Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12
Để học tốt Ngữ văn lớp 12, VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, bộ tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tập môn Ngữ văn một cách hiệu quả hơn. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Đò lèn
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Việt Bắc
Soạn bài lớp 12: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Thông điệp Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003
Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 12: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
I. CÁCH VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
1. Nghị luận về một bài thơ
Đề: Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. (Xem toàn văn bài thơ trong SGK). Đối với một bài thơ, các bước làm bài có thể như sau:
a) Đọc chậm nhiều lần bài thơ để có cảm nhận chung về tác phẩm: bài thơ nói về vấn đề gì, tình cảm của tác giả bộc lộ trong bài thơ như thế nào?,...
b) Tìm hiểu sâu về bài thơ:
- Về nội dung: đề cập đến những ý gì, điều gì trong cuộc sống của con người.
- Về nghệ thuật: có những điểm nào cần chú ý: về hình ảnh, âm điệu, ngôn ngữ, thể thơ,..
- Điểm đặc sắc nhất của bài thơ là gì? (Về bước b, có thể sử dụng các câu hỏi gợi ý trong SGK để tìm hiểu bài thơ).
c) Lập dàn ý cho bài phân tích của mình:
- Nêu các luận điểm để phân tích bài thơ. Có thể có nhiều luận điểm khác nhau tùy theo cảm nhận và suy nghĩ của từng người viết. Các luận điểm đó được sắp xếp trong một lập luận lôgic của bài làm.
- Trình tự bài có thể có nhiều cách. Ví dụ:
+ Cách 1: Theo trình tự các đoạn thơ, câu thơ
+ Cách 2: Theo trình tự nội dung - nghệ thuật - đánh giá bài thơ.
+ Cách 3: Nêu nét đặc sắc nổi bật của tác phẩm - phân tích cái hay, vẻ đẹp - đánh giá bài thơ.
d) Viết bài theo dàn ý đã lập bằng phong cách nghị luận văn học với cảm hứng của mình.
Chú ý:
- Nghị luận về một bài thơ không chỉ đơn thuần làm công việc giảng giải, phân tích bài thơ đó mà quan trọng hơn là phải phẩm bình, thưởng thức, đánh giá bài thơ bằng những cảm nhận riêng, rung động riêng và chủ kiến của mình về bài thơ đó.
- Nghị luận về một bài thơ (mà đề bài không nêu yêu cầu cụ thể), người viết có thể nghị luận về toàn bộ bài thơ đó, hoặc chỉ chọn một hoặc vài ba điểm đáng nói nhất, thích thú nhất để bình luận.
2. Nghị luận về một đoạn thơ
Đề: Phân tích đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu (xem văn bản trong SGK). Nghị luận về một đoạn thơ, xét chung, về cách làm cũng giống như nghị luận về một bài thơ. Chỉ có điều, ở một tác phẩm thơ thì ý tưởng và chủ đề trọn vẹn hơn, còn ở một đoạn thơ thì có khi cũng là một ý tiêu biểu cho cả bài thơ, nhưng cũng có trường hợp nó lại là một ý đặc sắc nào khác chưa hẳn đã là ý bao trùm cho chủ đề của tác phẩm. Vì vậy, điều căn cứ vào để nghị luận chính là văn bản của đoạn thơ chứ không phải bài thơ. Bài thơ ở đây chỉ là một tài liệu để giúp ta soi sáng thêm đoạn thơ nhằm hiểu sâu sắc thêm đoạn thơ. Vì vậy, trong điều kiện có thể, cũng nên tìm đọc bài thơ có đoạn thơ cần nghị luận. Anh (chị) có thể dựa vào các bước làm bài của dạng bài nghị luận về một bài thơ trên đây để làm dạng bài này (nghị luận về một đoạn thơ).
Thông thường, người ta có thể ra đề: Phân tích về đoạn thơ A hoặc Suy nghĩ cề đoạn thơ B..., anh (chị) cần theo yêu cầu đó (phân tích hoặc suy nghĩ) để làm bài cho đúng.
Anh (chị) cần đọc kỹ, tham khảo những gợi ý trong SGK để làm bài này và cố gắng tập viết thành một bài nghị luận văn học bằng cảm hứng và những suy nghĩ riêng của mình.
II. LUYỆN TẬP
Phân tích đoạn thơ trong bài Tràng giang của Huy Cận (xem văn bản trong SGK).
Gợi ý:
- Cảnh chiều xuống trên sông: đẹp nhưng đượm buồn.
- Tâm trạng thi nhân: nỗi buồn nhớ nhà dâng lên sâu thăm thẳm.
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh đối lập, gợi cảm: núi mây hùng vĩ / cánh chim bé nhỏ.
+ Âm điệu phù hợp: dập dềnh như sóng nước trên Tràng giang. + Tứ thơ mới mẻ: học tập thơ xưa và sáng tạo thêm cái mới.
- Nét đặc sắc: sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển của thơ Đường với bút pháp lãng mạn của Thơ mới.