Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Văn năm 2024 Sở GD&ĐT Đồng Nai có đáp án
Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Văn Sở Đồng Nai
Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Văn Sở GD&ĐT Đồng Nai có đáp án nằm trong bộ đề kiểm tra học kì 2 lớp 12 với đầy đủ các môn, là tài liệu hay và phong phú cho các bạn học sinh ôn thi và làm quen với nhiều dạng đề khác nhau.
Đề thi học kì 2 môn Văn 12 tỉnh Đồng Nai 2024
Đề thi học kì 2 môn Văn 12 tỉnh Đồng Nai
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
KIỂM TRA HỌC KÌ II, LỚP 12
NĂM HỌC 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát để
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tin giả thời nào cũng có nhưng Facebook là mảnh đất màu mỡ cho tin giả lan tràn. Trước đây. những người cổ xúy cho thế giới phẳng thường ca tụng các nền tảng như Yahoo 360⁰ hay Facebook giúp trao quyền cho cá nhân để một người bình thường có tiếng nói ngang bằng các tờ báo lâu đời khác. Nhìn từ góc độ từng cá nhân như vậy thì quả đúng nhưng nhìn từ góc độ người tiếp nhận thông tin thì sao? Các tờ báo có uy tín, đáng tin cậy không bao giờ khinh suất đăng bày một tin chưa kiểm chứng nhưng từng cá nhân thì lúc nào cũng sẵn sàng đăng các dòng trạng thái được càng nhiều người đọc càng tốt. Có gì khoái hơn đảng vài câu mà hàng loạt người vào đọc, thích và chia sẻ, tin càng giật gân càng được chia sẻ nhiều. Đó là cơ chế đẻ ra tin giả, tin bịa. Điều đáng buồn là bản năng con người giúp lan truyền loại tin giả này, ai cũng muốn có gì đó mới lạ, độc, sốc để khoe với bạn bè. Ai cũng nghĩ nó vô hại vì đăng hôm nay, mai bị phát hiện sai thì xóa và lúc đó lại nghĩ mình chỉ là một cả nhân nhỏ xíu, đâu ai để ý.
(Trích Sống trong thời viễn tưởng? Chuyện người và máy, Nguyễn Vạn Phú, NXB Hội Nhà văn, 2018, tr. 228)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0.5 điểm)
Câu 2. Theo đoạn trích, các nền tảng như Yahoo 360°, Facebook giúp ích gì cho con người? (0.5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được dùng trong các câu: Tin giả thời nào cũng có nhưng Facebook là mảnh đất màu mỡ cho tin giả lan tràn. Trước đây, những người cổ xúy cho thế giới phẳng thường ca tụng các nền tảng như Yahoo 360° hay Facebook giúp trao quyền cho cả nhân để một người bình thường có tiếng nói ngang bằng các tờ báo lâu đời khác. (1,0 điểm)
Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm việc đăng tin giả là vô hại vì đăng hôm nay, mai bị phát hiện sai thì xóa không? Hãy lí giải vì sao. (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
- Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bản về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn hoặc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
Câu 2. (5.0 điểm)
Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường.
Tràng nhắc mẹ:
- Kìa nhà tôi nó chào u.
Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:
- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng qua nó cũng là cái số cả...
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 28-29)
Cảm nhận diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích. Từ đó, nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Văn 12 tỉnh Đồng Nai
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: Nghị luận.
Câu 2. Theo đoạn trích, các nền tảng như Yahoo 360, Facebook "giúp trao quyền cho cá nhân để một người bình thường có tiếng nói ngang bằng với các tờ báo lâu đời khác".
Câu 3. Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích là:
- "Facebook là mảnh đất màu mỡ cho tin giả lan tràn".
- "Một người bình thường có tiếng nói ngang bằng với các tờ báo lâu đời khác".
Tác dụng:
+ Giúp câu văn sinh động, tăng tính gợi hình;
+ Cho thấy Facebook là nơi rất thuận lợi để các tin giả lan truyền;
+ Nhấn mạnh vai trò của trang xã hội có thể giúp tiếng nói, quan điểm của một người bình thường trở nên có tầm ảnh hưởng với xã hội.
Câu 4.
- Không đồng tình.
- Lý giải:
+ Dù cho tin giả chỉ được đăng trong một thời gian ngắn rồi xóa đi, nhưng với mức độ tương tác mạnh như trên Facebook, tin giả vẫn có thể đã bị sao chép và đăng lại ở nhiều tài khoản khác.
+ Những tin giả khi bị phát tán sẽ tác động xấu đến người đọc tin: gây hoang mang, lo lắng, có thể dẫn người khác đến những quyết định sai lầm.
+ Sẽ phải chịu trách nhiệm
II. LÀM VĂN
Câu 1
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch; quy nạp; song hành; móc xích; tổng phân hợp.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn hoặc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm rõ trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn hoặc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Có thể phát triển theo các ý sau:
- Kiểm chứng tính đúng đắn, chuẩn mực của phát ngôn hoặc thông tin được chia sẻ.
- Phát ngôn, chia sẻ những thông tin có ý nghĩa tích cực, không phát ngôn, chia sẻ những thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng gây ảnh hưởng đến cá nhân, xã hội, an ninh quốc gia.
- Trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết để có thể ứng xử phù hợp trên mạng xã hội.
Gợi ý thêm:
- Trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn:
+ Cẩn trọng trước khi phát ngôn, tránh dùng những ngôn từ tục tĩu, phản văn hóa, ngôn ngữ gây kích động, thù ghét, chia rẽ.
+ Không dùng ngôn từ để xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
+ Ý thức về việc mình sẽ phải tự chịu trách nhiệm cho mọi phát ngôn từ tài khoản mạng xã hội của mình.
- Trách nhiệm của cá nhân khi chia sẻ thông tin:
+ Phải kiểm chứng tính đúng/sai; thật/giả... của thông tin trước khi chia sẻ.
+ Không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng; những thông tin gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng, tài sản của các cá nhân/tổ chức.
+ Ý thức về việc mình sẽ phải tự chịu trách nhiệm với mọi nội dung đã đăng từ tài khoản cá nhân của mình.
- Dùng những phát ngôn tích cực, chia sẻ những thông tin hữu ích.
- Có ứng xử phù hợp trước những phát ngôn và thông tin tiêu cực.
Câu 2.
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
- Cảm nhận diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong đoạn trích.
- Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn.
3. Triển khai vấn đề cần nghị luận:
a. Nêu vài nét khái quát về tác giả Kim Lân và truyện ngắn "Vợ nhặt"
b. Tóm tắt sơ lược về hoàn cảnh của bà cụ Tứ
c. Cảm nhận diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ qua đoạn trích:
* Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ tác phẩm, nhân vật, vị trí và nội dung đoạn trích:
* Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn trích:
- Ngạc nhiên, không hiểu.
- Xót xa, thương con, tủi phận.
- Lo lắng cho hai con.
- Thấu hiểu, chấp nhận con dâu.
- Hi vọng vào tương lai..
*Đánh giá
- Đoạn trích khắc họa vẻ đẹp hình ảnh người mẹ nghèo, thương con, bao dung, nhân hậu, tiêu biểu cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
+ Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc, ngôn ngữ tự nhiên, sinh động giàu sức gợi, tình huống truyện độc đáo.
* Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân:
- Thấu hiểu, đồng cảm, xót xa trước thân phận trẻ trung và hoàn cảnh éo le của con người.
- Gián tiếp tố cáo tội ác của thực dân, phát xít.
- Trân trọng, gợi ca tình người, khát vọng sống của con người.
- Niềm tin, hi vọng vào tương lai.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo.
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.