Phân tích khổ cuối bài thơ Đất nước (17 câu thơ cuối)

Phân tích 17 câu thơ cuối của bài Đất Nước

Phân tích 17 câu thơ cuối của bài thơ Đất Nước được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu học Ngữ văn 12 nhé.

Đề bài: Phân tích đoạn thơ:

“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
...
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.”

Phân tích 17 câu thơ cuối của bài thơ Đất Nước

Mở bài:

"Quê hương là chùm khế ngọt, ...". Tình cảm với quê hương, đất nước luôn là nguồn cảm hứng chưa bao giờ vơi cạn trong văn học Việt Nam. Đến với đoạn trích "Đất Nước" trích trường ca "Mặt đường khát vọng", người đọc sẽ thấy những cảm nhận mới mẻ của tác giả về Đất Nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hoá, ... Đất Nước là của nhân dân, do nhân dân tạo nên. Điều đó được thể sâu sắc qua những câu thơ sau:

“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

...

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.”

Thân bài:

1. Khái quát

- Hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn trích, ... tham khảo các đề trước

- Nội dung: Trong phần hai đoạn trích “Đất Nước” trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã dành nhiều tâm huyết để trả lời cho câu hỏi: Đất Nước do ai làm ra? Ở những đoạn thơ trước, tác giải đã lí giải một cách thuyết phục rằng: nhân dân là người đã hóa thân tạo nên những không gian địa lí của “Đất Nước”, sau đó tác giả lại phát hiện ra, nhân dân bình dị, vô danh là người đã làm nên bốn nghìn năm lịch sử. Đến đoạn thơ cuối này, tư tưởng “Đất Nước” của nhân dân lại tiếp tụ phát hiện: nhân dân chính là người đã làm nên bề dày văn hóa của đất nước. Nhân dân chính là người gìn giữ và truyền lại cho thế hệ sau mợi giá trị văn hóa, văn minh tinh thần của đất nước.

2. Phân tích, cảm nhận

a. 7 câu đầu đoạn: nhân dân truyền lửa và giữ hồn dân tộc

“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trog mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại”

- Từ “họ” đứng ở vị trí đầu tiên trong câu thơ và điệp đi điệp lại nhiều lần trong đoạn thơ vừa có tác dụng đem đến cảm giác về sự đông đảo, tính chất không xác định, vô danh vừa nhấn mạnh vai trò to lớn của nhân dân trong các phương diện khác nhau của đời sống văn hóa, lịch sử.

- Bên cạnh đó, thủ pháp liệt kê cũng đã gợi ra nhiều công lao thầm lặng của nhân dân:

+ “Truyền” “hạt lúa” là truyền lại thành tựu của nền văn minh lúa nước. Từ thủa lập nước, những người con của mẹ Âu Cơ đã “một nắng hai sương” chăm chút, nâng niu để lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau. Đó là những hạt ngọc ngà chắt chịu tinh hoa của đất trời, kết quả của mồ hôi, công sức con người vì thế nó trở thành biểu tượng văn hóa đầy tư hào, trở thành biểu tượng cho truyề thống lao đông cần cù của những người nông dân Việt Nam.

+ “Chuyền lửa” là chuyền ánh sáng, hơi ấm, sự sống và sự tiến hóa của văn minh nhân loại. Thủa xa xưa khi tìm ra lửa, loài người thực sự đã tách ra khỏi thế giới nguyên thủy tăm tối dã man. Chính ngọn lửa đã duy trì sự sống, sự tồn tại cho nhân loại. Người nông dân Việt Nam từ ngàn đời xưa đã chuyền lửa qua mỗi nhà bằng hòn than ủ, con cúi bện bằng rơm tạo nên không gian ấm áp tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có nhau.

+ “Truyền” “giọng điệu” là truyền lại thứ của cải tinh thần vô cùng quý giá của dân tộc. Trải qua bao lần binh lửa chiến tranh: hàng nghìn năm Bắc thuộc, hàng trăm năm Pháp thuộc, bất chấp mọi âm mưu đồng hóa của kẻ thù, tiếng nói của dân tộc vẫn trường tồn chính là nhờ nhân dân.

+ Nhân dân cũng chính là người có công khai khẩn đất hoang, mở mang bờ cõi, lập làng, lập ấp. Họ đi đến đâu cũng mang theo tên xã, tên làng, phong tục tập quán đến nơi mới để tạo nên sự phong phú, tạo nên sự đa dạng trong bản sắc văn hóa dân tộc Việt.

+ Nhân dân còn xây dựng nền tảng vững chắc cho người đời sau an cư, lạc nghiệp. Cụm động từ “đắp đập”, “be bờ” gợi sự vun vén, xây dựng quê hương, đất nước để người đời sau yên tâm “trồng cây hái trái”. Người đời trước chuẩn bị, người đời sau hưởng thụ. Câu thơ giúp người đọc thấy được sự hi sinh lớn lao, cao thượng của những người đi trước. Họ đã âm thầm tạo dựng để người đời sau trồng cây hái trái, hưởng hạnh phúc, ấm no.

- Bên cạnh đó, biện pháp điệp cấu trúc: “có ... thì ... có ... thì ...” kết hợp với các động từ “chống”, “vùng lên”, “đánh bại” nhấn mạnh tinh thần tự nguyện cao độ của nhân dân trong sự nghiệp giữ nước. Nhân dân chính là người có công lao trong đấu tranh chống ngoại xâm, dẹp nội thù để đem lại bình yên cho nhân dân.

b. Để từ đó, nhà thơ đi đến khái quát:

“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân

Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

- Những khái niệm “Đất Nước”, “Nhân Dân” được viết hoa trang trọng và được điệp lại nhiều lần trong hai câu thơ, cho thấy sự gắn bó không tách rời giữa nhân dân và đất nước và thể hiện niềm tự hào, trân trọng, ngợi ca của nhà thơ.

- Nhân dân không chỉ đem cuộc đời, mơ ước của mình để đặt tên cho sông núi mà còn đem trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, mồ hôi, xương máu của mình để viết nên lịch sử. Vì vậy, đất nước này là đất nước của nhân dân, do nhân dân làm nên.

- "Ca dao thần thoại" là hai thể loại tiêu biểu của văn học dân gian, ẩn dụ cho vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ của nhân dân lao động. "Đất Nước của ca dao thần thoại" là đất nước của những truyền thống: yêu nước, căm thù giặc; chăm chỉ, cần cù, sáng tạo trong lao động; tình nghĩa thuỷ chung, nhân ái, bao dung trong cuộc sống.

c. Đất nước của nhân dân trong chiều sâu của văn hoá phong tục tập quán

Dạy anh biết "yêu em từ thủa trong nôi"

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu

- Nói về phong tục tập quán của đất nước, đây không phải là cảm nhận riêng của Nguyễn Khoa Điềm. Trước đó trong "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi cũng đã nói đến "nền văn hiến đã lâu" cùng "phong tục Bắc Nam cũng khác".

- Điều đặc biệt là, nói về văn hoá, Nguyễn Khoa Điềm không nhắc đến những công trình nghệ thuật nổi tiếng như chùa Một Cột, tượng La Hán, không nhắc tới những tác phẩm nổi tiếng như Truyện Kiều hay "Chinh phụ ngâm", ... mà ông nhắc tới những câu ca dao lưu truyền trong dân gian, do nhân dân tạo nên. Và trong kho tàng ca dao, nhà thơ cũng chỉ chọn ba câu tiêu biểu để tạo thành bốn câu thơ hiện đại nhằm khái quát ngắn gọn phẩm chất, lỗi sống, phẩm chất của người Việt.

+ Đó là sự thuỷ chung, say đắm của tình yêu thương:

​​"Yêu em từ thủa trong nôi

​Em nằm em khóc anh ngồi anh ru"

+ Đó là vẻ đẹp của lối sống đậm nghĩa, vẹn tình, quý trọng tình nghĩa hơn của cải vật chất:

​​Cầm vàng mà lội qua sông

​Vàng rơi không tiếc tiếc công cầm vàng

+ Đó là sự kiên cường, bất khuất trong đấu tranh xâm lược:

​​Thù này ắt hẳn còn lâu

​Trồng tre thành gậy gặp đâu đánh què

=> Dù nhà thơ không nói rõ chủ thể của hoạt động dạy anh là ai nhưng người đọc hiểu đó chính là ca dao, thần thoại, là nhân dân đúc kết những kinh nghiệm sống, đã tạo thành những phẩm chất truyền thống để gửi gắm trong kho tàng văn học dân gian.

- Cuối cùng, nhắc đến chiều sâu văn hoá, Nguyễn Khoa Điềm còn sử dụng những câu hát, những làn điệu dân ca, nhất là dân ca sông nước.

Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về Đất Nước mình thì bắt nên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi

- Thán từ "ôi" thể hiện sự ngỡ ngàng, xúc động trước vẻ đẹp của những dòng sông đất nước, những câu hò, điệu lí, những làn điệu dân ca sông nước. Nhà thơ có một phát hiện mới mẻ, thú vị về những dòng sông đất nước. Những dòng sông khởi nguồn từ đâu không rõ nhưng khi chạm vào đất Việt thì đều bắt lên câu hát. Câu hát của những con người lao động khi chèo đò, kéo thuyền, vượt thác nhằm thể hiện một tâm hồn lạc quan, yêu đời.

- Số từ "trăm màu", "trăm dáng" điệp lại khiến người đọc liên tưởng đến dòng chảy văn hoá, vì mỗi dòng sông đi qua một miền đất đều góp phần tạo nên văn hoá của vùng miền đó. Dòng chảy văn hoá Việt có thể bắt nguồn từ dòng chảy văn hoá khác nhưng quan trọng là người Việt Nam đã biết Việt hoá để tạo nên sự phong phú, da dạng cho văn hoá Việt như "trăm màu" trên "trăm dáng sông xuôi".

=> Đóng góp quan trọng nhất của Nguyễn Khoa Điềm trong chương thơ này là ông đã phát triển đầy đủ hoàn thiện tư tưởng "Đất Nước của Nhân Dân".

3. Nhận xét chung

Nguyễn Khoa Điềm đã góp một cái nhìn đầy mới mẻ về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán của Đất Nước.

Kết bài

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật và nêu bài học cho thế hệ sau.

Đánh giá bài viết
1 735
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 12

    Xem thêm