Giáo án bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án bài "Nghị luận về một hiện tượng đời sống" để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Ngữ văn lớp 12 bài Thuốc

Giáo án bài Sóng

Giáo án bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX

A. Mục tiêu:

Giúp HS: - Nắm được cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.

- Có ý thức và thái độ đúng đắn trước các hiện tượng đời sống.

B. Phương pháp - phương tiện:

  1. Phương pháp:

Khai thác ngữ liệu, thảo luận nhóm, rút ra nội dung bài học.

  1. Phương tiện:

GV: Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập.

HS: Phần chuẩn bị bài, sgk, sbt.

C. Tiến trình bài dạy:

Bài cũ:

- Thế nào là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?

- Trình bày những yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?.

Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSNỘI DUNG BÀI HỌCGHI CHÚ

HĐ1: HdHS hình thành khái niệm về hiện tượng đời sống..

TT1: GV nêu câu hỏi: Theo em thế nào là hiện tượng đời sống? HS: Suy nghĩ, trao đổi, phát biểu.

GV: Nhận xét, chốt.

TT2: GV hỏi tiếp: Vậy thế nào là nghị luận về một hiện tượng đời sống?

HS: Suy luận, phát biểu

GV: Nhận xét, chốt lại:

HĐ2: Hd tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một htđs.

TT1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài sgk.
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài sgk.
HS: Tiến hành đọc

TT2: GV yêu cầu HS tóm tắt câu chuyện “ Chuyện cổ tích mang tên Nguyễn Hữu Ân” để làm tư liệu tham khảo.
HS tiến hành tóm tắt:
GV: Nhấn mạnh những điểm cần thiết.

TT3: GV gợi ý thảo luận để HS tìm hiểu đề bài trên:
- Đề bài yêu cầu bàn luận về hiện tượng gì?
- Bài viết cần những ý chính nào?
- Nên lựa chọn dẫn chứng nào cho phù hợp?
- Cần vận dụng những thao tác lập luận nào?
HS thảo luận nhóm nhỏ, phát biểu ý kiến.
GV yêu cầu các nhóm nhận xét, sau đó nhận xét chung, định hướng lại vấn đề:

TT4: GV yêu cầu HS lập dần ý sau khi đã phân tích đề
HS: làm việc theo nhóm, trình bày kết quả trước lớp
GV: Nhận xétt chung, định hướng lại nội dung.


TT5: GV: Yêu cầu HS : Từ việc phân tích và lập dàn ý trên hãy rút ra cách làm bài về một hiện tượng đời sống?

HS: Suy nghĩ, rút ra kết luận, phát biểu.

GV: Nhận xét, chốt:


HĐ3: Hd luyện tập:

TT1: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS đọc bài tập và tiến hành làm bài.
HS: Làm bài cá nhân, phát biểu kết quả trước lớp.GV: Yêu cầu nhận xét, bổ sung, GV nhận xét chung, định hướng lại:


HĐ4: Củng cố:
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk để củng cố bài học.

1. Khái niệm.
- Hiện tượng đời sống là những hiện tượng có ý nghĩa nổi bật hoặc ảnh hưởng tới phần lớn mọi người trong xã hội, có thể là hiện tượng tích cực nhưng cũng có thể là hiện tượng tiêu cực.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là kiểu bài sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, đúng, sâu và đồng tình với người viết trước những htđs có ý nghĩa xã hội.
2. Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
* Tham khảo đề bài sgk
a. Tìm hiểu đề:
Đề bài yêu cầu nghị luận về hiện tượng chia chiếc bánh thời gian của các bạn trẻ hôm nay.
- Luận điểm:
Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân là một tấm gương sống đẹp của thanh niên ngày nay.
- Dẫn chứng:
+ Một số việc làm có ý nghĩa của thanh niên ngày nay tương tự Nguyễn Hữu Ân.
Vd: Tham gia các phong trào thanh niên tình nguyện; dạy học ở các lớp tình thương…
+ Một số việc làm đáng phê phán của một số thanh niên.
Vd: Bỏ học, bài bạc, đua xe trái phép…
- Thao tác lập luận:
+ Phân tích
+ Bình luận
+ So sánh.
b. Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân, trích dẫn đề bài, nêu vấn đề “Chia chiếc bánh thời gian của mình cho ai?”.
- Thân bài:
+ Việc làm của Nguyễn Hữu Ân.
+ Phân tích: Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân có ý nghĩa giáo dục lớn đối với thanh niên, HS ngày nay. Đây là tấm gương về lòng hiếu thảo, đức hi sinh của thanh niên.
+ Bình luận:
* Biểu dương NHÂ.
* Phê phán những thanh niên đã lãng phí thời gian một cách vô bổ.
* Kêu gọi mọi người noi gương NHÂ.
- Kết bài: Suy nghĩ của người viết.
Để làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cần:
- Tìm hiểu đề.
- Lập dàn ý.
+ Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bình luận.
+ Thân bài: Kết hợp các thao tác lập luận để làm sáng tỏ htđs đó.
+Kết bài: Nêu suy nghĩ của mình về htđs đó.
* Luyện tập:
- Bàn về hiện tượng thanh niên ngày nay giàu về vật chất nhưng nghèo nàn thảm hại về văn hóa tinh thần.
- Thao tác lập luận: Phân tích, so sánh, bình luận.
- Dùng từ độc đáo “mỏng”, “đầy”, “dễ vỡ”, lối nói ví von, hình tượng.
- Dung hoà về vật chất và tinh thần.

Dặn dò:

Bài cũ:

  • Nắm các bước làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
  • So sánh sự khác nhau giữa kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

Bài mới: “Phong cách ngôn ngữ khoa học”.

  • Đọc trước văn bản.
  • Xem phần luyện tập ở sgk.
Đánh giá bài viết
1 4.310
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm