Dàn ý Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động
Ngữ văn lớp 12: Dàn ý Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động
Để giúp các bạn học sinh lớp 12 học tập hiệu quả hơn môn Ngữ văn, VnDoc mời các bạn học sinh và thầy cô tham khảo tài liệu: Dàn ý Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động, với nội dung đã được VnDoc cập nhật chi tiết sẽ là nguồn thông tin hữu ích dành cho các bạn học sinh tham khảo để học tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời các bạn học sinh và thầy cô cùng tham khảo.
Nghị luận xã hội: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động
Nghị luận xã hội: Tình thương là hạnh phúc của con người
Lập dàn ý Cảm nghĩ về người mẹ yêu quý của em
Dàn ý Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình
Học tốt Ngữ văn lớp 12: Dàn ý Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động
Bài làm 1
1. GIẢI THÍCH KHÁI NIỆM (TỪ NGỮ)
- Đức hạnh là khái niệm biểu đạt “đạo đức và tính nết tốt, thường dùng để nói về phụ nữ” (theo Từ điển Tiếng Việt, sđd, tr 558). Trong câu nói của Xi-xê- rông nó được dùng để chỉ đạo đức và tính nết tốt của con người nói chung.
- Hành động: Là “làm những việc những việc cụ thể nào đó, ít nhiều quan trọng một cách có ý thức, có mục đích” (sđd tr 653).
- Nói “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” nghĩa là cái làm nên giá trị của một người là những việc làm có ý thức cụ thể - những việc làm xuất phát từ những mục đích tốt đẹp khác nhau, gắn với những quy mô lớn nhỏ khác nhau.
- Nguyên nhân: Là do suy nghĩ, nhận thức biểu hiện bản chất, giá trị con người ở dạng tiềm ẩn, trừu tượng khó nhận biết. Lời nói tuy cũng biểu hiện trực tiếp bản chất nhung không có độ tin cậy cao: “Đừng nghe anh ta nói, hãy xem anh ta làm”. Chỉ hành động mới biểu hiện rõ nhất, có sức thuyết phục hơn cả mọi phẩm chất của đức hạnh - giá trị bản chất của con người. Hec-béc (Anh) cũng khẳng định: “Câu trả lời ngắn nhất là hành động”.
2. PHÂN TÍCH, LÝ GIẢI
Cau nói của M. Xi-xê-rông thể hiện một quan niệm đúng đắn về một trong những thước đo tin cậy về bản chất tốt đẹp của con người là hành động.
a) Đức hạnh trong lĩnh vực tu dưỡng, học tập mà bản thân cần trau dồi là gì?
Với tuổi trẻ học đường, đặt trong bối cảnh xã hội, xu thế thời đại, đức hạnh cần trau dồi trong quá trình tu dưỡng, học tập là “Rèn đức - Luyện tài vì ngày mai lập nghiệp”. Cụ thể:
+ Xác định được lý tưởng, mục đích cuộc sống mục đích cao đẹp: góp phần tích cực để xây dựng đất nước “Dân giàu- nước mạnh- xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
+ Tự giác rèn luyện thể chất, chăm lo sức khỏe bản thân.
+ Xây dựng cho mình một lối sống đẹp: Nhân ái, năng động, tự tin, có trách nhiệm với với tương lai tốt đẹp của chính mình, của đất nước.
+ Có ý chí quyết tâm vượt khó, say mê, sáng tạo, xác định được một phương pháp học tập khoa học để tích lũy, làm giàu tri thức; biết vận dụng hiệu quả những tri thức, hiểu biết vào cuộc sống …
b) Từ những phẩm chất đạo đức cần thiết ấy, bản thân cần hành động ra sao để phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức mà mình theo đuổi?
Mọi người cần có hành động cụ thể:
- Quan tâm, chăm sóc, những người thân trong công việc gia đình.
- Tham gia một cách tự nguyện, tự giác, nhiệt tình các hoạt động xã hội, từ thiện được tổ chức, phát động ở địa phương cư trú hay nơi công tác học tập.
- Đoạn tuyệt, tránh xa, tích cực đấu tranh chống lại những tệ nạn xã hội có sức cám dỗ tuổi trẻ: nghiện hút trộm cắp, đua xe…và những thói quen xấu mà tuổi trẻ thường mắc phải: Sống tự do, buông thả, đua đòi, lười biếng, lề mề, cẩu thả, vô tâm, ích kỷ, chỉ biết hưởng thụ mà không biết nghĩ đến trách nhiệm, những hành vi, lối sống ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng …
c) Trên thực tế bản thân đã thực hiện được điều gì, có khó khăn gì khi biến nhận thức thành hành động?
- Đây là nội dung người viết cần thể hiện chân thành những suy nghĩ của bản thân, thể hiện khả năng tự đánh giá về chính mình. (có thể xoáy vào những nội dung cơ bản theo gợi ý sau: Đã xác định cho mình lý tưởng, mục đích sống đúng đắn chưa? Có kiên trì theo lý tưởng, mục đích đó không? trong cuộc sống mình có cần thiết phát huy, có gì cần khắc phục, thay đổi? Cần từ bỏ dứt khoát những thói quen xấu nào?
- Trong quá trình chuyển nhận thức thành hành động, thấy xuất hiện những khó khăn, trở ngại: lối tư duy còn máy móc, giáo điều; tinh thần chưa thật quyết tâm; thiếu bản lĩnh, tự chủ hay bị chi phối bởi dư luận; tâm lý mặc cảm, tư ti (tùy từng cá nhân mà xác định trở ngại lớn nhất của bản thân là gì?).
3. BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ
- Bài học có ý nghĩa lớn nhất mà bản thân đúc kết được từ câu nói của Xi - xê- rông. Mỗi con người có cách tự bộc lộ, tự khẳng định mình khác nhau song cách tự khẳng định, tự bộc lộ mình ngắn nhất, thông qua hành động và bằng hành động .
- Và hành động cũng là thước đo tin cậy nhất để nhận biết, đánh giá bản chất, giá trị tốt đẹp nhất của con người. Đó là một chân lý.
Bài làm 2
A. Mở bài:
- Giới thiệu qua về câu nói cần bàn luận. Trích nguyên câu nói và cho một số nhận xét đánh giá sơ lược. “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông.
B. Thân bài:
Giải thích
+ “Đức hạnh” là khái niệm biểu đạt “đạo đức và tính nết tốt (từ này thường chỉ dùng để nói về phụ nữ)”. Trong câu nói của M. Xi-xê-rông, khái niệm này được dùng để chỉ “đạo đức và tính nết tốt” của con người nói chung.
+ “Hành động” được hiểu là làm việc cụ thể nào đó, ít nhiều quan trọng, một cách có ý thức, có mục đích.
+ Khi nói “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”, nhà triết học cổ đại muốn khẳng định rằng, cái làm nên giá trị của một con người là những việc làm có ý thức cụ thể. Chúng có thể xuất phát từ những mục đích tốt đẹp khác nhau và gắn với những quy mô lớn, nhỏ cũng khác nhau.
- Phân tích, chứng minh:
+ Mỗi con người có cách tự bộc lộ, tự khẳng định mình khác nhau song cách tự bộc lộ, tự khẳng định mình ngắn nhất, thuyết phục nhất là thông qua hành động và bằng hành động.
+ Và hành động cũng được cho là thước đo tin cậy nhất để nhận biết, đánh giá bản chất, giá trị tốt đẹp của một con người.
- Bàn luận, mở rộng vấn đề:
+ Câu nói của M. Xi-xê-rông như đã bày tỏ một quan niệm đúng đắn về một trong những thước đo bản chất tốt đẹp của con người là hành động. Bởi lẽ, suy nghĩ, nhận thức đúng đắn là biểu hiện bản chất, giá trị con người ở dạng tiềm ẩn, trừu tượng, khó nhận biết. Lời nói tuy cũng biểu hiện trực tiếp bản chất ấy nhưng không có độ tin cậy cao: “Đừng nghe anh ta nói, hãy xem anh ta làm”. Chỉ hành động mới biểu hiện rõ nhất, có sức thuyết phục hơn cả về giá trị, bản chất con người: “Câu trả lời ngắn nhất là hành động” (Héc-béc, Anh).
+ Trên thực tê cuộc sống “đức hạnh” trong lĩnh vực tu dưỡng, học tập mà bản thân mỗi con người cần trau dồi là gì? Với tuổi trẻ học đường, đặt trong bối cảnh xã hội, xu thế thời đại, “đức hạnh” cần trau dồi trong quá trình tu dưỡng, học tập là tu dưỡng và rèn luyện để một ngày mai tươi sáng hơn. Cụ thể đó là phải xác định được lí tưởng, mục đích sống cao đẹp, góp phần tích cực để xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Con người cần phải tự giác, thường xuyên rèn luyện thể chất, chăm lo sức khoẻ bản thân. Biết tạo dựng cho mình một lối sống đẹp: nhân ái, năng động, tự tin, có trách nhiệm với tương lai tốt đẹp của chính mình, của đất nước. Có ý chí, quyết tâm vượt khó, say mê, sáng tạo, xác định được phương pháp học khoa học trong học tập để tích luỹ, làm giàu tri thức; biết vận dụng hiệu quả những tri thức, hiểu biết ấy vào cuộc sống…
- Từ chính những phẩm chất đạo đức cần thiết đó mà mỗi người cần hành động ra sao để phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức mà mình theo đuổi? Ví dụ chứng minh:
+ Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ người thân những công việc trong gia đình.
+ Tham gia một cách tự nguyện, tự giác, nhiệt tình các hoạt động xã hội, từ thiện được tổ chức, phát động ở địa phương cư trú hay nơi công tác, học tập.
+ Không chỉ tránh xa mà còn phải tích cực đấu tranh chống lại những tệ nạn xã hội có sức cám dỗ tuổi trẻ: nghiện hút, trộm cắp, đua xe… và những thói quen xấu giới trẻ thường mắc phải: sống tự do, buông thả, đua đòi, lười biếng, lãng phí thời gian, cẩu thả, vô tâm, ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ mà không nghĩ đến trách nhiệm; lối ứng xử thiếu văn hoá nơi công cộng…
- Liên hệ bản thân:
+ Đây có thể coi là nội dung người viết cần thể hiện chân thành nhất những suy nghĩ của bản thân, thể hiện khả năng tự đánh giá về chính mình (Có thể xoáy vào những nội dung cơ bản như: đã xác định cho mình lí tưởng, mục đích sống đúng đắn chưa? Có tính kiên trì theo đuổi lí tưởng, mục đích đó không? Và trong lối sống của mình có gì cần phát huy, có gì cần khắc phục, thay đổi? Cần từ bỏ dứt khoát thói quen xấu nào?…).
+ Trong quá trình chuyển nhận thức thành hành động, chúng ta thấy xuất hiện những khó khăn, trở ngại như: lối tư duy còn máy móc, giáo điều; thiếu quyết tâm; thiếu bản lĩnh, thiếu tự chủ hoặc bị chi phối bởi dư luận; tâm lí mặc cảm, tự ti…
C. Kết bài:
-Khẳng định lại một lần nữa câu nói của nhà văn là những nhận xét thật tinh tế và như khuyên chúng ta nên biết hành động cư xử như thế nào để có thể có được một cuộc sống tươi đẹp hơn.
-------------------------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu: Dàn ý Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo đề thi học kì 1 lớp 12, thi thpt Quốc gia môn Ngữ văn, thi thpt quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải. Qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12. Chúc các bạn học tập hiệu quả!