Dàn ý Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Dàn ý Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm có 6 mẫu bài dàn ý giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Bài viết cho thấy rõ được sự trong sáng của tiếng Việt là gì, những chuẩn mực của tiếng Việt, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Dàn ý Nghị luận giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tình yêu, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt chính là sự tôn trọng ngôn ngữ mẹ đẻ, sử dụng tiếng việt một cách hợp lí, đúng đắn, không chêm xen quá nhiều ngôn ngữ khác khi giao tiếp, có ý thức giữ gìn và phát huy tiếng việt cũng như quảng bá đến bạn bè trên thế giới.

b. Phân tích

Mỗi một quốc gia có một nền văn hóa, một ngôn ngữ khác nhau, là công dân của quốc gia, mỗi người có ý thức giữ gìn, phát huy cũng như truyền bá văn hóa, ngôn ngữ của mình.

Chúng ta cần phải bảo vệ tiếng việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt, không để người khác làm mai một, bão hòa ngôn ngữ riêng của mình với bất kì thứ ngôn ngữ nào khác.

Tuy nhiên, giữ gìn tiếng mẹ đẻ không có nghĩa là bài trừ những ngôn ngữ khác mà cần sử dụng tiếng nước ngoài sao cho phù hợp, không được lạm dụng quá mức.

c. Chứng minh

Học sinh lấy dẫn chứng những tác phẩm tiếng việt nổi tiếng hoặc những con người, những hành động cao đẹp bảo vệ, quảng bá tiếng việt ra thế giới,… để làm ví dụ minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều trường hợp lạm dụng tiếng nước ngoài vào trong giao tiếp, cũng có những trường hợp sử dụng tiếng việt với mục đích xấu làm mất đi sự trong sáng của tiếng việt,… những hành động này cần ngăn ngừa.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mẫu 2

I. Sự trong sáng của Tiếng Việt

Trong sáng thuộc về bản chất của ngôn ngữ nói chung và Tiếng Việt nói riêng.

+ "Trong có nghĩa là trong trẻo, không có tạp chất, không đục".

+ "Sáng có nghĩa là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong nhờ đó nó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam ta, diển tả sự trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói" (Phạm văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt).

a. Tiếng Việt có những chuẩn mực và hệ thống chung làm cơ sở cho giao tiếp (nói và viết).

+ Phát âm.

+ Chữ viết.

+ Dùng từ.

+ Đặt câu.

+ Cấu tạo lời nói, bài viết.

b. Tiếng Việt có hệ thống quy tắc chuẩn mực nhưng không phủ nhận (loại trừ) những trường hợp sáng tạo, linh hoạt khi biết dựa vào những chuẩn mực quy tắc.

c. Tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng một cách tuỳ tiện những yếu tố của ngôn ngữ khác.

d. Thể hiện ở chính phẩm chất văn hoá, lịch sự của lời nói.

+ Nói năng lịch sự có văn hoá chính là biểu hiện sự trong sáng của Tiếng Việt.

+ Ngược lại nói năng thô tục, mất lịch sự, thiếu văn hoá sẽ làm mất đi vẻ đẹp của sự trong sáng của Tiếng Việt, Ca dao có câu:

"Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

+ Phải biết xin lỗi nguời khác khi làm sai, khi nói nhầm.

+ Phải biết cám ơn nguời khác.

+ Phải giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí, tuổi tác, đúng chỗ.

+ Phải biết điều tiết âm thanh khi giao tiếp.

II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

- Mỗi cá nhân nói và viết cần có ý thức tôn trọng và yêu quý Tiếng Việt.

- Có thói quen cẩn trọng,cân nhắc, lựa lời khi sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.

- Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực.

- Loại bỏ những lời nói thô tục, kệch cỡm pha tạp, lai căng không đúng lúc.

- Biết cách tiếp nhận những từ ngữ của nước ngoài.

- Biết cách làm cho Tiếng Việt phát triển

III. Kết luận

- Chốt lại vấn đề

Dàn ý Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mẫu 3

Mở bài

- Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới.

- Từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ.
Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.

Thân bài

Giải thích:

- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội.

- Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.

- Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.

Kết bài

- Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội.

- Chủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”.

Dàn ý Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mẫu 4

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Thân bài

a. Giải thích

- Trong sáng là gì? Sự thuần khiết trong tiếng Việt là gì?

- Có những chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt. Không pha tạp, hòa nhập nhưng không hòa tan

- Sáng tạo phải tuân theo quy luật và đảm bảo văn hóa, lịch sự, đạo đức Việt Nam

- Tình yêu, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt chính là sự tôn trọng ngôn ngữ mẹ đẻ, sử dụng tiếng việt một cách hợp lý, đúng đắn, không chêm xen quá nhiều ngôn ngữ khác khi giao tiếp, có ý thức giữ gìn và phát huy tiếng việt cũng như quảng bá đến bạn bè trên thế giới.

b. Phân tích

- Mỗi một quốc gia có một nền văn hóa, một ngôn ngữ khác nhau, là công dân của quốc gia, mỗi người có ý thức giữ gìn, phát huy cũng như truyền bá văn hóa, ngôn ngữ của mình.

- Chúng ta cần phải bảo vệ tiếng việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt, không để người khác làm mai một, bão hòa ngôn ngữ riêng của mình với bất kỳ thứ ngôn ngữ nào khác.

- Giữ gìn giá trị Tiếng Việt bằng cách thường xuyên sử dụng Tiếng Việt và sử dụng nó một cách chuẩn mực và lịch sự

- Tuy nhiên, giữ gìn tiếng mẹ đẻ không có nghĩa là bài trừ những ngôn ngữ khác mà cần sử dụng tiếng nước ngoài sao cho phù hợp, không được lạm dụng quá mức.

c. Chứng minh

- Lấy dẫn chứng những tác phẩm tiếng việt nổi tiếng hoặc những con người, những hành động cao đẹp bảo vệ, quảng bá tiếng việt ra thế giới,… để làm ví dụ minh họa cho bài làm văn của mình.

- Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều trường hợp lạm dụng tiếng nước ngoài vào trong giao tiếp, cũng có những trường hợp sử dụng tiếng việt với mục đích xấu làm mất đi sự trong sáng của tiếng việt,… những hành động này cần ngăn ngừa.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mẫu 5

1. Mở Bài:

- Theo đà phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngôn ngữ cũng đòi hỏi có sự thay đổi nhất định để hội nhập với thế giới.

- Tuy nhiên “hòa nhập chứ không hòa tan”, chúng ta vẫn cần phải giữ gìn bản sắc, sự trong sáng của tiếng Việt, đừng biến thể hoặc xa rời văn hóa ngôn ngữ của dân tộc, làm mất đi nét đẹp của tiếng Việt ta.

2. Thân Bài:

a. Sự trong sáng của tiếng Việt:

- Thể hiện bằng tính chuẩn mực về phát âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, về phong cách ngôn ngữ, phải tuân theo quy tắc chung của tiếng Việt.

- Không lai căng, pha tạp quá nhiều ngôn ngữ nước ngoài, nhưng vẫn dung hợp những yếu tố tích cực với Tiếng Việt.

- Sự sáng tạo cái mới phải tuân theo quy tắc chung, đảm bảo được sự trong sáng của tiếng Việt còn góp phần phát triển, làm tiếng Việt ngày càng phong phú đa dạng hơn.

- Tính lịch sự, văn hóa trong lời ăn tiếng nói.

+ Cách xưng hô lịch sự phù hợp với tuổi tác, vai vế, thể hiện được tâm tư tình cảm, thái độ của người nói. Có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

+ Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi.

+ Biết điều tiết cảm xúc, thanh âm, giọng điệu khi nói.

+ Nói năng từ tốn, khiêm nhường, lễ độ, tôn trọng người đối diện.

+ Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại, đâu đó chúng ta vẫn thấy những lời nói thô thiển, chưa phù hợp với văn hóa ứng xử. Chúng ta cần tuyên truyền, giáo dục tư tưởng trong văn hóa giao tiếp, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

b. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:

- Cần ý thức được sự quan trọng của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, và tôn trọng nó.

- Tập thói quen cân nhắc trước khi mở lời, phát biểu. Cổ nhân có câu “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” chưa có sai bao giờ.

- Hai kỹ năng nói và viết cần phải được rèn luyện thường xuyên, tránh nói sai, viết sai làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, hiệu quả giao tiếp không cao.

- Nói năng lịch sự, không phát ra các từ ngữ thô thiển, bất lịch sự, không lai tạp tiếng Việt, không biến tấu sai thời điểm.

3. Kết Bài:

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một vấn đề quan trọng, cấp bách, có tính toàn dân, cần sự chung tay góp sức của cả dân tộc.

- Đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay có tinh thần tiếp thu, nhận thức cái mới nhanh, lại càng cần có những hành động thiết thực, thay đổi, điều chỉnh, tuyên truyền để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, giữ gìn bản sắc vốn có của dân tộc.

Dàn ý Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mẫu 6

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Trước sự phát triển của xã hội và quá trình hội nhập ra thế giới, tiếng Việt cũng cần phải đổi mới hơn, đa dạng và phong phú hơn đáp ứng yêu cầu của thời đại, tuy nhiên việc quan trọng hàng đầu chính là dù trong hoàn cảnh nào của xã hội cũng phải gìn giữ được sự trong sáng vốn có của tiếng Việt.

2. Thân bài

* Giải thích khái niệm:

Trong sáng là gì?

Sự trong sáng trong tiếng Việt là gì?

Có những chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt

Không pha tạp, hòa nhập nhưng không hòa tan

Sự sáng tạo phải tuân theo quy tắc

Đảm bảo tính văn hóa, lịch sự, đạo đức trong tiếng Việt

* Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

Tôn trọng và giữ gìn giá trị của tiếng Việt

Cân nhắc trong sử dụng tiếng Việt, không lai tạp tùy tiện

Thường xuyên rèn luyện sử dụng tiếng Việt

Sử dụng tiếng Việt một cách chuẩn mực, lịch sự

3. Kết bài

Khẳng định vai trò của việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt: Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của chúng ta, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt là bảo vệ tiếng Việt, bảo vệ ngôn ngữ chính là bảo vệ tiếng nói của dân tộc, bảo vệ đất nước.

Dàn ý Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mẫu 7

I. Mở bài:

Tiếng Việt, Ngôn Ngữ Trong Sáng Của Dân Tộc

- Giới thiệu về tầm quan trọng và độc đáo của tiếng Việt trong văn hóa dân tộc.

- Nhấn mạnh việc duy trì tính trong sáng và giữ gìn vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ.

II. Thân bài:

1. Giải thích

Tôn Trọng Tiếng Việt - Điểm Xuất Phát Cho Văn Hóa Dân Tộc

- Định nghĩa tình yêu và việc tôn trọng tiếng Việt.

- Thảo luận về tầm quan trọng của việc sử dụng tiếng Việt một cách đúng đắn và không chêm xen ngôn ngữ khác.

2. Phân tích

Sự Ảnh Hưởng Của Ngôn Ngữ Trong Văn Hóa

- Thảo luận về vai trò của tiếng Việt trong việc bảo tồn và truyền tải văn hóa dân tộc.

- Phân tích sự thay đổi trong văn hóa khi ngôn ngữ bị ảnh hưởng bởi các ngôn ngữ khác.

3. Chứng minh

Những Tấm Gương Bảo Vệ Tiếng Việt

- Trình bày những tấm gương nổi tiếng, như nhà văn Nam Cao hay nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và cách họ đã bảo vệ và phát triển tiếng Việt trong tác phẩm của họ.

- Đưa ra ví dụ về những người nổi tiếng quảng bá tiếng Việt ra thế giới như diễn viên Ngô Thanh Vân hay ca sĩ Mỹ Linh.

4. Phản đề

Ngăn Ngừa Sự Lạm Dụng Tiếng Việt

- Nhấn mạnh sự cần thiết của việc ngăn ngừa các hành động lạm dụng tiếng Việt, như việc sử dụng tiếng Việt với mục đích xấu, làm mất đi sự trong sáng của ngôn ngữ.

- Đề xuất các biện pháp để bảo vệ tiếng Việt khỏi những mất mát về ngôn ngữ và văn hóa.

III. Kết bài:

Sự Trọng Trách Của Mỗi Người

- Tổng hợp tầm quan trọng của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Khuyến khích độc giả hiểu rằng việc giữ gìn và phát huy tiếng Việt không chỉ là việc của những người đang làm nghệ thuật hay giảng dạy văn học, mà còn là trách nhiệm của mỗi người trong xã hội.

Dàn ý Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mẫu 8

I. Mở bài

- Giới thiệu về sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và vai trò quan trọng của thiết bị công nghệ trong cuộc sống hiện đại.

- Đưa ra câu hỏi: Liệu việc sử dụng thiết bị công nghệ có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người không?

II. Thân bài

Luận điểm 1: Tác động của thiết bị công nghệ đến thể chất

- Thảo luận về vấn đề đau lưng và cổ do việc sử dụng điện thoại di động và máy tính quá nhiều.

- Nêu rõ tình trạng tăng cường trọng lượng do ngồi nhiều và thiếu hoạt động vận động.

- Chỉ ra rằng sử dụng thiết bị công nghệ có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như chói mắt, thủy đậu, và căng thẳng.

Luận điểm 2: Tác động của thiết bị công nghệ đến tinh thần

- Bàn luận về sự ảnh hưởng của mạng xã hội và các ứng dụng trực tuyến đến tâm trạng và tinh thần của người dùng.

- Trình bày tình trạng nghiện công nghệ và cách nó có thể dẫn đến cảm giác cô đơn và lo âu.

- Đưa ra ví dụ về tác động tiêu cực của thiết bị công nghệ đến quá trình ngủ và giấc ngủ chất lượng kém.

Luận điểm 3: Tác động của thiết bị công nghệ đến mối quan hệ xã hội

- Nói về việc sử dụng smartphone trong các tình huống xã hội và làm suy giảm khả năng tương tác trực tiếp.

- Trình bày ý kiến về việc sử dụng mạng xã hội và tác động của nó đến mối quan hệ gia đình và bạn bè.

- Chỉ ra rằng việc sử dụng thiết bị công nghệ có thể làm giảm sự kết nối xã hội thực sự và tạo ra cảm giác cô đơn.

III. Kết bài

- Tóm tắt các điểm chính đã được đề cập trong bài luận.

- Kết luận rằng việc sử dụng thiết bị công nghệ có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần và mối quan hệ xã hội.

- Khuyên người đọc cân nhắc về việc sử dụng thiết bị công nghệ và thực hiện các biện pháp để duy trì sức khỏe và cân bằng trong cuộc sống số hóa.

Dàn ý Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mẫu 9

1. Mở Bài

- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Đặt ra câu hỏi hoặc tình huống mà bài nghị luận sẽ điều tra và thảo luận.

2. Thân Bài

a. Giải Thích

- Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, cần phải xác định "trong sáng" là gì và tại sao sự trong sáng của tiếng Việt quan trọng.

- Thảo luận về việc duy trì các chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt, không pha trộn một cách quá mức với ngôn ngữ khác.

- Bàn về sự sáng tạo trong sử dụng tiếng Việt, nhưng cần tuân theo quy luật và đảm bảo văn hóa, lịch sự, đạo đức Việt Nam.

- Trình bày tình yêu và sự tôn trọng đối với ngôn ngữ mẹ đẻ, việc sử dụng tiếng Việt một cách hợp lý và không chuyển sang sử dụng nhiều ngôn ngữ khác trong giao tiếp.

b. Phân Tích

- Mô tả việc mỗi quốc gia có một nền văn hóa và ngôn ngữ riêng, và tại sao mỗi người dân cần có ý thức để duy trì và phát huy giá trị của ngôn ngữ và văn hóa của họ.

- Đặc biệt, nêu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ tiếng Việt khỏi sự mai một và sự bão hòa của các ngôn ngữ khác.

- Nhấn mạnh rằng việc duy trì giá trị của tiếng Việt không đồng nghĩa với việc loại trừ hoặc không sử dụng các ngôn ngữ khác, mà là việc sử dụng chúng một cách hợp lý và không lạm dụng.

c. Chứng Minh

- Sử dụng ví dụ cụ thể về các tác phẩm tiếng Việt nổi tiếng hoặc về những con người và hành động cao đẹp đã bảo vệ và quảng bá tiếng Việt trên thế giới.

- Trình bày các trường hợp lạm dụng tiếng nước ngoài trong giao tiếp và các trường hợp sử dụng tiếng Việt với mục đích xấu để minh họa rằng những hành động này cần phải được ngăn ngừa.

3. Kết Bài

- Tóm tắt lại vấn đề cần nghị luận: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Rút ra bài học và nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc duy trì sự trong sáng của ngôn ngữ.

- Liên hệ vấn đề với bản thân và khuyến khích độc giả thực hiện việc giữ gìn và phát huy giá trị của tiếng Việt.

Văn mẫu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Việt Nam là một đất nước có truyền thống lịch sử rất lâu đời hàng nghìn năm văn hiến. Cùng với các chặng đường phát triển của lịch sử, người Việt Nam đã tạo ra một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Và càng đáng tự hào hơn khi chúng ta có một vốn từ ngữ cho riêng mình. Như nhiều ngôn ngữ trên thế giới, trải qua quá trình gọt giũa tiếng Việt đã đạt được phẩm chất trong sáng, vì thế những yêu cầu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cần phải được quan tâm thực hiện. Thế nhưng hiện nay, một số người đặc biệt là giới trẻ - thanh niên học sinh đã lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài như một thói quen, một lối sống thời thượng.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại… Theo dòng cuốn của quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa, xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Cùng với quá trình phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế thì việc sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh) là rất quan trọng và cần thiết. Không ai có thể phủ nhận lợi ích vô cùng to lớn mà tiếng nước ngoài mang lại cho chúng ta. Bởi nó là phương tiện giúp chúng ta có thể hội nhập và phát triển với thế giới. Nhờ nó mà chúng ta dễ dàng trao đổi với người nước ngoài khi họ vào Việt Nam làm việc, kinh doanh,… Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng tiếng nước ngoài không đúng mục đích, không đúng hoàn cảnh thì chắc chắn sẽ gây tổn hại đối với tiếng mẹ đẻ của chúng ta.

Tiếng Việt của chúng ta vốn là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng, phong phú. Trong tiếng Việt có rất nhiều cách nói đa thanh, đa nghĩa, chỉ cần trong câu văn đảo trật tự từ hoặc thay đổi cách ngắt nghỉ hay thêm bớt một từ thôi là nghĩa của câu có thể hoàn toàn thay đổi. Tiếng Việt cũng giống như linh hồn của đất nước vậy, nó là bản sắc, là hồn túy của dân tộc. Tiếng Việt chất chứa bề dày lịch sử, nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Người Việt sử dụng tiếng Việt mới thẩm thấu được nhiều những lớp ý nghĩa trong cách nói năng của mọi người. Còn Tiếng Việt là còn đất nước. Người Việt sử dụng tiếng Anh ngày càng nhiều và thông thạo. Không những thế tiếng tiếng Hàn, tiếng Trung quốc, tiếng Nhật Bản cũng ngày càng phổ biến. Việc học tiếng nước ngoài và học tiếng Việt dường như tỉ lệ nghịch với nhau. Người Việt thì sử dụng tiếng nước ngoài ngày càng nhiều nhưng sử dụng tiếng Việt thì lại càng biến chất, nghèo nàn. Sự trong sáng trong tiếng Việt là một vấn đề rất rộng mở, bao hàm tất cả những gì liên quan đến việc sử dụng và có ảnh hưởng đến tiếng Việt. Bản chất vốn có của tiếng Việt như thế nào và việc sử dụng đúng bản chất đó ra sao thì đó chính là sự trong sáng của tiếng Việt. Con người chúng ta sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp hàng đầu giữa mọi người với nhau, đối với người Việt ta, sử dụng Tiếng Việt là phương tiện quan trọng nhất, đảm bảo được sự hiệu quả trong giao tiếp và truyền đạt.

Một trong những nét trong sáng đầu tiên của tiếng Việt chính ở hệ thống chuẩn mực và quy định về việc sử dụng tiếng Việt, từ việc sử dụng chữ viết, phát âm, từ ngữ, ngữ pháp, cho đến phong cách ngôn ngữ đều có những quy tắc chung. Mỗi chữ viết có cách viết và cách phát âm khác nhau, có thể ghép với nhau theo quy tắc để tạo nên những từ mới. Mỗi câu đều có cấu trúc ngữ pháp nhất định và mang phong cách ngôn ngữ phù hợp với bối cảnh sử dụng, tất cả điều đó cấu thành sự trong sáng của tiếng Việt. Tiếng Việt là ngôn ngữ của chúng ta, do ông cha ta là người sáng lập nên, gắn liền với bản sắc văn hóa của dân tộc.

Vậy làm thế nào chúng ta gìn giữ được tất cả những nét trong sáng trên của tiếng Việt? Trước hết đó là phải tôn trọng tiếng nói, ý thức được tầm quan trọng của việc phải gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, nếu không nhận thức đúng đắn sẽ dẫn đến những sai lệch trong bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Bên cạnh đó, trong bất cứ hoàn cảnh giao tiếp hay phải sử dụng ngôn ngữ, chúng ta đều phải cân nhắc kỹ lưỡng, không thể sử dụng một cách tùy tiện, nói năng lung tung. Việc trau dồi vốn tiếng Việt và thường xuyên có ý thức rèn luyện cũng chính là gìn giữ sự trong sáng của tiếng ta. Bởi vậy, chúng ta cần sử dụng lời ăn tiếng nói một cách đúng đắn, không nói năng hàm hồ, dùng từ thô thiển, kích động.

Mỗi người Việt Nam phải có ý thức trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong chính hoạt động sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp. Phải rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực, quy tắc ngôn ngữ để đảm bảo sự trong sáng. Lời nói phải vừa đúng, vừa hay, vừa có văn hóa. Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc, lựa lời khi sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất. Cần có những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực và nguyên tắc sử dụng tiếng Việt ta. Muốn có hiểu biết cần tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, từ sự trau dồi vốn ngôn ngữ qua sách giáo khoa, hoặc qua việc học tập ở nhà trường. Tiếp nhận tiếng nước ngoài đúng cách và có bản lĩnh. Khi nói năng, phải lịch sự, tinh tế, thể hiện văn hóa cao đẹp của người Việt ta trong giao tiếp. Không nói những lời thô tục, mất lịch sự, thiếu văn hóa và mạnh mẽ loại bỏ những lời nói thô tục, lăng nhăng pha tạp, sử dụng không đúng lúc. Phải biết xin lỗi người khác khi làm sai, khi nói nhầm. Phải biết cám ơn người khác. Giao tiếp đúng vai, đúng tâm lý, tuổi tác, đúng chỗ. Biết điều tiết âm thanh khi giao tiếp. Không ngừng sáng tạo, bổ sung vào hệ thống từ ngữ tiếng Việt ta ngày càng phong phú và trong sáng hơn.

Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp”. Trải qua thời gian, nó không ngừng được bồi đắp bởi “tiếng nói của quần chúng nhân dân, đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa”. Đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học, văn nghệ mà những nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,… và các nhà văn nhà thơ ngày nay đã nâng lên đến trình độ cao về nghệ thuật, khiến cho nó trở nên trong sáng, đẹp đẽ lạ thường. Chính cái giàu đẹp đó đã làm nên cái chất, giá trị, bản sắc, tinh hoa của Tiếng Việt, kết quả của cả một quá trình và biết bao công sức duỗi mài…

Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của chúng ta, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt là bảo vệ tiếng Việt, bảo vệ ngôn ngữ của quốc gia chính là bảo vệ tiếng nói của dân tộc, bảo vệ đất nước. Nếu không gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt đồng nghĩa với việc chúng ta dần đánh mất đi ngôn ngữ của chính mình. Chúng ta phải tự hào rằng tiếng Việt chính là thứ tiếng thiêng liêng đẹp đẽ nhất, và nó là nguồn gốc để khai sinh ra đất nước Việt Nam này. Chính vì thế, chúng ta hãy sử dụng tiếng Việt thật đúng ý nghĩa. Và đừng bao giờ đánh mất thứ tiếng đẹp đẽ đó.

------------------------------------

VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Dàn ý Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu bài soạn văn mẫu bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mà VnDoc tổng hợp và đăng tải. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Đánh giá bài viết
8 21.450
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm