Giáo án bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án bài "Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học" để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án bài Luật thơ

Giáo án bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Giáo án bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

A. Mục tiêu:

Giúp HS:

  • Củng cố và nâng cao kiến thức về nghị luận văn học.
  • Biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

B. Phương pháp - phương tiện:

Phương pháp:

Khai thác ngữ liệu, thảo luận nhóm, rút ra nội dung bài học.

Phương tiện:

GV: Giáo án.

HS: Phần chuẩn bị bài, sgk.

C. Tiến trình bài dạy:

Bài cũ:

  • Thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
  • Muốn làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cần đạt yêu cầu gì về nội dung và hình thức?

Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

GHI CHÚ

HĐ1: HdHS tìm hiểu đề và lập dàn ý các đề bài ở sgk để rút ra khái niệm và cách làm kiểu bài này.

TT1:

HS đọc đề 1 sgk, GV gợi ý thảo luận:

GV yêu cầu: Giải thích các từ, cụm từ; phong phú, đa dạng, chủ lưu, quán thông kim cổ?

HS trao đổi, phát biểu

GV nhận xét chung, định hướng:

TT2:

GV hỏi tiếp: Đề bài nêu lên vấn đề cần bình luận là gì? Cần tham khảo những bài học nào để làm dẫn chứng?

HS: Trao đổi, xác định vấn đề, suy nghĩ, liên hệ, phát biểu

GV: Nhận xét chung, định hướng lại:

TT3:

GV yêu cầu: Chứng minh vhVN rất phong phú và đa dạng?.

HS: Lấy dẫn chứng, chứng minh

GV: Nhận xét chung, chốt lại:

TT4:

GV nêu câu hỏi thảo luận: Chủ lưu của vhVn là yêu nước, nhận xét cảu em về ý kiến trên? chứng minh?

HS trao đổi nhóm nhỏ, chứng minh

GV nhận xét chung, chốt:

TT5: GV yêu cầu: Chứng minh vh yêu nước VN quán thông kim cổ?

HS: Trao đổi, chứng minh

GV: Nhận xét, chốt:

TT6:

GV nêu câu hỏi thảo luận: Suy nghĩ của em về nhận định của Đặng Thai Mai?

HS: Suy nghĩ, tự do, phát biểu

GV Nhận xét chung, định hướng cách hiểu cho HS

TT7:

GV yêu cầu HS dựa vào gợi ý của sgk đê lập dàn ý

HS: Tiến hành

GV: Định hướng:

TT8:

GV yêu cầu HS đọc đề 2 sgk, GV gợi ý thảo luận các câu hỏi sgk để HS tìm hiểu đề.

Em hiểu ntn về 3 hình ảnh so sánh trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường?

HS: Suy nghĩ trao đổi, phát biểu

GV: Nhận xét, chốt:

TT9:

GV bêu câu hỏi thảo luận:Theo em hễ cứ có nhiều kinh nghiệm, vốn sống thì đọc sách sẽ có kết quả?

HS: Trao đổi, phát biểu

GV: Nhận xét chung. định hướng lại:

TT10: GV hướng dẫn HS lập dàn ý theo gợi dẫn của sgk.

HĐ2: Hd HS rút ra khái niệm tìm hiểu cách làm bài.

TT1:

GV hỏi: Theo em thế nào là nghị luận về một ý kiến bàn về văn học?

HS khái quát, rút ra khái niệm

GV nhận xét

TT2:

GV yêu cầu: Hãy rút ra đối tượng và nội dung của bài nghị luận về văn học? Khi viết bài nghị luận cần tập trung làm rõ vấn đề gì?

HS: Khái quát, rút ra kết luận

GV: Nhận xét, chốt:

HĐ3: Hd luyện tập

TT1: GV hướng dẫn qua bt1 - sgk. HS về nhà hoàn thành bt

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý.

Đề bài

* Đề 1 – sgk

a. Tìm hiểu đề:

- Phong phú, đa dạng: Có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức và thể loại khác nhau.

- Chủ lưu: Dòng chính, bộ phận chính.

- Quán thông kim cổ: Thông suốt từ xưa tới nay.

- Nội dung bình luận: Làm rõ nhận định “văn học yêu nước là chủ lưu trong sự đa dạng, phong phú của vhVN”.

+ VhVN phong phú, đa dạng:

Chứng minh: Nhiều tác phẩm, nhiều thể loại, đề tài phong phú.

+ Chủ lưu của vhVn là yêu nước:

Chứng minh: Qúa trình dựng nước và giữ nước là cảm hứng xuyên suốt cho sáng tác của các nhà thơ, văn.

+ Vh yêu nước VN quán thông kim cổ:

Chứng minh:

— Vh trung đại: chiến đấu chống giặc ngoại xâm (Tống Nguyên, Minh, Thanh).

— Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ chủ lưu ấy càng phát triển mạnh mẽ.

b. Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu ý kiến của Đặng Thai Mai

- Thân bài: Gồm các luận điểm chính:

+ VhVN rất phong phú, đa dạng.

+ Vh yêu nước là chủ lưu xuyên suốt lịch sử VN.

+ Lí giải nguyên nhân khiến vh yêu nước trở thành chủ lưu xuyên suốt.

- Kết bài: Nhận định về ý kiến của Đặng Thai Mai, giá trị hiện nay của ý kiến đó.

* Đề 2 – sgk

a. Tìm hiểu đề:

- Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ: Đọc sách chỉ hiểu vấn đề trong phạm vi nhỏ hẹp.

- Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân: Kinh nghiệm, vốn sống nhiều hơn, tầm nhìn mở rộng hơn khi đọc sách.

- Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài: Càng nhiều vốn sống càng hiểu vấn đề sâu rộng hơn khi đọc sách.

Þ Càng lớn tuổi, vốn sống, kinh nghiệm càng dày dặn, đọc sách càng hiệu quả.

- Vốn sống, kinh nghiệm giúp ích rất nhiều trong việc đọc sách của con người.

- Bên cạnh đó cần:

+ Trình độ văn hóa.

+ Trình độ lí luận.

+ Yêu thích việc đọc sách.

b. Lập dàn ý (sgk)

2. Khái niệm:

Nghị luân về một ý kiến bàn về văn học là kiểu bài yêu cầu người viết phải biết cách gải thích đúng đắn nội dung một ý kiến văn học, biết nhận định, đánh giá ý kiến ấy.

3. Cách viết bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

- Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: Về văn học sử, lí luận văn học, tác phẩm văn học ...

- Việc nghị luận về một ý kiến bàn về vh thường tập trung vào giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với đời sống.

* Luyện tâp

Bài tập 1 – sgk

HS kể tên các tác phẩm để chứng minh

Dặn dò:

Bài cũ:

  • Làm bt phần luyện tập.
  • Đọc, tham khảo các bt trong sách bt.
  • Nắm lí thuyết để chuẩn bị cho tiết bs tiếp theo.

Bài mới: “Việt Bắc” Phần tác giả

  • Đọc trước văn bản.
  • Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
Đánh giá bài viết
1 6.384
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm