Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề Những đứa con trong gia đình

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề Những đứa con trong gia đình vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới các bạn cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu học Ngữ văn 12 nhé.

1. Hoàn cảnh ra đời

Hoàn cảnh chung

“Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi ra đời vào những năm mà cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai bước vào giai đoạn gay go, ác liệt. Phần lý tưởng lớn nhất của thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ là dâng hiến cuộc đời và tuổi thanh xuân cho sự nghiệp cứu nước vĩ đại của dân tộc. Trong những năm tháng tàn khốc, đau thương ấy càng mất mát thì con người Nam Bộ lại càng vùng lên chiến đấu dũng cảm. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, là tinh thần căm thù giặc sâu sắc, là phẩm chất kiên cường của miền Nam đã khơi nguồn cảm hứng để Nguyễn Thi viết lên thiên truyện ngắn này.

Hoàn cảnh riêng

Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ, những con người hồn nhiên bộc trực, yêu đời, căm thù ngùn ngụt đối với quân cướp nước. “Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi. Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” được hoàn thành vào tháng 2 năm 1966 trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác liệt. Khi nhà văn công tác ở tạp chí “Văn nghệ quân giải phóng”.

Truyện kể về gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Việt sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ba mẹ đều bị giết dưới bàn tay của kẻ thù. Chính mối thù sâu sắc với Mĩ-Ngụy đã thôi thúc những đứa con trong gia đình càng khát khao chiến đấu để trả thù nhà, đền nợ nước. Trong một trận đánh, Việt bị thương, bị lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Cũng giống như những lần tỉnh dậy trước hồi ức quá khứ, hiện tại luôn đan xen nhau. Lần thức tỉnh thứ bốn của Việt, kí ức về má hiện về. Việt sợ bóng tối, sợ ma hơn sợ giặc. Dù bị thương nhưng phân biệt rất rõ đâu là tiếng súng nổ của ta, đâu là tiếng pháo giặc.

Việt nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân Việt đòi đi nhưng chị Chiến không nghe, sau đó nhờ chú Năm phân giải, chú Năm nhất trí cho cả hai đi. Trước khi lên đường, chị Chiến lo thu xếp gia đình gửi em út sang nhà chú Năm, nhà cửa gửi cho các anh chị trong chi bộ làm nơi dạy học, bàn thờ gửi nhà chú Năm. Đoạn trích kết thúc bằng hình ảnh hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm.

2. Ý nghĩa nhan đề

Ý nghĩa nhan đề mẫu 1

Nhan đề của truyện trước hết chính là Việt và Chiến “Những đứa con trong gia đình” nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương cách mạng. Mở rộng hơn còn có thể hiện đó là thế hệ trẻ miền Nam, những người con của “Đại gia đình” miền Nam ruột thị trong những năm chống Mĩ ác liệt. Nhan đề gợi lên mối quan hệ giữa riêng và chung, nhà với nước, tình yêu nước với tình yêu cách mạng. Chính sự kết hợp giữa truyền thống gia đình với truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt.

Nhan đề đã nêu được rõ nhất chủ đề của truyện, mỗi con người trong gia đình là một khúc sông của dòng sông truyền thống anh dũng, kiên cường của gia đình. Như câu nói của chú năm: “Chuyện gia đình nó cũng dài như sông để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó”.

Ý nghĩa nhan đề mẫu 2

Nhan đề gợi cho người đọc hình ảnh những đứa con trong một gia đình có truyền thống có truyền thống cách mạng đang nói tiếp và phát huy con đường cách mạng lý tưởng của ông cha.

Nó cho ta thấy sự quen thuộc trong ngòi bút của nguyễn thi, nhà văn thường khai thác không gian nhỏ để tạo bối cảnh cho tác phẩm, thường là, một cái xã, một cái huyện, một cái xóm, một gia đình nhưng cái độc đáo ở chỗ ông chọn lăng kính của một gia đình để nhìn ra cả cuộc chiến đấu, cả dân tộc.

Cách nhìn ấy đã đi đến một phát hiện, một nhận định, đó là sự tiếp nối giữa truyền thống với hiện tại, hiện tại với quá khứ,sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình với tình cảm cách mạng đã tạo lên sức mạnh tinh thần thiêng liêng của con người việt nam, dân tộc việt nam trong thời đại chống Mỹ.

Cuối cùng nhà văn nguyễn Thi muốn ta nghĩ không chỉ có một gia đình mà là cả một tổ quốc đang hào hùng chiến đấu từ sức mạnh sinh ra từ nỗi đau thương cũng như "rừng xà nu’’ thì “Những đứa con trong gia đình’’ được viết theo khuynh hướng mà ta gọi đó là chủ nghĩa anh hùng.

Ý nghĩa nhan đề mẫu 3

“Những đứa con trong gia đình” có thể khẳng định là một nhan đề mang nhiều ý nghĩa. “Những đứa trẻ” ở đây vừa là Việt, vừa là Chiến - thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mỹ tàn bạo - cũng như những người và thế hệ trước(bố mẹ Chiến Việt, chú Năm, ông nội của Chiến và Việt) trong “gia đình” nông dân Nam Bộ, nơi có truyền thống yêu nước, căm thù giặc. Hai chữ “gia đình” trong nhan đề không chỉ nói đến gia đình nhỏ của hai anh em Chiến và Việt, mà còn nói đến cả một gia đình, một đại gia đình nhiều thế hệ, nơi chú Năm theo hệ thống sổ sách truyền thống. Chú Năm đã viết trong cuốn sổ này: “Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển. Mà biển thì rộng lắm,…rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.

Cũng có thể tiêu đề, “những đứa con trong gia đình” còn có thể hiểu là các thế hệ người miền Nam trong “đại gia đình miền Nam”, lớp người Việt Nam yêu nước năm xưa. Gia đình thân yêu luôn gắn bó máu thịt với Tổ quốc trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Điều này càng được khẳng định qua lời kể của chính tác giả trong một tác phẩm trước đó:“ Chúng ta hãy nghe lại chính tiếng nói của mặt biển mà chúng ta chỉ là một giọt nước đang hòa chung trong đó. Chúng ta tự hào sung sướng được sống trong lòng biển vì giọt nước có vinh quang đến mấy cũng chỉ là giọt nước, nó sẽ khô ngay lập tức nếu không được nằm chung với biển, còn vinh quang của biển thì đời đời không lay chuyển được” (Đại hội anh hùng). Như vậy, tác giả muốn chúng ta nghĩ đến nhan đề này không chỉ của một gia đình miền Nam, mà là của đại gia đình quê hương, những người chiến đấu bằng sức lực sinh ra trong đau thương.

Tiêu đề “những đứa con trong gia đình” cũng hàm chứa sự cắt nghĩa của tác giả về sức mạnh tinh thần kỳ diệu của dân tộc Việt Nam chống Mỹ cứu nước, thời đại và tư tưởng anh hùng của nhà văn: Chính sự gắn bó sâu sắc giữa tình cảm gia đình với tinh thần yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần diệu kỳ của dân tộc Việt Nam trong những năm chống đế quốc Mỹ hung ác. Và anh hùng không chỉ là sản phẩm của thời gian, mà còn là sự tiếp nối của “một nguồn cội, một nếp nhà”, phẩm chất quý giá tốt đẹp của họ không chỉ là sự kế thừa những truyền thống trong gia đình mà còn có sự phát huy, phát triển hơn nữa “một di sản thiêng liêng mà các thế hệ cha anh đã truyền lại và bàn giao lớp cháu con” (Đỗ Kim Hồi).

Ý nghĩa nhan đề mẫu 4

Một trong những cách khiến người đọc ấn tượng, đó chính là cách biết xây dựng và tạo ra một nhan đề truyện độc đáo.Vì đó nó không chỉ thể hiện cho ta thấy một hình ảnh một tư tưởng của nhà văn mà còn giúp ta nhận ra rõ ràng hơn thái độ của tác giả. Ta gặp Chí Phèo – nhân vật bị tha hóa trong tác phẩm cùng tên Nam Cao, hay “tắt đèn” gợi một đêm tối của Ngô Tất Tố. Trong đó, giữa làng văn học ta không thể quên một “những đứa con trong gia đình” mang hình ảnh gần gũi thân thương của Nguyễn Thi.

Nhan đề câu truyện vốn mang ý nghĩa rất lớn, vì nó không chỉ thể hiện được giá trị và những nội dung tư tưởng nội dung tác phẩm được khái quát và đúc kết một cách ngắn gọn nhất trong tác phẩm. Mà còn qua đó giúp ta nhận ra đúng bản chất của vấn đề và còn có khả năng gây hứng thú đến cho người đọc.

Nhan đề những đứa con trong gia đình không chỉ có khả năng thông báo về vị trí của hai nhân vật Việt và Chiến mà qua đó còn gợi ra cho ta rất nhiều ý nghĩa mà ta có thể chưa rõ.

Đó là những nhân vật được nuôi dưỡng trong một gia đình vốn có truyền thống yêu nước và tinh thần tham gia cách mạng nồng nàn. Đó là một gia đình có truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào và ngợi ca.

Việt và Chiến vốn là hai chị em trong gia đình mất mẹ và mồ côi cha từ sớm. Nên vì mong muốn báo thù cho cha mẹ, hai chị em Việt và Chiến đã nguyện tòng quân làm bộ đội ra chiến trường ác liệt. Họ là những người đã tiếp bước và nối tiếp con đường của thế hệ đi trước. Là hiện thân của sức trẻ miền Nam trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ.

Những đứa con trong gia đình không chỉ khẳng định được một trong những nét khái quát, giá trị của toàn bài. Đó còn là một sự ca ngợi khẳng định mối quan hệ thiêng liêng, bền chặt, gắn bó giữa những thành viên trong gia đình của Việt và Chiến.

Đó là hình ảnh bao trùm và mang giá trị ý nghĩa, gợi sự kết nối giữa gia đình với gia đình, gia đình với đất nước, gia đình với quê hương. Mang một ý nghĩa thông điệp cao đẹp, đáng ngợi ca, đáng tự hào.

Với tác phẩm này, Nguyễn Thi đã gửi tới bạn đọc một giá trị bài học tự hào to lớn. Những đứa con trong gia đình, không chỉ đẹp mà còn gan góc kiên cường. Họ là hiện thân của lớp trẻ hăng hái tham gia vì đất nước, tự do, vì nỗi căm thù giặc sâu sắc của nhân dân – thế hệ trẻ của ta thời đó.

Ý nghĩa nhan đề mẫu 5

Tên truyện trước hết là nói đến hai nhân vật trung – Việt và Chiến “Những đứa con trong gia đình” những người nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, trung thành với quê hương, cũng như trung thành với cách mạng. Rộng hơn, cũng có thể cho thấy đó là thế hệ trẻ miền Nam, những người con của một “đại gia đình” miền Nam trong những năm chống Mỹ dữ dội. Nhan đề đề cao mối quan hệ giữa công và tư, nhà và nước, lòng yêu nước và yêu cách mạng. Sự kết hợp truyền thống gia đình với truyền thống gia đình, cùng với những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của dân tộc Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt.

Nhan đề đã nói rõ chủ đề của câu chuyện, mỗi thành viên trong gia đình là một dòng sông của truyền thống anh hùng và bền bỉ của gia đình. Như nhân vật chú Năm đã nói: “Chuyện gia đình nó cũng dài như sông để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó”.

Ý nghĩa nhan đề mẫu 6

“Những đứa con trong gia đình” – nhan đề mang đến cho người đọc hình ảnh những người con của một gia đình có truyền thống cách mạng, những người kế tục và phát huy con đường lý tưởng cách mạng của ông cha mình. Điều này cho thấy sự quen thuộc của ngòi bút Nguyễn Thi, tác giả thường sử dụng những không gian nhỏ để tạo bối cảnh cho tác phẩm của mình, thường là cải xã, vùng miền, làng quê, gia đình, nhưng độc đáo ở chỗ ông chọn cách nhìn qua lăng kính của một gia đình để soi rõ cả cuộc chiến, cả hành trình của dân tộc.

Tầm nhìn này dẫn đến một khám phá, một quyết định, tức “Những đứa con trong gia đình” là sự nối tiếp truyền thống vào hiện tại và quá khứ, sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình cảm cách mạng đã tạo nên một sức mạnh tinh thần. Những phẩm chất cao đẹp trong từng người Việt Nam, sự cống hiến của người Việt Nam – Thời kì mà đất nước kháng chiến chống Mỹ.

Sau tất cả, tác giả Nguyễn Thi muốn chúng ta nghĩ rằng không phải chỉ một gia đình, mà cả một đất nước đã anh dũng chiến đấu vì sức mạnh sinh ra từ đau thương tương đồng với tác phẩm “rừng xà nu”, “những đứa con trong gia đình” qua ngòi bút của nhà văn theo khuynh hướng anh hùng.

3. Tóm tắt Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Chiến và Việt là hai chị em được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng và yêu nước. Bố mẹ và những người thân của hai em điều bị giặc giết chết. Để tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình nên dù chưa đủ tuổi, Chiến và Việt đã dành nhau để được đi ra chiến trường. Với sự đồng ý của chú Năm, hai chị em thu vén việc nhà để yên tâm ra đi. Trước đêm ra trận, chị Chiến tính toán cẩn thận việc nhà cửa vô cùng đảm đang và tươm tất; còn Việt vẫn trẻ con, hồn nhiên vui đùa. Khi ở chiến trường, Chiến vẫn ra dáng một cô gái thục nữ, điệu đà khi lúc nào cũng mang theo chiếc gương để soi. Còn Việt thì luôn mang theo cái ná thun để bắn chim và cũng rất sợ con ma cụt đầu. Một lần bị bắn trọng thương, trong đêm tối nằm lại nơi chiến trường, Việt thấy sợ cái bầu trời đêm lạnh lẽo, sau nhiều lần ngất đi tỉnh lại, những hồi ức tốt đẹp về quá khứ, về cha mẹ, về chú Năm và chị Chiến lần lượt hiện lên trong đầu Việt. Tuy đau đớn là thế nhưng lúc nào Việt cũng trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xuất hiện. Sau ba ngày đêm, đơn vị đã tìm thấy Việt. Anh được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến; sức khoẻ hồi phục dần. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị kể lại chiến công của mình. Việt rất nhớ chị, muốn viết thư nhưng không biết viết như thế nào vì Việt cảm thấy chiến công của mình chưa thấm gì so với thành tích của đơn vị và mong ước của má.

4. Bố cục (2 phần)

Phần 1 (từ đầu đến “đang bắt đầu xung phong”): Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Lần thứ tư Việt tỉnh dậy, Việt lắng nghe mọi âm thanh, chờ đồng đội đến và sẵn sàng chiến đấu.

Phần 2 (còn lại): Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân.

5. Giá trị nội dung

Truyện kể về những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hướng cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

6. Giá trị nghệ thuật

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo.

Nghệ thuật trần thuật (nghệ thuật kể chuyện) qua dòng hồi tưởng của nhân vật góp phần giúp nhân vật bộc lộ tính cách của mình và tác phẩm đậm chất trữ tình.

Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ.

Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa gây ấn tượng mạnh đến người đọc, làm nổi rõ góc cạnh của cuộc sống.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm