Nghị luận về sự hy sinh thầm lặng trong cuộc sống

Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng

Nghị luận về sự hy sinh thầm lặng trong cuộc sống do VnDoc biên soạn bám sát chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập văn nghị luận xã hội, ôn thi học kì và luyện tập các đề văn lớp 12 có đáp án. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

I. Dàn ý Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống

Dàn ý Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.

2. Thân bài

a. Giải thích

Sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống: những hành động, những con người dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp. Sự hi sinh dù là nhỏ nhất cũng đáng trân trọng, đáng để tôn vinh, học tập và noi theo.

b. Phân tích

- Biểu hiện của sự hi sinh thầm lặng:

Sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không màng đến bản thân, âm thầm hi sinh, cho đi mà không mong nhận lại.

Việc hi sinh thầm lặng là việc con người biết suy nghĩ cho người khác, sống với tình cảm chan hòa, thấu cảm, biết vì người khác, vì lợi ích chung của cộng đồng.

- Ý nghĩa của sự hi sinh thầm lặng:

Hi sinh đồng nghĩa với việc có thể bản thân mình sẽ chịu thiệt thòi, nhưng sự hi sinh làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.

Mỗi con người một hành động nhỏ, một ý thức sẽ giúp cho người khác tốt hơn và xã hội này phát triển tích cực hơn.

Khi mỗi con người sống có ích và trở thành “người hi sinh thầm lặng” sẽ lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra xã hội, được mọi người yêu quý, nể phục hơn.

c. Chứng minh

Học sinh lấy dẫn chứng về những người hi sinh thầm lặng giữa đời thường làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong cuộc sống có những người ích kỉ, sống thờ ơ, vô cảm, bàng quang với mọi thứ xung quanh, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình. Lại có những người dù thấy người khác gặp khó khăn nhưng dửng dưng, làm ngơ,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự hy sinh thầm lặng trong cuộc sống.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống: những hành động, những con người dũng cảm giúp đỡ người khác từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp.

Ý kiến khuyên nhủ ta hãy sống và lấy những con người có phẩm chất tốt đẹp đó làm gương, sống vì người vì đời.

b. Phân tích

Mỗi con người một hành động nhỏ, một ý thức sẽ giúp cho người khác tốt hơn và xã hội này phát triển tích cực hơn.

Xã hội hiện nay có nhiều vấn đề nan giải, có nhiều tiêu cực xảy ra, mỗi con người chỉ cần có ý thức, sống có ích một chút xã hội này sẽ tốt đẹp hơn.

Khi mỗi con người sống có ích và trở thành “người hi sinh thầm lặng” sẽ lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra xã hội, được mọi người yêu quý, nể phục hơn.

c. Chứng minh

Học sinh lấy dẫn chứng về những người hi sinh thầm lặng giữa đời thường, sống có ích, không ngại khó ngại khổ giúp đỡ người khác,… làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống có những người ích kỉ, sống thờ ơ, vô cảm, bàng quang với mọi thứ xung quanh, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

II. Văn mẫu Nghị luận về sự hy sinh thầm lặng trong cuộc sống

Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 1

Trong cuộc sống, bên cạnh việc con người cố gắng rèn luyện, hoàn thiện bản thân mình thì cũng cần yêu thương, giúp đỡ, hi sinh cho .nhau. Có thể thấy, sự hi sinh thầm lặng từ những điều nhỏ bé nhất là vô cùng đáng quý, đáng trân trọng. Sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống: những hành động, những con người dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp. Sự hi sinh dù là nhỏ nhất cũng đáng trân trọng, đáng để tôn vinh, học tập và noi theo. Chúng ta ai cũng hiểu rằng xã hội hiện nay có nhiều vấn đề nan giải, có nhiều tiêu cực xảy ra, việc chúng ta suy nghĩ tích cực, sống tích cực, cống hiến những điều nhỏ bé tốt đẹp, giúp đời giúp người là đang góp phần giúp xã hội phát triển văn minh hơn. Hi sinh rèn luyện cho chúng ta đức tính dũng cảm, biết vượt qua những khó khăn rào cản trong cuộc sống. Người có đức hi sinh là người biết nhường nhịn, không ganh đua, hơn thua với người khác, sẵn sàng cho đi mà không mong nhận lại. Họ vì lợi ích chung mà gạt bỏ đi cái tôi, sự ích kỉ của bản thân, biết lấy cái lớn làm mục tiêu cao cả. Sự hi sinh thầm lặng, cho đi mà không mong nhận lại không chỉ giúp cho xã hội tốt đẹp hơn mà nó còn giúp tình người ngày càng gắn kết, gần nhau hơn. Là một học sinh, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bên cạnh rèn luyện bản thân mình, tích cực học tập thì chúng ta cũng cần biết giúp đỡ người khác, sẵn sàng cho đi mà không mong hồi đáp; biết bỏ qua cái tôi cá nhân để hướng đến lợi ích chung của cộng đồng, của cái ta cao cả. Mỗi người có một lần để sống, hãy là người rộng lượng, biết hi sinh vì những điều tốt đẹp để cuộc sống thêm ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn và quan trọng nhất là để bản thân không phải hối tiếc vì những điều đã qua.

Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 2

Cuộc sống vô nghĩa hay có nghĩa là do chúng ta lựa chọn. Nếu muốn sống một cuộc sống có ý nghĩa, trước hết chúng ta cần sống có đức hi sinh thầm lặng. Đức hi sinh chính là sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình (có thể là vật chất, tinh thần hoặc thậm chí là cả mạng sống) để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn. Sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống là những hành động, những con người dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp. Sự hi sinh dù là nhỏ nhất cũng đáng trân trọng, đáng để tôn vinh, học tập và noi theo. Đức hi sinh là một đức tính tốt đẹp, cao cả của con người mà mỗi người cần có. Người có đức hi sinh là người biết nhường nhịn, không ganh đua, hơn thua với người khác, sẵn sàng cho đi mà không mong nhận lại. Họ vì lợi ích chung mà gạt bỏ đi cái tôi, sự ích kỉ của bản thân, biết lấy cái lớn làm mục tiêu cao cả. Hi sinh có nhiều mức độ, từ cái nhỏ đến cái lớn, có khi là hi sinh cả mạng sống, cả tuổi xuân của mình để bảo vệ lẽ phải, những điều đúng đắn. Sự hi sinh có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với cuộc sống: Người có đức hi sinh sẽ khiến xã hội nhiều tình yêu thương hơn. Hi sinh đi cùng với khoan dung, hai đức tính này làm bản thân mỗi người ngày càng tốt hơn. Ngoài ra, người có đức hi sinh sẽ được người khác yêu mến, kính trọng và học tập theo, lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra cộng đồng. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều người có tính ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, cho rằng khi hi sinh là thiệt thòi, là không đáng,… những người này cần xem xét lại bản thân mình. Mỗi người chỉ có một đời để sống, hãy sống với đức hi sinh cao đẹp để cuộc sống thêm ý nghĩa hơn.

Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 3

Cho và nhận là hai khái niệm, hai bài học căn bản để làm người. Chúng ta cần phải biết cho đi, sẵn sàng giúp đỡ người khác để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Và đức tính tốt đẹp nói lên phẩm chất đó chính là hi sinh thầm lặng trong cuộc sống. Đức hi sinh là sự tự nguyện nhận phần thiệt thòi, mất mát lớn lao nào đó về mình vì mục đích, lí tưởng tình cảm cao đẹp. Đức hi sinh còn hi sinh cả thời gian, tình mạng của mình cho người khác. Hi sinh là thước đo đánh giá phẩm chất của con người. Hi sinh không phải chịu thiệt vì mục đích cá nhân mà phải biết vì tập thể quê hương đất nước thì việc hi sinh mới có ý nghĩa. Hi sinh rèn luyện cho chúng ta đức tính dũng cảm, biết vượt qua những khó khăn rào cản trong cuộc sống chúng ta. Người có lòng hi sinh luôn được mọi người ghi nhớ công ơn đã góp phần đem lại cho đất nước phát triển. Người không có lòng hi sinh hay bị rụt rè, sợ sệt trước cái chết, không bản lĩnh thì làm chẳng ra hồn, những việc khó không muốn giải quyết. Tuy nhiên, trong cuộc sống của chúng ta vẫn còn rất nhiều con người sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình và thờ ơ với những con người xung quanh đặc biệt là những con người nghèo khó đang cần đến sự giúp đỡ. Những kẻ sống ích kỉ này luôn luôn nhẫn tâm trước sự sống chết của người khác. Nếu như xã hội không có những người biết hi sinh vì mọi người thì làm sao có được cuộc sống bình yên tươi đẹp. Chúng ta cần rèn luyện đức tính hi sinh ngay còn khi là học sinh và phát huy để ngày càng có nhiều người biết "sống vì mọi người" hay "một người vì mọi người, mọi người vì một người".

Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 4

Con người để hoàn thiện bản thân thì phải không ngừng trau dồi nhiều đức tính quý báu. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần có chính là đức tính hi sinh. Đức hi sinh chính là sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình (có thể là vật chất, tinh thần hoặc thậm chí là cả mạng sống) để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn. Đức hi sinh là những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần phải rèn luyện. Mỗi chúng ta ai ai cũng sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách nhất định trong cuộc sống của mình. Khi người khác hi sinh, giúp chúng ta một điều gì đó, chúng ta sẽ trở nên tốt hơn, chính vì vậy, sự hi sinh của chúng ta đối với người khác cũng sẽ làm cho họ tốt hơn. Nếu xã hội không có sự hi sinh con người sẽ trở nên ích kỉ, vô cảm chỉ muốn vơ vét những tư lợi về mình, dần dần sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức, xã hội sẽ đi xuống. Bên cạnh đó, sống với đức hi sinh chúng ta sẽ được người khác yêu mến, kính trọng và học tập theo, lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra cộng đồng. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn nhiều người có tính ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, cho rằng khi hi sinh là thiệt thòi, là không đáng. Lại có những người hi sinh quá nhiều cho người khác mà khiến bản thân mình chịu thiệt thòi, bỏ lỡ những cơ hội tốt trong cuộc sống,… những người này cần xem xét lại những suy nghĩ và hành động của bản thân để có thể cân bằng được cuộc sống giữa cho và nhận. Hi sinh là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 5

Con người để hoàn thiện bản thân thì phải không ngừng trau dồi nhiều đức tính quý báu. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần có chính là đức tính hi sinh. Vậy thế nào là đức hi sinh? Đức hi sinh chính là sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình (có thể là vật chất, tinh thần hoặc thậm chí là cả mạng sống) để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn. Đức hi sinh là những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần phải rèn luyện. Mỗi chúng ta ai ai cũng sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách nhất định trong cuộc sống của mình. Khi người khác hi sinh, giúp chúng ta một điều gì đó, chúng ta sẽ trở nên tốt hơn, chính vì vậy, sự hi sinh của chúng ta đối với người khác cũng sẽ làm cho họ tốt hơn. Nếu xã hội không có sự hi sinh con người sẽ trở nên ích kỉ, vô cảm chỉ muốn vơ vét những tư lợi về mình, dần dần sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức, xã hội sẽ đi xuống. Bên cạnh đó, sống với đức hi sinh chúng ta sẽ được người khác yêu mến, kính trọng và học tập theo, lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra cộng đồng. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn nhiều người có tính ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, cho rằng khi hi sinh là thiệt thòi, là không đáng. Lại có những người hi sinh quá nhiều cho người khác mà khiến bản thân mình chịu thiệt thòi, bỏ lỡ những cơ hội tốt trong cuộc sống,… những người này cần xem xét lại những suy nghĩ và hành động của bản thân để có thể cân bằng được cuộc sống giữa cho và nhận. Hi sinh là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 6

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Đúng vậy, trong cuộc sống chúng ta muốn có được những điều tốt đẹp thì chúng ta cần phải biết cho đi, yêu thương mọi người. Trong cuộc sống này, vẫn còn có những người âm thầm hi sinh, cống hiến mà không hề đòi hỏi, đây là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần học tập theo. Đức hi sinh là sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình (có thể là vật chất, tinh thần hoặc thậm chí là cả mạng sống) để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn. Sự hi sinh thầm lặng còn là việc chúng ta giúp đỡ người khác, làm cho họ tốt mà không đòi hỏi công lao. Mỗi chúng ta ai cũng sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách nhất định trong cuộc sống của mình. Nếu trong trường hợp đó, có người hi sinh giúp đỡ chúng ta, chúng ta sẽ trở nên tốt hơn. Ngược lại khi người khác gặp hoàn cảnh tương tự, chúng ta có thể giúp đỡ được họ thì hãy cố gắng nhất có thể. Nếu xã hội không có sự hi sinh con người sẽ trở nên ích kỉ, vô cảm chỉ muốn vơ vét những tư lợi về mình, dần dần sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức, xã hội sẽ đi xuống. Bên cạnh đó, nếu chúng ta sống với đức hi sinh ta sẽ được người khác yêu mến, kính trọng và học tập theo, lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra cộng đồng. Một thực tế chúng ta có thể nhận ra đó là trong cuộc sống hiện nay vẫn còn nhiều người có tính ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, cho rằng khi hi sinh là thiệt thòi, là không đáng,… những người này đáng bị phê phán, chỉ trích. Sống trong đời sống, chúng ta cần có một tấm lòng, cần có sự hi sinh cho nhau, cùng giúp nhau tiến bộ, phát triển, như vậy cuộc sống sẽ tốt đẹp và bền vững hơn.

Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 7

Mỗi người trẻ chúng ta được sống trong nền hòa bình và tự do như hiện nay là một điều vô cùng may mắn. Nhưng không vì thế mà chúng ta bàng quang với xã hội mà ngay cả trong thời bình, chúng ta cũng cần có trách nhiệm với quê hương đất nước, và noi theo sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.

Sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống được hiểu là những hành động, những con người dũng cảm giúp đỡ người khác từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp. Mỗi chúng ta hãy sống và lấy những con người có phẩm chất tốt đẹp đó làm gương, sống vì người vì đời.

“Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, mỗi con người một hành động nhỏ, một ý thức sẽ giúp cho người khác tốt hơn và xã hội này phát triển tích cực hơn. Chúng ta ai cũng hiểu rằng xã hội hiện nay có nhiều vấn đề nan giải, có nhiều tiêu cực xảy ra, mỗi con người chỉ cần có ý thức, sống có ích một chút xã hội này sẽ tốt đẹp hơn. Khi mỗi chúng ta sống có ích và trở thành “người hi sinh thầm lặng” sẽ lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra xã hội, được mọi người yêu quý, nể phục hơn.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có những người ích kỉ, sống thờ ơ, vô cảm, bàng quang với mọi thứ xung quanh, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích.

Mỗi người có một ước mơ, hoài bão khác nhau, tuy nhiên nếu tất cả cùng cố gắng, biết hi sinh, cho đi mà không mong nhận lại chúng ta sẽ xây dựng được một đất nước vững mạnh, chan chứa tình yêu thương. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 8

Một trong những phẩm chất ngàn đời của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay là đức hi sinh.

Đức hi sinh là phẩm chất tốt đẹp, tự nguyện nhận phần thiệt thòi, mất mát lớn lao nào đó vì mục đích, lí tưởng tình cảm cao đẹp. Đức hi sinh còn hi sinh cả thời gian, tính mạng của mình cho người khác

Người đời đã ghi nhớ, khắc tên biết bao nhiêu người đã dũng cảm hi sinh vì lợi ích của đất nước. Trong lịch sử, không quên hình ảnh Lê Lai - một vị tướng thời nhà Lê, đã liều mình cứu chúa. Ông đã hi sinh mạng sống của mình để cứu nguy cho Lê Lợi, cũng là cứu cả dân tộc Việt Nam. Trong kháng chiến, Nguyễn Văn Trỗi đã hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc gia đình chọn con đường, đầy khó khăn, nguy hiểm - diệt bộ trưởng Mỹ - để mang lại cuộc sống cho toàn dân. Ngày nay đất nước hòa bình thống nhất, nhiều chiến sĩ công an vẫn làm việc ngày đêm không nghỉ ngơi để đảm bảo trật tự an ninh xã hội cho nhân dân. Họ là những người làm việc thầm lặng, hi sinh quyền lợi của mình cho mọi người

Hi sinh là thước đo đánh giá phẩm chất của con người. Hi sinh không phải chịu thiệt vì mục đích cá nhân mà phải biết vì tập thể quê hương đất nước thì việc hi sinh mới có ý nghĩa. Hi sinh rèn luyện cho chúng ta đức tính dũng cảm, biết vượt qua những khó khăn rào cản trong cuộc sống chúng ta. Người có lòng hi sinh luôn được mọi người ghi nhớ công ơn đã góp phần đem lại cho đất nước phát triển. Người không có lòng hi sinh hay bị rụt rè, sợ sệt trước cái chết, không bản lĩnh thì làm chẳng ra hồn, những việc khó không muốn giải quyết.

Nếu như xã hội không có những người biết hi sinh vì mọi người thì làm sao có được cuộc sống bình yên tươi đẹp. Chúng ta cần rèn luyện đức tính hi sinh ngay còn khi là học sinh và phát huy để ngày càng có nhiều người biết "sống vì mọi người" hay "một người vì mọi người, mọi người vì một người".

Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 9

Trong cuộc sống có rất nhiều thứ con người cần phải trân trọng, một trong số đó là sự hi sinh thầm lặng. Sự hi sinh thầm lặng là vì người khác mà chịu sự thiệt thòi về bản thân mình. Là suy nghĩ, hành động tự nguyện vì người khác, không vụ lợi cá nhân, đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân 1 cách lặng lẽ, không phô trương. Những hành động thầm lặng ấy có giá trị rất to lớn. Nó không chỉ nói lên giá trị của con người mà còn góp phần làm thăng hoa giá trị ấy. Nguồn gốc của sự hi sinh ấy chính là tình yêu thương chân thật của con người. Cha mẹ là những người đã thầm lặng hi sinh vì con, cho con được học hành, mang đến cho con cuộc sống tươi đẹp. Đó còn là hình ảnh của những bác sĩ áo trắng trong công cuộc chống dịch, những chiến sĩ bộ đội ngày đêm âm thầm canh giữ biên cương hải đảo của Tổ quốc. Hi sinh là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 10

Dân tộc ta có rất nhiều phẩm chất quý báu và tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Một trong số đó là sự hi sinh. Hi sinh. Hai chữ tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa. Hi sinh là phẩm chất tốt đẹp, tự nguyện nhận phần thiệt thòi, mất mát, lớn lao về mình vì mục đích chung, lí tưởng cao đẹp… Chính vì thế người đời vẫn luôn ghi nhớ công ơn biết bao vị anh hùng đã ngã xuống vì quê hương, dân tộc. Điển hình hình ảnh Lê Lai một người đã liều mình cứu chúa, xả thân vì nước để Lê Lợi sống sót. Lê Lai không những hi sinh mạng sống cứu nguy Lê Lợi mà còn cứu nguy cả dân tộc Việt Nam. Không những chúng ta phải ghi nhớ công lao của những vị anh hùng mà phải ghi nhớ công lao hàng vạn chiến sĩ trẻ, thanh niên xung phong đã hi sinh cả thời tuổi thanh xuân, đi mãi không về vì lí tưởng bảo vệ quê hương, đất nước,… Hi sinh ở đây không đồng nghĩa phải chết, mất mạng vì người khác. Đôi khi hi sinh thật đơn giản. Cha mẹ sẵn sàng hi sinh, giành điều tốt đẹp nhất cho con cái. Gia đình nghèo anh chị đành phải nghỉ học nhường em mình,.. Và còn nữa ở đâu đó vẫn còn vô vàn những người đã hi sinh, cống hiến thầm lặng cho đất nước, xã hội này ngày 1 trở nên tốt đẹp hơn mà ta không hay biết. Thế nhưng ngoài những mảng sáng xã hội bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều loại người ham sống sợ chết, chỉ biết nghĩ cho lòng hẹp hòi bản thân không biết đặt lợi chung cộng đồng trên lợi ích riêng cá nhân. Chính vì thế những người này không được yêu quý, kính trọng. Vì thế nếu những ai tự xét lại bản thân, thấy mình vẫn tồn tại bản tính xấu, cần phải lập tức thay đổi. Biến điểm trừ thành điểm cộng. Có một câu nói của Charles Dickens mà tôi rất tâm đắc: Sự quên mình là bi thương nhưng là thứ bi thương do con người tạo ra”. Thật đúng vậy, do đó chúng ta hãy biết sống vì người khác, đừng ích kỉ riêng cá nhân, hãy mở rộng trái tim mình, một khi biết quan tâm đến mọi người xung quanh tức là bạn đã nếm trải được vị ngọt của sự hi sinh là như thế nào rồi đấy.

Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 11

Nếu tình yêu thương là sợi dây gắn kết tình cảm giữa con người với con người, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta thì đức hi sinh lại là biểu hiện cao nhất của tình thương ấy. Khi có đủ tình thương, người ta sẽ quên đi những lợi ích của bản thân để yêu thương, quan tâm và dành những điều tốt đẹp nhất cho người khác mà không cần báo đáp.

Trong cuộc sống, có những sự hi sinh thầm lặng góp phần nuôi dưỡng những yêu thương, để nảy mầm những hạt giống tươi đẹp giữa đời, mang đến cho cuộc đời những tấm lòng cao cả, đáng quý. “Hi sinh” được hiểu là sự quên mình vì người khác, đặt lợi ích của người khác lên trên bản thân mình. “Thầm lặng” là âm thầm, lặng lẽ hành động mà không cần sự ghi nhận, biết ơn của người khác. Sự hi sinh thầm lặng là hành động tốt đẹp, sẵn sàng cho đi những yêu thương chân thành, giúp đỡ người khác từ những việc làm nhỏ nhất mà không đòi hỏi công lao đáp đền.

Lịch sử dân tộc là minh chứng quý giá cho sự hi sinh thầm lặng của con người. Biết bao chiến sĩ hi sinh nơi chiến trận, họ cống hiến cả thanh xuân của mình vì đất nước thương yêu. Họ ngã xuống “không ai nhớ mặt đặt tên nhưng đã làm nên đất nước”. Dù đã hi sinh nhưng trái tim ấm nóng và tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của họ vẫn luôn là nguồn cảm hứng cho bao thi nhân sáng tác thơ ca, là tấm gương sáng cho bao thế hệ học trò noi theo. Có biết bao người mẹ Việt Nam anh hùng nuốt nước mắt vào trong tiễn con ra trận, rồi ngậm ngùi trong dòng nước mắt khi nhận tin báo con hi sinh ngay trong ngày giải phóng, còn gì đau hơn nỗi đau mất con, mẹ già chịu cảnh bơ vơ suốt mấy mươi năm. Có biết bao những thương binh trở về quê hương ngày giải phóng với hình hài không lành lặn, ánh mắt mờ nhoà vì súng đạn quân thù thay thế cho đôi mắt sáng long lanh ngày ra trận, đôi chân gỗ cùng chiếc gậy “chống trời” thay cho đôi chân lành lặn ngày ra đi. Tất cả những nỗi đau, mất mãi ấy chẳng phải là sự hi sinh thầm lặng hay sao? Họ ra đi không một lời từ biệt, họ trở về không cần cả một tiếng hân hoan, những hi sinh ấy thật đáng trân quý biết bao.

Trong hiện tại, những sự hi sinh thầm lặng vẫn luôn thường trực mỗi phút, mỗi giờ giữa cuộc sống. Trong mỗi gia đình là bóng hình những người bà, người mẹ hi sinh tuổi thanh xuân để lo lắng, chăm sóc con cháu mình. Là bóng dáng người cha tần tảo, một nắng hai sương làm bờ vai vững chắc cho con cái. Cha hi sinh cả sức khoẻ, thời gian để lao động kiếm tiền nuôi con cái. Là bóng những người anh, người chị bỏ dở chuyện học hành vì nhà nghèo, gắng làm lụng kiếm tiền gửi về cho ba mẹ nuôi em, cho em được đến trường bằng bè bằng bạn. Mỗi thành viên trong gia đình họ hi sinh cho nhau, lo lắng cho nhau chẳng cần ai nhắc nhở, cũng chẳng mong báo đền. Tất cả đều xuất phát từ tình yêu thương. Ngoài xã hội, đó là bóng hình của những y bác sĩ đêm ngày trực bệnh viện, lo lắng cho bệnh nhân từng hơi thở, là những người lính tình nguyện vào vùng tâm dịch hỗ trợ nhân dân. Là những thầy cô ngày đêm miệt mài bên trang giáo án, hi sinh cả thời gian cho gia đình vì học sinh thân yêu, truyền đạt các con những bài học bổ ích, dạy các con những điều hay lẽ phải. Là những mạnh thường quân chăm lo cho trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, …Tất cả đều thật đẹp và thấm đẫm sự hi sinh.

Lòng hi sinh xuất phát từ tinh thần tình thương và sự tự nguyện thật đẹp, thật đáng quý. Người được yêu thương sẽ cảm thấy được ủi an, giúp đỡ, được quan tâm và sẻ chia họ cũng rất ấm lòng, là động lực giúp họ vượt qua những khó khăn của nghịch cảnh. Chính người chấp nhận hi sinh cũng cảm thấy vui vẻ vì sự cho đi đã giúp người khác hạnh phúc và tốt đẹp hơn. Họ chính là những người mang nguồn năng lượng tích cực và tấm lòng cao cả, giúp ích cho đời không màng danh lợi, bởi vậy mà luôn được mọi người tin tưởng, yêu quý và kính trọng. Những hi sinh thầm lặng của con người như một đoá hoa không sắc mà vẫn toả hương ngào ngạt, điểm tô cho cuộc sống tốt đẹp hơn bao giờ hết.

Sự hi sinh thầm lặng mang đến bao điều tốt đẹp là thế, nhưng đáng buồn thay, ta vẫn còn thấy đâu đây những kẻ ích kỉ, hẹp hòi, chỉ biết đến bản thân mình mà quên đi lợi ích chung, sống cá nhân, vị kỉ. Họ thờ ơ, bàng quang với mọi điều trong cuộc sống, họ sống sung sướng trên sự đói khổ của người khác,…Những điều ấy thật đáng chê trách biết bao.

Thiết nghĩ, mỗi chúng ta nên trau dồi và phát huy đức hi sinh thầm lặng, dù chỉ là những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống. Hãy mở rộng lòng ra, yêu thương nhiều hơn, gắn kết mọi người để sẻ chia và giúp đỡ bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 12

Cuộc sống đầy đủ và đa dạng mang đến cho con người những trải nghiệm đáng nhớ, những cảm xúc tuyệt vời và những bài học sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong số các bài học quan trọng, đức hi sinh là một trong những phẩm chất đáng quý của con người.

Con người là một sinh vật đặc biệt vì có trí tuệ và đạo đức. Đức hi sinh là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của con người, là sự hy sinh bản thân vì lợi ích của người khác. Đặc biệt, tình mẫu tử và tình cha con là những hình ảnh cụ thể và đầy cảm xúc nhất của đức hi sinh. Hình ảnh những nếp nhăn trên gương mặt của cha, hay những giọt mồ hôi trên vai của mẹ vì lo lắng cho con cái là những biểu tượng nghệ thuật sâu sắc về tình phụ tử và mẫu tử. Đức hi sinh của cha mẹ là nền tảng tạo nên tình cảm và phẩm chất tốt đẹp cho con cái, và giúp chúng ta trưởng thành và phát triển.

Đức hi sinh không chỉ xuất hiện trong tình cha con, mẫu tử mà còn được biểu hiện trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, bao gồm ông bà, con cháu, anh chị em, cha mẹ và con cái. Sự hy sinh của mỗi người trong gia đình đóng góp vào sự hi sinh và tình yêu thương của gia đình. Nó giúp tạo ra một môi trường yêu thương, sự ủng hộ và sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình.

Trong tổng thể, đức hi sinh là một trong những phẩm chất cao quý của con người và đóng góp quan trọng cho sự hình thành của tình cảm gia đình và giúp chúng ta trưởng thành và phát triển tốt hơn.

Trong cuộc sống, sự hi sinh và lòng dũng cảm được thể hiện trong nhiều tình huống khác nhau. Trong thời chiến, hàng ngàn chiến sĩ vô danh đã liều mình hy sinh để bảo vệ đất nước, từ thời bắc thuộc đến chiến tranh chống Mỹ. Họ đã đánh đổi cả thời tuổi trẻ để đem lại hòa bình và độc lập cho quê hương.

Trong thời bình, những người đã âm thầm hi sinh để đóng góp cho sự tiến bộ của nhân loại cũng được ghi nhận và tôn vinh. Họ là những nhà khoa học cần cù nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, những giáo viên tận tụy dạy dỗ thế hệ tương lai, những công nhân vệ sinh quét rác để giữ thành phố sạch đẹp và những người cha mẹ dành thời gian, công sức và tiền bạc để cho con em được đi học.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều tấm gương hi sinh không được công chúng biết đến, những người đã thầm lặng đóng góp cho cộng đồng, cho môi trường sống và cho thiên nhiên. Tuy nhiên, trong lịch sử, những người đã dũng cảm hy sinh vì lợi ích của đất nước và dân tộc được ghi nhớ mãi như Lê Lai và Nguyễn Văn Trỗi.

Hiện nay, nhiều chiến sĩ công an vẫn đang làm việc ngày đêm để đảm bảo trật tự an ninh xã hội cho nhân dân, và họ đều là những người làm việc thầm lặng, hi sinh quyền lợi của mình để bảo vệ mọi người. Các hành động này là minh chứng cho tình yêu đất nước và lòng trung thành với cộng đồng của những người hi sinh.

Đức tính hi sinh là một giá trị vô cùng quý giá trong đời sống văn hóa của con người. Nó phản ánh tình yêu thương chân thật của con người và giúp mang lại những lợi ích lớn lao cho cộng đồng. Những người hi sinh cho gia đình, cho đất nước hay cho nhân loại luôn được tôn vinh và ca ngợi vì họ đã đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

Tuy nhiên, để có thể hi sinh một cách đúng đắn và mang lại hiệu quả tốt nhất cho cộng đồng, chúng ta cần có lý trí tỉnh táo và tình cảm trong sáng, tránh những hậu quả tai hại từ sự mù quáng. Đức tính hi sinh cũng cần được rèn luyện và phát triển linh hoạt ngay từ khi còn trẻ để trở thành một người "sống vì mọi người" và đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

Đóng góp của những người biết hi sinh vì cộng đồng là vô cùng quý giá và thiết yếu để xây dựng một cuộc sống bình yên, tươi đẹp và phát triển. Do đó, chúng ta cần trân trọng và tôn vinh những hành động này, đồng thời động viên và khuyến khích mọi người hi sinh cho cộng đồng một cách đúng đắn và có ích.

Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 13

Hi sinh là chịu thiệt hại, mất mát quyền lợi về vật chất, tinh thần hoặc một bộ phận nào đó trên cơ thể nhằm một mục tiêu cao cả hoặc một lý tưởng tốt đẹp. Nên hiểu, hi sinh là sẵn sàng cho đi một phần lợi ích của bản thân vì người khác. Sự hi sinh cao nhất là hi sinh sự sống vì sự nghiệp bảo vệ, giữ gìn độc lập, tự do của tổ quốc. Người biết hi sinh vì người khác là người luôn sống vị tha, biết yêu thương người khác, sẵn sàng cho đi những lợi ích của mình giúp người khác vượt qua khó khăn, thử thách. người có đức hi sinh luôn được người khác kính trọng và yêu mến. Ngược lại, người không biết hi sinh vì người khác luôn ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình, không bao giờ cảm thông hay chia sẻ với nỗi khổ đau của người khác, sống cuộc đời hèn kém. Đức hi sinh là phẩm chất cao quý của con người. Ai cũng cần có đức hi sinh bởi khi chúng ta biết hi sinh cho nhau, chia sẻ những gì mình có vì lợi ích chung của cộng đồng thì xã hội sẽ không ngừng phát triển, tình người gắn kết bền chặt hơn. Tuy nhiên, chỉ nên hi sinh cho những gì xứng đáng, cao quý và thiêng liêng chứ không phải là hi sinh một cách mù quáng. Hi sinh là cần thiết nhưng đừng để sự hi sinh của mình bị lợi dụng để làm lợi cho một cá nhân nào đó.

Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 14

Một trong những phẩm chất vĩnh cửu của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay chính là đức hi sinh. Đức hi sinh là phẩm chất đẹp, một lòng hy sinh, sẵn sàng chịu đựng những thiệt hại lớn, thậm chí cả sự hi sinh của mình để thực hiện mục đích cao đẹp, tình cảm lớn lao. Những người có đức hi sinh không chỉ hy sinh thời gian và sức lực mà còn cả tình mạng để vì lợi ích của người khác.

Lịch sử ghi nhận vô số nhân vật dũng cảm đã hi sinh vì đất nước. Trong đó, không thể không nhắc đến Lê Lai - một vị tướng thời nhà Lê đã hy sinh mạng sống của mình để cứu chúa Lê Lợi và cả dân tộc Việt Nam. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, Nguyễn Văn Trỗi đã hy sinh tuổi trẻ, gia đình hạnh phúc để tham gia vào cuộc kháng chiến chống lại quân Mỹ, với hy vọng mang lại hòa bình và cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Ngày nay, mặc dù đất nước đã bình yên và thống nhất, nhưng các chiến sĩ công an vẫn làm việc không ngừng nghỉ để bảo đảm trật tự an toàn cho nhân dân. Họ là những người lao động vất vả, hi sinh quyền lợi của mình để bảo vệ cuộc sống của mọi người.

Hi sinh là một trọng tâm quan trọng để đánh giá phẩm chất của con người. Tuy nhiên, việc hi sinh không chỉ đơn thuần là vì lợi ích cá nhân mà còn phải vì lợi ích của cộng đồng và quê hương đất nước. Bởi vì chỉ khi hi sinh cho tập thể, chúng ta mới có thể tạo ra giá trị thực sự. Nó giúp ta rèn luyện đức tính dũng cảm và vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống.

Những người có tinh thần hi sinh luôn được tôn vinh và kính trọng vì đó là những người đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Trong khi đó, những người thiếu lòng hi sinh thường không đủ bản lĩnh và sợ hãi trước nguy hiểm, và không có khả năng giải quyết các vấn đề khó khăn.

Nếu xã hội không có những người biết hi sinh cho cộng đồng, thì cuộc sống không thể bình yên và tươi đẹp. Do đó, chúng ta cần rèn luyện đức tính này từ khi còn là học sinh và tiếp tục phát huy nó để có thể sống vì tất cả mọi người. Chúng ta cần phát triển tinh thần "một người vì mọi người, mọi người vì một người" để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 15

Sự hi sinh vì người khác không chỉ là hành động cao đẹp của con người, mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng một xã hội văn minh, nhân văn và tốt đẹp hơn. Nếu như sự tham lam, tính ích kỷ khiến cho con người trở nên thấp hèn, thì đức hi sinh lại làm cho con người ta trở nên cao thượng, đáng quý. Đức hi sinh không chỉ là việc cố gắng giúp đỡ người khác, mà còn là việc chấp nhận những thiệt thòi, mất mát cho bản thân. Đó là sự hy sinh, tình nguyện cùng chia sẻ với người khác trong hoàn cảnh khó khăn. Khi mà một người hy sinh cho người khác, nó không chỉ đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người được giúp đỡ mà còn mang lại sự rung động mạnh mẽ, khơi dậy những tình cảm tốt đẹp, chân thành giữa con người với con người. Ngoài ra, đức hi sinh còn tạo ra sự tôn trọng, yêu mến của mọi người xung quanh. Những người có đức hi sinh luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của những người khác. Điều này khiến cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên gần gũi, tình cảm hơn và cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, đức hi sinh chỉ thực sự có ý nghĩa nếu nó được xuất phát từ những hành động, suy nghĩ đúng đắn, không đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Bởi vì hy sinh vì một tư tưởng chắc chắn là cao quý, nhưng còn cao quý hơn nếu người ta hy sinh vì tư tưởng đúng. Đó là lý do tại sao chúng ta cần có những tiêu chuẩn đạo đức rõ ràng và những giá trị văn hóa cao đẹp để định hướng cho những hành động và suy nghĩ của mình.

Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 16

Trong cuộc sống ngày nay, sự hi sinh, cống hiến thầm lặng trong thời đại này là một trong những việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Họ là những anh hùng, những con người đã cống hiến cho đất nước , tổ quốc ta . Những con người sống vì mọi người không lo nghĩ cho bản thân mình dù trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ, khó khăn nào. Đây là một trong những người sống đẹp, sống vì một cộng đồng một trong những dấu hiệu của sống tốt vì cộng đồng phát triển. Tiếp theo, họ sống cống hiến hết mình cho xã hội, không ngừng học hỏi, lỗ lực tìm hiểu những điều xung quanh để giúp ích cho đất nước. "Cần cù bù siêng năng" quả thật không sai. Họ chính là những con kiến, chú ong cần cù, miệt mài ngày đêm không ngừng lùi bước để bước đến vinh quang của đất nước. Sự cống hiến thầm lặng này đang diễn ra rất phổ biến ở khắp thế giới. Chẳng hạn như những bác sĩ đang cống hiến cả cuộc đời mình để chống đại dịch Covid_19. Dịch này là một loại dịch rất nguy hiểm, bao con người đã hi sinh, ra đi không thương tiếc. Các bác sĩ không ngưng hi sinh tính mạng, bỏ cả một cuộc đời dài ở phía trước để cứu sống những bệnh nhân của mình đang dần chết dần chết mòn. Hơn thế nữa, nếu bạn là người cống hiến thầm lặng trong cuộc sống hiện nay , mai sau chắc chắn trong tương lai bạn sẽ được nhận lại một món quà vô cùng ý nghĩa. Việc làm của bạn sẽ được đền ơn, đáp nghĩa thành công.

Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 17

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, đó là một tinh thần cao đẹp và cần được trân trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế xã hội hiện nay lại đang bị nhiễm bẩn bởi những thái độ ích kỷ, chỉ biết suy nghĩ cho bản thân mà quên đi tình cảm, sự quan tâm đến người khác xung quanh. Để xây dựng một xã hội văn minh, hòa bình và tiến bộ, chúng ta cần phải thực hiện đức hy sinh, đó là một hành động tốt đẹp và có ý nghĩa sâu sắc. Đức hi sinh đòi hỏi chúng ta phải nhường nhịn, tôn trọng và giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi bất cứ điều gì trả lại. Điều này đòi hỏi sự tự giác và tình yêu thương, khi bạn đang giúp đỡ người khác, bạn cũng đang giúp đỡ chính mình. Chúng ta không thể sống một mình và cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ của những người xung quanh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Khi được giúp đỡ, chúng ta cũng cần quan tâm đến những người xung quanh, giúp đỡ họ nếu có thể và không để họ cảm thấy cô đơn và bất lực. Đức hy sinh không chỉ là việc giúp đỡ người khác mà còn là việc chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình để người khác có được cuộc sống tốt hơn. Đó có thể là những hy sinh cao cả như hy sinh tiền bạc, hoặc thậm chí là mạng sống để bảo vệ người khác. Hoặc đó có thể là những hành động nhỏ như tặng quà cho người nghèo, tình nguyện giúp đỡ người khuyết tật. Ngoài ra, đức hy sinh còn giúp cho chúng ta có một cuộc sống đầy ý nghĩa và hạnh phúc. Khi giúp đỡ người khác, chúng ta sẽ nhận được sự cảm kích, tình yêu thương và kính trọng của họ. Trong thực tế, ta có thể nhận thấy rằng vẫn còn nhiều người chỉ suy nghĩ đến bản thân và lợi ích của mình, bỏ qua sự quan tâm đến những người xung quanh. Họ có thể coi sự hy sinh là một điều không đáng, làm cho bản thân mất đi nhiều hơn nhận được. Tuy nhiên, những hành động ích kỷ như vậy đều đáng bị chỉ trích và phê phán. Để sống một cuộc đời đầy ý nghĩa, chúng ta cần có tấm lòng lớn, sẵn sàng hi sinh và giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển và tiến bộ. Chỉ khi đó, cuộc sống mới được tạo nên với nhiều giá trị đáng trân trọng và kéo dài bền vững hơn.

Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 18

"Sống cống hiến để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ ". Ý kiến ấy quả thực chính xác. Cống hiến là đóng góp công sức của mình cho xã hội, là góp phần xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Tuổi trẻ chính là quãng thời gian đẹp nhất của thanh xuân, là thời khắc con người có đủ sức trẻ và sức khỏe để cống hiến thật nhiều hơn cho xã hội. Cũng vì thế, chúng ta đừng ngần ngại khó khăn, thử thách mà hãy làm hết những gì mình có thể, cống hiến cho xã hội để xây dựng và phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Thử nghĩ mà xem, một ngày nào đấy khi bạn già đi, bạn muốn làm công việc mình yêu thích liệu có thể nữa hay không? Hay nói đơn giản hơn là bạn muốn đi chơi đây đó nhưng sức khỏe chẳng cho phép bạn bước đi khi ấy liệu rằng bạn có hối tiếc? Để sau này khi về già ta không có gì phải hối tiếc vì những năm tháng thanh xuân đã sống hoài, sống phí thì ngay từ bây giờ chúng ta phải bắt tay vào hành động. Hãy sống hết mình với khao khát và đam mê, hãy vươn dài đôi cánh ước mơ bay đến những biển trời mơ ước. Và đặc biệt hơn, hãy sống như ngày mai sẽ chết, sống một cuộc đời ý nghĩa và không hoài phí thời gian. Yêu đời nhiều hơn, tận hưởng và tận hiến nhiều hơn. Đó cũng chính là cách ta cống hiến cho cuộc đời này những gì ý nghĩa nhất.

Nghị luận về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống mẫu 19

Trong các vô vàn các truyền thống quý báu, truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã để lại bao ngàn đời này như lòng biết ơn, sống nhân nghĩa, thủy chung, đoàn kết dân tộc, quyết chiến quyết thắng, tinh thần yêu nước sâu sắc,.. Trong đó không thể không kể tới đức hi sinh. Khi nghị luận xã hội về đức hi sinh sẽ thấy đây cũng là một trong những truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ nối tiếp nhau đều dùng có làm công cụ để dạy dỗ, rèn luyện con cái thành tài. Để trong tương lai, các thế hệ trẻ sau này sẽ được tốt đẹp, sẽ được học thêm nhiều điều hay lẽ phải để giúp xã hội ngày càng phát triển, phồn vinh, để sánh vai được với các cường quốc năm châu như lời Bác đã nói.

Trước tiên chúng ta cần đi giải nghĩa đức hi sinh là gì? Đức hi sinh là một đức tính cao đẹp mà chúng ta phải nhìn nhận và học tập, rèn luyện mới có được. Hi sinh được hiểu là sự quên mình để lo cho tha nhân. Sự hi sinh không chỉ cho thấy giá trị của con người mà còn giúp thăng hoa sự giá trị ấy ở bản thân của họ.

Hi sinh trước giờ chúng ta được nghe nói đến nhiều nhất là hi sinh cho Tổ quốc, cho đất nước nhưng quên mất rằng sự hi sinh luôn thường trực xung quanh chúng ta. Nghị luận xã hội về đức hi sinh sẽ thấy đó còn là hình ảnh của mẹ hi sinh tuổi thanh xuân để lo lắng, chăm sóc cho mình. Cha hi sinh sức khỏe, thời gian để kiếm tiền nuôi mình ăn học. Là bóng hình thầy cô hi sinh nhiều thứ để truyền đạt những bài học bổ ích, những điều hay lẽ phải…

Hi sinh còn là sự tự nguyện đánh đổi. Đánh đổi những nhu cầu cá nhân, đánh đổi hạnh phúc riêng, đánh đổi lợi ích riêng để cho người khác có được những điều tốt đẹp hơn. Và chắc chắn một điều rằng, khi một người tự nguyện hi sinh, họ luôn cảm thấy vui vẻ, thấy tự hào vì những việc làm của mình, bởi họ biết rằng cho đi thì sẽ nhận lại hoặc cho đi sẽ không nhận lại được gì nhưng họ chấp nhận điều đó… Bởi lẽ khi họ tự nguyện hi sinh là họ đã hiểu được vấn đề đó nó sẽ như thế nào rồi. Chính vì thế mà đức hi sinh thật sự cao cả, cao đẹp, cao thượng, và rất đáng để chúng ta trân trọng nó bằng cả trái tim nhỏ bé của mỗi cá nhân con người dân tộc Việt Nam. Hi sinh ở đây là hi sinh cái mình mang có để mang đến niềm vui đến lợi ích cho người khác, chứ không phải hi sinh cái của người khác để trục lợi về bản thân của mình.

Đức hi sinh thể hiện phẩm chất đạo đức cao đẹp mà mỗi cá nhân chúng ta ai cũng cần phải có, thế nên chúng ta phải hi sinh dù là những chuyện nhỏ nhặt, đời thường. Nghị luận xã hội về đức hi sinh sẽ nhận ra người có đức tính này luôn được mọi người yêu mến, tin cậy, quý trọng. Không chỉ vậy, người có đức tính hi sinh còn thể hiện được sự dũng cảm của bản thân mình, biết giúp đỡ mọi người xung quanh khi họ rơi vào con đường tăm tối.

Theo suốt bề dày 4000 năm lịch sử, đã có rất nhiều vị anh hùng đã hy sinh, để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu, khắc ghi suốt đời.

Đầu tiên khi nghị luận xã hội về đức hi sinh, không thể không kể đến có chính là Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam ta. Bác đã hy sinh trọn vẹn cả 79 mùa xuân của mình để tìm con đường cứu nước, thắp sáng tương lai lên cho dân tộc Việt Nam. Một sự hi sinh thật là vô cùng ý nghĩa mà khó ai có thể làm được như Bác. Bao nhiêu năm bôn ba nơi đất khách quê người, hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình chỉ vì một mục đích duy nhất là mong đất nước sớm được hòa bình, sớm được thống nhất, sớm được tự do, không còn xiềng xích nô lệ. Quả thật, Bác là một tấm gương sáng trong bài học về sự hy sinh.

Nhắc đến chiến tranh, chắc chắn phải nhắc đến sự hi sinh của những người anh hùng đã dám quả cảm, bỏ lại mẹ già, vợ trẻ, con thơ phía sau mà đi lên đường chiến đấu, chung tay bảo vệ hòa bình cho đất nước Việt Nam. Đi là đi như vậy chứ không hề biết khi nào mới về, thế nên không ai hẹn ngày trở về cả, tất cả đều đồng lòng dốc tâm hết sức phụng sự cho sự nghiệp lớn lao của Tổ quốc với một câu thề son sắc “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Qua đó chúng ta thấy được tinh thần hi sinh cao cả, quyết tâm chiến đấu vì bảo vệ hòa bình, bảo vệ sự tự do của đất nước của thế hệ cha ông đi trước thật to lớn, vĩ đại và đáng ngợi ca biết bao.

Đó là những con người có nhiệm vụ ở tiền tuyến để ngày đêm túc trực, canh gác, ngày đêm chinh chiến nơi sa trường, còn ở hậu phương, những bà mẹ già ngồi đợi con, những người vợ đợi chồng, những đứa con đợi cha, chỉ biết chờ đợi trong vô vọng bởi lẽ nơi chiến trường khốc liệt ấy, không biết họ có thể trở về được nữa hay không.

Những tưởng chỉ có sự hy sinh của các chiến sĩ nơi sa trường mới lớn lao, mới vất vả nhưng không, sự hy sinh của các bà mẹ, các người vợ cũng lớn lao, vất vả không kém. Người hậu phương lo cho người tiền tuyến, dù mệt mỏi đi chăng nữa cũng luôn chung tay tiếp sức thêm cho các người lính đang ngày đêm dốc hết tâm huyết, dốc hết cả tính mạng của mình để bảo vệ sự bình yên cho bờ cõi nước nhà.

Ta cũng không quên khi nghị luận xã hội về đức hi sinh, là hình ảnh về một bà mẹ Việt Nam anh hùng kể lại rằng: “Thuở ấy, mẹ tiễn chồng ra chiến trận, rồi ông hi sinh, mẹ một mình nuôi 8 đứa con thơ, rồi khi lớn lên chúng nó cũng ra chiến trường hết. Mẹ xót xa lắm nhưng Tổ quốc đang cần, mẹ phải cho chúng đi để cứu Tổ quốc, thế rồi chúng nó cũng không về nữa,…”. Qua lời kể ngắn ngủi trên, ta mới cảm nhận sự hy sinh vất vả của các mẹ, nuôi con khôn lớn chỉ để mong con được vui vẻ, an yên, chăm sóc lại mình lúc tuổi xế chiều. Ấy vậy mà vì các con đi chinh chiến xa nhà, lại được nghe báo tin buồn, kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh. Ôi thật đớn đau…!

Trong lịch sử nước ta, không thể quên được hình ảnh Lê Lai – một vị tướng thời nhà Lê, đã quên thân mình, hy sinh đã tính mạng của mình để “tráo vai với chúa”, khoác lên mình áo bào để đánh lạc hướng bọn quân xâm lăng. Ông cứu nguy cho Lê Lợi cũng chính là cứu luôn cả dân tộc Việt Nam. Vì thế, làm sao chúng ta có thể quên được công lao to lớn ấy của Lê Lai được đúng không..?

Ngày nay, chiến tranh đã đi qua, hòa bình lặp lại, đất nước ta được thống nhất vẹn nguyên, nhưng không phải vì thế mà đức tính hi sinh dần bị mai một. Nó được thể hiện qua hình ảnh của các chiến sĩ ngoài biển đảo xa xôi, các chiến sĩ nơi biên cương Tổ quốc Việt Nam hay những chiến sĩ, bộ đội, công an trong đất liền vẫn còn đang ngày đêm thay phiên nhau túc trực, canh gác. Họ đã phải hi sinh thay đổi giờ giấc sinh hoạt hằng ngày, phải hi sinh đã sức khỏe, cả giấc ngủ, những cuộc vui, những lần tụ họp quay quần bên gia đình trong các dịp lễ để hoàn thành nhiệm vụ với Tổ quốc, với nhân dân, với lời hứa họ đã thề nguyện khi bước vào con đường sự nghiệp bảo vệ nhân dân, bảo vệ vững chắc biên cương và bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà.

Đức hy sinh không chỉ trong chiến tranh mới có, mà nó còn xuất hiện trong đời thường nữa. Nghị luận xã hội về đức hi sinh, ta sẽ thấy rõ nét nhất cho đức tính hi sinh đó là cha mẹ. Mẹ hi sinh tuổi thanh xuân, để chăm sóc nuôi dạy con cái, cho con cái được tình yêu thương để được phát triển toàn diện. Cha hi sinh tuổi tác để ngày đêm làm việc, mong sao cho con luôn được đủ đầy hạnh phúc, có đủ cơm ăn áo mặc, được cắp sách đến trường như bao bạn bè đồng trang lứa.

Cha mẹ hi sinh những thời gian quý báu của mình để cố gắng chăm sóc và dạy dỗ con cái nên người. Cha mẹ hi sinh giấc ngủ để thức trắng đêm lo cho chúng ta mỗi khi ta còn nhỏ, hay là thức trắng đêm lo cho ta mỗi khi ta bị bệnh. Tất cả những thứ tốt đẹp, từ điều nhỏ nhặt đến điều lớn lao, cha mẹ đều muốn dành cho con, không giữ lại cho mình điều gì. Một sự hi sinh thật vĩ đại và to lớn, không gì có thể sánh nổi được.

Bên cạnh cái tốt dĩ nhiên vẫn còn tồn tại cái xấu. Bên cạnh đức tính tốt đẹp là đức hi sinh thì vẫn còn đó một lối sống ích kỷ, nhỏ nhen, sống theo chủ nghĩa cá nhân, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình mà không nghĩ cho người khác. Họ không công nhận sự hi sinh của người khác, sống thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm. Có một số người còn tệ hại hơn, đó chính là sỉ nhục, giẫm đạp, tước đoạt công lao của người khác nữa, những hành động như thế đáng lên án và phải tìm phương pháp tốt nhất để loại bỏ đi những thành phần trong xã hội đang phát triển lên từng ngày như dân tộc Việt Nam ta.

Đức tính hy sinh được xem là thước đo đánh giá phẩm chất của con người. Đức tính tốt đẹp này đã rèn luyện cho chúng ta sự can đảm, biết vượt qua mọi khó khăn, gian lao, trắc trở trong cuộc sống. Người có đức tính hi sinh luôn là người được mọi người yêu mến, tin cậy, quý trọng. Người có lòng hi sinh sẽ luôn được người đời ghi nhớ, tôn trọng, kính trọng không chỉ mỗi bản thân mình mà gia đình còn được thơm lây. Những anh hùng, những người mẹ anh hùng đã hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc sẽ luôn được vinh danh trong sách sử đê thế hệ sau luôn ghi nhớ. Họ còn được yêu thương bởi chính họ đã góp phần đem lại sự bình yên cho đất nước, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Đức hi sinh là sợi dây kết nối những trái tim không chung nhịp đập đến được với nhau. Cùng nhau chia sẻ, cùng nhau thấu hiểu những nỗi lòng riêng không biết giải bày cùng ai. Đức hi sinh là tình yêu thương giữa con người với con người, thế nên nó có sức mạnh vô biên mà không ai có thể phá tan được những trái tim đã kết nối với nhau bởi sợi dây mang tên Đức hi sinh. Nghị luận xã hội về đức hi sinh, ta nhận ra đức tính ấy còn giúp ta biết yêu thương, biết hành động vì người, giúp cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn, sinh động hơn. Tâm hồn của con người cũng sẽ vui vẻ hơn, yêu đời hơn và đặc biệt là giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình hơn, sống đẹp hơn và sống có ích cho xã hội bao la rộng lớn này.

Hi sinh là một trong những đức tính tốt đẹp mà ông cha ta đã truyền lại cho thế hệ chúng ta sau này. Hy sinh cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc ta trong suốt ngàn năm theo bề dày của lịch sử. Mỗi sự hy sinh dù nhỏ bé hay lớn lao cũng đều được trân quý và ghi nhớ, không bao giờ quên. Chúng ta, mỗi cá nhân đều hãy rèn luyện đức tính hy sinh, bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhặt thôi. Nhiêu đó cũng góp phần rèn luyện đức tính tốt đẹp ấy, làm giàu thêm tình yêu thương trong mỗi con người chúng ta. Nó còn giúp chúng ta hoàn thiện được bản thân mình, gắn kết mọi người lại với nhau, xã hội sẽ được phát triển, ngày càng đi lên, tốt đẹp hơn.

Đánh giá bài viết
55 205.263
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 12

    Xem thêm