Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp
Nghị luận về việc Thanh niên với vấn đề lập nghiệp
- 1. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 1
- 2. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 2
- 3. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 3
- 4. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 4
- 5. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 5
- 6. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 6
- 7. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 7
- 8. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 8
- 9. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 9
- 10. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 10
- 11. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 11
Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết để có thêm tài liệu học Ngữ văn 11 nhé.
1. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 1
Từ xưa đến nay, tuổi trẻ lập nghiệp luôn là vấn đề được xã hội quan tâm. Đối với người xưa, là tuổi trẻ sống là “phải có danh gì với núi sông”. Nghĩa là phải lập nghiệp, xây dựng sự nghiệp và danh tiếng vẻ vang với đời. Ngày nay, tuổi trẻ cần xây dựng sự nghiệp cho riêng mình cũng dựa trên cơ sở ấy. Có thể thấy, tuổi trẻ Việt Nam đang đứng giữa những vận hội lớn khi đất nước mở rộng cửa giao lưu kinh tế với thế giới, đời sống công nghệ thâm nhập sâu rộng vào trong đời sống và sản xuất, tạo những điều kiện thuận lợi chưa từng có để tuổi trẻ có đủ dũng cảm lập nên sự nghiệp lớn. Kế thừa và phát huy truyền thống và tinh thần sáng tạo của dân tộc, các bạn trẻ ngày nay cũng đã không ngại ngần chấp nhận khó khăn, gian khổ, ngày đêm học tập, sáng tạo và tìm kiếm cơ hội lập nghiệp trên khắp mọi miền tổ quốc. Ở đâu có cơ hội, ở đó có các bạn trẻ say mê khám phá và gây dựng sự nghiệp. Một tinh thần tự lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo đang lan tỏa hừng hực khắp cả nước. Có những bạn trẻ đã thành công và cũng có những bạn trẻ chưa thành công, nhưng tất cả đã và đang có những đống góp tích cực, góp phần tạo động lực cho nền kinh tế phát triển, đưa đất nước vươn ra thế giới. Tinh thần lập nghiệp và ý thức làm chủ cuộc sống của mình của các bạn trẻ Việt Nam là một trong những điểm sáng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Hàng trăm tập đoàn kinh tế đã hướng đến đầu tư vào Việt Nam và có những cam kết đóng góp tích cực trong sử dụng lao động và thúc đẩy cho phong trào khởi nghiệp của tuổi trẻ hiện nay. Tuy nhiên, cũng có một số bạn trẻ thờ ơ trước cuộc sống, họ sống ích kỷ, lười biếng, dựa dẫm vào người khác, không có ý chí lập nghiệp, chấp nhận một cuộc sống nhỏ bé và hèn kém. Những người như thế thật đáng chê trách. Sự kiên nhẫn là cay đắng, song quả của nó thì lại ngọt ngào. Bởi thế, các bạn trẻ ngày nay, muốn lập nghiệp thành công, hãy dũng cảm xông pha vào những lĩnh vực mới mẻ, kiên cường vượt qua khó khăn, thử thách để có thể đi đến thành công.
2. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 2
Xin chào những bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa Đại Học thân mến. Có bao giờ bạn tự hỏi sau khi tốt nghiệp cấp 3, bạn sẽ làm gì hay đi theo hướng nào? Bạn sẽ tiếp tục học đại học hay tự mình khởi nghiệp? Tuy nhiên, dù bạn lựa chọn theo hướng nào, hãy mạnh dạn để thực hiện, đừng sợ hãi bởi vì tương lai là do bạn quyết định. Và hôm nay, vấn đề mà tôi sẽ nói cho các bạn nghe chính là “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp.”
Nghề nghiệp là một vấn đề quan trọng đối với mỗi con người khi đủ tuổi trưởng thành, biết suy nghĩ. Bởi nghề nghiệp không những đem lại của cải vật chất mà nó còn mang lại cho ta một chỗ dựa vững chắc về kinh tế, tinh thần để tồn tại trong guồng quay xã hội ngày nay.
Thanh niên là những con người ham thích khám phá, họ luôn theo đuổi cái mới, luôn băn khoăn về việc lựa chọn nghề nghiệp nào phù hợp với bản thân mình. Đặc biệt đối với những bạn vừa học xong cấp ba. Có những bạn muốn bước tiếp vào đại học để vun đầy tri thức rồi sau đó sẽ chọn ngành nghề phù hợp với chuyên ngành học của mình. Đây là con đường phần lớn các bạn trẻ thường hướng đến đầu tiên. Còn một số ít bạn khác lại chọn những hướng đi khác như học nghề, tìm những công việc phù hợp với năng lựccủa mình, tất cả là do quyết định của bạn, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi hoàn cảnh gia đình và xã hội.
Vậy thanh niên phải làm sao để chọn đúng hướng đi khởi nghiệp của mình?
Đầu tiên, họ phải hiểu mình đang có gì, muốn gì và xã hội cần gì? Thanh niên chúng ta có nhiệt huyết của tuổi trẻ, có một tinh thần không sợ thất bại, đã và đang được bồi đắp tri thức hằng ngày. Xã hội đang phát triển, nhu cầu nguồn lao động ngày càng tăng. Có những ngành nghề đang bảo hòa và có những ngành nghề luôn thiếu lao động trầm trọng. Bạn muốn sống theo đam mê và bạn phải biết sống theo nhu cầu để bạn hiểu bản thân sẽ sử dụng những điều mình có cho mục đích gì mà không bị lạc hậu.Từ đó, bạn có thể đánh giá đúng hướng lập nghiệp của mình.
Thứ hai, bạn đừng từ bỏ đam mê của bản thân. Bạn muốn làm giáo viên, bạn muốn làm bác sĩ, bạn muốn làm kĩ sư,… nhưng bạn nghĩ mình đang học quá kém và không dám thử sức. Hãy bắt đầu lại vì việc học không bao giờ là quá muộn.Bạn có thể chăm chỉ hơn cố gắng hơn, làm cho mình tự tin khi thiếu những kĩ năng mềm, kĩ năng ứng xử mà ngành nghề cần đến.Bạn phải nghĩ mình sẽ đạt được mục tiêu mình đặt ra thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi. Bạn khởi nghiệp với số vốn ít ỏi và gặp khó khăn, bạn bị thất bại với những sản phẩm đầu tiên,… đừng nản chí, “vạn sự khởi đầu nan” chỉ cần bạn biết cách thay đổi, nổ lực hơn nữa thì không sớm thì muộn bạn sẽ thành công.
Thứ ba, bạn đừng tự ti với ước mơ của bản thân.Đã là ước mơ thì mỗi người đều khác nhau, không có ước mơ nào đáng giá hơn ước mơ nào. Bạn muốn học xong cấp ba trở thành một nhà nhiếp ảnh, bạn muốn trở thành thợ cắt tóc, muốn trở thành một người pha chế giỏi, muốn trở thành thợ trang điểm, một công nhân xây dựng…. tất cả mọi ngành nghề đều tốt đẹp nếu nó mang lại giá trị cho bản thân và cho người sử dụng để thúc đẩy xã hội tiến bộ. Bạn không nên xấu hổ với ngành nghề mình chọn vì bạn thử nghĩ nếu không có công nhân thì làm gì có nhà ở, không có các cô chú vệ sinh môi trường thì làm gì có những con đường sạch đẹp… Dù bởi hoàn cảnh hay mong muốn cá nhân bạn phải luôn tự tin vào chính mình.
Điều cuối cùng tôi muốn nói với bạn đó là “Bạn muốn gì? Bạn ổn chứ? Đại Học không phải là con đường duy nhất. Khởi nghiệp không phải là con đường thất bại. Có biết bao người học đại học và họ đã bỏ học để thực hiện ước mơ của mình. Bạn chỉ cần vẽ cho mình một kế hoạch riêng khi bạn biết bạn có khả năng để kinh doanh với một số vốn nhỏ, bạn có khả năng làm những thứ handmade hay bạn thích nấu nướng, … mọi thứ đều có thể giúp bạn khởi nghiệp. Bắt đầu không phải luôn suôn sẻ nhưng nếu bạn có đầu óc thì bạn có thể kiếm bội tiền từ chúng. Truyền hình có chương trình “Sinh ra từ làng”, “Khởi nghiệp tuổi hai mươi” đó là những câu chuyện của những con người trẻ dám làm dám chịu, họ cố gắng vì đam mê của mình và đạt được thành công như ý dù phải đánh đổi rất nhiều thứ.
Tôi chỉ có thể nói rằng tương lai là do bạn định đoạt và bạn cần cố gắng hết mình vì nó. Tôi sẽ luôn ủng hộ bạn, dù bạn là ai, muốn đi trên con đường nào, chông gai hay bằng phẳng, thất bại hay thành công. Hãy mạnh dạn nào. Cố lên.
3. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 3
Trong thời đại 4.0, khi nền công nghệ tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh, ở các quốc gia đều nở rộ tinh thần khởi nghiệp. Có thể hiểu khởi nghiệp là gây dựng sự nghiệp dựa trên một công nghệ mới hoặc tạo ra một hình thức kinh doanh mới, xây dựng một phân khúc thị trường mới, nghĩa là phải tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới. Khởi nghiệp là một quá trình vô cùng gian nan và ẩn chứa đầy rủi ro. Tiếp nhận xu hướng của thế giới và phát huy nghị lực và khí phách của dân tộc, thanh niên Việt Nam cũng đang hừng hực khí thế khởi nghiệp. Hàng nghìn Startup ra đời, hàng chục nghìn bạn trẻ sẵn sàng chấp nhận gian khổ, rủi ro để tìm kiếm những cơ hội lớn. Tinh thần khởi nghiệp Việt Nam đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bên cạnh những Startup đã gọi vốn thành công và trên đà phát triển có những thất bại đã xảy ra, những tổn thất đã có nhưng không thể làm chùng bước nhưng tâm hồn sôi nổi, đang ngày đêm khát khao vươn ra biển lớn. Chính phủ cũng đang chung tay góp sức cổ động và thúc đẩy phong trào khởi nghiệp quốc gia bằng những chính sách hỗ trợ tích cực, tiến bộ. Dù chưa có những Startup thực sự đình đám nhưng những thành công bước đầu của các công ty khởi nghiệp do các bạn trẻ đứng đầu đã có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam hiện nay. Và chắc chắn rằng, cứ trên đà này, sẽ có nhiều hơn nữa nhưng Startup Việt Nam tiếp tục thành công.
4. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 4
Trong mọi xã hội và quốc gia, việc chọn lựa nghề nghiệp luôn là một vấn đề rất quan trọng đối với thanh niên và học sinh. Mỗi người cần có khả năng tự mình định hình tương lai của mình thông qua sự lựa chọn nghề nghiệp một cách tỉnh táo và sáng suốt để xây dựng một tương lai tươi đẹp hơn cho bản thân.
Tất cả chúng ta đều có những giấc mơ và khát vọng riêng, và những mơ ước này thường có nguồn gốc từ nhiều nguồn cảm hứng khác nhau. Mỗi người cũng có những tài năng, sở trường, sức mạnh và yếu điểm riêng. Tất cả những yếu tố này sẽ có ảnh hưởng đến quá trình chọn lựa nghề nghiệp của từng người.
Hiện nay, xu hướng chọn nghề đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, và nó ảnh hưởng đến tư duy của học sinh. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến sự mất cân bằng trong xã hội, khi có những ngành nghề có nhiều người chọn mà lại không đủ cầu và ngược lại. Có những người vẫn kiên quyết theo đuổi đam mê của họ, và điều này có thể đem lại hạnh phúc và thỏa mãn. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi họ phải có ý chí mạnh mẽ, kiên định, và sẵn sàng đối mặt với thách thức và thất bại.
Điều quan trọng là, để theo đuổi một nghề mà mình yêu thích, bạn cần phải có cảm giác sẵn sàng đối mặt với các rủi ro và thử thách. Điều này đặc biệt đúng đối với những người trẻ đến từ hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Họ phải vượt qua những khó khăn để theo đuổi ước mơ của mình. Những người này thường có lòng kiên nhẫn và lòng tin mạnh mẽ vào khả năng của họ, và họ tin rằng mình sẽ thành công trên con đường đã chọn.
Khát vọng, đam mê, và tài năng là những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công trong sự nghiệp của mỗi người. Không có gì thú vị hơn việc thực hiện những giấc mơ và dành cả đời cho công việc mà bạn đam mê.
5. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 5
Bạn đã bao giờ tự đặt cho mình câu hỏi: "Nghề nghiệp tương lai của mình sẽ là gì chưa?" Chắc chắn rằng bạn đã từng đối diện với câu hỏi này ít nhất một lần trong đời. Việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay đang trở thành một vấn đề được quan tâm đặc biệt trong xã hội hiện đại.
Ngày nay, có vô số lựa chọn về ngành nghề dành cho thanh niên. Mỗi người có một tầm nhìn riêng, một mục tiêu nghề nghiệp khác nhau. Nghề nghiệp không chỉ đơn thuần là công việc, mà còn là một lĩnh vực, một định hướng trong cuộc sống. Nó là cách chúng ta đóng góp cho xã hội và thể hiện bản sắc của bản thân.
Khi chúng ta chọn lựa một nghề nghiệp, đòi hỏi chúng ta phải cống hiến và nỗ lực hết mình để thực hiện ước mơ cá nhân. Không nên bao giờ bỏ lỡ cơ hội, và đừng để cuộc đời trôi qua mà không tận dụng. Trước khi chúng ta quyết định, hãy tự tìm hiểu kỹ về ngành nghề, thảo luận với những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó để có cái nhìn tổng quan và đúng đắn. Đừng bao giờ để áp lực từ người khác hoặc xã hội thúc ép quyết định của bạn.
Cũng không nên thiếu sự hỗ trợ và lắng nghe từ phía gia đình. Phụ huynh cần hỗ trợ và khích lệ con cái trong việc tìm đúng đắn định hướng nghề nghiệp của họ, thay vì áp đặt ý kiến cá nhân lên con em mình.
Tuy nhiên, quá trình lựa chọn nghề nghiệp cũng cần đòi hỏi sự can đảm và sự mạnh dạn. Đừng ngần ngại bước ra khỏi vùng an toàn và tạo dựng một tương lai tươi sáng dựa trên đam mê và khát vọng của bạn. Cuộc đời ngắn ngủi, hãy tận hưởng và xây dựng một tương lai đầy ý nghĩa và thành công.
6. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 6
Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, các bạn trẻ ai cũng mong muốn có một nghề nghiệp ổn định, trước hết là để kiếm sống, rồi để thể hiện năng lực, khẳng định vị trí của bản thân. Song, trước mắt kì thi Đại học, Cao đẳng, kì thi vào các trường dạy nghề đang đến gần, nhiều người vẫn đang băn khoăn lo nghĩ không biết nên chọn nghề như thế nào: Chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của bản thân, chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống xã hội hay nhất quyết theo đuổi nghề bản thân thiết tha yêu thích?
Vấn đề này thật khó khăn đối với thế hệ chúng ta bởi tuổi trẻ còn thiếu kinh nghiệm, bồng bột, nông nổi để đưa ra quyết định thiếu chín chắn, làm phí đi nhiều thời gian, sức lực. Nghề nghiệp là vấn đề gắn bó lâu dài với đời sống mỗi cá nhân, chi cần chọn sai nghề ta sẽ phải trả giá.
Vậy phải lựa chọn nghề nghiệp như thế nào? Nghề nghiệp trước hết đòi hỏi con người phải có khả năng làm công việc đó. Tức là phải có hệ thống tri thức, kỹ năng kĩ xảo về công việc bạn lựa chọn. Có như vậy bạn mới làm việc có sản phẩm (vật chất hay phi vật chất). Hơn nữa, nghề nghiệp đòi hỏi sự ổn định. Bạn khó có thể nay làm nghề này mai làm nghề khác. Đặc biệt ngày nay, khi vấn đề chuyên môn hóa đang được chú trọng thì việc ổn định việc làm đi sâu tìm tòi, sáng tạo trong lao động càng được khuyến khích. Thay đổi việc làm, bạn sẽ bắt đầu lại những kiến thức mới, kĩ năng kĩ xảo mới, những quan hệ mới… Chừng ấy việc tiêu hao quá nhiều thời gian sức lực của bạn. Chưa kể những khả năng ấy sẽ giảm dần theo tuổi tác, bạn cũng sẽ lo có nhiều thời gian để lao động, hoặc lao động không có hiệu quả. Bên cạnh đó, tình cảm nghề nghiệp cũng là yếu tố quan trọng. Nó trở thành động lực để bạn say mê với việc làm của mình.
Như vậy, nếu chọn nghề dựa vào tiêu chí nghề nghiệp đang được ưa chuộng trong đời sống thì ta tưởng tượng xem? Ta biết rằng xã hội ngày nay đang vận động biến đổi không ngừng. Yêu cầu xã hội mỗi ngày mỗi khác. Mới cách đây khoảng hai chục năm, công nghiệp nặng còn thu hút sự tập trung khai thác của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì ngày nay xã hội đem thành quả và tiềm năng công nghệ thông tin, dịch vụ xã hội, khoa học công nghệ… làm tiêu chí đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia, khu vực. Nói như vậy để thấy được sự lựa chọn này quá mạo hiểm! Bạn có chắc rằng mình sẵn sàng thay đổi nghề nghiệp theo chu kì 20 năm, 15 năm, 10 năm,… hay thậm chí là 5 năm, 4 năm… không? Đó là chưa kể đến việc liệu bạn có khả năng hoàn thành tốt công việc đó? Bạn có thực sự say mê với lựa chọn của mình? Thực tế, không ít người chạy theo nhu cầu của xã hội, thay đổi công việc cho hợp với thời thế. Hậu quả là việc cũ chưa đem về lãi đã mất rất nhiều thời gian, sức lực, tiền bạc cho công việc mới. Mong bạn nhớ rằng: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh!
Còn nếu bạn nhất quyết theo đuổi nghề mà mình thiết tha yêu thích thì phải tính đến năng lực của bản thân mình. Tình cảm nghề nghiệp là yếu tố không thể thiếu song năng lực lại là yếu tố cần cho mọi công việc. Bạn yêu thích thơ văn, bạn mong muốn trở thành nhà văn nhưng những gì bạn viết ra người đọc không thể hiểu; hay nó nhạt nhẽo vô vị. Khi ấy, bạn bị lạc lõng, bất lực bên bờ cát dài của con chữ. Bạn bế tắc hoàn toàn. Lựa chọn con đường này, bạn sa vào tình cảm “Lực bất tòng tâm” đau khổ vô cùng. Chẳng những đời sống kinh tế bị khốn cùng, mà tâm hồn bạn cùng bị chất vấn day dứt không yên. Lúc đó, tình yêu nghề nghiệp trở thành gánh nặng ghìm bước chân bạn trên đường đời.
Chốt lại mọi con đường, hướng lựa chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế, hợp lí và khả thi hơn cả. Có năng lực, điều đó hứa hẹn thành công trong công việc của bạn. Cũng có nghĩa nó mở ra khả năng đạt mức cao trong đời sống vật chất. Hội tụ lại mọi điều, bạn được xã hội tôn vinh và trở thành người thành đạt. Một chút nhạy bén với thị trường, một chút khả năng tính toán, ngoại giao, quan hệ,… bấy nhiêu điều đủ tạo nên năng lực một nhà kinh doanh có tài. Năng động, sắc sảo, tinh tế, thẳng thắn cộng với khả năng “viết lách” và vốn sống phong phú – đó là những gì cần có ở một nhà báo tài ba,… Nhắc đến nghề nghiệp là nhắc đến công việc; nhắc đến công việc là nhắc đến khả năng làm việc. Vậy là gì nếu không phải là yếu tố năng lực khi lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.
Cũng có thể nghề nghiệp bạn có khả năng không “thịnh hành” lắm trong xã hội. Giới sinh viên từng “lưu truyền” câu nói: Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm. Như vậy không có nghĩa xã hội không cần đến nghề của bạn cũng như cuộc sống không thể thiếu những người thầy. Quan trọng là bạn biết nỗ lực giành lấy những thành công trong lĩnh vực của mình. Xã hội có thể “bỏ qua” nhưng là bỏ những kẻ bất tài, kém chí. Thực tế, mỗi ngành nghề đóng một vai trò khác nhau trong đời sống, thiếu đi một trong số đó xã hội sẽ khủng hoảng rối loạn. Vậy bạn cần khẳng định mình là ai trong giới của mình.
Tình cảm là thứ không thể gò ép, bắt buộc. Song cũng cần nhìn nhận rằng bất cứ nghề nào cũng có cái hay, cái đẹp, cái cao quý riêng của mình. Chẳng có nghề nghiệp chân chính nào hèn kém cả. Bất cứ nghề nào ta bỏ ra mồ hôi, công sức, thì đều đáng trân trọng. Bỏ ra một chút thời gian để tìm hiểu về nghề ta sẽ thấy được vẻ đẹp và tầm quan trọng của nó. Từ đó sẽ nảy sinh tình cảm mến yêu quý trọng. Có ai không tự hào khi mình là giáo viên – là những kĩ sư tâm hồn đi gieo những mầm sống cho đời? Có ai không tự hào khi mình là người công nhân xây cầu, bắc những nhịp yêu thương, đi nối những bờ ánh sáng?… Và ai ai cũng tự hào khi mình lao động, kiếm sống bằng đôi bàn tay chân chính, bằng khối óc trong sạch của bản thân mình.
Cũng cần nói rằng, trong thực tế có rất nhiều bạn khi lựa chọn nghề nghiệp phải chịu những sức ép từ phía gia đình. Lại có bạn lựa chọn mà không hề suy nghĩ hay suy nghĩ viển vông, vượt quá tầm khả năng… Những điều ấy cũng chẳng khác gì lựa chọn theo yêu cầu của xã hội hay chạy theo ham muốn cá nhân. Chúng chỉ khiến ta thỏa mãn tâm lí trong một thời gian ngắn để rồi phải trả giá cả cuộc đời lao động của mình.
Công việc, nghề nghiệp cần được định hướng sớm để mỗi cá nhân có hướng chuẩn bị hành trang về tri thức, kỹ năng kĩ xảo. Đó là những yếu tố sẽ tạo nên những thành công bứt phá trong sự nghiệp mỗi con người. Lựa chọn nghề nghiệp cần dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa năng lực và sở thích trong đó năng lực đóng vai trò quyết định.
7. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 7
Để trở thành một công dân có giá trị trong xã hội, việc có một công việc ổn định là điều cơ bản và quan trọng. Do đó, việc lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn đối với thanh niên hiện nay đang trở thành một vấn đề đặc biệt quan trọng và đầy thách thức. Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể đưa ra sự lựa chọn chính xác về ngành nghề và nghề nghiệp của mình?
Trước hết, việc này đòi hỏi chúng ta phải sống với niềm đam mê và khát vọng mãnh liệt. Đam mê và khát vọng là nguồn cảm hứng mạnh mẽ đưa con người đến những thành tựu lớn lao trong cuộc sống. Khi ta có mục tiêu, khi ta mong muốn trở nên xuất sắc hơn, ta thúc đẩy bản thân mình vươn lên. Những thách thức và thất bại chỉ là bước đệm để chúng ta học hỏi và tiến xa hơn. Khát vọng giúp ta trở nên kiên nhẫn và đủ mạnh mẽ để đối mặt với khó khăn.
Có thể khẳng định rằng, khát vọng là một phần không thể thiếu của tâm hồn con người, đó là nguồn năng lượng và sức mạnh động viên chúng ta trong hành trình vượt qua khó khăn và thách thức. Ngược lại, sống mà không có khát vọng đồng nghĩa với việc tồn tại mà không thể trải nghiệm sự phát triển và thăng hoa.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người sống mà thiếu đi khát vọng và ước mơ. Họ không biết đặt ra mục tiêu và không biết cách tự đánh thức tiềm năng của mình. Có cả những người chỉ tuân theo lời chỉ đạo của người khác, thay vì tự tìm hiểu và tạo dựng mục tiêu riêng cho cuộc đời mình. Điều này có thể khiến cuộc sống trở nên u ám và thiếu ý nghĩa.
Khát vọng đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân. Hãy tạo cho mình một khát vọng và dấn thân vào việc theo đuổi nó, bởi đó chính là bước đầu tiên để trở thành một công dân có ích và đạt được thành công trong cuộc sống. Hãy sống với đam mê và khát vọng để mang lại ý nghĩa và giá trị cho bản thân và xã hội ngay từ hôm nay.
8. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 8
Với mỗi chúng ta, sau khi chấm dứt những năm tháng trên ghế nhà trường, mỗi người lại lựa chọn cho mình một con đường riêng để đi tới thành đạt. Nhưng “Một thực tế đa dạng hiện tại là với đa phần giới trẻ các trường nghề chỉ được coi là lựa chọn cuối cùng khi giấc mơ gõ cửa các trường đại học của họ không đạt được”.
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp phải trải qua rất nhiều vất vả, khó nhọc, lao động mệt mỏi mới mong có được cuộc sống đầy đủ. vì thế, suy nghĩ và ý kiến cho rằng: chỉ HỌC, HỌC và HỌC mới đủ sức giúp mình phát triển, thoát khỏi sự nghèo khó sau lũy tre làng vừa mới trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức và suy nghĩ của mỗi người. thành ra, đại học luôn là mục tiêu cao nhất và là kênh duy nhất được người xung quanh theo đuổi, cố gắng mọi giá để đạt được. Nhưng không hề ai cũng có quá đủ điều kiện hay may mắn để bước vào không gian đó. Và khi niềm hy vọng bị dập tắt thì nhiều bạn trẻ đưa theo sự chán nản, buông xuôi, thất vọng để chọn theo học những trường nghề. Nếu các trường đại học tụ hội training về tri thức nghiên cứu thì kĩ thuật là mục tiêu coaching của các trường dạy nghề. Nếu xét trên các phương diện thì đây là hai thành phần chủ đạo để tăng trưởng kinh tế và đều được đề cao giống như nhau. Nhưng ở Việt Nam thì ngành chỉ được coi là “Chiếu dưới”. Đây chẳng phải một hiện tượng đơn lẻ mà phổ biến trong cả nước. Nói cách khác, nhiều nghĩ suy tiêu cực còn nghĩ rằng vào trường ngành là một thất bại cực kì nặng nề. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau.Trước hết đó là nhận thức. Chúng ta luôn luôn chưa thoát khỏi được quan niệm học ngành chỉ dành cho những công việc chân tay vất vả, giúp cho những công việc thiên về thể lực, ít cần đến nghiên cứu hay sáng tạo. Chưa tính đến thực tế hay kết quả công việc, trong các cuộc thi quốc tế, VN chỉ luôn đạt giải và thành tích cao ở những môn thi về lý thuyết còn những bộ môn yêu cầu kĩ năng thì nước ta luôn luôn rất hiếm có khi được vinh danh. Thiết nghĩ, chúng ta cần thay đổi về cả nhận thức và hành động để xóa bỏ ranh giới giữa học đại học và học nghề.. Chính sách tăng trưởng nên quan tâm đầu tư thêm cho các trường coaching ngành để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập, thực hành của học viên, giúp training được gốc nhân công có tay nghề cao. Mỗi người cũng cần cải thiện nhận thức của mình. Dù là phát triển, đóng góp về tri thức hay lao động để xây dựng những món hàng hữu ảnh, có giá trị và thiết thực thì đều được trân trọng và có một vị trí giống như nhau.
Vừa mới đến lúc loại bỏ quan niệm chỉ đại học mới mang lại hạnh phúc và thành công. Hãy cùng cải thiện để các trường ngành trở thành một trong những chọn tích cực của thế hệ trẻ thay vì con đường tạm thời, mang tính phương pháp khi chân trời đại học khép lại.
9. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 9
Bạn sẽ chọn nghề gì trong tương lai? Chắc hẳn chúng ta đã gặp câu hỏi nay không dưới một bạn đã tự hỏi chính mình. Có thể thấy, việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Hiện nay có nhiều ngành nghề để thanh niên lựa chọn. Nghề nghiệp là công việc, lĩnh vực mà mỗi con người lựa chọn đi theo và làm nó để tạo ra của cải vật chất cho bản thân và xã hội. Mỗi con người có ước mơ và định hướng nghề nghiệp cho riêng mình, khi chúng ta lựa chọn thì phải cố gắng, nỗ lực hết sức để thực hiện ước mơ của mình, không nên đứng núi này trông núi nọ kẻo mọi việc dở dang. Trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân, chúng ta nên tìm hiểu kĩ về ngành nghề mình theo đuổi đồng thời tham khảo thêm ý kiến của những người khác để có hướng đi của riêng mình. Chúng ta không nên an phận hoặc nghe theo sự áp đặt của người khác, cũng không nên sống buông thả, không có định hướng, mỗi người rồi ai cũng phải làm việc, hãy lựa chọn những điều đúng đắn. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh không nên áp đặt cũng như tạo áp lực cho con cái của mình về định hướng nghề nghiệp trong tương lai, hãy làm hậu phương vững chắc của con em mình. Mỗi người hãy cố gắng đi theo đam mê của mình và gây dựng cho mình một nghề nghiệp, một màu sắc riêng biệt để tô đẹp cho cuộc đời. Cuộc đời rất ngắn để đắn đo, chính vì thế hãy mạnh dạn bước đi, lựa chọn và tạo dựng cho mình một tương lai tươi sáng.
10. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 10
Nghề nghiệp là một chủ đề quan trọng đối với mỗi con người khi bước vào tuổi trưởng thành và bắt đầu suy nghĩ về tương lai của mình. Nó không chỉ đơn thuần là cách để đảm bảo cuộc sống vật chất, mà còn là nền móng vững chắc để xây dựng một vị trí trong xã hội, bất kể thời đại nào.
Mỗi người khi ra đời đều được trang bị với năng lực và trí tuệ riêng, và điều này dẫn đến việc chọn lựa nghề nghiệp trở thành một quá trình cá nhân, độc đáo. Mục tiêu nghề nghiệp của mỗi người có thể đa dạng, từ mong muốn có thu nhập cao, làm việc chăm chỉ để kiếm nhiều tiền, đến mong muốn có một công việc ổn định và yên bình. Tuy nhiên, điều quan trọng không chỉ là công việc mà chúng ta chọn, mà còn là lương tâm và đạo đức trong nghề nghiệp.
Mỗi công việc đều mang đến giá trị và tầm quan trọng riêng, và chúng ta cần phải cống hiến hết mình để hoàn thành nhiệm vụ đó. Làm người học sinh, chúng ta cần xây dựng những ước mơ và mục tiêu rõ ràng cho bản thân, và sau đó, hết sức để rèn luyện kiến thức và kỹ năng để có thể đạt được chúng. Mục tiêu cuối cùng là có một nghề nghiệp ổn định và trở thành một công dân có ích cho xã hội.
Tuy nhiên, thực tế cuộc sống hiện nay vẫn có một số thanh niên chọn sống một cuộc sống không có định hướng, mải mê trong những cuộc vui, và kết quả là họ có thể lạc hậu và rơi vào những vấn đề xã hội. Cũng có những người chọn các công việc vi phạm pháp luật như buôn bán ma túy hoặc hàng giả, gây ra nhiều tác động xấu cho bản thân và xã hội. Chúng ta cần phải cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn công việc của mình, vì công việc đó sẽ đồng hành với chúng ta và ảnh hưởng đến cả cuộc sống vật chất và tinh thần trong tương lai.
11. Nghị luận về Thanh niên với vấn đề lập nghiệp mẫu 11
Tình yêu thương sẽ như ánh nắng ấm áp của mùa xuân mang đến cho mọi người. Nếu như bạn không cảm nhận được năng lượng của nó thì việc bạn cần chỉ là để ý thêm một chút là có thể nhận ra được. Nó chính là tình cảm thiêng liêng của đấng sinh thành với con cái, là tình cảm khăng khít của anh em, tình làng nghĩa xóm, sự chân thành của những người bạn hay cũng chính là tình thương giữa người với người. Suy cho cùng, yêu thương lại chính là loại vũ khí lợi hại nhất của con người. Bởi nó có khả năng chuốc say gã xấu xa trong tâm can ta, nó có khả năng thức tỉnh một trái tim đong đầy yêu thương, và nó còn có khả năng dìu bước con người ta hướng thiện nữa! Một Chí Phèo được mệnh danh là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại ngày ấy”, sau cuộc gặp gỡ định mệnh và nhận được tình thương của Thị Nở, với bát cháo hành nồng nàn yêu thương của Thị đã cảm hóa Chí. Ấy chẳng phải là sức mạnh của tình yêu thương hay sao! Đừng biến cuộc sống của bạn trở nên vô vị và cằn cỗi như mảnh đất bị bỏ hoang! Hãy thử gieo lên mảnh đất tâm hồn mình những hạt giống yêu thương, rồi ánh ban mai sẽ khẽ hôn nhẹ để chúng vươn mình và lan tỏa yêu thương đi muôn nơi. Bạn biết không, được yêu thương là một hạnh phúc nhưng yêu thương người khác lại càng hạnh phúc hơn.