Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12
Mời các bạn học sinh và thầy cô tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận, tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh giải bài tập Thực hành một cách chính xác nhất. Mời các bạn học sinh và thầy cô tham khảo tài liệu để học tốt Ngữ văn 12.
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Ôn tập phần văn học
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ 1
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 12: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Đây là bài thực hành sửa chữa lỗi lập luận. SGK đưa ra 7 bài tập với yêu cầu phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong các đoạn văn và chữa lại để lập luận chặt chẽ, lôgic và có sức thuyết phục.
Đọc 7 đoạn văn trong bài tập đã nêu của SGK, ta có nhận xét chung như sau: Lập luận trong các đoạn văn đó đều chưa chặt chẽ, lôgíc, thiếu sức thuyết phục, do còn mắc các lỗi:
- Nêu luận điểm không rõ.
- Ý trong đoạn văn không nhất quán trong một hệ thống, còn lộn xộn, rời rạc (đây là lỗi phổ biến nhất).
- Triển khai các ý (luận cứ) không lôgíc theo một lập luận chặt chẽ.
- Diễn đạt có chỗ còn vụng, chưa mang văn phong nghị luận.
Dưới đây, hướng dẫn cách phân tích lỗi và cách chữa hai đoạn văn ở bài tập 1 và 7. Các đoạn văn ở 5 bài tập còn lại, anh (chị) tự phân tích và chữa lỗi.
Bài tập 1
Đoạn văn mắc các lỗi sau đây:
- Câu nêu luận điểm không chính xác (chữ “quan trọng nhất” ở đây chưa chính xác).
- Lập luận để chứng minh, giải thích luận điểm chưa rõ và chưa toàn diện. (Chưa giải thích rõ vì sao văn học dân gian lại có giá trị nhận thức, chỉ nêu thể loại ca dao, tục ngữ để chứng minh).
- Ý “vừa tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người” không nhất quán với luận điểm.
- Câu cuối (“Ví dụ như câu:...... ”) chưa mang văn phong nghị luận.
Có thể chữa lại như sau:
Một trong những giá trị quan trọng của văn học dân gian là giá trị nhận thức. Là sáng tác tập thể của quần chúng, văn học dân gian mang trí tuệ, kinh nghiệm của nhân dân được đúc kết qua trường kì lịch sử. Vì thế, tri thức trong văn học dân gian phong phú, toàn diện và sâu sắc, bao gồm những tri thức về tự nhiên, xã hội và con người. Văn học dân gian được xem là “túi khôn” của nhân dân, là cuối bách khoa toàn thự về cuộc sống. Nó cung cấp cho ta những hiểu biết, những kinh nghiệm, những cách thức để sống tốt hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, nhân dân ta thường lấy những câu ca dao, tục ngữ để khuyên bảo nhau; trong nhà trường, dạy học sinh từ những câu chuyện cổ - đó chính là giá trị nhận thức của văn học dân gian.
Bài tập 7
Đoạn văn mắc các lỗi sau đây:
- Câu nêu luận điểm không lôgíc và không chính xác. (liên từ “rên” và cụm từ “việc bảo tồn”)
- Lập luận không chặt chẽ, ý triển khai không nhất quán (“Văn học dân gian còn là kho tàng về nghệ thuật”?)
- Phân tích các luận cứ dài dòng, không đúng văn phong nghị luận.
- Câu cuối đoạn lại tiểu kết sang một ý khác, không lôgic với ý của đoạn văn.
Có thể chữa lại như sau:
Văn học dân gian có giá trị trong việc nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Vì sao như vậy? Văn học dân gian là tiếng lòng của quần chúng lao động, kết tinh những tình cảm cao đẹp của nhân dân, là tấm gương tâm hồn trong sáng của con người Việt Nam. Vì thế nó có tác dụng sâu sắc trong việc nuôi dưỡng, nâng cao tâm hồn con người. Từ câu hát “ầu ơ” mẹ ru khi ta ra đời, đến cô Tấm hiền lành, xinh đẹp từ quả thị bước ra trong truyện cổ tích, cho đến câu hát giã bạn “Người ơi, người ở đừng về..” khi ta đã lớn; văn học dân gian, như dòng sữa ngọt cứ thấm dần vào máu thịt ta, nuôi dưỡng tâm hồn ta cho ta khôn lớn thành người: Đó là giá trị giáo dục to lớn, sâu sắc và lâu bền của văn học dân gian trong việc nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân.
Dựa vào cách phân tích lỗi và cách chữa ở hai bài tập này, anh (chị) tự làm 5 bài tập còn lại.