Soạn bài Rừng xà nu

Soạn bài Rừng xà nu do Nguyễn Trung Thành sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 12 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Việc soạn văn 12 của bạn sẽ đơn giản hơn với bài soạn dưới đây của chúng tôi.

Khái quát về Tác giả Nguyễn Trung Thành

1. Tiểu sử tác giả Nguyễn Trung Thành

Nguyễn Trung Thành tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, bút danh Nguyên Ngọc, ông sinh Năm 1932 ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Năm 1950, ông vào bộ đội, sau đó làm phóng viên báo Quân đội nhân dân liên khu V. Sau năm 1954, ông còn có những sáng tác phục vụ công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc. Năm 1962, ông tình nguyện trở về chiến trường miền Nam, hoạt động ở Quảng Nam và Tây Nguyên. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ông tiếp tục cống hiến cho phong trào văn nghệ của nước nhà.

Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Trung Thành

Nguyễn Trung Thành có hiểu biết sâu sắc, gắn bó mật thiết với cảnh vật và con người Tây Nguyên. Do đó, những thành công lớn nhất với sự nghiệp của ông cũng gắn bó với mảnh đất này. Nhà văn gần gũi, hiểu biết cuộc sống cũng như tinh thần của nhân dân các dân tộc thiểu số trên mảnh đất này.

Văn Nguyễn Trung Thành mang đậm âm hưởng sử thi của núi rừng Tây Nguyên. Ở đó, chất thơ hoà quyện với độ hoành tráng của núi rừng, của những con người bất khuất, kiên trung với quê hương, đất nước. Sức sống bất diệt, khả năng trỗi dậy vô tận của con người, sự sống luôn được đề cao trong tác phẩm của ông.

Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) là: Đất nước đứng lên (1954), Rẻo cao (1961), Đất Quảng (2 tập, 1971 - 1974)...

Soạn bài Rừng xà nu mẫu 1

1. Hoàn cảnh sáng tác Rừng xà nu

Truyện ngắn “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành sáng tác mùa hè năm 1965 khi giặc Mĩ đổ ào ạt vào miền Nam. Chúng đổ bộ vào bãi biểu Chu Lai, lộ rõ bản chất sát nhân của đế quốc, khủng bố đẫm máu phong trào cách mạng của nhân dân ta. Nguyễn Trung Thành cũng giống như những nhà văn cùng thời của mình, muốn viết một bài “Hịch tướng sĩ” của thời đại chống Mĩ. Nên sau khi viết tùy bút “Đường chúng ta đi”, ông bắt tay vào viết truyện ngắn “Rừng xà nu”.

Truyện ngắn “Rừng xà nu” được ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965, sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành) viết trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

2. Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu

Nhà văn đặt tên cho tác phẩm là “Rừng xà nu” không phải là ngẫu nhiên vô tình mà là một dụng ý nghệ thuật. “Rừng xà nu” là một hàm nghĩa sâu xa, nó là hình ảnh gắn bó mật thiết và để lại những dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời viết văn của Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành.

Cây xà nu còn mang ý nghĩa biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do, vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần bất khuất của đồng bào Tây Nguyên. Hơn thế nữa, xà nu được biết đến là một loại cây rất đặc trưng của núi từng Tây Nguyên hùng vĩ, thơ mộng. Ấy là loài cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch.

3. Bố cục (3 phần)

Phần 1 (từ đầu đến “những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”): Hình ảnh rừng xà nu

Phần 2 (tiếp đó đến “giội lên khắp người như ngày trước”): Câu chuyện Tnú sau ba năm đi lực lượng về thăm làng

Phần 3 (còn lại): Câu chuyện về cuộc đời bi tráng của Tnú và câu chuyện chiến đấu của dân làng Xô Man được cụ Mết kể lại

4. Giá trị nội dung

Thông qua câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đặt vấn đề có ý nghĩa lớn lao đối với dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của nhân dân và đất nước mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.

5. Giá trị nghệ thuật

Đặc sắc, đậm đà chất sử thi hùng tráng. Chất sử thi được thể hiện ở đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, hình ảnh thiên nhiên, các chi tiết nghệ thuật, giọng điệu.

Kết cấu vòng tròn: mở đầu, kết thúc là hình ảnh rừng xà nu cùng với sự trở về của Tnú sau ba năm xa cách

Soạn bài Rừng xà nu mẫu 2

1. Vài nét chung về tác giả và tác phẩm Rừng xà nu

a. Tác giả

  • Tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu.
  • Bút danh: Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung Thành.
  • 1950: Gia nhập quân đội khi đang học trung học chuyên khoa.
  • 1962: Chủ tịch chi hội văn nghệ giả phóng miền Trung Trung Bộ.
  • Gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên.

b. Tác phẩm

Xuất xứ: Truyện được in trong tập "Trên quê hương những người anh hùng Điện Ngọc" viết năm 1965.

Cốt truyện: Chuyện về cuộc đời Tnú lồng vào cuộc nổi dậy của dân làng Xôman.

2. Đọc hiểu tác phẩm Rừng xà nu

a. Hình tượng cây xà nu

  • Cả rừng không cây nào không bị thương, nhựa ứa ra-từng cục máu lớn.
  • Không giết nổi...
  • Vết thương chóng lành, lớn nhanh, thay thế những cây đã ngã.
  • Cây mẹ ngã cây con mọc lên.
  • Ưỡn tấm ngực ra che chở cho làng.
  • Những đồi (rừng) xà nu nối tiếp nối.

=> Nghệ thuật nhân hoá, so sánh-hình ảnh giàu giá trị tạo hình, cảnh như khắc chạm tạo thành hình khối có màu sắc mùi vị => Một phần sự sống Tây Nguyên gắn bó với con người.

=> Cây xà nu, rừng xà nu tiêu biểu cho số phận, phẩm chất, sức sống bất diệt, tinh thần dấu tranh quật cường của nhân dân Tây Nguyên.

Các thế hệ cây xà nu tượng trưng cho các thế hệ dân làng Xoman và nhân dân Việt Nam.

b. Hình tượng người dân Xôman

Cụ Mết

  • Tiếng nói ồ ồ, bàn tay nặng trịch, mắt sáng, râu dài tới ngực, ngực căng như thân cây xà nu lớn => Khoẻ mạnh, quắc thước.
  • Lúc ông nói: Nó cầm súng => mình cầm giáo mác, mọi người nín bặt => có uy tín đối với dân làng.

=> Là người đại diện cho quần chúng, biểu tượng cho sức mạnh tinh thần và vật chất có tính truyền thống, cội nguồn của miền núi Tây Nguyên, là người trực tiếp lãnh đạo dân làng vùng lên đánh giặc.

Nhân vật Dít

Sự hiện thân tiếp nối của Mai.

  • Lúc nhỏ: Gan góc lanh lợi.
  • Lớn lên: Bí thư kiêm chính trị viên xã đội.

Đôi mắt: bình thản trong suốt khi nhìn kẻ thù; ráo hoảnh khi mọi người khóc Mai; nghiêm khắc nhìn Tnú.

=> Sống có nguyên tác và giàu tình yêu thương. Đôi mắt chị chứa đầy chiều sâu nghị lực. Cùng với Tnú, họ là lớp trẻ đáng tin cậy là chỗ dựa của dân làng Xôman.

Bé Heng

Gợi lại tuổi thơ của Mai, Dít, Tnú.

=> Tượng trưng cho lớp người kế tiếp đầy sinh lực, đầy nhựa sống, hứa hẹn một thế hệ Cách mạng mới vững vàng.

Nhân vật Tnú

Xuất hiện qua lời kể của cụ Mết.

Cuộc đời:

  • Lúc nhỏ: mồ côi, được dân làng Xôman cưu mang; gan góc, lanh lợi, dũng cảm, táo bạo, sớm đến với Cách mạng.
  • Bị giặc bắt: chỉ vào bụng nói "cộng sản ở đây này".
  • Lớn lên: Ra tù, gặp Mai, lãnh đạo dân làng đánh giặc; tận mắt chứng kiến cảnh vợ con bị giết; bản thân bị địch bắt, tra tấn dã man; gia nhập bộ đội.

=> Can đảm vượt lên mọi đau đớn-bi kịch cá nhân, quyết tâm trả thù nhà đền nợ nước.

Đôi bàn tay:

  • Khi nguyên vẹn: là đôi bàn tay tình nghĩa.
  • Khi tật nguyền: vẫn vững vàng cầm vũ khí.

Ngày về phép: Về đúng một đêm; lặng người đi khi nghe tiếng chày; nhớ rõ từng người-nhắc tên từng người trong một niềm xúc động sâu xa.

=> Có tính kỷ luật cao và giàu tình yêu thương đối với đồng bào.

=> Là đứa con chung của dân làng Xôman.

c. Vài nét nghệ thuật

  • Nghệ thuật kể chuyện ngắn gọn, hàm súc, hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tỉ mỉ, sinh động.
  • Giọng kể hào hùng thâm trầm, xúc động mang âm hưởng sử thi.
  • Nghệ thuật xây dựng hình tượng cây xà nu và rừng xà nu.

3. Tổng kết

Truyện cô đúc mang âm hưởng sử thi hùng tráng Thông qua việc miêu tả sức sống mãnh liệt của cây xà nu và người dân Xôman, tác giả đã khắc hoạ hình ảnh Tây Nguyên anh hùng, bất khuất một lòng đi theo Đảng. Thể hiện thành công chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam.

Như vậy là VnDoc đã giúp bạn biết cách soạn bài Rừng xà nu lớp 12. Hy vọng rằng, qua bài này các em nắm được nội dung về tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm rừng xà nu cũng như nắm được các ý chính về Hình tượng cây xà nu, hình tượng các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm này.

Soạn bài Rừng xà nu mẫu 3

1. Hướng dẫn

Câu 1 (trang 38 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Ý nghĩa truyện qua:

a. Nhan đề Rừng xà nu :

+ Ý nghĩa tả thực: Nhà văn nói về cây xà nu - một loài cây sống thành rừng ở Tây Nguyên. Loài cây này có sức sống mãnh liệt, không chịu khuất phục trước sự thay đổi của thời tiết.

+ Ý nghĩa biểu tượng: Qua sức sống mãnh liệt của cây xà nu, rừng xà nu, nhà văn nói đến nỗi đau và sức sống, phẩm chất kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

b. Hình tượng rừng xà nu dưới tầm đại bác.

- Mở đầu tác phẩm, nhà văn tập trung giới thiệu về rừng xà nu, một rừng xà nu cụ thể được xác định đó: "Nằm trong tầm đại bác của đồn giặc", "hầu hết đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn".

- Nguyễn Trung Thành đã phát hiện ra: "cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương". Tác giả đã chứng kiến nỗi đau của xà nu.

- Sức sống mãnh liệt của cây xà nu.

- Xà nu không những tự biết bảo vệ mình mà còn bảo vệ sự sống, bảo vệ làng Xô man.

c. Hình ảnh đồi xà nu, rừng xà nu "trông xa xa đến ngút tầm mắt", "nối tiếp tới chân trời", lặp đi lặp lại trong truyện gợi ra cảnh rừng xà nu hùng tráng, kiêu dũng và bất diệt như người Tây Nguyên nói riêng và con người Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại.

- Ngợi ca sức sống mãnh liệt, không gì có thể hủy diệt của cây xà nu Tây Nguyên

=> Tin tưởng, khẳng định sự trường tồn của nhân dân, của đất nước.

Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a.

* Những phẩm chất tốt đẹp của Tnú:

- Lúc còn bé Tnú đã là con người gan góc, dũng cảm, mưu trí :

- Khi trưởng thành, Tnú có một trái tim yêu thương và sục sôi căm thù giặc. Anh sống rất nghĩa tình và luôn mang trong tim ba mối thù: của bản thân, của gia đình, của buôn làng.

- Người chiến sĩ, người cán bộ có tinh thần kỷ luật cao.

* Điểm mới của nhân vật Tnú so với nhân vật A Phủ

- Tnú giác ngộ cách mạng từ nhỏ, con đường tranh đấu của Tnú là con đường tự giác và có ý thức rõ ràng trong khi con đường của A Phủ là con đường tự phát.

- Trong Tnú chứa đựng chân lí đấu tranh của thời đại: dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.

b. Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú: "Tnú không cứu được vợ con". Cụ Mết nhắc tới bốn lần để nhấn mạnh: khi chưa cầm vũ khí, Tnú chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người thương yêu nhất Tnú cũng không cứu được. Câu nói của cụ Mết muốn khẳng định: chỉ có cầm vũ khí đứng lên mới là con đường sống duy nhất, mới bảo vệ được những gì thân yêu, thiêng liêng nhất.

c. Câu chuyện của Tnú và dân làng Xô Man phản ánh chân lí thời đại: Phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. Cụ Mết muốn chân lí đó phải được truyền cho con cháu bởi chân lí ấy đã được đúc kết từ biết bao xương máu, mất mát của dân làng và vì đó là con đường duy nhất để bảo vệ buôn làng, quê hương.

d. Vai trò của các nhân vật:

- Nhân vật cụ Mết

+ Cụ Mết tiêu biểu cho truyền thống của làng Xô-man. Cụ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là pho sử sống của làng.

+ Cụ Mết là linh hồn của làng Xô-man. Chính cụ đã lãnh đạo dân làng đồng khởi.

- Nhân vật Mai, Dít: tiêu biểu cho những cô gái Tây Nguyên thời chống Mĩ, trưởng thành từ những đau thương và quật khởi của dân làng.

- Nhân vật bé Heng: Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.

Câu 3 (trang 49 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Hình ảnh rừng xà nu và nhân vật Tnú có mối quan hệ gắn bó khăng khít:

- Xà nu gắn bó với Tnú từ thời thơ ấu (khói xà nu hun tấm bảng đen để học chữ).

- Xà nu ở bên Tnú trong những biến cố đau đớn, những bài học xương máu (nhựa xà nu cháy trên mười đầu ngón tay Tnú, chứng kiến Tnú không cứu được vợ con).

- Xà nu cùng dân làng chào đón Tnú trở về sau mấy năm đi lực lượng (đuốc xà nu soi sáng đêm anh đoàn tụ với buôn làng ở nhà cụ Mết).

- Xà nu và Tnú luôn được miêu tả ứng chiếu làm nổi bật lẫn nhau, Tnú như một cây xà nu đã trưởng thành mạnh mẽ và đầy sức sống. Phẩm chất kiên cường, sức sống bất diệt của xà nu cũng là phẩm chất bất khuất, anh hùng của Tnú.

=> Xà nu biểu tượng cho làng Xô Man, Tnú biểu tượng cho người anh hùng trong kháng chiến

Câu 4 (trang 49 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Nghệ thuật

- Đậm đà chất sử thi hùng tráng.

- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng.

- Các nhân vật vừa mang đậm dấu ấn con người Tây Nguyên vừa mang phẩm chất của anh hùng thời đại

- Kết cấu vòng tròn.

- Cách trần thuật.

- Giọng kể trang trọng.

2. Luyện tập

Câu 2 (trang 49 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Đôi bàn tay Tnú có nhiều ý nghĩa.

- Đó là đôi bàn tay của người trung thành, thủy chung với cách mạng.

- Đôi bàn tay của nghĩa tình.

- Đôi bàn tay là hiện thân của mất mát đau thương, ghi lại chứng tích tội ác mà kẻ thù đã gây ra.

- Cuối cùng đó là bàn tay cầm vũ khí chiến thắng kẻ thù, đôi bàn tay của ý chí quật cường, tinh thần dũng cảm, bất khuất của người cộng sản.

=> Bàn tay Tnú biểu tượng cho sức mạnh của khối đoàn kết cộng đồng, sự gắn bó mạch sống của mảnh đất, rừng cây và sức sống con người. Đó là đôi bàn tay huyền thoại, vô địch trước sức mạnh của mọi kẻ thù.

3. Tóm tắt

Sau ba năm tham gia lực lượng cách mạng, Tnú được về thăm làng. Trong đêm ấy, cụ Mết kể lại cho dân làng nghe về câu chuyện của Tnú. Tnú mồ côi từ nhỏ, được dân làng nuôi lớn và sớm tiếp nối tinh thần cách mạng. Tnú tham gia nuôi giấu chiến sĩ cách mạng và làm liên lạc. Tnú vốn là một cậu bé thông minh, can đảm và gan dạ: “chọn nơi rừng khó đi, nơi sông khó qua” để tránh kẻ thù. Lúc bị bắt dám thách thức quân giặc “nuốt vội lá thư và chỉ tay vào bụng mình”. Tnú bị bắt, bị tra tấn dã man nhưng nhất định không khai. Sau khi ra tù, Tnú về làng cưới Mai và cùng dân làng chuẩn bị chiến đấu. Nghe tin đó, thằng Dục – tay sai của chính quyền Mỹ - Diệm đưa lính đến đàn áp. Không bắt được Tnú chúng đem vợ con anh ra đánh đập đến hết. Tnú đau xót xông ra nhưng không cứu được vợ con mà còn bị chúng thiêu đốt mười đầu ngón tay bằng nhựa cây xà nu. Trong khi đó cụ Mết cùng dân làng mang vũ khí cất giấu trong rừng trở về và chiến đấu thắng lợi. Tnú gia nhập giải phóng quân và chiến đấu dũng cảm nên được cấp phép về thăm làng. Cụ Mết tự hào kể về anh cũng như nhắc nhở bài học xương máu: ”Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Cuối truyện là hình ảnh cụ Mết và Dít tiễn Tnú về đơn vị, xa xa là những rừng xà nu, đồi xà nu bạt ngàn, chạy tít tắp đến chân trời.

4. Bố cục:

Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (phần chữ nhỏ): Tnú sau ba năm theo cách mạng giờ về thăm làng.

- Phần 2 (còn lại): cụ Mết kể câu chuyện về cuộc đời của Tnú và người dân làng Xô Man.

5. Nội dung chính

Rừng xà nu là một thiên truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi trong văn xuôi hiện đại. Tác phẩm tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, của con người và của truyền thống văn hóa Tây Nguyên.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Rừng xà nu. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập nhé.

Để học tốt tác phẩm Rừng xà nu, mời các bạn tham khảo thêm các bài viết:

Đánh giá bài viết
4 43.928
Sắp xếp theo

    Soạn bài lớp 12

    Xem thêm