Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện - Cánh diều

Soạn văn Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện - Cánh diều để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết hướng dẫn trả lời chi tiết, đầy đủ các câu hỏi, yêu cầu trong SGK Ngữ văn 12 Cánh diều tập 1 trang 41. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

Bài tập trang 41 SGK Ngữ văn 12 tập 1: So sánh yếu tố kì ảo trong "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ với yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích " Thạch Sanh".

* Bài nói mẫu tham khảo:

- Mở bài:

+ Lời chào: Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là…….. Học sinh lớp…… Trường ………………

+ Giới thiệu vấn đề cần trình bày: Yếu tố kì ảo là một thành phần quan trọng trong truyện ngắn cũng như trong các câu chuyện dân gian, bởi lẽ nó đưa đến sức hấp dẫn của truyện kể. Tuy nhiên, các yếu tố kì ảo giữa các thể loại nói chung và các tác phẩm nói riêng, sẽ có điểm giống và khác nhau như thế nào. Sau đây, chúng ta sẽ cùng so sánh yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích Thạch Sanh và đoạn trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của tác giả Nguyễn Dữ.

- Thân bài:

+ Điểm tương đồng:

1. Mô típ về thế giới thần linh, ma quỷ - nơi có những thế lực siêu nhiên mang nhiều sức mạnh vượt quá con người. Ở thế giới đó, vong hồn vẫn tồn tại sau khi chết và giao tiếp với con người dương gian. Với mô típ này đã tạo nên một thế giới kì bí, ẩn chứa những bí ẩn của siêu nhiên. Đó cũng chính là điểm cuốn hút và hấp dẫn người đọc để khai phá và tăng sức hấp dẫn của chuyện kể.

2. Ở thế giới thần linh cũng có sự phân chia Thiện - Ác. Ta bắt gặp trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên một Diêm Vương uy nghi, luôn công bằng và đứng về lẽ phải, một thổ công hiền hậu, có công với đất nước, luôn mong muốn đưa đến phúc đức cho nhân dân. Còn trong Thạch Sanh đó là vị Ngọc Hoàng sáng suốt và đầy lòng trắc ẩn, khi đã ban xuống cho đôi vợ chồng hiền hậu, tốt bụng nhưng tuổi đã già mãi chưa có con. Nhưng cũng có không ít yêu ma, quỷ quái cũng có phép thần thông như chằn tinh, đại bàng thần trong Thạch Sanh, hay các quan ăn hối lộ dưới Minh ti, viên bách hộ họ Thôi trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Thông qua việc xây dựng nhân vật có ác, có thiện, tác giả muốn gửi gắm thông điệp ẩn sâu trong thế giới thần linh chính là đại diện cho thế giới dương gian đang tồn tại.

3. Cái ác khó bị triệt tiêu. Thông qua yếu tố kì ảo, hai câu chuyện đã thể hiện sự tồn tại dai dẳng của cái ác. Như trong Thạch Sanh hồn ma của chằn tinh và đại bàng vẫn luôn bám lấy và hãm hại Thạch Sanh. Còn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là sự hoành hành tác quái bao năm của viên bách hộ họ Thôi dưới trướng là thần đền ban phúc lộc. Thông qua việc thể hiện cái ác khó bị triệt tiêu để nhằm tôn lên vinh quang chiến thắng của cái thiện, là một cuộc đấu tranh gian khó nhưng cuối cùng cái thiện vẫn chiến thắng vẻ vang.

+ Điểm khác biệt:

1. Thạch Sanh - các yếu tố thần kì tham gia vào cốt truyện để giúp đỡ những nhân vật bất hạnh và tiếp thêm sức mạnh cho người đứng ra bảo vệ cái thiện còn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, yếu tố thần kì là nơi để thể hiện tính cách nhân vật. Nhân vật Thạch Sanh được Ngọc Hoàng sai tiên ông dạy đủ thứ võ nghệ cao cường và mọi phép thần thông, chính điều đó đã giúp cho Thạch Sanh có thể giành chiến thắng về sau. Tuy nhiên trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, mọi việc vẫn ở chính con người Tử Văn gan trường, dám đối mặt với cái chết để bảo vệ cái thiện, lẽ công bằng. Như vậy có thể thấy, ở truyện cổ tích là nơi nhân dân gửi gắm ước mơ nên câu chuyện sẽ mang nặng vai trò của yếu tố kì ảo hơn.

2. Thạch Sanh - Yếu tố kì ảo góp phần đề cao nhân vật, xây dựng hình tượng nhân vật hoàn mỹ, là người anh hùng toàn vẹn. Thạch Sanh có nguồn gốc cao quý – mang dòng máu thần linh và tài năng phi thường của nhân vật. Tuy nhiên ở Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, không có yếu tố kì ảo nào trực tiếp phóng đại vẻ đẹp và sức mạnh nhân vật. Nguyên nhân là do truyện cổ tích xây dựng lên những kiểu nhân vật hình mẫu, những người anh hùng toàn vẹn nên cần yếu tố kì ảo nhằm phóng đại nhân vật. Ngược lại, trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên nhân vật cần được xây dựng gần gũi hơn với con người đời thường để nhằm tôn vinh, đề cao sức mạnh con người.

3. truyện cổ tích Thạch Sanh để cao triết lí sống “ở hiền gặp lành", kẻ ác phải chịu báo ứng còn tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để cao sự cứng cỏi, can đảm của kẻ sĩ, đấu tranh tìm sự công bằng. Chính từ hai thông điệp gửi gắm và mối quan tâm khác nhau đã tạo ra điểm khác nhau trong giá trị của các yếu tố kì ảo

- Kết thúc:

+ Yếu tố kì ảo đóng một vai trò quan trọng trong truyện kể. Dựa trên những yếu tố kì ảo ở văn học dân gian, văn học viết có thể tiếp tục kế thừa, phát huy và sáng tạo, để đưa đến những câu chuyện hấp dẫn, đi sâu vào lòng người đọc.

+ Lời kết và cảm ơn: Trên đây là phần trình bày của tôi về việc so sánh yếu tố kì ảo trong “Chuyện chức phán sự đền tản Viên” của Nguyễn Dữ với yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích “Thạch Sanh” . Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

Bài tiếp theo: Soạn bài Hai cõi U Minh - Cánh diều

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo

    Soạn văn 12 Cánh diều

    Xem thêm