn đề của thầy Bùi Hiền, quyền lựa chọn luôn ở phía chúng ta chứ ko phải của thầy ấy, công trình đủ sức thuyết phục toàn dân thì dân sẽ ủng hộ và làm theo, ngược lại thì muôn đời nó cũng không vào thực tế được.

Kết bài

Bên trên là một vài chia sẻ để hiểu hơn về những điều đang diễn gần đây. Chúng ta cần tỉnh táo để suy nghĩ khi tiếp cận các thông tin được đăng tải trong thời kì ‘một thế giới đa chiều như hiện nay’.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm