Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài 3
Trắc nghiệm Tuyên ngôn độc lập
Câu hỏi trắc nghiệm Tuyên ngôn độc lập được VnDoc tổng hợp và đăng tải cho các em tham khảo để học tập tốt Ngữ văn lớp 12. Tài liệu hệ thống toàn bộ kiến thức được học trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập được để dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm có đáp án. Mời các em tham khảo, luyện tập, so sánh đối chiếu đáp án trong bài.
Câu 1. Bản Tuyên ngôn Độc lập được viết cho ai?
- Đồng bào cả nước và nhân dân thế giới.
- Bọn đế quốc, thực dân đã và đang âm mưu xâm lược nước ta.
- Các nước đồng minh đang ủng hộ ta.
- a và b đúng.
Câu 2. Việc trích dẫn lời văn bản của bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của nước Pháp có dụng ý?
- Làm cơ sở tuyên bố độc lập tự do cho nước mình.
- Dùng chính lí lẽ của đối thủ để bác bỏ luận điệu và hành động của chúng.
- Đặt cuộc Cách mạng tháng 8 -1945 của nước ta ngang hàng với cuộc Cách mạng của nước Mĩ và của Pháp.
- Tất cả đều đúng
Câu 3. Câu văn nào dưới đây thể hiện đầy đủ nhất nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập?
- Toàn dân Việt Nam trên dưới một lòng chống lại âm mưu xâm lược của bọn thực dân.
- Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
- Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành nước tự do và độc lập.
- Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.
Câu 4. Tuyên ngôn độc lập khẳng định trình độ nghệ thuật xuất sắc của Hồ Chí Minh, tác phẩm trở thành một mẫu mực của thể văn chính luận. Dựa vào đâu có thể khẳng định điều này?
- Bố cục ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, đanh thép, ngôn ngữ chính xác, giàu sắc thái biểu cảm.
- Lí lẽ sắc bén, hùng hồn, văn phong đầy chất trữ tình, bay bổng.
- Ngôn ngữ chính xác, giàu sắc thái biểu cảm, dẫn chứng đa dạng, phong phú, bố cục ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng.
- Dẫn chứng xác đáng kẻ thù không thể nào bác bỏ được; nêu được những nét cơ bản về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.
Câu 5. Tuyên bố: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do" là nhằm để:
- Khẳng định nhân quyền.
- Khẳng định quyền của một nhóm người trong cộng đồng.
- Khẳng định quyền tự chủ của mỗi dân tộc.
- Khẳng định nhân quyền và dân quyền.
Câu 6. Thái độ của Hồ Chí Minh khi trích tuyên ngôn của Pháp và Mĩ
- Phản đối
- Đồng tình, cho đó là lẽ phải.
- Ý a, b sai
- Ý a, b đúng
Câu 7. Hồ Chí Minh chọn hai đoạn tiêu biểu trong Tuyên ngôn Độc lập của Pháp và Mĩ để mở đầu “Tuyên ngôn Độc lập” với dụng ý
- Làm cơ sở tuyên bố độc lập tự do cho nước mình.
- Đặt cuộc Cách mạng tháng 8-1945 của nước ta ngang hàng với cuộc Cách mạng của Mĩ (1796) và của Pháp (1789).
- Dùng chính lí lẽ của đối thủ để bác bỏ luận điệu và hành động của chúng.
- Cả ba dụng ý trên.
- Câu a, c đúng
Câu 8. Trong “Tuyên ngôn Độc lập” Hồ Chí Minh đã cho thế giới thấy thực chất dân Pháp đến Đông Dương là
- Khai hóa.
- Bảo hộ.
- Cướp nước.
- Tất cả đều đúng
Câu 9. Khi Nhật hàng Đồng minh, thực dân Pháp đã đưa ra tuyên bố Đông Dương phải thuộc quyền của
- Nhật.
- Pháp.
- Đồng minh.
- Tất cả đều đúng
Câu 10. Trong “Tuyên ngôn Độc lập” Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật nào sau đây?
- Từ mùa thu 1940 nước ta thành thuộc địa của Nhật chứ không phải của Pháp nữa.
- Khi Nhật hàng Đồng minh, nhân dân cả nước nổi dậy giành chính quyền.
- Dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
- Cả ba điều trên.
Câu 11. Kết thúc “Tuyên ngôn Độc lập” Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Nội dung lời tuyên bố ấy
- Khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập Việt Nam.
- Khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.
- Kêu gọi đấu tranh.
- Cả ba nội dung trên.
- Câu a, b đúng
Câu 12. “Tuyên ngôn Độc lập” là áng văn chính luận đầy tính nghệ thuật. Hồ Chí Minh đã sử dụng biện pháp tu từ nào sau đây để tăng sức truyền cảm cho lí lẽ và dẫn chứng.
- Cường điệu.
- Nhân hóa.
- Điệp ngữ.
- Cả ba biện pháp tu từ trên.
- Câu a, c đúng
Câu 13. Đánh giá nào sau đây về giá trị của bản “Tuyên ngôn Độc lập” là phù hợp?
- Là văn kiện lịch sử vô giá.
- Là áng văn chính luận mẫu mực, đặc sắc. .
- Đoàn kết tinh thần tư tưởng, văn hóa lịch sử dân tộc.
- Cả ba đánh giá trên.
Câu 14. Thông tin nào sau đây về hoàn cảnh sáng tác bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh là đúng?
- Ngày 19-8-1945, khi chính quyền Hà Nội về tay nhân dân, Hồ Chí Minh viết “Tuyên ngôn Độc lập”.
- Ngày 26-8-1945, Bác từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn cứ số 18 phố Hàng Ngang Người soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.
- “Tuyên ngôn Độc lập” được Hồ Chí Minh viết ngày 2-9-1945.
- Cả ba thông tin đều không chính xác.
Câu 15. Đối tượng mà bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh hướng tới là
- Đồng bào cả nước.
- Nhân dân thế giới.
- Bọn đế quốc thực dân đang âm mưu xâm lược nước ta.
- Cả ba đối tượng trên.
Câu 16. Mục đích mà bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh đạt tới là
- Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc.
- Tranh luận nhằm bác bỏ lí lẽ xảo quyệt của bọn xâm lược trước dư luận thế giới.
- Tranh thủ sự đồng tình của dư luận thế giới.
- Cả ba mục đích trên.
Câu 17. “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào sau đây?
- Văn chính luận.
- Truyện.
- Kí.
- Thơ
Câu 18. Để làm cơ sở cho “Tuyên ngôn Độc lập” của nước mình, Hồ Chí Minh đã trích hai đoạn tiêu biểu trong
- “Cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi.nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập
- “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 của nước Mĩ.
- c. Hai bản tuyên ngôn nói trên của Pháp và Mĩ.
- Tất cả đều đúng
Câu 19. Dựa vào nội dung bản Tuyên ngôn độc lập có thể chia thành mấy phần
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
Câu 20. Phong cách nghệ thuật chính luận của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập được thể hiện qua các yếu tố
A. Dẫn chứng xác thực, với những bằng chứng đanh thép, số liệu chính
B. Giọng điệu nghị luận rất đanh thép, cứng rắn và giàu tính luận chiến.
C. Hình ảnh được sử dụng rất đa dạng, giàu sức gợi hình, giàu cảm xúc.
D. Tất cả đều đúng
Câu 21. Thông tin nào sau đây nói chính xác về hoàn cảnh sáng tác bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh
A. Ngày 19-8-1945, khi chính quyền Hà Nội về tay nhân dân, Hồ Chí Minh viết “Tuyên ngôn Độc lập”.
B. “Tuyên ngôn Độc lập” được Hồ Chí Minh viết ngày 2-9-1945.
C. Ngày 26-8-1945, Bác từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn cứ số 18 phố Hàng Ngang Người soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.
D. 23/8/1945, tại Huế trước hàng vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại thoái vị, Hồ Chí Minh soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.
----------------------------------------------
Ngoài tài liệu Trắc nghiệm môn Ngữ văn 12 bài 3: Tuyên ngôn độc lập mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu lớp 12 khác như: Trắc nghiệm Ngữ văn 12, Lý thuyết môn Ngữ Văn 12, Soạn Văn 12...