Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Việt Bắc

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Việt Bắc

Để học tốt Ngữ văn 12, VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Việt Bắc, bài thơ đã được VnDoc.com tổng hợp đầy đủ nội dung về tác giả và tác phẩm sẽ giúp các bạn học sinh có kết quả cao môn Ngữ văn.

Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 12: Việt Bắc

PHẦN I: TÁC GIẢ

Phần viết về nhà thơ Tố Hữu được SGK viết rõ ràng, đầy đủ và dễ hiểu. Anh (chị) cần đọc kĩ và chậm bài viết này để nắm được những nét cơ bản nhất về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của ông. Dưới đây là những gợi ý chính trong phần Hướng dẫn học bài và phần Luyện tập.

I. HƯỚNG DẪN ĐỌC BÀI

1. Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu

- Vào tuổi thanh niên, tham gia phong trào cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn Thanh niên Dân chủ ở Huế; năm 1938 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Tháng 4 - 1939 đến tháng 3 - 1942 bị thực dân Pháp bắt giam qua nhiều nhà tù ở miền Trung và Tây Nguyên.

-Tháng 3 - 1942 vượt ngục, tìm ra Thanh Hóa, tiếp tục hoạt động cách mạng.

- Tháng Tám năm 1945 là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa ở Huế.

- Kháng chiến toàn quốc ra Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, đặc trách về văn hóa văn nghệ.

- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cho đến năm 1986 liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước (từng là Üy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Năm 1996, được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.

2. Những chặng đường thơ của Tố Hữu

- Những chặng đường thơ của Tố Hữu gắn bó mật thiết với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. Có thể nói đường đời, đường thơ Tố Hữu luôn song hành cùng con đường cách mạng của cả dân tộc, phục vụ có hiệu quả cho cuộc cách mạng đó.

- Mối quan hệ khăng khít, gắn bó đó được thể hiện trong các chặng đường thơ của Tố Hữu:

+ 1937 - 1946: Cách mạng giải phóng dân tộc: tập thơ Từ ấy.

+ 1946 - 1954: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: tập thơ Việt Bắc.

+ 1955 - 1961: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước: tập thơ Gió lộng.

+ 1962 - 1975: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và ngày toàn thắng, thống nhất đất nước: tập thơ Ra trận (1962 – 1971), tập thơ MCáu Uà Hoa (1972 - 1977).

+ Từ 1986 trở đi: Đất nước bước vào công cuộc đổi mới: các tập thơ Một tiếng đờn (1992) và Ta với Ta (1999).

3. Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị?

- Vì nội dung thơ Tố Hữu đều hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui, lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. Ngay từ đầu cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc.

- Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân.

- Cảm ứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử

- Dân tộc, chứ không phải cảm hứng thế sự - đời tư, nổi bật trong thơ Tố Hữu là vấn đề vận mệnh cộng đồng, chứ không phải vấn đề số phận cá nhân.

-Những vấn đề chính trị lớn lao đó đã được Tố Hữu thể hiện qua giọng thơ tâm tình, đằm thắm, chân thành.

4. Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật

Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?

- Được biểu hiện ở các mặt chủ yếu như:

+ Thể thơ dân tộc: lục bát, thất ngôn,...

+ Hình ảnh, ngôn ngữ dân tộc, cách phô diễn dân tộc.

+ Nhịp điệu và nhạc điệu dân tộc.

II. LUYỆN TẬP

1. Tự chọn bài thơ của Tố Hữu mà mình yêu thích để bình giảng một đoạn.

2. Gợi ý câu của Xuân Diệu: hai yếu tố chính trị và trữ tình trong thơ Tố Hữu đã hòa hợp với nhau một cách nhuần nhị, gắn bó máu thịt với nhau. Bởi những tình cảm chính trị đó vốn là lẽ sống của nhà thơ nên đã được ông nói lên một cách tự nhiên, chân thành bằng giọng thơ tâm tình đằm thắm (mà Xuân Diệu gọi là “thơ rất đỗi trữ tình”).

PHẦN II: TÁC PHẨM

I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Trước khi tìm hiểu đoạn trích, cần đọc văn bản nhiều lần theo cách sau đây:

- Đọc thầm bằng mắt văn bản một lần (đọc chậm, kĩ) để nắm được khái quát chung về đoạn trích.

- Đọc to thành tiếng 1, 2 lần, cố gắng đọc diễn cảm theo lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích để cảm nhận được tâm trạng của từng nhân vật cùng với cảnh vật và con người của Việt Bắc.

1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ và sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích

a) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ

- Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7 - 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra.

- Tháng 10 - 1954, những người kháng chiến từ chiến khu Việt Bắc trở về miền xuôi. Trung ương Đảng và Chính phủ từ quê hương cách mạng về lại Thủ đô. Đó là một cuộc chia tay lịch sử để đưa đất nước tiếp tục đi lên trong giai đoạn mới. Nhân sự kiện có tính lịch sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc, gồm hai phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến; phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc. Đoạn trích học là phần đầu của tác phẩm.

b) Sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích Như trên đã nói, bài thơ ra đời trên cái nền của cuộc chia tay lịch sử giữa người ở lại (nhân dân các dân tộc Việt Bắc) và người về xuôi (Trung ương Đảng, Chính phủ, cán bộ và bộ đội đã từng kháng chiến ở Việt Bắc trong 15 năm gắn bó sắt son, nghĩa tình chung thủy). Tố Hữu đã dựng lên một cuộc chia tay như thế trong thiên tình ca cách mạng Việt Bắc. Địa điểm chia tay là một khung cảnh đầy bâng khuâng, lưu luyến, ánh lên một màu áo chàm bền vững, chung thủy của cả người đi và người ở:

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

Người ở lại được nhà thơ biểu trưng (hình tượng hóa) là một cô gái dân tộc (có thể tưởng tượng thêm: cô gái đó mặc quần áo màu chàm, lưng đeo gùi); còn người về xuôi hiện lên trong khúc ca chính là anh bộ đội (mặc quân phục xanh thời kháng chiến chống Pháp, đội mũ lưới, đi dép cao su). Tố Hữu đã thể hiện cuộc chia tay đó bằng lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong dân ca khiến cho khúc tình ca cách mạng này thêm đằm thắm, ân tình. Sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích hiện lên rõ qua lời đối đáp:

- Cô gái dân tộc (người ở lại) gợi \ lại những kỉ niệm của cách mạng thời kì trứng nước còn nhiều khó khăn gian khổ nhưng vẫn một lòng đoàn kết xây dựng lực lượng, cùng nhau đánh giặc để giành lại độc lập, tự do (“Bát cơm chấm muối, mối thù nặng vai; Hắt hiu. lau xám, đậm đà lòng son”). Tâm trạng bùi ngùi, lưu luyến, nhớ nhung trong ân tình cách mạng của những người cùng chung lí tưởng.

- Anh bộ đội (người về xuôi) đinh ninh trong một nỗi nhớ tha thiết quê hương cách mạng, một niềm thủy chung son sắt bền vững với những người con của Việt Bắc đã từng chia ngọt sẻ bùi, cưu mang, bảo vệ cách mạng. Nỗi nhớ và niềm tin đầy ắp trong lời đáp của anh: Ta với mình, mình với ta - Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh. Mình đi, mình lại nhớ mình - Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...

2. Qua hồi tưởng của Tố Hữu, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?

a) Cảnh Việt Bắc hiện lên mang vẻ đẹp vừa gần gũi, vừa nên thơ của quê hương cách mạng.

- Cảnh bản làng ấm cúng:

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

- Cảnh thơ mộng trữ tình: Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương.

- Nét đặc trưng của Việt Bắc: Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa.

- Cảnh sinh hoạt kháng chiến ở chiến khu: Nhớ sao lớp học i tờ .... Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

- Nhưng tiêu biểu nhất và cũng đẹp nhất là “bức tranh tứ bình” của Việt Bắc qua bốn mùa:

+ mùa đông: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

+ mùa xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng

+ mùa hạ: Ve kêu rừng phách đổ vàng

+ mùa thu: Rừng thu trăng rọi hòa bình

b) Con người Việt Bắc vất vả, lam lũ nhưng tình nghĩa, yêu thương, cần cù chịu khó:

- Nét chung:

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

- Bà mę:

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.

- Người lên nương:

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

- Người đan nón:

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Cảnh và người Việt Bắc hiện lên đẹp qua hồi tưởng của Tố Hữu chính là do con mắt nhìn đúng đắn, tiến bộ của nhà thơ đối với quê hương cách mạng và tấm lòng của ông đối với con người Việt Bắc ân tình, thủy chung, một lòng gắn bó với cách mạng.

3. Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu và vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến

a) Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu đã được Tố Hữu khắc họa đẹp và đầy ấn tượng.

- Đó là vẻ đẹp của “thế trận” rừng núi đã cùng ta đánh giặc:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

- Đó là bức tranh “Việt Bắc xuất quân” đầy hào khí, chỉ mới ra quân mà như đã cầm chắc chiến thắng trong tay:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

.....................

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

b) Vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến:

- Trong cách mạng, đặc biệt là thời kì đầu khởi nghĩa: là căn cứ địa của cách mạng, cái nôi của cách mạng, nơi đầu nguồn cách mạng với những địa danh lịch sử.

- Trong kháng chiến chống Pháp: là căn cứ địa, chiến khu của kháng chiến, nơi có các cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến, các binh đoàn chủ lực của cuộc kháng chiến.

- Tóm lại, Việt Bắc có vị trí đặc biệt quan trọng, là “quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hòa”.

4. Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ (qua trích đoạn này).

Được thể hiện qua các mặt sau đây:

a) Thể thơ dân tộc: Thể thơ lục bát được Tố Hữu sử dụng nhuần nhị, uyển chuyển và sáng tạo.

b) Hình ảnh dân tộc: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; Nhớ người mẹ nắng cháy lưng...

c) Lối phô diễn dân tộc: Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu; Mình về mình có nhớ ta...

d) Ngôn ngữ dân tộc: Tiêu biểu là cặp đại từ xưng hô ta - mình dùng rất sáng tạo trong bài thơ.

e) Nhịp điệu, nhạc điệu dân tộc: khi nhẹ nhàng, thơ mộng, khi đằm thắm, ân tình, khi mạnh mẽ, hùng tráng. (Anh (chị) có thể tìm thêm dẫn chứng trong bài thơ để minh họa cho 5 mặt trên đây). Cuối cùng, đọc kĩ phần Ghi nhớ để nắm vững bài học.

II. LUYỆN TẬP

1. Thực hiện bài tập này theo hai bước: thống kê tất cả các trường hợp sử dụng ta - mình trong bài thơ; sau đó phân loại cách sử dụng các đại từ xưng hô đó để nêu rõ nét tài hoa của Tố Hữu.

2. Bài tập này anh (chị) tự làm theo cảm nhận riêng của mình.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn lớp 12

    Xem thêm