Giáo án bài Sóng

Giáo án ngữ văn lớp 12 bài Sóng - Xuân Quỳnh

VnDoc.com xin gửi đến quý độc giả giáo án ngữ văn bài “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Thông qua hình tượng Sóng trong bài thơ, nhà thơ Xuân Quỳnh tự bộc bạch quan niệm, khát vọng tình yêu nồng nàn, mãnh liệt, sâu lắng và dịu dàng. Tình yêu gắn liền với cuộc đời và tình người.

SÓNG - XUÂN QUỲNH

I. Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

  • Tình yêu là đề tài hấp dẫn được Xuân Quỳnh cảm nhận, suy nghĩ trăn trở, bồi hồi và thể hiện bằng chất thơ hồn nhiên, say đắm, nồng nàn trong sáng, phóng khoáng và nhiều triết trí.

II. Phương tiện thực hiện

  • SGK, SGV.
  • Sách học tốt, thiết kế giáo án.

III. Cách thức tiến hành

  • Phương pháp: Đọc hiểu, gợi tìm, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.
  • Tích hợp: Thơ Xuân Diệu, thơ Đoàn Vy....

IV. Tiến hành dạy học

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Dạy bài mới:

Sóng là một biểu tượng đẹp. Các thi nhân thường mượn sóng để biểu đạt những sắc thái tình cảm của mình. Em hãy tìm đọc một vài câu thơ có hình tượng sóng?

  • "Sóng gợn... điệp điệp" --> Nỗi buồn mênh mông.
  • "Đưa người... trong lòng" --> Nỗi xao động tình cảm.
  • "Anh xin làm sóng biếc" --> Tình yêu dào dạt.
  • "Không có sóng to...tình yêu" --> Henrich hainơ.

Sóng trong thơ Xuân Quỳnh biểu hiện tình yêu như thế nào? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Sóng.

Hoạt động của GV và HSNội dung cần đạt

Cho học sinh xem ảnh Xuân Quỳnh.

Qua tiêu dẫn, em hãy nêu vài nét về nhà thơ?

  • Xuân Quỳnh là một phụ nữ tài hoa, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, trí tuệ thông minh, sắc sảo.
  • Là một nhà thơ của tình yêu rất nổi tiếng được nhiều người yêu thích.
  • Thơ Xuân Quỳnh hồn nhiên, tươi mát, nhiều lo âu và luôn da diết, khát vọng đời thường.

(Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ)

Hãy xác định bố cục của bài thơ và ý chính của từng đoạn?

Hãy đọc và phát biểu chủ đề của bài thơ?

I. Tìm hiểu chung

1. Tiểu dẫn:

a. Tác giả - tác phẩm

(sgk)

b. Hoàn cảnh sáng tác:

  • Bài thơ là kết quả của chuyến đi thực tế dài ở vùng biển Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng.
  • Viết ngày 29/12/1967, được in trong tập thơ hoa dọc chiến hào, xuất bản năm 1968.

2. Văn bản:

a. Bố cục:

b. Chủ đề:

Mượn biểu tượng Sóng, Xuân Quỳnh đã tự bộc bạch quan niệm, khát vọng tình yêu nồng nàn, mãnh liệt và sâu lắng dịu dàng. Tình yêu gắn chặt với cuộc đời và tình người.

Tài liệu liên quan cùng chủ đề:

Đánh giá bài viết
9 31.155
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm