Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Luật thơ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12

Các bạn học sinh thân mến! Để giúp các bạn học tốt Ngữ văn lớp 12, VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Luật thơ, tài liệu sẽ giúp các bạn có kết quả cao trong học tập. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 12: Luật thơ

I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƠ

1. Luật thơ của một thể thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,... được khái quát theo một kiểu mẫu nhất định. Ví dụ: Luật của các thể lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn,...

Nói chung, ta có thể phân chia các thể thơ Việt Nam thành 3 nhóm chính:

a) Các thể thơ dân tộc gồm: thể lục bát, song thất lục bát và hát nói.

b) Các thể thơ luật Đường gồm: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú).

c) Các thể thơ hiện đại gồm: thể năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, thể hỗn hợp, thể tự do, thơ - văn xuôi,...

2. Sự hình thành các luật thơ cũng như sự vay mượn, mô phỏng và cách tân các thể thơ đều phải dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt, trong đó tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng. Số tiếng và các đặc điểm của tiếng và cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,... là các nhân tố cấu thành luật thơ (xem trong SGK).

II. MỘT SỐ THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG

1. Thể lục bát (còn gọi là thể sáu – tám)

Ví dụ:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấyđau đớn lòng.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

- Số tiếng: Mỗi cặp lục bát gồm hai dòng: dòng lục (6 tiếng), dòng bát (8 tiếng). Bài thơ lục bát là sự kế tiếp của các cặp như thế.

- Vần: Vần lưng hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.

- Nhịp: Nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đối (tức các tiếng 2, 4, 6): 2/2/2.

- Hài thanh: Có sự đối xứng luân phiên B - T - B ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng thơ và đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát.

2. Thể song thất lục bát (còn gọi là thể gián thất hay song thất)

Ví dụ:

Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,

Đường bên cầu cỏ mọc còn non.

Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,

Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.

(Đoàn Thị Điểm (?), Chinh phụ ngâm)

- Số tiếng: Cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát (6 – 8 tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.

- Vần: Gieo vần lưng ở mỗi cặp (lọc - mọc, buồn – khôn); cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng. Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền (non - buồn).

- Nhịp: 3/4 ở hai câu thất và 2/2/2 ở cặp lục bát.

- Hài thanh: Cặp song thất lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, có thể có thanh bằng (câu thất - bằng) hoặc trắc (câu thất - trắc) nhưng không bắt buộc.

Ví dụ:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

(Đoàn Thị Điểm (?), Chinh phụ ngâm)

Còn cặp lục bát thì sự đối xứng bằng - trắc chặt chẽ hơn (giống như ở thể lục bát).

3. Các thể ngũ ngôn luật Đường

Gồm 2 thể chính: ngũ ngôn tứ tuyệt (5 tiếng 4 dòng) và ngũ ngôn bát cú (5 tiếng 8 dòng). Thể ngũ ngôn bát cú có kết cấu 4 phần: đề, thực, luận, kết.

Ví dụ một bài thơ ngũ ngôn bát cú:

MẶT TRĂNG

Vằng vặc bóng thuyền quyên,

Mây quang gió bốn bên,

Nề cho trời đất trắng,

Quét sạch núi sông đen

Có khuyết nhưng tròn mãi

Tuy già vẫn trẻ lên

Mảnh gương chung thế giới

Soi rõ: mặt hay, hèn

(Khuyết danh)

- Số tiếng: 5 tiếng; số dòng: 8 dòng (thơ tứ tuyệt chỉ có 4 dòng).

- Vần: 1 vần (độc vận), gieo vần cách (bên, đen, lên, hèn).

- Nhịp lẻ: 2/3.

- Hài thanh: có sự luân phiên B - T hoặc niêm B - B, T - T ở tiếng thứ 2 và thứ 4.

4. Các thể thất ngôn luật Đường

Gồm 2 thể chính: thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú. Mỗi thể lại chia ra thất ngôn luật bằng (thể bằng) và thất ngôn luật trắc (thể trắc). Đây là hai thể thơ có kết cấu, niêm luật chặt chẽ, được nhiều người ưa thích và đến nay vẫn được nhiều người sử dụng để sáng tác.

a) Thất ngôn tứ tuyệt (còn gọi là thể tứ tuyệt hay tuyệt cú)

Ví dụ một bài thơ tứ tuyệt thể trắc:

ÔNG PHỖNG ĐÁ

Ông đứng làm chi đó hỡi ông?

Trơ trơ như đá, vững như đồng.

Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?

Non nước đầy vơi có biết không?

(Nguyễn Khuyến)

- Số tiếng: 7 tiếng, số dòng: 4 dòng.

- Vần: 1 vần. Cách hiệp vần: vần chân, gieo vần cách (đồng - không).

- Nhịp: 4/3.

- Hài thanh theo mô hình sau:

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Luật thơ

b) Thất ngôn bát cú

Ví dụ một bài thất ngôn bát cú thể trắc:

QUA ĐÈO NGANG

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế ,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

(Bà Huyện Thanh Quan)

- Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 8 dòng (chia thành 4 phần: Đề, thực, luận, kết).

- Vần: Gieo vần chân, độc vận (hoa, nhà, gia, ta và tà ở dòng thơ thứ nhất).

- Nhịp: 4/3.

III. LUYỆN TẬP

1. So sánh những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong luật thơ ngũ ngôn truyền thống ở bài Mặt trăng (mục II.3 bài trước) với đoạn thơ năm tiếng trong bài Sóng của Xuân Quỳnh.

a) Bài Mặt trăng

- Gieo vần: 1 vần (độc vận), vần chân (cuối câu), gieo vần cách (bên, đen, lên, hèn).

- Nhịp lẻ: 2/3

- Hài thanh: có sự luân phiên B-T hoặc niêm B-B, T-T ở tiếng thứ 2 và thứ 4.

b) Đoạn thơ trong bài Sóng:

- Gieo vần:

+ Vần chân, gieo vần cách trong từng khổ ở tiếng cuối câu thứ 2 và thứ 4:

• Khổ 1: thế, trẻ.

• Khổ 2: em, lên.

+ Khổ 1 gieo vần trắc (TV) thì khổ 2 gieo vần bằng (Bv).

- Ngắt nhịp: 3/2.

- Hài thanh: không theo quy luật luân phiên B-T như trong ngũ ngôn truyền thống mà chủ yếu là theo quy luật của tình cảm, cảm xúc. Chẳng hạn, ở khổ 1, ta thấy:

B B

Ôi con Sóng ngày xưa

B T

Và ngày sau vẫn thế

T B

Nỗi khát vọng tình yêu

B T

Bồi hồi trong ngực trẻ.

2. Phân tích cách gieo vần, ngắt nhịp khổ đầu bài

Tống biệt hành của Thâm Tâm để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống.

Đưa người, / ta không đưa qua sông, (2/5)

Sao có / tiếng sóng ở trong lòng? (2/5)

Bóng chiều không thắm, / không vàng vọt, (4/3)

Sao đầy hoàng hôn / trong mắt trong? (4/3)

- Cách gieo vần: gieo vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, thứ 2 và thứ 4: sông, lòng, trong. Đây là vần bằng (Bv).

- Cách ngắt nhịp; Hai câu 3 và 4 ngắt nhịp 4/3 theo cách ngắt nhịp của thơ thất ngôn truyền thống; nhưng hai câu 1 và 2 lại ngắt nhịp 2/5 cho phù hợp với tình cảm và cảm xúc của tác giả trong buổi đưa tiễn người bạn lên đường lúc bấy giờ.

3. Bài này anh (chị) tự làm. (Có thể trao đổi thêm trong nhóm học tập).

4. Tìm những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận để chứng mình ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ mới.

T B Τ

Sóng gợn tràng giang / buồn điệp điệp, (4/3)

B T B

Con thuyền xuôi mái / nước song song, (4/3)

B T B

Thuyền về nước lại, / sầu trăm ngả; (4/3)

T B T

Củi một cành khô / lạc mấy dòng (4/3)

- Gieo vần: vần chân, gieo vần cách (song, dòng) và là vần bằng (Bv).

- Ngắt nhịp: 4/3 (như cách ngắt nhịp trong thể thơ thất ngôn bát cú).

- Hài thanh: theo đúng mô hình của thể thơ thất ngôn bát cú (đã ghi các thanh bằng (B) và trắc (T) ở các tiếng thứ 2, 4, 6 trên bốn dòng thơ).

Đánh giá bài viết
1 1.202
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn lớp 12

    Xem thêm