Dàn ý Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu

Dàn ý Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu là đề bài viết số 3 lớp 12 đề 1. Để giúp các bạn triển khai đề này, VnDoc gửi tới các em 5 mẫu dàn ý Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn nắm được các ý chính cần triển khai trong bài, từ đó xây dựng bài viết hoàn chỉnh và đạt điểm cao.

1. Dàn ý Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu - mẫu 1

a) Mở bài:

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc

- Nêu nhận định trong thơ Tố Hữu đậm chất dân tộc.

b) Thân bài:

* Giải thích như thế nào gọi là tính dân tộc

- Tính dân tộc được hiểu là một đặc tính nhưng đồng thời cũng là thước đo giá trị của một tác phẩm văn học. Những tác phẩm văn chương lớn từ trước cho đến nay. Mà những tác phẩm vừa mang tính nhân loại, vừa mang tính dân tộc sâu sắc.

- Trong văn học, tính dân tộc được thể hiện ở cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Về nội dung, một tác phẩm mang tính dân tộc phải thể hiện được những vấn đề nóng bỏng liên quan đến vận mệnh dân tộc, thể hiện được khát vọng, tình cảm và ý chí của một dân tộc. Về hình thức, tác phẩm đó tiếp thu một cách sáng tạo tinh hoa văn hóa của dân tộc. Nếu hiểu như thế thì thơ Tố Hữu mang phong cách nghệ thuật “đậm đà bản sắc dân tộc”.

* Những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc:

- Về nội dung:

+ Bài thơ đề cập đến đề tài chiến tranh, hướng cảm xúc đến nghĩa tình thủy chung cách mạng của con người Việt Nam trong kháng chiến, đó là một phẩm chất có ý nghĩa truyền thống của dân tộc.

+ Bài thơ đã làm sống lại vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc, vẻ đẹp của cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng ấm áp tình người, vẻ đẹp của lịch sử cách mạng Việt Nam một thời không quên.

- Về nghệ thuật:

+ Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống kết hợp giọng cổ điển và dân gian, thể hiện những nội dung tình cảm cách mạng có gốc rễ từ truyền thống tinh thần dân tộc, làm phong phú cho thể thơ lục bát dân tộc.

+ Bài thơ sử dụng cách nói "mình - ta" và lối đối đáp của ca dao dân ca, tạo nên một giọng thơ ngọt ngào thương mến, qua đó thể hiện những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của dân tộc.

- Về ngôn ngữ:

+ Bài thơ sử dụng từ ngữ và lối nói quen thuộc của dân tộc, những so sánh ví von truyền thống nhưng lại biểu hiện được nội dung mới của thời đại.

+ Bài thơ có sự chuyển đổi linh hoạt về ngôn ngữ, giọng điệu, tạo nên hiệu quả biểu đạt cao. Chất thơ mang đậm sắc màu núi rừng và cuộc sống của những người dân Việt Bắc.

- Nhạc điệu: thể hiện chiều sâu tính dân tộc của nghệ thuật thơ Tố Hữu.

+ Phát huy tiếng nhạc phong phú của các câu thơ, diễn tả nhạc điệu bên trong của tâm hồn, một thứ nhạc tâm tình mà ở bề sâu của nó là nhạc điệu cảm xúc dân tộc, tâm hồn dân tộc.

+ Giai điệu thơ vừa ngọt ngào sâu lắng khi diễn tả tình cảm gắn bó thủy chung, vừa sôi động hào hùng thể hiện cuộc chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của dân tộc, vừa tha thiết thành kính với hình ảnh Đảng và Bác Hồ kính yêu…

* Nhận xét, đánh giá:

- Tính dân tộc và ý nghĩa, giá trị của bài thơ "Việt Bắc" trong thơ ca dân tộc: Bài thơ vừa đánh dấu một giai đoạn lịch sử của dân tộc, vừa nêu bật phẩm chất truyền thống của con người Việt Nam trong chiến tranh.

- Tính dân tộc và sự thể hiện phong cách thơ Tố Hữu: Sự gắn bó tha thiết giữa hồn thơ Tố Hữu và ấn tượng thơ của ông.

c) Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về tính dân tộc trong bài thơ "Việt Bắc".

2. Dàn ý Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc mẫu 2

A. Mở bài:

- Nói đôi nét về tác giả Tố Hữu và những sáng tác của ông.

- Nêu nhận định trong thơ Tố Hữu đậm chất dân tộc.

B. Thân bài:

Nói qua về phong cách nghệ thuật cũng như đôi nét vè thơ ca của Tố Hữu.

1. Giải thích như thế nào được gọi là tính dân tộc

- Tính dân tộc được hiểu là một đặc tính nhưng đồng thời cũng là thước đo giá trị của một tác phẩm văn học. Những tác phẩm văn chương lớn từ trước cho đến nay. Mà những tác phẩm vừa mang tính nhân loại, vừa mang tính dân tộc sâu sắc.

- Trong văn học, tính dân tộc được thể hiện ở cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Về nội dung, một tác phẩm mang tính dân tộc phải thể hiện được những vấn đề nóng bỏng liên quan đến vận mệnh dân tộc, thể hiện được khát vọng, tình cảm và ý chí của một dân tộc. Về hình thức, tác phẩm đó tiếp thu một cách sáng tạo tinh hoa văn hóa của dân tộc. Nếu hiểu như thế thì thơ Tố Hữu mang phong cách nghệ thuật “đậm đà bản sắc dân tộc”.

2. Những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ ca Tố Hữu

- Tố Hữu là người sử dụng một cách điêu luyện các thể thơ dân tộc.

+ Thể loại lục bát được tác giả sử dụng thành công và được coi là thể loại sở trường của Tố Hữu. Trong cuộc đời cầm bút của mình, Tố Hữu đã có nhiều bài lục bát xuất sắc như: Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du, Khi con tu hú, Bài ca quê hương…

Tố Hữu còn sử dụng thuần thục ngoài lục bát còn có thể song thất lục bát. Bài thơ dài Ba mươi năm đời ta có Đảng làm người đọc nhớ đến những câu thơ trong Đại Nam quốc sử diễn ca.

+ Tố Hữu còn sử dụng thành công các thể thơ bảy chữ và bốn chữ như: Bác ơi! Theo chân Bác hoặc Lượm, Voi…

- Tố Hữu là người có biệt tài trong việc sử dụng những hình tượng quen thuộc trong thơ ca dân tộc.

+ Nhà thơ sử dụng thành công những hình ảnh đối đáp kiểu dân gian:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

+ Trong thơ Tố Hữu, ta thường gặp những hình ảnh bình dị, ấm áp tình đời:

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đáp cùng.

hoặc:

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

+ Nhiều khi, tác giải Tố Hữu như đã tạo ra được nhiều câu thơ đẹp lộng lẫy như những áng thơ cổ điển (Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du). Nếu nói hơi thở của văn học dân gian đậm nét sẽ khiến thơ Tố Hữu mang vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển thì chất bác học của thơ cổ điển đã góp phần tạo nên sự sang trọng cho những câu thơ:

Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời nghìn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.

- Âm điệu thơ

+ Có thể dễ dàng nhận thấy thơ Tố Hữu đầy nhạc. Đó vừa là nhạc của thơ, vừa là nhạc của cõi lòng:

Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa

Một buổi trưa, nắng dài bãi cát

Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.

+ Thơ Tố Hữu sáng tạo trong việc ngắt nhịp để tạo nên hiệu quả thẩm mĩ

Thác / bao nhiêu thác / cũng qua

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.

+ Lại có khi, Tố Hữu tạo nhạc bằng cách gieo vần, sử dụng từ láy:

Nỗi niềm chi rứa Huế ai

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.

+ Đọc thơ Tố Hữu, ta thường nghe giọng Huế ngọt ngào. Đây là điều mà Hoài Thanh đã nhận ra sớm nhất khi ông khẳng định thơ Tố Hữu là tiếng thơ đầy “tình thương mến”:

Huế ai, quê mẹ của ta ơi!

Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười

Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng

Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi…

C. Kết luận

- Không có một nhà văn, nhà thơ đích thực nào lại từ bỏ đi quá khứ, từ bỏ truyền thông văn hóa của dân tộc vì từ bỏ văn hóa dân tộc cũng có nghĩa là từ bỏ nguồn sữa quy báu nuôi dưỡng hồn thơ mình. Như nhà thơ Hen-rich Hai-nơ đã có lần nói rất hay rằng, nếu nhà thơ xa rời hiện thực thì anh ta sẽ “lơ lửng trên không” tựa như Thần Ang-tê bị nhấc khỏi thần Mẹ Đát. Và cũng có thể nói về số phận nhà thơ như thế nếu từ bỏ truyền thống văn học quý báu của ông cha.

-Trên con đường sáng tạo nghệ thuật thì người nghệ sĩ luôn luôn được ví von với hình ảnh con ong cần mẫn vậy. Tố Hữu cũng đã tiếp thu những tinh hoa nghệ thuật của dân tộc và việc tiếp thư truyền thống còn gắn liền với sự sáng tạo không mệt mỏi. Chế Lan Viên cho rằng, Tố Hữu đã khéo léo kết hợp được “cái hơi dân tộc” với “màu sắc hiện đại” để tạo nên sự kết tinh mới cho thơ ông. Và có thể nói tính dân tộc đã tạo lên một Tố Hữu thành công.

3. Dàn ý Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu mẫu 3

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Tính dân tộc trong thơ.

B. Thân bài

1. Giới thiệu ngắn gọn về vị trí văn học sử của bài thơ và đặc điểm phong cách ngệ thuật thơ Tố Hữu: Việt Bắc là 1 đỉnh cao trong sự nghiệp thơ của Tố Hữu. Bài thơ đã kết tinh được tính dân tộc đậm đà - một trong những đặc điểm nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu.

2. Trình bày vắn tắt về những phương diện biểu hiện tình dân tộc trong bài Việt Bắc của Tố Hữu kèm dẫn chứng:

a) Tính dân tộc biểu hiện trong nội dung

- Đề tài chia tay giàu tính dân tộc: Cuộc chia tay lịch sự của những cán bộ cách mạng miền xui và các đồng bào dân tộc được tác giả ví như đôi bạn tình.

- Chủ đề đậm đà tính dân tộc:

+ Dựng lên bức tranh thiên nhiên, cuộc sống Việt Bắc chân thực, sống động, nên thơ, gợi cảm (bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc). Hiện thực sôi động hào hùng của những cuộc kháng chiến (Những đường Việt Bắc của ta, dạo miền ngược... thêm trường các khu ...).

+ Khẳng định nghĩa tình gắn bó thắm thiên của những con người Việt Bắc, với nhân dân, với đất nước. Đó là ân tình cách mạng mà chiều sau là truyền thống đạo lí thủy chung của dân tộc ... Đây cũng là lẽ sống lớn, tình cảm lớn tập trung trong thơ của Tố Hữu.

b) Tính dân tộc biểu hiện trong các hình thức nghệ thuật

+ Sử dụng thành công thể thơ lục bác vừa cổ điển, vừa dân dã, vừa hiện đại (Mình có nhớ những ngày ... Tân trào hồng thái ...).

+ Vận dụng hiệu quả lời ăn, tiếng nói giản dị của nhân dân trong đời sống và ca dao (Tiêu biểu đại từ ta mình).

+ Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết (đại từ ta - mình, điệp ngữ mình đi / mình về, các tiểu đối, hệ thống từ láy: tha thiết, bâng khuân,...) đánh giá chung: Việt Bắc thể hiện tính dân tộc đậm đà từ nội dung trữ tình tới nghệ thuật trữ tình. Vì thế, bài thơ dễ dàng tạo được tiếng nói đồng ý, đồng tình của người đọc.

C. Kết bài

  • Cảm nghĩ của người đọc

4. Dàn ý Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu mẫu 4

1. Tính dân tộc thể hiện ở thể thơ Lục bát (thể thơ truyền thống của dân tộc). Giọng thơ mềm mại, uyển chuyển, giàu tính nhạc, dễ đi vào lòng người:

Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi năng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

2. Tính dân tộc thể hiện qua hình thức hát đối đáp trong ca dao trữ tình truyền thống. Thường là hát đối đáp giữa nam và nữ qua đó bộc lộ tình yêu quê hương đất nước con người. Ở đây, người về xuôi và người VB đối đáp với nhau.

3. Tính dân tộc thể hiện ở cách xưng hô: ta – mình mộc mạc, dân dã, thấm đượm nghĩa tình quân dân. VB và người cán bộ giống như một đôi bạn tình.

4. Tính dân tộc mang đậm hồn ca dao và truyện Kiều, thể hiện qua so sánh ví von:

+ Ca dao:

Người về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề bài thơ …
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói nhớ thương mình bấy nhiêu

Trong VB Tố Hữu viết:

Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu

+ Truyện Kiều:

Những là rày ước mai ao
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình

Tố Hữu viết:

Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

5. Tính dân tộc thể hiện qua ngôn ngữ thuần Việt, giản dị, dễ thuộc, dễ nhớ. Hình ảnh thơ gần gũi đời thường nhiều sức gợi.

6. Tính dân tộc thể hiện qua tình yêu thiên nhiên con người Việt Bắc sâu nặng nghĩa tình. Tất cả hướng tình cảm về Lãnh tụ kính yêu và công ơn của Đảng.

5. Dàn ý Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu mẫu 5

I. Mở bài:

– Giới thiệu về vị trí của Tố Hữu trong dòng thơ ca cách mạng.

– Nêu vấn đề: Một trong những đặc điểm làm nên phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu là tính dân tộc đậm đà. Bài thơ "Việt Bắc" là một minh chứng tiêu biểu cho tính dân tộc của hồn thơ Tố Hữu.

II. Thân bài:

1. Giải thích khái niệm "tính dân tộc" trong văn học:

Tính dân tộc là sự thế hiện những đặc điểm mang tính truyền thông của cuộc sống và phẩm chất tâm hổn dân tộc. Tính dân tộc thểhiện ở cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

2. Phân tích tính dân tộc trong bài thơ "Việt Bắc":

o về nôi dung: Thơ Tố Hữu đã phản ánh đậm nét hình ảnh, con người Việt Nam, Tô quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng, đã đưa những tư tưởng và tình cảm cách mạng hòa nhập và tiếp nối với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lí của dân tộc. Đề cập đến đề tài chiến tranh, bài thơ "Việt Bắc" hướng cảm xúc đến nghĩa tình thủy chung cách mạng của con người Việt Nam trong kháng chiến, đó là một phẩm chất có ý nghĩa truyền thống của dân tộc. Bài thơ đã làm sống lại vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc, vẻ đẹp của cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng âm áp tình người, vẻ đẹp của lịch sử cách mạng Việt Nam một thời không quên.

o Về nghê thuật: Tố Hữu sử dụng đa dạng các thể thơ, nhưng đặc biệt thành công trong các thể thơ truyền thống. Thơ lục bát kết hợp giọng cổ điển và dân gian, thể hiện những nội dung tình cảm cách mạng có gốc rễ từ truyền thống tinh thần dân tộc, làm phong phú cho thể thơ lục bát dân tộc. Bài thơ sử dụng cách nói "mình – ta" và lối đối đáp của ca dao dân ca, tạo nên một giọng thơ ngọt ngào thương mên, qua đó thể hiện những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của dân tộc.

o Về ngôn ngữ: Bài thơ sử dụng từ ngữ và lối nói quen thuộc của dân tộc, những so sánh ví von truyền thống nhưng lại biểu hiện được nội dung mới của thời đại. Bài thơ có sự chuyển đổi linh hoạt về ngôn ngữ, giọng điệu, tạo nên hiệu quả biểu đạt cao. Chất thơ mang đậm sắc màu núi rừng và cuộc sống của những người dân Việt Bắc.

o Nhạc điêu: thể hiện chiều sâu tính dân tộc của nghệ thuật thơ Tố Hữu. Phát huy tiếng nhạc phong phú của các câu thơ, diễn tả nhạc điệu bên trong của tâm hổn, một thứ nhạc tâm tình mà ờ bề sâu của nó là điệu cảm xúc dân tộc, tâm hổn dần tộc. Giai điệu thơ vừa ngọt ngào sâu lắng khi diễn tả tình cảm gắn bó thủy chung, vừa sôi động hào hùng thể hiện cuộc chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của dân tộc, vừa tha thiết thành kính với hình ảnh Đàng và Bác Hồ kính yêu…

Nhận xét, đánh giá:

+ Tính dân tộc và ý nghĩa, giá trị của bài thơ "Việt Bắc" trong thơ ca dân tộc: Bài thơ vừa đánh dấu một giai đoạn lịch sử của dân tộc, vừa nêu bật phẩm chất truyền thống của con người Việt Nam trong chiến tranh.

+ Tính dân tộc và sự thể hiện phong cách thơ Tố Hữu: Sự gắn bó tha thiết giữa hồn thơ Tố Hữu và ấn tượng thơ của ông.

III. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ, ấn tượng của bản thân về bài thơ "Việt Bắc", đặc biệt là sự thế hiện tính dân tộc.

6. Dàn ý Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu - mẫu 6

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu (tiểu sử, con người, con đường thơ, phong cách thơ Tố Hữu,...)

- Giới thiệu khái quát về bài thơ Việt Bắc (hoàn cảnh ra đời, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)

- Nêu vấn đề cần bàn luận: Tính dân tộc qua bài thơ Việt Bắc.

2. Thân bài

a. Nội dung

- “Việt Bắc” đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đậm đà tính dân tộc, mang bản sắc riêng của thiên nhiên đất nước Việt Nam qua bức tranh tứ bình:

+ Cảnh sắc mùa đông với sắc đỏ của những bông hoa chuối rừng

+ Bức tranh màu xuân với sắc trắng bung nở của rừng hoa mơ

+ Bức tranh mùa hè được cảm nhận bằng cả màu sắc và âm thanh - màu vàng của rừng phách, của nắng hè và âm thanh của tiếng ve

+ Bức tranh mùa thu đẹp đẽ, êm đềm, mơ mộng với ánh trăng vàng - ánh trăng hòa bình đang chiếu rọi khắp núi rừng

- “Việt Bắc” còn vẽ nên hình ảnh những con người Việt Nam với những vẻ đẹp truyền thống từ ngàn đời.

+ Những con người vất vả, lam lũ, chịu thương, chịu khó.

+ Những con người thủy chung, tình nghĩa, luôn đồng cam, cộng khổ và san sẻ cùng nhau.

+ Tình nghĩa của cán bộ và đồng bào Việt Bắc với cách mạng và kháng chiến - đó cũng chính là mạch cảm xúc xuyên suốt toàn bộ bài thơ.

b. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc

- Kết cấu đối đáp quen thuộc của văn học dân gian với cặp đại từ “mình” - “ta”

- Ngôn ngữ:

+ Tác giả đã rất tài tình khi sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân để tái hiện lại cuộc kháng chiến và những con người kháng chiến cũng như vẽ nên khung cảnh về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.

+ Ngôn ngữ trong bài thơ rất giàu hình ảnh và nhạc điệu.

+ Tác giả đã sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình” - “ta” biến hóa linh hoạt với những lối biểu cảm, ngữ nghĩa phong phú vốn có của nó.

3. Kết bài

Khái quát về tính dân tộc trong bài thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.

7. Dàn ý Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu - mẫu 7

1 Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu (tiểu sử, con người, con đường thơ, phong cách thơ Tố Hữu...)

Giới thiệu khái quát về bài thơ Việt Bắc (hoàn cảnh ra đời, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật...)
Nêu vấn đề cần bàn luận: tính dân tộc qua bài thơ Việt Bắc

2 Thân bài

Nội dung:

- Việt Bắc đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đậm đà tính dân tộc, mang bản sắc riêng của thiên nhiên đất nước Việt Nam qua bức tranh tứ bình

+ Cảnh sắc mùa đông với sắc đỏ của những bông hoa chuối rừng

+ Bức tranh mùa xuân với sắc trắng bung nở của rừng hoa mơ

+ Bức tranh mùa hè được cảm nhận bằng cả màu sắc và âm thanh - màu vàng của rừng phách, của nắng hè và âm thanh của tiếng tiếng ve

+ Bức tranh mùa thu đẹp đẽ êm đềm, mơ mộng với những ánh trăng vàng - ánh trăng hòa bình đang chiếu rọi khắp núi rừng

- Việt Bắc còn vẽ nên hình ảnh những con người Việt Nam với những vẻ đẹp truyền thống từ ngàn đời

+ Những con người vất vả, lam lũ, chịu thương, chịu khó

+ Những con người thủy chung, tình nghĩa, luôn đồng cam cộng khổ và san sẻ cùng nhau

+ Tình nghĩa của cán bộ và đồng bào Việt Bắc với cách mạng và kháng chiến - đó cũng chính là mạch cảm xúc xuyên suốt toàn bộ bài thơ

Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc

- Kết cấu đối đáp quen thuộc của văn học dân gian với cặp đại từ "mình" -"ta"

- Ngôn ngữ:

+ Tác giả đã rất tài tình khi sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân để tái hiện lại cuộc kháng chiến và những con người kháng chiến cũng như vẽ nên khung cảnh về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn

+ Ngôn ngữ trong bài thơ rất giàu hình ảnh và nhạc điệu

+ Tác giả đã sử dụng cặp đại từ nhân xưng "mình" - "ta" biến hóa linh hoạt với nhưng lối biểu cảm, ngữ nghĩa phong phú vốn có của nó

3 Kết bài

Khái quát về tính dân tộc trong bài thờ và nêu cảm nghĩ của bản thân

8. Dàn ý Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu - mẫu 8

Mở bài:

– Giới thiệu khái quát vị thế của Tố Hữu trong nền thơ ca cách mạng.

– Nêu vấn đề: Một trong các đặc điểm của phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu là tính dân tộc sâu sắc. Bài thơ “Việt Bắc” là một minh chứng tiêu biểu về tính dân tộc của hồn thơ Tố Hữu.

Thân bài:

* Giải thích khái niệm “tính dân tộc” trong thơ: Tính dân tộc là sự thể hiện các yếu tố có tính nhân văn của cuộc sống và phẩm chất tâm hồn dân tộc. Tính dân tộc thể hiện ở cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

* Phân tích tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc “:

Về nội dung: Thơ Tố Hữu đã phản ánh sâu sắc đất nước, con người Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng, đã mang những tư tưởng và tình cảm cách mạng hoà quyện và tiếp nối với truyền thống nhân văn, tình cảm, đạo lý của dân tộc. Đề cập về đề tài chiến tranh, bài thơ “Việt Bắc” hướng xúc cảm đến nghĩa tình thuỷ chung cách mạng của con người Việt Nam thời kháng chiến, đó là một phẩm chất có ý nghĩa truyền thống của dân tộc. Bài thơ đã làm sống dậy vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc, vẻ đẹp của cuộc sống đấu tranh vất vả nhưng ấm tình người, vẻ đẹp của lịch sử cách mạng Việt Nam một thời không lãng quên.

Về nghệ thuật: Tố Hữu sử dụng rất nhiều thể thơ, nhưng chỉ thành công trong những thể thơ truyền thống. Thơ lục bát kết hợp giữa cổ điển và dân gian, thể hiện các nội dung tình cảm cách mạng có nguồn gốc từ truyền thống văn hoá dân tộc, làm phong phú thêm kho tàng thơ lục bát dân tộc. Bài thơ sử dụng lối nói chuyện “mình – ta” và sự kết hợp của ca dao tục ngữ để làm thành một giọng thơ ngọt ngào dễ cảm, từ đó thể hiện các nội dung có ý nghĩa quan trọng của dân tộc.

Về giọng điệu: Bài thơ sử dụng từ ngữ và lối diễn đạt đặc trưng của dân tộc, cách so sánh ẩn dụ truyền thống song vẫn thể hiện những nội dung mới của cuộc sống. Bài thơ có sự biến đổi linh hoạt trong ngôn từ và âm điệu để tạo ra hiệu quả diễn đạt cao. Chất thơ mang đậm nét màu sắc rừng núi và cuộc sống của mỗi người dân Việt Bắc.

Nhạc điệu: thể hiện bề dày tính dân tộc của nghệ thuật thơ Tố Hữu. Phát huy chất nhạc phong phú của từng ca khúc để thể hiện phần bên trong của tâm hồn, một thứ nhạc trữ tình mà trên chiều rộng của giai điệu là những xúc cảm dân tộc, tâm hồn dân tộc. Giai điệu thơ vừa ngọt ngào sâu lắng khi bày tỏ tình cảm gắn kết chung thuỷ, lại sôi nổi hào hùng thể hiện sự nghiệp đấu tranh và chiến thắng vẻ vang của dân tộc, đồng thời thiết tha thành kính với hình ảnh Đảng và Bác Hồ kính yêu. ..

=> Nhận xét, đánh giá:

Tính dân tộc và ý nghĩa, giá trị của bài thơ “Việt Bắc” trong thơ ca dân tộc: Bài thơ vừa đánh dấu một giai đoạn lịch sử của dân tộc, lại nêu cao phẩm chất truyền thống của con người Việt Nam thời kháng chiến.

Tính dân tộc và sự thể hiện phong cách thơ Tố Hữu: Sự liên hệ tha thiết giữa hồn thơ Tố Hữu và ấn tượng thơ của ông.

Kết bài:

Nêu suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với bài thơ “Việt Bắc”, đó là sự thể hiện tính dân tộc.

9. Văn mẫu Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc

Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng sống. Thơ ông là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị. Ông thuyết phục người đọc bằng tình cảm chân thành và nhiệt huyết sôi nổi. Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật đó phải kể đến tác phẩm "Việt Bắc". Bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận được tính dân tộc rõ nét.

Bài thơ được sáng tác vào tháng 10 - 1954 cơ quan trung ương Đảng chính phủ chuyển từ Việt Bắc đến thủ đô Hà Nội. Chính cuộc chia tay lịch sử, đầy xúc động giữa đồng bào Việt Bắc và người kháng chiến về xuôi khiến tác giả Tố Hữu xúc động viết tác phẩm đầy ý nghĩa này.

"Việt Bắc" là một tác phẩm đậm đà tính dân tộc. Tính dân tộc là một phẩm chất của văn chương. Một tác phẩm nghệ thuật chân chính từ trong cốt tủy mang dấu ấn bản sắc không thể trộn lẫn của một dân tộc. Tính dân tộc của bài thơ "Việt Bắc" được thể hiện ở những nét đẹp thuần Việt trên cả hai phương diện nội dung, nghệ thuật.

Đầu tiên, tính dân tộc trong Việt Bắc" được thể hiện ở phương diện nội dung. Bài thơ đề cập đến một vấn đề chung được cả cộng đồng quan tâm. Đó là cuộc chia tay giữa đồng bào Việt Bắc và người kháng chiến về xuôi. Đây không chỉ là cuộc chia li giữa người đi, kẻ ở mà còn là cuộc chia li giữa những con người cách mạng đã trải qua mười lăm năm đồng cam cộng khổ, mười lăm năm thiết tha mặn nồng thắm thiết tình quân dân.

Đặc biệt, tác giả Tố Hữu đã làm nổi bật bức tranh tứ bình Việt Bắc với những hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên, đất nước con người Việt Nam. Bức tranh mùa đông với hình ảnh "hoa chuối đỏ tươi". Ngòi bút của thi nhân đã khéo léo điểm vào nền xanh của không gian là những chấm đỏ rực rỡ của hoa chuối rừng. Trên nền bức tranh thiên nhiên đó, xuất hiện bóng dáng của con người trên đỉnh đèo cao như có thể ôm trọn cả giang sơn. Còn tư thế hiên ngang vững chắc đó là tư thế của những người đã làm chủ đất nước. Đến bức tranh mùa xuân, Tố Hữu viết "Ngày xuân mơ nở trắng rừng". Ý thơ khiến độc giả liên tưởng đến cảnh tượng muôn vàn bông hoa mơ trắng muốt đang từ từ hé mở. Dường như lúc này, sức sống mùa xuân đang lan tỏa khắp khu rừng. Mơ nở đó là nét đặc trưng của mùa xuân Việt Bắc. Trong bức tranh xuân, con người hiện lên trong công việc thầm lặng "chuốt từng sợi giang". Công việc đó gợi sự cẩn trọng, tỉ mỉ và tài hoa của người Việt Bắc. Đây cũng chính là vẻ đẹp chung của người Việt Nam muôn đời. Có thể hiểu rằng những bàn tay tài hoa của người lao động chính là đang làm nên những những chiếc nón nghĩa tình để gửi tặng bộ đội dân công trên đường ra tiền tuyến. Ngoài ra, nhà thơ còn miêu tả bức tranh mùa hè với những âm thanh và hình ảnh tiêu biểu. Thiên nhiên mùa hạ ngoài sắc vàng rực còn xuất hiện âm thanh của tiếng ve. Câu thơ "Ve kêu rừng phách đổ vàng" đã tái hiện một phản ứng dây chuyền của tự nhiên. Khi mà tiếng ve kêu sẽ làm rừng phách đổ vàng. Chữ "đổ" đã diễn tả được tốc độ mau lẹ của thời gian. Vào thời khắc đó xuất hiện những người sơn nữ trong công việc thường ngày lặng thầm và vất vả, chịu thương chịu khó. Những cô gái khi xuất hiện giữa không gian núi rừng hoang vu thường gây cảm giác cô đơn trống trải. Nhưng ở đây, họ lại đang hăng say trong công cuộc lao động chứ không hề mà không cô đơn. Bởi vì cô tìm thấy niềm vui trong công việc và và trong hoạt động sản xuất phục vụ kháng chiến. Và khép lại bức tranh thiên nhiên đó là cảnh thu. Không gian rừng núi mở ra mênh mông và vầng trăng trên cao khiến cho không gian sáng lên lấp lánh. Vầng trăng viên mãn tròn đầy gợi cảm giác bình yên trong tâm hồn. Con người hiện lên qua "tiếng hát ân tình thủy chung". Đó là câu hát ngợi ca sự nghĩa tình thủy chung, son sắc của nhà thơ Tố Hữu dành cho người ở lại. Vậy qua đây, độc giả có thể thấy được bức tranh thiên nhiên tứ bình mang đậm bản sắc của cảnh và người Việt Nam.

Tính dân tộc ở bài thơ còn được thể hiện ở cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng ấm áp tình yêu thương của nhân dân ta. Hình ảnh "Thương nhau chia củ sắn lùi", "Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng" vừa gợi ra cuộc sống thiếu thốn, vừa nhấn mạnh sự ấm áp, yêu thương trong chiến tranh. Nhân dân ta thiếu ăn nhưng không đói, thiếu mặc nhưng không rét bởi luôn có tình người chia sẻ. Ngoài ra, Tố Hữu còn gợi ra khí thế chiến đấu dũng cảm, hào hùng của người lính cách mạng. Những từ ngữ như: "Đêm đêm, rầm rập, điệp điệp, trùng trùng" đã gợi khí thế chiến đấu anh dũng của người Việt Bắc. Mặc dù cuộc chiến có nhiều gian khổ nhưng họ vẫn hiên ngang vì một ngày không xa đất nước được thống nhất. Ý thơ "Đèn pha bật sáng như ngày mai lên" như một lời khẳng định cho ý chí chiến đấu hết mình của người lính.

Tính dân tộc trong bài thơ "Việt Bắc" còn được thể hiện ở phương diện nghệ thuật. Đầu tiên, người đọc bắt gặp Tố Hữu sử dụng kết cấu đối đáp quen thuộc trong ca dao giao duyên "mình - ta". Nhưng kết cấu đó lại được Tố Hữu sử dụng rất sáng tạo. Trong ca dao kết cấu đối đáp dùng để diễn tả tình yêu đôi lứa, tình cảm cá nhân. Nhưng trong bài "Việt Bắc", nó được dùng để diễn tả tình đồng chí, đồng bào, tình quân dân cả nước, là tình cảm cộng đồng cao cả, thiêng liêng. Ngoài ra, tác phẩm còn được viết theo thể thơ lục bát truyền thống, cân xứng hài hòa. Nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng những chất liệu dân gian quen thuộc để viết bài thơ nhưng vẫn có những cái sáng tạo riêng. Chính điều đó đã làm nên cái hay và sức sống cho tác phẩm.

Dù thời gian đã lùi xa nhưng những vần thơ trong bài "Việt Bắc" vẫn còn vang vọng mãi trong lòng người đọc. Bài thơ đậm đà tính dân tộc ngợi ca một thời kì cách mạng vẻ vang của cả dân tộc. Từ đó, Tố Hữu muốn nhắc nhở người đọc cần biết yêu thương, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam.

-------------------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Dàn ý Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu, mời các bạn tham khảo thêm Ngữ Văn 12, Soạn Văn 12, Soạn Văn 12 ngắn gọn và các đề thi học kì 1 lớp 12, thi thpt Quốc gia môn Ngữ văn mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
20 70.413
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm