Giáo án Ngữ văn 12 tuần 3: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp)
Giáo án Ngữ văn 12
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 3: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp) giúp thầy cô hướng dẫn các em học sinh có ý thức và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, quý trọng di sản của cha ông; có thói quen rèn luyện các kỹ năng nói và viết nhằm đạt sự trong sáng.
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT (TT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS
- Nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở một số phương diện cơ bản và sự trong sáng cũng là một yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng Việt.
- Có ý thức, thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng; luôn nâng cao hiểu biết về tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt một cách trong sáng.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK + SGV Ngữ văn 12 - Tập 1
- Tham khảo
III. CÁCH THỨC TỔ CHỨC:
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức: đọc sáng tạo, gợi mở, trao đổi, thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
3. Tổ chức bài học
Hoạt động của GV và HS | Mục tiêu cần đạt |
HOẠT ĐỘNG 3 - Hs trình bày ngắn gọn từng biểu hiện về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
(HS thảo luận nhóm, ghi nội dung, trình bày) → Gv kiểm tra, đánh giá và rút ra kết luận ngắn gọn về nội dung trên. | II. TRÁCH NHIỆM GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT: + Mỗi cá nhân nói và viết cần có ý thức tôn trọng và yêu quí tiếng Việt, coi đó là "Thứ của cải vô cùng lâu đời và quí báu của dân tộc" + Có ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt theo các chuẩn mực, qui tắc chung để giao tiếp sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất. + Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, đặc điểm phong cách. Muốn vậy bản thân phải luôn trau dồi, học hỏi. + Loại bỏ những lời nói thô tục, kệch cỡm, pha tạp, lai căng không đúng lúc. + Biết cách tiếp nhận những từ ngữ của tiếng nước ngoài. |