Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 12: Thực hành một số phép tu từ cú pháp

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 12: Thực hành một số phép tu từ cú pháp để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Ngữ văn 12: Viết bài làm văn số ba - Nghị luận văn học

Giáo án bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Giáo án Ngữ văn 12: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

C. Mục tiêu:

Giúp HS:

  • Nắm được một số phép tu từ cú pháp (phép lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen) và tác dụng nghệ thuật của chúng.
  • Nhận biết và phân tích được các phép tu từ cú pháp trong văn bản, có kĩ năng sử dụng các phép tu từ cú pháp khi cần thiết.

B. Phương pháp - phương tiện:

1. Phương pháp: Thực hành, luyện tập, làm việc theo nhóm…

2. Phương tiện:

GV: Giáo án.

HS: Phần chuẩn bị bài, sgk.

C. Tiến trình bài dạy:

Bài cũ: Phân tích tác dụng tạo hình tượng của việc sử dụng điệp vần trong các từ láy của hai câu thơ sau:

Đoạn trường thay lúc phân kì

Vó đâu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh

Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

GHI CHÚ

HĐ1: Hd HS tìm hiểu phép lặp cú pháp.

TT1: GV yêu cầu HS đọc bài tập 1- sgk.

HS làm việc cá nhân theo yêu cầu của bài tập. GV yêu cầu trình bày kết quả trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt:

TT2: GV gọi HS đọc bài tập 2 – sgk.

HS làm việc theo nhóm (4 người/ nhóm), dựa vào gợi ý sgk để thảo luận, đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét chung, chốt lại:

TT3: GV yêu cầu HS đọc bài tập 3 – sgk. HS làm việc theo nhóm nhỏ, trình bày kết quả, các nhóm nhận xét, GV nhận xét chung, khẳng định lại đáp án.

HĐ2: Hd HS làm bt về phép liệt kê.

TT1: GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 – sgk. HS làm việc theo nhóm (2 nhóm làm bt 1a, 2 nhóm làm bt 1b), trình bày kết quả, các nhóm nhận xét, GV nhận xét chung, khẳng định lại đáp án.

HĐ3: Hd HS làm bài tập về phép chêm xen

TT1: GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 – sgk. HS làm việc theo nhóm (2 nhóm làm bt 1a, 2 nhóm làm bt 1b), trình bày kết quả, các nhóm nhận xét, GV nhận xét chung, khẳng định lại đáp án.

TT2: GV yêu cầu HS đọc bài tập 2– sgk. GV hướng dẫn HS thực hiện bài làm ở nhà

I. Phép lặp cú pháp

1. Bài tập 1

a. Câu có hiện tượng lặp kết cấu cú pháp

- Hai câu mở đầu “Sự thật là...”

- Hai câu mở đầu “Dân ta...”

→ Tác dụng: Tạo âm hưởng đanh thép, hùng hồn, thích hợp với việc khẳng định nền độc lập của VN.

b. Lặp cú pháp ở:

- Hai câu đầu

- Ba câu sau

→ Tác dụng:

+ Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta.

+ Bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào trước sự trù phú của đất nước.

c. Lặp từ ngữ, cú pháp

- Lặp từ: Nhớ sao

- Lặp cú pháp: những câu cảm thán.

→ Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi nhớ da diết của người ra đi đối với cảnh sinh hoạt và thiên nhiên Tây Bắc.

2. Bài tập 2 - sgk

a. Mỗi câu hai vế đối với nhau chặt chẽ về số tiếng, từ loại, kết cấu ngữ pháp của từng vế.

b. Số tiếng ở hai câu bằng nhau, đối về từ loại, đối về nghĩa.

c. Kết cấu ngữ pháp giống nhau, số tiếng ở hai câu bằng nhau, các tiếng đối nhau về từ loại và về nghĩa.

d. Lặp cú pháp kết hợp với phép đối trong từng câu.

3. Bài tập 3 – sgk

Gợi ý:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm hôm bếp lửa người thương đi về

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

(Việt Bắc – Tố Hữu)

→ Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi nhớ của nhà thơ đối với cảnh vật và những đại danh của vùng đất Việt Bắc.

II. Phép liệt kê

1. Bài tập 1

a. Phép liệt kê phối hợp với phép lặp cú pháp

Mô hình: hoàn cảnh + thì + giải pháp

Không có mặc + thì + ta cho áo...

→ Tác dụng: Nhấn mạnh sự đối đãi chu đáo của Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh.

b. Lặp kết cấu cú pháp

Chủ ngữ + vị ngữ + bổ ngữ

→ Tác dụng: Vạch trần tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.

III. Phép chêm xen

1. Bài tập 1

a. - Vị trí: giữa câu

- Dấu hiệu nhận biết: dấu ngoặc đơn

- Vai trò: chú thích

b. - Vị trí: cuối câu

- Dấu hiệu: dấu phẩy

- Vai trò: bổ sung thông tin, nhấn mạnh sắc thái biểu cảm (sợ hãi).

c. - Vị trí: cuối mỗi câu

- Dấu hiệu: dấu ngoặc đơn

- Vai trò: nhấn mạnh sắc thái biểu cảm (ngạc nhiên, yêu thương)

d. - Vị trí: giữa câu

- Dấu hiệu: dấu phẩy

- Vai trò: bổ sung thông tin

2. Bài tập 2 – sgk

* Gợi ý

- Nhà thơ Tố Hữu, lá cờ đầu của văn học cách mạng Việt Nam hiện đại, đã viết bài thơ «Việt Bắc» vào những ngày rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội. Bài thơ thấm đượm cảm xúc lưu luyến và tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Việt Bắc, nơi đã nuôi dưỡng cán bộ và quân đội cách mạng trong suốt chín năm trường kì kháng chiến. Việt Bắc là một thi phẩm đặc sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam.

- Tác dụng: Cung cấp thêm thông tin cần thiết về nhà thơ và điạ danh Việt Bắc.

Dặn dò:

* Bài cũ: Hoàn thành bài tập 2 sgk (trang 153)

* Bài mới:

Tham khảo các bài tập ở sách bài tập để chuẩn bị cho tiết bs tiếp theo.

Soạn bài «Sóng»

  • Đọc trước phần tiểu dẫn
  • Đọc kĩ văn bản
  • Tìm một số bài thơ nói về đề tài tình yêu
  • Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 phần hướng dẫn học bài.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm