Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dẫn chứng liên hệ Vợ nhặt

Dẫn chứng liên hệ Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Qua đây có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều dẫn chứng để làm bài văn thêm hay và ấn tượng. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu học Ngữ văn 12 nhé.

1. Liên hệ mở rộng nhân vật bà cụ Tứ

*Là một người mẹ hết mực yêu thương con. Liên hệ với:

+ Người đàn bà hàng chài - “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu: Hi sinh tất cả và chịu mọi tổn thương về thể xác lẫn tinh thần chỉ đề mong con được hạnh phúc.

+ Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao: Bán cậu Vàng, ăn bả chó để không phạm đến nhà của con.

+ Hình ảnh người mẹ Việt Nam:

“Cả cuộc đời Mẹ một nắng hai sương

Lặng lẽ bước trên đường dù mưa gió

Bởi thương con…Mẹ lần mò vượt khó

Dù gian truân vàng võ chẳng nao lòng”.

2. Liên hệ mở rộng nhân vật Thị

- Con người bị xóa mờ nhân thân: không có tên, tuổi cụ thể: Liên hệ với nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

- Con người rơi vào bi kịch của phận người trong cơn đói: Liên hệ với:

- Nhân vật bà lão trong tác phẩm “Một bữa no” của Nam Cao: Khốn cùng vì miếng ăn, nó đày đọa con người ta đến mức tha hóa, biến chất. Bà lão ấy chẳng còn biết nhục là gì bởi bà nghĩ “Đã ăn rình thì ăn ít cũng là ăn. Đằng nào cũng mang tiếng rồi thì dại gì mà chịu đói?”

- Sinh trong tác phẩm “Đói” của Thạch Lam: Cái đói khiến Sinh đánh mất lòng tự trọng, phải nhặt lại thức ăn kiếm từ những đồng tiền bẩn mà chính tay mình đã vứt đi.

3. Liên hệ mở rộng nhân vật Tràng

Từ những phẩm chất, tính cách của Tràng, ta có thể liên hệ đến những nhân vật là những người hào phóng, vô tư, có sự thay đổi lớn trước và sau khi lấy vợ cũng như ý thức giác ngộ cách mạng như:

- Cảnh tượng sáng hôm sau ngủ dậy thấy sân nhà sạch sẽ, mọi thứ được dọn dẹp ngăn nắp giống cảnh tượng Chí Phèo sau khi được Thị Nở chăm sóc, hắn cảm thấy có những sự thay đổi lớn, trong người êm ái lạ thường, lần đầu tiên hắn cảm thấy cuộc đời này ý nghĩa, đáng sống.

4. Liên hệ mở rộng xã hội trong “Vợ nhặt”

*Xã hội Việt Nam chìm trong nạn đói kinh hoàng, khủng khiếp năm 1945 - thời điểm mà dân ta chịu cảnh gông cùm, xiềng xích của cả thực dân Pháp và phát xít Nhật. Đời sống người dân điêu đứng đến mức “người chết thây nằm còng queo bên đường, người sống chỉ còn là những cái bóng dật dờ lặng lẽ như những bóng ma”. Hay nói như cách của Bàng Bá Lân thì:

“Khắp đường xa những xác đói rên nằm

Trong nắng lửa, trong bụi lầm co quắp.

Giữa đống giẻ chỉ còn đôi hố mắt

Đọng chút hồn sắp tắt của thây ma”

*Các em có thể liên hệ:

- “Chuyện cũ của Hà Nội” - Tô Hoài:

Về nạn đói, mỗi lần nhắc lại Tô Hoài vẫn bàng hoàng, kinh hãi đến nỗi chữ nghĩa run rẩy như thổi bay được. Để rồi một Hà Nội trong những năm tháng ấy được nhà văn khắc họa một cách chân thực đến rùng mình: “Càng phấp phỏng, càng hoảng hốt khi trông thấy lũ lượt người đói các nơi kéo vào… Người ngồi, người chết la liệt các vỉa hè. Suốt ngày đêm xe kéo xác chết lầm lũi qua”. Đau đớn hơn khi phải chứng kiến những đứa trẻ sống trong cảnh ấy chẳng khác nào một thứ hàng: “Lại thêm người đói các nơi ùn tới. Trong đầu chợ, nhan nhản người đem bán trẻ con. Ở làng tôi, người quảy trẻ con sang bán ở các chợ bên kia sông Hồng. Có người chuyên đi buôn trẻ con, như thời thường mua bán gà lợn. Nhưng đâu bây giờ cũng hết cái ăn, ai còn mua trẻ con làm gì. Bắt đi lắm khi lại dắt về. Khốn khổ”.

- “Ô Cầu Dền” trong tập tản văn “Bát phố” - Bảo Sinh: Nhắc về nạn đói: “Năm 1945, đây là mả chôn chung của nạn nhân chết đói. Hàng ngày, xe bò chở đầy xác chất trên phủ mảnh chiếu, chân tay thò ra ngoài, lọc cọc, rập rình, xe đu đưa những cánh tay, cẳng chân cũng đu đưa theo. Xác chết được đổ đầy vào một cái hố chôn chung, sau đó lấp đất phẳng, không có dấu hiệu mồ mả gì cả”.

- “Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc” - Văn Cao viết:

“Ngã tư nghiêng nghiêng xe xác

Đi vào ngõ khói công yên

Thấy bâng khuâng lối cỏ hư huyền

Hương nha phiến chập chờn mộng ảo

Bánh nghiến nhựa đường nghe sào sạo

Ai vạc xương đổ sọ xuống lòng xe

Chiếc quỷ xa qua bốn ngả ê chề

Chở vạn kiếp đi hoang ra khỏi vực..”

5. Vợ nhặt liên hệ với tác phẩm nào?

- Hình ảnh phố huyện nghèo trong Vợ nhặt và Hai đứa trẻ

- Số phận phụ nữ qua tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ

- Liên hệ Vợ Nhặt và Chí Phèo để thấy tình cảm nhân đạo của các nhà văn

- So sánh liên hệ nhân vật Tràng và người đàn ông hàng chài

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi THPT Quốc gia môn Văn

    Xem thêm