Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Sóng của Xuân Quỳnh

Sóng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ của Xuân Quỳnh. Bài thơ bộc lộ một khát vọng vừa hồn nhiên, chân thật vừa da diết, sôi nổi về tình yêu mãnh liệt rộng lớn và vĩnh hằng của trái tim người phụ nữ. Hãy cùng tham khảo hướng dẫn soạn bài lớp 12 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh hiểu hơn về tác phẩm.

Soạn bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Soạn bài Sóng của Xuân Quỳnh mẫu 1

Tìm hiểu chung về tác giả Xuân Quỳnh

1. Cuộc đời

  • Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988)
  • Quê ở làng La Khê- Hà Đông- Hà Tây
  • Xuân Quỳnh có một tuổi thơ thiếu thốn tình thương
    • Mẹ mất sớm
    • Không được ở với cha

-> Có lẽ chính điều này đã tác động rất lớn đến Xuân Quỳnh khiến cho nhà thơ luôn luôn khao khát mái ấm gia đình, thơ bà thì dạt dào cảm xúc yêu thương.

  • Ban đâu Xuân Quỳnh chưa đến sự nghiệp văn chương mà là một diễn viên múa. Bà yêu một người bạn đồng nghiệp sau đó họ chia tay vì không hợp nhau.
  • Sau này Xuân Quỳnh chuyển sang làm thơ và nên duyên vợ chồng với nhà viết kịch nổi tiếng lưu Quang Vũ. Cả hai người đã có những phút giây hạnh phúc bên nhau mặc dù cả hai đều có con riêng. Thế nhưng hạnh phúc chẳng được bao lâu thì gia đình họ gặp phải một tai nạn kinh hoàng. Và tai nạn ấy đã cướp đi tính mạng của tất cả gia đình họ.
  • Xuân Quỳnh là một người phụ nữ có cuộc đời đa đoan nhiều lo âu vậy nên bà rất biết quý trọng và nâng niu hạnh phúc gia đình.

2. Sự nghiệp

  • Xuân Quỳnh là một nhà thơ trẻ tiêu biểu thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước
  • Tác phẩm chính của bà: tự hát, hoa dọc chiến hào, tiếng gà trưa...
  • Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ giàu tình yêu thương, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm, đầy mãnh liệt và khát khao trong tình yêu. Vừa lo âu về sự tàn phai đỗ vỡ cũng như dự cảm bất trắc.
  • Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Xuân Quỳnh: Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào, cát trắng (1974), Sân ga chiều em đi (1984), Tự hát (1984), Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994), Bầu trời trong quả trứng (1982), Bến tàu trong thành phố (1984), Truyện Lưu Nguyễn (1985),…

    Qua các tác phẩm nhà thơ Xuân Quỳnh để lại cho đời, có thể khẳng định rằng bà là một trong những cây bút tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Những rung động trong tình yêu, suy tư về cuộc sống của Xuân Quỳnh đã, đang và sẽ mãi lưu giữ trong lòng nhiều thế hệ độc giả yêu quý bà.

Soạn bài lớp 12: Sóng

Bài thơ Sóng

a. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967. Sóng được viết trong một chuyến đi thực tế của nữ thi sĩ đến vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). Đứng trước bờ biển rộng mênh mông, rộng lớn với những con sóng ào ạt xô vào bờ, trong lòng bà gợi lên nhiều suy tư, trăn trở và cảm xúc, từ đó là nguồn cảm hứng để bà sáng tác bài thơ này. Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.

b. Bố cục: 3 phần

  • Hai khổ đầu: sóng và tình yêu
  • Bốn khổ sau: tình yêu và nỗi nhớ
  • Còn lại: tình yêu và khát vọng

c. Hình tượng Sóng

Có hai hình tượng luôn song hành cùng nhau đó là sóng và em. Có lúc phản ánh lẫn nhau, có lúc tách rời có lúc lại hòa vào làm một => hình tượng này tuy hai mà một.

d. Nội dung và nghệ thuật bài thơ Sóng

- Giá trị nội dung: Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

- Giá trị nghệ thuật

Hình tượng sóng đôi giúp nhà thơ diễn tả những cảm xúc khó nói trong tình yêu.

Thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp linh hoạt phù hợp trong việc diễn tả các cung bậc, sắc thái cảm xúc khác nhau.

Ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, dung dị, tinh tế.

Đọc hiểu chi tiết

1. Sóng biển và tình yêu

– Nhà thơ mở đầu bằng những đối lập của sóng biển:

"dữ dội" >< "dịu êm"
"ồn ào" >< "lặng lẽ"

-> Sóng biển được diễn tả dưới nhiều cung bậc hình thức, nghệ thuật đối lập để thấy được những trạng thái của sóng biển. Và đồng thời nó cũng ẩn dụ cho hình tượng người em gái đang yêu. Khi yêu con gái thường có những cung bậc cảm xúc khác nhau lúc yêu thương nhưng lúc lại giận hờn vu vơ.

– Nghệ thuật đối lập "sông" >< "bể" cho thấy giới hạn, tình yêu thì không thể giới hạn người con trai không hiểu được người con gái thì người con gái sẽ tìm đến một người có tấm lòng rộng lớn hơn đủ hiểu người con gái là được.

-> Bốn câu thơ thể hiện được quan niệm mới mẻ trong tình yêu của Xuân Quỳnh. Người con gái không phải chờ đợi mà tự có thể đi tìm lấy hạnh phúc của mình, quyết đình rời xa sông để tìm đến bể. quy luật của sóng từ trước đến nay vẫn thế cũng như quy luật của tình yêu cũng luôn mãi dạt dào trong trái tim trẻ.

2. Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ

  • Đã yêu là phải nhớ nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết:

"Đố ai sống được mà không yêu không nhớ không thương một kẻ nào"

  • Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh của sóng để cắt nghĩa tình yêu tuy nhiên nhà thơ lại không thể lí giải được. Nhà thơ tự mình đặt ra hàng loạt những câu hỏi tu từ nhưng cuối cùng lại trả lời trong một cái lắc đầu đáng yêu "em cũng không biết nữa khi nào ta yêu nhau".
  • Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ, con sóng ngoài kia ngày đêm vỗ vào bờ, dù là con sóng dưới lòng sông, con sóng trên mặt nước, dẫu có muôn với cách trở thì con sóng vẫn nhớ bờ mà vỗ về tha thiết, còn người con gái thì nhớ đến anh cả trong mơ vẫn cứ tưởng là vẫn thức.

-> Như vậy hình tượng sóng để bộc lộ cho nỗi nhớ của mình. Đó là nỗi nhớ cháy bỏng, nhớ da diết không thể nào nguôi.

  • Nhà thơ chọn cách nói ngược để thấy được sự yêu thương ấy. dẫu tình yêu có ngang trái đến mức nào thì em cũng chỉ nghĩ về phương anh mà thôi.

3. Tình yêu và khát vọng

  • Bằng thủ pháp nghệ thuật đối lập nhà thơ đã khẳng định sự hữu hạn nhỏ bé của đời người, sự ngắn ngủi mong manh như sương khói của tình yêu. Nó đối lập với sự vĩnh hằng của thiên nhiên.
  • Và từ hình ảnh sóng vỗ bờ thi sĩ thể hiện ước nguyện của mình làm sao có thể tan ra để trở thành những con sóng vĩnh cữu đó mãi mãi hòa vào đại dương tình yêu đến muôn đời.

Tổng kết

  • Nhà thơ Xuân Quỳnh đã mang đến cho chúng ta một bài thơ giàu cảm xúc. Không những thế nó còn mang tính triết lý khi nói về quy luật của tình yêu. Đã yêu là phải nhớ mà đã nhớ thì đến khi mơ vẫn cứ nghĩ là mình còn thức. Với việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật linh hoạt nhà thơ đã thành công trong việc diễn đạt tình yêu.

Soạn bài Sóng của Xuân Quỳnh mẫu 2

Câu 1 trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Nhận xét về âm điệu, nhịp điệu bài thơ. Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?

Trả lời:

- Âm điệu, nhịp điệu bài thơ: nhịp thơ là nhịp sóng lúc dạt dào sôi nổi, lúc thì thầm sâu lắng.

- Âm hưởng nhịp nhàng đó được tạo nên bằng thể thơ ngũ ngôn với những câu thơ thường là không ngắt nhịp và được nối vần qua các khổ thơ liên kết. Tả nhịp điệu bên ngoài của sóng cũng là để tả nhịp điệu bên trong của tâm hồn nhà thơ, một tâm hồn sôi nổi, thiết tha, khát khao.

Câu 2 trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.

Trả lời:

Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng:

– Lớp nghĩa tả thực: sóng ở đây là những đợt sóng biển miên man vô hạn.

– Sóng là những hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng, trạng thái, những cung bậc tình cảm, cảm xúc của người phụ nữ đang rạo rực, khao khát yêu thương. Mỗi trạng thái, tâm hồn đều có sự tương đồng với một khía cạnh, một đặc tính của sóng.

Câu 3 trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Giữa sóng và em trong bài thơ có quan hệ như thế nào? Anh/chị có nhận xét gì về kết cấu bài thơ? Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn mình với những con sóng. Hãy chỉ ra sự tương đồng đó.

Trả lời:

- Mối quan hệ giữa sóng và em: Xuân Quỳnh không so sánh em như sóng mà trực tiếp hóa thân vào sóng. Vì thế, sóng với em tuy 2 mà 1, sóng đã mang sẵn vẻ đẹp của tâm hồn em trong tình yêu.

- Nghệ thuật kết cấu của bài thơ: Con sóng của biển cả và con sóng của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu song hành với nhau, từ đó tạo nên kết cấu song hành trong toàn bộ bài thơ.

- Sự tương đồng giữa sóng và em:

+ Sóng luôn tìm ra bể cũng như em luôn tìm đến tình yêu đích thức

+Sóng luôn dạt vào bờ cũng như em luôn nhớ tới anh

+ Sóng luôn tan ra giữa đại dương cũng như luôn hi sinh, dâng hiến trong tình yêu.

Câu 4 trang 157 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh/ chị, tâm hồn đó có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Bài thơ là lời tự bạch của tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Mượn hình ảnh sóng, nhà thơ diễn tả tình yêu, thể hiện trái tim dữ dội và dịu êm vừa phong phú, phức tập vừa tha thiết, sôi nổi, rạo rực và khao khát yêu thương của một tâm hồn phụ nữ chân thành, nồng hậu, dám bày tỏ khát vọng của mình trong tình yêu, trong hạnh phúc đời thường.

Mở bài và kết bài Sóng

Mở bài Sóng mẫu 1

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Xuân Quỳnh - một nhà thơ nữ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, với chất thơ chan chứa tình cảm yêu thương tha thiết của một người con gái, bà đã để lại cho đời một bài thơ Sóng nhẹ nhàng mà da diết.

Mở bài phân tích bài thơ Sóng mẫu 2

Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi sau này chúng ta vẫn còn ấn tượng và yêu quý nữ thi sĩ Xuân Quỳnh cùng tình cảm, tiếng lòng tha thiết của một người con gái khao khát tình yêu được thể hiện qua bài thơ Sóng nhân một chuyến đi thực tế của bà đến vùng biển Diêm Điền.

Kết bài Sóng mẫu 1

Trong biển lớn tình yêu cuộc đời hôm nay đã có biết bao con sóng đã tới bờ và tìm về bờ. Tình yêu vẫn luôn luôn là đề tài hấp dẫn với mọi lứa tuổi để mọi người đi tìm lời giải đáp cho ẩn số tình yêu trong một hành trình tìm kiếm không mệt mỏi. Sóng của Xuân Quỳnh vẫn vỗ những nhịp yêu thương, giúp những người đang yêu thêm tự tin vào chính mình, bởi thế giới của anh và em cũng là thế giới của những con người biết tìm ra ý nghĩa của sự sống thiêng liêng.

Kết bài phân tích bài thơ Sóng mẫu 2

Như vậy, bài thơ “Sóng” là một sáng tác đặc sắc, độc đáo viết về đề tài tình yêu, đồng thời là thi phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Thông qua việc sử dụng thể thơ năm chữ cùng cách ngắt nhịp linh hoạt tạo nên nhịp điệu độc đáo cùng việc sử dụng hình tượng “sóng”, nhà thơ đã bộc lộ chân thành khát vọng tình yêu mãnh liệt, sôi nổi của trái tim người phụ nữ. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định “Xuân Quỳnh là nhà thơ của khát vọng hạnh phúc đời thường” với một tình yêu nồng nhiệt, vừa táo bạo say đắm vừa thiết tha dịu dàng, đồng thời thấy được khát vọng vươn tới một tình yêu đích thực và vượt qua mọi sự hữu hạn của kiếp người luôn thường trực trong trái tim người phụ nữ.

------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn bài Sóng của Xuân Quỳnh. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 12, Soạn văn 12, Soạn bài lớp 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn bài lớp 12

    Xem thêm