Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để khẳng định mình

Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình

Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. UNESCO đã đề xướng mục đích học tập: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" như một lời khẳng định về sự bất diệt của việc học. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để có thêm tài liệu học Ngữ văn 12 nhé.

Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng

I. Dàn ý Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình

Dàn ý Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Câu nói khuyên nhủ con người hãy có tinh thần tự học, tích cực, cố gắng học tập, trau dồi bản thân, có những phương pháp học tập hữu ích, cố gắng học hỏi, thực hành để hoàn thiện bản thân.

b. Phân tích

- Biểu hiện của việc cố gắng học tập:

Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi.

Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình.

Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.

- Vai trò, ý nghĩa của việc cố gắng học tập:

Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác.

Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.

c. Liên hệ bản thân

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác. Lại có những bạn học sinh lười học, chưa thực sự tập trung vào việc học của mình,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.

Dàn ý Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Câu nói khuyên nhủ con người hãy tích cực, cố gắng học tập, trau dồi kiến thức, có những phương pháp học tập hữu ích, cố gắng học hỏi, thực hành, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân.

b. Phân tích

Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.

Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

c. Liên hệ bản thân

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

d. Phản đề

Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác. Lại có những bạn học sinh lười học, chưa thực sự tập trung vào việc học của mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.

II. Văn mẫu Nghị luận Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để khẳng định mình

Nghị luận Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình mẫu 1

Chúng ta ai cũng biết được việc học có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người. Chính vì vậy, ý kiến: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình” vô cùng đúng đắn và chính xác. Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học, từ thực tế cuộc sống. Mục đích đầu tiên của việc học là học để biết, để mở mang, có thêm kiến thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và con người. Con người từ chỗ chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, biết sơ sài đến biết sâu sắc, biết một lĩnh vực đến hiểu biết về nhiều lĩnh vực đời sống mà hoàn thiện bản thân. Ngoài ra, chúng ta cũng cần học vận dụng lí thuyết trong sách vở vào thực tế cuộc sống để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống của bản thân và góp phần tạo nên của cải cho xã hội. Một mục đích nữa của việc học đó là để hòa nhập xã hội, thích nghi với mọi môi trường sống. Bởi lẽ, "con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội". Bản chất, giá trị, nhân cách của con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các mối quan hệ đó. Mục đích sau cùng của việc học là học để tự khẳng định mình, để tạo được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống. Từ việc học, mỗi người có cơ hội khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất… Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ với người khác; học vì bằng cấp; học vì thành tích; học mà không có khả năng làm, không biết chung sống, không thể khẳng định mình. Từ những luận điểm trên, chúng ta rút ra được những kinh nghiệm học tập cho riêng mình. Học không chỉ ở một giai đoạn mà phải học suốt đời; không chỉ học trong nhà trường mà cần phải học ngoài xã hội; người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn dạy "làm người" và học phải đi đôi với hành để khẳng định mình. Sống có ích cho cuộc đời và cho gia đình, xã hội. Mỗi người trẻ chúng ta cần cố gắng học tập ngay từ hôm nay để có thể trở thành người công dân có ích cho xã hội.

Nghị luận Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình mẫu 2

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về trí tuệ của con người cũng ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, mỗi con người cần chuẩn bị cho mình một hành trang kiến thức thật vững chắc để bước vào đời và phải ý thức được tầm quan trọng của việc học, bởi lẽ: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. Câu nói đề cao vai trò và ý nghĩa của việc tự học. Học tập là quá trình mỗi người tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc dựa vào chính khả năng của mình mà không nhờ vả hay trông chờ vào bất cứ ai. Ngoài ra, tự học còn có thể được hiểu là chúng ta dựa vào kiến thức được thầy cô giáo hoặc người đi trước cung cấp để dựa vào đó hình thành những bài học cho riêng mình. Tự học giúp con người chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình. Từ đó, mỗi chúng ta sẽ trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình. Ngoài ra, tự học giúp chúng ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn, mỗi người sẽ có cách tổng hợp, chọn lọc kiến thức khác nhau, biến kiến thức nền chung thành bài học riêng cho mỗi người và khi gặp trường hợp thực tiễn lại có những cách xử lí khác nhau. Tự học còn giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì vì nó một quá trình dài đòi hỏi con người phải thật cô gắng mới cho kết quả tốt như mong muốn. Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương tự học tiêu biểu vừa kể trên thì vẫn còn những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết để giúp ích cho xã hội. Những người này đáng bị phê phán. Tự học là một đức tính tốt không chỉ giúp mỗi chúng ta rèn luyện để nâng cao kiến thức mà còn góp phần chung vào sự phát triển của toàn xã hội. Hãy rèn luyện cho bản thân mình một tinh thần tự học để có thể lĩnh hội nhiều hơn nữa những giá trị tốt đẹp mà con người nhiều năm nay đã dày công gây dựng.

Nghị luận Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình mẫu 3

Nước ta là nước ngàn năm văn hiến, luôn luôn đề cao vai trò của việc học. Song mỗi người lại có những phương pháp, mục đích học tập khác nhau. Nói về cách xác định đúng đắn mục đích của việc học, UNESCO đã từng đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Lời nhận định trên của UNESCO đã một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục đích học tập đúng đắn đối với mỗi cá nhân.

Học là quá trình con người lĩnh hội kiến thức về khoa học kĩ thuật, văn hóa xã hội và nhất là học để con người học cách chung sống cùng cộng đồng. Quá trình học của con người diễn ra một cách liên tục, người ta học ở mọi lúc và mọi nơi. Như nhà cách mạng vĩ đại nước Nga đã từng nói: "Học, học nữa, học mãi" (Lê-nin). "Học để biết" là quá trình con người tiếp nhận tri thức để mở mang hiểu biết cá nhân. "Học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" là cách con người ta áp dụng những lí thuyết vào trong thực tế lao động và sản xuất, học cách đối nhân, xử thế trong cuộc sống thường nhật. Và từ việc học để biết, học để làm, học để chung sống sẽ tạo cho mỗi cá nhân một vị thế, một chỗ đứng riêng trong xã hội để tự khẳng định mình.

UNESCO đã khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục tiêu học tập đúng đắn của mỗi cá nhân. Chỉ khi có được mục tiêu học tập đúng đắn con người mới xác định rõ phương pháp học tập để mang lại kết quả tốt nhất. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với những thế hệ thanh, thiếu niên, những chủ nhân tương lai của đất nước. Hơn thế nữa điều này còn phù hợp với đất nước ta khi đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

Mục đích đầu tiên của việc học mà UNESCO đề cập tới là "học để biết". Mục tiêu này được đặt lên hàng đầu là bởi: Kho tàng trí tuệ của nhân loại là vô tận mà con người chỉ như một hạt cát giữa sa mạc hay một giọt nước giữa đại dương mênh mông. Con người phải không ngừng học tập để tiếp nhận và bắt kịp với những tri thức đang ngày càng mở rộng của nhân loại. Học mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Học đưa ta vào những thế giới cực lớn như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất. Học đưa ta vượt thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp cánh cho ta tới ngày mai, và để hiểu sâu sắc hơn về thực tại. Quan trọng hơn cả việc học để biết sẽ tạo nền tảng cho việc thực hiện và áp dụng vào công việc sau này. Vậy nên con người phải không ngừng lĩnh hội những tri thức của nhân loại để làm giàu thêm hiểu biết cá nhân.

Chỉ khi con người đã lĩnh hội tri thức và vận dụng nó một cách thuần thục vào đời sống thì việc học tập đó mới thực sự là có ý nghĩa: "học để làm". Thực hành bằng chính sức lực của mình sẽ giúp con người kiểm tra được mức độ hiểu biết của bản thân. Không phải bất kì ai học giỏi là sẽ làm tốt. Khi các đề án, dự thảo của những giáo sư, tiến sĩ không được áp dụng vào thực tế thì đó chỉ là những lí thuyết suông. Những thứ ấy trở nên vô giá trị khi chỉ được lưu giữ trong bảo tàng, trong thư viện như một kỉ niệm lịch sử. Bởi việc học và hành phải đi liền với nhau mới mang lại kết quả cao. "Học để biết" sẽ giúp cho "học để làm" được thuần thục và tránh được những sai sót không đáng có trong việc áp dụng lí thuyết vào thực tế.

Mặc dù không được học tập một cách bài bản như những giáo sư hay tiến sĩ, song những người nông dân lại biết vận dụng một cách sáng tạo những gì họ chứng kiến và họ hiểu rõ mục đích , cái mà họ thực sự cần trong đời sống sản xuất. Họ học trên chính ruộng đồng, trên những luống cày, họ học bằng chính mồ hôi và nước mắt. Họ đúc rút từ quá trình lao động và tự đi tìm kiếm những giải pháp giúp cho cuộc sống đỡ vất vả, khó khăn, để sản lượng nông nghiệp đạt hiệu quả cao mà lại ít tốn công sức hơn. Nhà khoa học Lương Định Của đã tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt cho những người nông dân. Không những vậy ông còn là người biết áp dụng những gì đã nghiên cứu vào đời sống thực tại. Trong một lần đi trên đường, ông nhìn thấy bà con cấy dưới ruộng ông đã khuyên mọi người cấy ngửa tay cho nhanh và cây lúa sẽ nhanh bén rễ. Mọi người tưởng rằng đó chỉ là những lí thuyết suông nên đã mời ông xuống cấy thi. Nhà khoa học nhận lời, bước xuống ô tô rồi ông xuống ruộng và cấy. Ông cấy thi với một chị cấy nhanh nhất ở đó. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn ông đã bỏ xa chị kia, ông không chỉ cấy rất nhanh mà còn rất thẳng. Từ đó bà con đều khâm phục ông bởi ông không chỉ là nhà khoa học giỏi mà hơn thế nữa ông còn biết áp dụng những điều đó vào trong thực tế một cách thành thạo. Ông thực sự đã trở thành tấm gương cho việc "học để làm" để người khác học tập.

Khi đã học để biết và áp dụng được những điều đó vào trong thực tế cũng là lúc con người phải học cách chung sống với cộng đồng. "Học để chung sống" là cách con người điều hòa các mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày và điều đó chỉ thực hiện được khi mỗi cá nhân biết lắng nghe và thấu hiểu cùng mọi người. "Học để chung sống" thực sự thành công khi bạn có khả năng làm cho người khác hiểu, tôn trọng mình. Chắc hẳn bạn đọc vẫn chưa quên hình ảnh của nhân vật Giăng Van-giăng trong tiểu thuyết "Những người cùng khổ" với câu nói nổi tiếng: "Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là yêu thương nhau". Chính tình yêu thương, sự hi sinh cao cả của Giăng Van-giăng dành cho Cô-dét và Ma-ri-úyt đã khiến cho Gia-ve - một gã thanh tra cảnh sát độc đoán, lần đầu tiên cảm thấy mất phương hướng, nhảy xuống sông Xen tự tử. Không chỉ vậy, tình cảm cao quý ấy của ông đã giúp cho Phăng-tin, một người mẹ nghèo thất lạc con, được ra đi trong sự yên bình và thanh thản. Bằng ánh sáng của tình yêu thương Giăng Van-giăng đã đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai. Giăng Van-giăng là hiện thân cao đẹp nhất của lẽ sống tình thương, của sự chung sống hết mình vì cộng đồng, vì người khác. Chính vì vậy, tác giả Huy-gô đã tạo cho tiểu thuyết sức sống mạnh mẽ vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian.

Quá trình học tập diễn ra một cách liên tục và lâu dài vì thế đòi hỏi người học phải không ngừng tích lũy kiến thức, làm mới bản thân, và đặc biệt là không bao giờ được bằng lòng với những gì mà mình đã biết. "Học để tự khẳng định mình" là cách con người khẳng định bản thân với chính mình, mới có thể khẳng định mình với mọi người. Khi con người tự khẳng định được mình thì mới được mọi người công nhận, ngưỡng mộ, tôn trọng nhân cách của mình. Năm 2010, giáo sư Ngô Bảo Châu đã mang về vinh quang cho đất nước Việt Nam khi nhận giải thưởng Field về toán học tại Ấn Độ. Đây là giải thưởng cao quý nhất dành cho toán học thế giới. Trước khi giành được giải thưởng này, giáo sư Ngô Bảo Châu cũng là một trong những nhà toán học hàng đầu thế giới. Song để khẳng định chính mình với bản thân, với cộng đồng giáo sư vẫn không ngừng học tập và để mang về vinh quang cho Tổ quốc như ngày hôm nay. Mục đích là ngọn đèn chỉ đường cho những việc làm, hành động cho con người. Chỉ khi có mục đích rõ ràng mọi người mới có thể tránh được những thiếu sót, sai lầm, điều chỉnh hành vi của thân. Việc học cũng như vậy, khi con người xác định được mục tiêu học tập đúng đắn là bước đầu cho sự thành công của con đường học vấn.

Ở trên đời có nhiều người đi học, nhưng ít người biết học cho thành tài là do họ thiếu hoặc vẫn chưa xác định được mục đích học tập đúng đắn. Do không xác định được mục tiêu học tập nên những người này dễ cảm thấy mệt mỏi, chán ngán với việc học, với họ học chỉ mang tính chất chống đối. Tác hại của việc không xác định được mục tiêu học tập đã dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc đang diễn ra trong xã hội hiện nay. Đó là hành vi quay cóp, sử dụng tài liệu trong thi cử hay cách sống buông thả của một bộ phận học sinh, sinh viên gây ra những tệ nạn xã hội hiện nay. Đây thực sự là tình trạng đáng báo động, khi đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất cần đến những thanh niên tri thức, giàu hiểu biết về khoa học-kĩ thuật. Họ đang không làm đúng với bổn phận của công dân. Qua đó, ta lại càng thấy được vai trò to lớn của việc xác định mục đích học tập đúng đắn mà UNESCO đã đề xướng.

Là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường tôi càng thấu hiểu vai trò của cách xác định mục đích học tập đúng đắn. Chỉ khi có được điều này ta mới có thể xác định phương pháp và cách thức học tốt nhất để mang lại hiệu quả học tập cao. Những bạn chưa xác định được mục đích học tập thì thường chán nản, bỏ bê việc học điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của họ sau này.

Tục ngữ Nga có câu: "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học". Con người được đi học sẽ mở mang thêm hiểu biết làm giàu thêm tri thức nhân loại. Nên để cho việc học có hiệu quả cao thì mỗi người cần xác định cho mình một mục đích học tập đúng đắn có thể như UNESCO đã đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình mẫu 4

Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

Mục đích học tập mà UNESCO để ra không chỉ phù hợp với thời đại mà luôn là mục đích rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng hai yêu cầu: tiếp thu kiến thức và yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết: "học đế biết”. Bài học đầu tiên của mỗi học sinh là học chữ cái, con số rồi cách viết, cách đọc. Chính từ nên tảng cơ bản nhất ây đã dần hình thành nên một hệ thống kiến thức toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiến thức cho mình. Qua việc học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập cơ bản nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con người sáng rạng ra.

Tuy nhiên, ông cha ta quan niệm: "Trăm hay không bằng tay quen”. Nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại. Một ví đụ dễ thấy rằng cuộc sống của chúng ta, không ít người hiểu rộng biết nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân "chân lấm tay bùn” suốt ngày "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” không được học hành đào tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi, xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là những con người biết trang trí bản thân chứ không biết rèn luyện bản thân.

Như vậy "học" thôi chưa đủ mà còn phải "đi đôi với hành" nữa. Tất nhiên chúng ta không nên nghiêng phiên diện một phía: "học" quan trọng hơn "hành" quan trọng hơn mà cần biết điều hòa kết hợp giữa hai yêu tố đó. Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền đề quan trọng. Để hoàn thành công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết để vận dụng cho phù hợp. Công nghệ hiện đại khác nhiều với việc cày cấy, luân phiên mùa vụ của nông dân trên đồng ruộng. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn. Qua đây, ta thấy được tác động hai chiều giữa "học” và "hành", "biết" và "làm", chúng bổ sung, tương tác với nhau, là hai mặt của quá trình.

Bên cạnh việc đề cao giữa thu nhận kiến thức và thực hành, UNESCO đã chỉ ra:" học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Đây chính là mục đích học tập rất nhân văn. Học tập giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh làm cho những trạng thái tâm hồn ta trở nên linh hoạt hơn, đa dạng phong phú hơn. Ta đã biết mỉm cười trước niềm vui của người khác, biết đau trước những nỗi đau của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông và tìm được chính mình. Tri thức tự nó đã là sức mạnh giúp cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự tin hơn trong cuộc sống.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. Một bộ phận học sinh, sinh viên thời nay đã không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình. Họ miệt mài trong học tập như cái máy, coi việc học như nhiệm vụ, trách nhiệm không thể chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy cô. Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp công danh mà họ trở nên thực dụng trong việc học và quên đi lợi ích của việc học, thiết nghĩ: nếu như cả xã hội này coi học tập chi là nghĩa vụ bắt buộc và chỉ dừng lại ở mức độ biết thì mỗi cá nhân sẽ không phát huy được tài năng, cá tính sáng tạo của bản thân và vô tình kim hãm sự phát triển xã hội. Vì vậy việc xác định mục đích học tập là rất quan trọng.

Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó ta định hướng học tập dễ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như một cái thang dài vô tận, bước qua một bậc thang ta có thêm hành trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp con người!

Nghị luận Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình mẫu 5

Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại mà khoa học kĩ thuật công nghệ thông tin ngày một nâng cao. Trong xã hội đó ấy, làm việc gì cũng cần phải có hiểu biết, có trí thức. vì vậy việc học là rất cần thiết và có vai trò ý nghĩ vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta.tuy nhiên việc học là một quá trình tích luỹ kiến thức lâu dài mà tri thức nhân loại lại là vô bờ bến. thế nên chúng ta cần có một sự tập trung ý chí và xác định thật đúng đắn mục đích học tập của mình. mục đích học tập do tổ chức UNESCO đề xướng là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu thật rõ nhé!

Từ xưa đến nay con người không ngừng học hỏi tiếp thu tri thức của nhân loại. vậy nên chúng ta đã biết và làm dược những điều to lớn làm thay đổi cả thế giới

1. Học để biết: học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là cả cuộc đời. học là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích luỹ kiến thức cho bản thân mình từ thầy cô giáo bạn bè trên tư liệu sách vở và học ở ngoài cuộc sống. kiến thức nhân loại vô cùng phong phú khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển cố nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cần được chúng ta giải quyết và tiếp thu. Tuy nhiên những điều ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ trong khi đó điều ta chưa biết lại là biển cả rộng lớn bao la. Vì vậy còn có nhiều miền tri thức cần được chúng ta khám phá học hỏi. thé nên việc học trước hết là hướng đến mục đích học để biết nhiều miền kiến thức ấy để thế giới xung quanh mở ra một cách sáng tỏ trước mắt bạn lật mở mọi vấn đề mọi khía cạnh của cuộc sống muôn màu. có vậy chúng ta mới có thể không lạc hậu với thời đại và yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

2. Học để làm: “học phải đi đôi với hành” lời dạy thật có ý nghĩa rất quan trọng đối với iệc học của chúng ta ngày nay.tiếp thu kiến thức hôm nay mà không quên những điều đã học ngày hôm qua thì đó mới gọi là việc học đúng cách.muốn vậy thì tất cả chúng ta phải học tập kiến thúc lí thuyết sau đó vận dụng làm nó ngoài thực tế để thêm hiểu phần kiến thức ấy và ghi nhớ sâu hơn. ở đây theo UNESCO muốn nhắn bảo chúng ta phải kết hợp song song việc học và làm với nhau có như vậy việc học mới thực sự có ích. Học và làm việc dựa trên những kiến thức đã học vừa là mục đích vừa còn là phương phát học tập. một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu kiến thức mà không vận dụng vào thực tiễn thì việc học thật khô khốc không linh động. trong khi vừa học ta lại áp dụng giải quyết những công việc của cuộc sống thì đó là cơ hội để giúp đỡ bản thân gia đình và xã hội đó còn là dịp để bạn phát triển tư duy sáng tạo của mình.

3. Học để chung sống: “ngọc không mài không thành đồ vậy người không học không biết rõ đạo” làm người ở đời phải có có học, cần am tường hiểu biết mọi vấn đề xã hội, đó là điều cần thiết cho mỗi chúng ta.nhưng việc học còn mang lại cho con người ta sự hiểu biết về đạo lí làm người đạo lí đối nhân xử thế cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống hằng ngày.trong quá trình học tập chúng ta sẽ có nhiều bài học về đạo đức nhiều câu chuyện hay về lòng nhân hậu … từ đó hình thành ý thức rèn luyện nên nhân cách con người ý thức cái hay cái đẹp làm việc tốt giúp đỡ mọi người xung quanh có những đức tính tốt và cần thiết trong cuộc sống của mỗi người: siêng năng chăm chỉ hiếu thảo nhân hậu …tất cả đã làm hoàn thiện bản thân bạn.hơn thế nưa là con người có văn hoá có đạo đức biết cách ứng xử đúng đắn với mọi người bạn sẽ thực sự hoà nhập và thích ứng nhanh với môi trường khác nhau của xã hội. đó là chúng ta đã học được cách chung sống. thế giới này chỉ tồn tại nhưng con người biết chung sống hoà thuận gân gũi gắn bó với nhau để tạo thành một cộng đồng một xã hội bền vững từ đó biết giữu gìn nó và giữ gìn cải tạo thiên nhiên đang ngày càng xấu đi do hiện tượng nóng lên toàn cầu. khi con người biết chung sống thì người người nắm tay nhau trong tình thân ái đất nước hoà bình thịnh trị . giữa đát nước trên thế giới sẽ không có mâu thuẫn, chiến tranh tất cả đều hướng tới sự phát triển của nhân loại làm chủ thế giới làm chủ vũ trụ và những miền tri thức mới.có vậy mới có thể hướng tới một xã hội tốt đẹp một thế giới phát triển trong hoà bình.

4. Một người vừa có tri thức vừa có trình độ văn hoá hay giúp đỡ người khác thành công trong công việc và cuộc sống thì sẽ được mọi người kính nể cảm phục. mọi người khác sẽ lấy đó làm tấm gương học hỏi theo và bạn luôn được tôn trọng và nhận những tình cảm yêu mến.mình có tài có đức ai lại không trọng dụng. đó là học để tự khẳng định mình.mỗi người đều có một tính cách riêng và luôn muốn khẳng định mình được xã hội công nhận. nếu không ngừng nỗ lực học tập rèn luyện cả chí tài đức trở thành người có ích cho xã hội thì bạn sẽ có một “thương hiệu” riêng cho bản thân mình

5. Mục đích học tập của unesco đề xướng thật đúng đắn và có ý nghĩa to lớn trong việc học tập ngày nay của mỗi chúng ta trước những thay đổi từng ngày từng giờ của thế giới. Hiểu rõ và thực hiện theo đúng như thế tương lai tươi sáng đang chờ đón bạn hãy biết nắm lấy cơ hội !

Bài làm

Con người luôn luôn có nhu cầu học hỏi, mở mang tầm hiểu biết. Chính nhờ việc tích lũy và tìm tòi tri thức mà con người có sự phát triển vượt bậc như ngày nay. Trong xã hội, những con người có hiểu biết rộng luôn được trọng vọng, những người cầu tiến, ham học hỏi luôn được mọi người quý trọng, giúp đỡ. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu hết được mục đích cũng như tầm quan trọng của việc học. Chính vì vậy mà UNESCO – Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên hiệp quốc đã đưa ra đề xướng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” như một định hướng cho việc học tập của mọi người.

“Học” là quá trình tiếp thu và tích lũy kiến thức. Chính từ quá trình này, chúng ta mới biết được những điều cần thiết làm hành trang trong đời. Có học, chúng ta mới có đủ kiến thức để giải quyết những khó khăn và đạt được những thành công trong công việc. Có tìm tòi về thế giới, chúng ta mới biết về những nền văn hóa mới, mới biết được cách tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia, từ đó, chúng ta mới có thể chung sống trong hòa bình, hòa hợp. Và có học, chúng ta mới có thể tạo được chỗ đứng riêng của mình, khẳng định được bản thân trong xã hội. Đó chính là những tác động to lớn của việc học mà UNESCO muốn gửi gắm trong câu “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Chẳng phải, đây là những điều chúng ta luôn mong muốn, luôn đặt làm mục tiêu hàng đầu để phấn đấu, nỗ lực hay sao? Thông qua lời đề xướng, UNESCO đã mang đến cho chúng ta một thông điệp: việc học sẽ mang lại những thay đổi to lớn cho cuộc đời mỗi con người và có thể là cả thế giới.

Kiến thức là một kho tàng bao la vô tận. Tất nhiên là không một ai có thể nắm giữ hết kho tàng ấy, bởi vì nó quá to lớn và luôn luôn mở rộng không ngừng. Tuy vậy, con người chúng ta luôn có khao khát được chinh phục kho tàng này, dù việc đó chẳng dễ dàng gì. Và chỉ có việc học mới có thể giúp chúng ta thực hiện ước mơ đó. Chúng ta có thể học từ nhiều nguồn, bằng nhiều cách khác nhau. Không có một công thức nào, cũng không có giới hạn nào về thời gian và không gian cho việc học cả. Chúng ta có thể học từ thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh; học từ những kinh nghiệm trong cuộc sống,… rồi lại mang những kiến thức đó áp dụng vào cuộc sống, “làm giàu” cho bản thân ta cả về vật chất lẫn tinh thần và thậm chí giúp đỡ những người khác. Một đất nước có nhiều công dân có trình độ, có tri thức sẽ phát triển rất nhanh và nhanh chóng trở thành một nước phát triển, giàu có, thịnh vượng.

Dân tộc ta có truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay. Xưa kia, có không ít những vị Trạng nguyên nhà nghèo nhưng vẫn quyết chí học hành, dùi mài kinh sử, gắng đem công sức, hiểu biết của bản thân ra xây dựng đất nước. Nhiều người trong số họ đã giúp đất nước ta giữ vững độc lập, chủ quyền. Họ đã khẳng định được mình và được lịch sử vinh danh. Ngày nay, hàng ngàn học sinh trên cả nước dù gặp khó khăn về vật chất nhưng vẫn cố gắng đi học vì họ biết rằng học tập là con đường duy nhất có thể thay đổi cuộc sống của họ, giúp họ chứng tỏ được mình trong xã hội. Thậm chí, cả những người đã có địa vị, có được nhiều thành công trong công việc vẫn phải học. Họ không nhất thiết phải đi học, song họ đã tự ý thức được tầm quan trọng của việc học đối với cuộc sống, với công việc, với sự nghiệp của mình. Có lần, một tờ báo đăng một bài viết về lớp học tiếng Việt ở Đức, về việc học tiếng Việt, văn hóa Việt của những người Đức chuẩn bị sang Việt Nam là việc. Không ai yêu cầu họ làm như vậy, nhưng họ biết đó là những điều cần thiết cho cuộc sống của họ ở một đất nước mới với nền văn hóa khác biệt rất nhiều so với văn hóa Đức.

Học hành có ý nghĩa to lớn như vậy, song không phải ai cũng nắm bắt được mục đích của việc học. Có những bạn học sinh chây lười, chán nản, bỏ bê học hành; lại có những bạn học hành qua loa, không nghiêm túc với hy vọng vượt qua được những kỳ kiểm tra mà không chú ý đến việc học thực chất. Như vậy, làm sao các bạn có thể nắm bắt được những kiến thức cần thiết cho mai sau? Liệu rồi đây, các bạn sẽ đương đầu với những thử thách trong cuộc sống như thế nào nếu không có một nền tảng tri thức vững chắc? Lại còn những bạn học hành rất chăm chỉ, luôn luôn dành thời gian cho việc học mà quên mất thời gian cho thế giới bên ngoài. Có lẽ các bạn quên rằng thế giới ấy luôn ẩn chứa những bài học bất ngờ mà sách vở không bao giờ có thể dạy cho các bạn được. Và cũng chính thế giới ấy mới là nơi các bạn thực hành và trải nghiệm những kiến thức các bạn học được.

Học hành rất quan trọng, song cách học cũng như cách sắp xếp, cân bằng thời gian giữa học và thư giãn cũng rất quan trọng. Nếu không biết phương pháp học phù hợp thì dù học rất nhiều song ta không tiếp thu được bao nhiêu, còn nếu không cân bằng được thời gian ta sẽ bị quá tải, từ đó dẫn đến chán nản rồi cuối cùng là lười học. Một trò chơi nhỏ, một bản nhạc hay một bộ phim yêu thích sẽ giúp ta xua tan căng thẳng, chuẩn bị cho việc tiếp thu những kiến thức mới.

“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là một điều đúng đắn, và lời đề xướng này càng có ý nghĩa hơn nữa khi con người càng ngày càng phát triển hơn, tiến bộ hơn và chân trời tri thức ngày một rộng hơn. Trong tương lai, khi toàn thế giới đã chuyển sang nền kinh tế tri thức, kiến thức sẽ là nhân tố chính để có được chỗ đứng trong xã hội. Nếu không muốn bị bỏ lại phía sau nhân loại thì ta chỉ có một con đường là học mà thôi. Học để có thể tiến ra thế giới, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” với một thái độ kiêu hãnh chứ không phải tự ti, rụt rè.

Nghị luận Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình mẫu 6

Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin đang ngày càng cao. Trong bối cảnh đó, việc học trở nên quan trọng và đóng vai trò quyết định đối với mỗi cá nhân. Hãy cùng nhau khám phá sức mạnh của học tập và vai trò quan trọng của nó trong cuộc sống!

Ngày nay, việc học không chỉ là quá trình tích luỹ kiến thức mà còn là hành trình tìm hiểu về bản thân, về xã hội. Kiến thức là vô tận, và chúng ta cần phải tập trung ý chí và xác định mục tiêu học tập của mình. Mục tiêu học tập theo đề xuất của UNESCO là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Hãy hướng dẫn bản thân mình đến những hiểu biết mới!

Từ thời xa xưa, con người không ngừng học hỏi để tiếp thu tri thức và thay đổi thế giới. Học để biết là hành trình không ngừng, thu nhận kiến thức từ mọi nguồn, và áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày. Nhưng điều chúng ta biết chỉ là một phần nhỏ so với những điều chúng ta chưa biết. Học để biết nhiều hơn, để mở rộng tầm nhìn và không bị tụt hậu với thời đại mới.

Học để làm là quan trọng không kém. Lời khuyên 'Học phải đi đôi với hành động' thể hiện tầm quan trọng của việc kết hợp lý thuyết và thực tế. Áp dụng kiến thức đã học vào công việc và cuộc sống hàng ngày giúp chúng ta hiểu sâu hơn và ghi nhớ lâu dài. UNESCO khuyến khích việc kết hợp học và làm, giúp học tập trở nên ý nghĩa hơn.

Học để chung sống đồng nghĩa với việc hiểu rõ xã hội và thế giới xung quanh. Điều này không chỉ giúp chúng ta trang bị kiến thức về đạo đức và tư duy nhân văn, mà còn giúp chúng ta hoà nhập và thích ứng với môi trường xã hội đa dạng.

Việc học không chỉ là học về kiến thức mà còn là học về bản thân. Một người có kiến thức và văn hoá, giúp đỡ người khác và đạt được thành công trong cuộc sống, sẽ được mọi người kính trọng. Học để tự khẳng định mình là mục tiêu cao cả mà mỗi người chúng ta nên theo đuổi. Hãy nắm bắt cơ hội và hướng tới một tương lai tươi sáng!

Nghị luận Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình mẫu 7

Xã hội đang ngày càng phát triển, và nhu cầu về trí tuệ của con người cũng không ngừng tăng. Để đáp ứng nhu cầu này, mỗi người cần chuẩn bị cho mình một kho kiến thức vững chắc để vượt qua cuộc sống. Họ cần thấu hiểu tầm quan trọng của việc học, bởi vì: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình." Câu này thể hiện sự tôn trọng và ý nghĩa của việc tự học.

Học tập là quá trình mỗi người tự ý thức tìm kiếm, học hỏi, và tích lũy kiến thức bổ ích, từ đó phát triển trong cuộc sống và công việc dựa trên khả năng của bản thân mà không cần sự giúp đỡ từ người khác. Tự học cũng có thể hiểu là sử dụng kiến thức mà giáo viên hoặc những người đi trước đã cung cấp để hình thành những bài học riêng. Tự học giúp con người tự tin tìm kiếm và tiếp thu kiến thức bổ ích, rút ra những bài học cá nhân. Điều này làm cho chúng ta trở nên linh hoạt hơn trong cuộc sống của mình.

Ngoài ra, tự học giúp chúng ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Mỗi người có cách tổng hợp và lựa chọn kiến thức khác nhau, biến nền tảng kiến thức thành bài học riêng biệt và áp dụng cách giải quyết khác nhau khi gặp các tình huống thực tế. Tự học cũng giúp chúng ta rèn luyện tính kiên nhẫn vì nó là một quá trình dài đòi hỏi sự nỗ lực để đạt được kết quả mong muốn.

Tuy nhiên, bên cạnh những người tự học mẫu mực như đã đề cập, vẫn có những người lười biếng, không muốn tìm kiếm và học hỏi để mở rộng kiến thức và góp phần cho xã hội. Những người này đáng bị phê phán. Tự học là một phẩm chất tốt không chỉ giúp chúng ta nâng cao kiến thức mà còn đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Hãy rèn luyện tinh thần tự học để chúng ta có thể tiếp thu những giá trị tốt đẹp mà con người đã xây dựng trong nhiều năm qua.

Nghị luận Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình mẫu 8

Chúng ta đều thừa nhận vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc học đối với cuộc sống con người. Do đó, ý kiến "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình" là hoàn toàn chính xác và phù hợp. Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học và cuộc sống thực. Mục đích đầu tiên của việc học là để hiểu biết, mở rộng kiến thức về cuộc sống, tự nhiên, xã hội và con người. Từ việc không biết, ít biết, biết sơ sài, ta trở thành người biết nhiều, biết sâu sắc và hiểu biết về nhiều lĩnh vực, từ đó hoàn thiện bản thân. Hơn nữa, chúng ta cần áp dụng những kiến thức lí thuyết từ sách vở vào thực tế để tạo ra giá trị vật chất và tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống cá nhân và góp phần tạo dựng xã hội. Mục tiêu học tập khác là hòa nhập vào xã hội và thích nghi với mọi môi trường sống. Vì "con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội", bản chất, giá trị và nhân cách của con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định và thử thách trong các mối quan hệ đó. Mục đích cuối cùng của việc học là tự khẳng định bản thân, để có vị trí và địa vị vững chắc trong xã hội, thể hiện ý nghĩa tồn tại cá nhân trong cuộc sống. Chỉ khi có kiến thức, khả năng hành động và khả năng chung sống, mỗi người mới có thể tự khẳng định mình. Từ việc học, mỗi người có cơ hội khẳng định kiến thức tích lũy, khả năng lao động và sáng tạo, cũng như nhân cách và phẩm chất của bản thân. Từ những mục đích học tập chính đáng này, chúng ta nhận thấy những sai lầm trong nhận thức về học tập: học không có mục đích, coi học là nghĩa vụ đối với người khác, học vì bằng cấp, học vì thành tích, học mà không có khả năng hành động, không biết chung sống và không thể tự khẳng định mình. Từ những luận điểm này, chúng ta rút ra được những kinh nghiệm học tập cho bản thân. Học không chỉ xảy ra ở một giai đoạn mà phải là một quá trình liên tục suốt đời; không chỉ xảy ra trong nhà trường mà còn phải xảy ra trong xã hội; người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn giáo dục về "làm người," và học phải đi đôi với hành động để khẳng định bản thân. Sống có ích cho cuộc đời và cho gia đình, xã hội. Mỗi người trẻ chúng ta cần nỗ lực học tập ngay từ hôm nay để trở thành công dân có ích cho xã hội.

III. Bài viết số 1 lớp 12 đề 1, đề 2

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
64
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • ۶ⓣ❍p¹ℳųʀⓐɖ¹ĐạŤ¹
    ۶ⓣ❍p¹ℳųʀⓐɖ¹ĐạŤ¹

    VnDoc nhiều tài liệu hay quá nha

    Thích Phản hồi 11/06/22
    • Chồn
      Chồn

      Mình xin ít tài liệu phần NLXH này với

      Thích Phản hồi 11/06/22
      • Mít Xù
        Mít Xù

        Mình cần tài liệu ôn thi THPT, bạn cho mình xin, cảm ơn bạn nhiều

        Thích Phản hồi 11/06/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 12

        Xem thêm