Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích nhân vật Huấn Cao

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù do VnDoc biên soạn, tổng hợp bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 11 có thêm tài liệu tham khảo để nắm vững kiến thức bài học đồng thời mở mang vốn từ, hoàn thiện bài văn của mình.

Dàn ý Phân tích nhân vật Huấn Cao

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và truyện ngắn Chữ người tử tù: Nguyễn Tuân là một cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm tiêu biểu trong đó phải kể đến truyện ngắn Chữ người tử tù.

2. Thân bài

a. Giới thiệu vài nét về tác phẩm và nhân vật.

Chữ người tử tù là truyện ngắn rút từ tập Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân (1940). Đây là truyện ngắn có nội dung tư tưởng sâu sắc và có nhiều thành công về các phương diện nghệ thuật. Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm bộc lộ tập trung trong hình tượng nhân vật Huấn Cao.

b. Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài hoa.

Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. “Tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” của ông nổi tiếng khắp một vùng tỉnh Sơn. Ngay cả viên quản ngục của một huyện nhỏ vô danh cũng biết “chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm (…). Có được chữ ông Huấn Cao mà treo trong nhà là có một báu vật trên đời”. Cho nên, “sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Để có được chữ ông Huấn Cao, viên quản ngục không những phải dụng công, phải nhẫn nhục, mà còn phải dũng cảm. Bởi vì, biệt đãi Huấn Cao, một kẻ tử tù, là việc làm nguy hiểm, có khi phải trả bằng tính mạng của mình.

c. Huấn Cao là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp.

Trong truyện “Chữ người tử tù”, khái niệm “thiên lương” được Nguyễn Tuân sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau. Với quản ngục và thơ lại, thì “thiên lương” là tấm lòng yêu quý cái tài, cái đẹp rất chân thành của họ. Với Huấn Cao, thì “thiên lương” lại là ý thức của ông trong việc sử dụng cái tài của mình.

Không phải ai Huấn Cao cũng cho chữ. Ông không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc, hay quyền thế. Ông chỉ trân trọng những ai biết yêu quý cái đẹp, cái tài. Cho nên, suốt đời, Huấn Cao chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân. Ông tỏ thái độ khinh bạc vì tưởng quản ngục có âm mưu đen tối gì, khi thấy viên quan ấy biệt đãi mình. Rồi ông “cảm cái lòng biệt nhỡn liên tài” của quản ngục và thơ lại, khi biết họ thành tâm xin chữ. Ông quyết không phụ tấm lòng của họ, nên mới diễn ra cảnh cho chữ trong tù, được tác giả gọi là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

d. Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng ở hình tượng Huấn Cao.

Trong cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm, Nguyễn Tuân đã để cho vẻ đẹp của cái tâm, của “thiên lương” chiếu rọi, làm cho vẻ đẹp của cái tài, cái khí phách anh hùng bừng sáng, tạo nên nhân cách chói lọi của Huấn Cao. Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng là lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân đặt nhân vật truyện dưới ánh sáng của lí tưởng ấy để các hình tượng của nhà tù, quản ngục và thơ lại là hai điểm sáng, bên cạnh cái vầng sáng rực rỡ Huấn Cao. Cũng chính là lí tưởng thẩm mĩ ấy đã chi phối mạch vận động của truyện, tạo thành cuộc đổi ngôi kì diệu: kẻ tử tù trở thành người làm chủ tình huống, ban phát cái đẹp, cái cao cả cho viên quản ngục - người xin chữ.

e. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao.

Để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quan coi ngục, nhưng cũng là cuộc hội ngộ của những kẻ “liên tài tri kỉ”.

Miêu tả Huấn Cao, để làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm và khí phách ngang tàng, Nguyễn Tuân triệt để sử dụng sức mạnh của nguyên tắc tương phản, đối lập của bút pháp lãng mạn: đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp, cái cao cả với phàm tục, dơ bẩn. Có sự tương phản ở những chi tiết tạo hình được sử dụng để miêu tả không khí của cảnh cho chữ (bóng tối phòng giam, ánh sáng đỏ rực của bó đuốc, tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ…). Có sự đối lập tương phản giữa việc cho chữ (công việc tạo ra cái đẹp “nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người”) với hoàn cảnh cho chữ (nơi hôi hám, bẩn thỉu, nơi giam cầm cùm trói tự do). Có sự đối lập ở phong thái của người cho chữ (đường hoàng) với tư thế của kẻ nhận chữ (khúm núm)…

Ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân giàu chất tạo hình. Ông sử dụng nhiều từ Hán Việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của người xưa làm tăng thêm vẻ đẹp của một “thời vang bóng” ở hình tượng Huấn Cao.

3. Kết luận

Nhân vật Huấn Cao thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Đó là biểu tượng cho sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm trước cái phàm tục, dơ bẩn, của khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ. Đây là lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn, là ý nghĩa tư tưởng của hình tượng.

Hình tượng Huấn Cao được xây dựng trên cơ sở nguyên mẫu: Cao Bá Quát, một nhà nho có tài văn thơ, viết chữ đẹp nổi tiếng một thời và cũng là người tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn trong thế kỉ XIX. Xây dựng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân bộc lộ tình cảm yêu nước và tinh thần dân tộc thầm kín của mình.

Văn mẫu Phân tích nhân vật Huấn Cao

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh tên tuổi của bao nhà văn, nhà thơ có những đóng góp to lớn. Trong số đó, chúng ta không thể không nhắc đến nhà văn Nguyễn Tuân, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị mà tiêu biểu nhất chính là Chữ người tử tù. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao hiện ra với nhiều ấn tượng sâu sắc.

Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. “Tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” của ông nổi tiếng khắp một vùng tỉnh Sơn. Ngay cả viên quản ngục cũng biết “chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm (…). Có được chữ ông Huấn Cao mà treo trong nhà là có một báu vật trên đời”. Cho nên, “sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Để có được chữ ông Huấn Cao, viên quản ngục đã thiết đãi người tử tù này vô cùng cung kính. Không phải ai Huấn Cao cũng cho chữ. Ông không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc, hay quyền thế. Ông chỉ trân trọng những ai biết yêu quý cái đẹp, cái tài. Cho nên, suốt đời, Huấn Cao chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân. Ông tỏ thái độ khinh bạc vì tưởng quản ngục có âm mưu đen tối gì, khi thấy viên quan ấy biệt đãi mình. Rồi ông “cảm cái lòng biệt nhỡn liên tài” của quản ngục và thơ lại, khi biết họ thành tâm xin chữ. Ông quyết không phụ tấm lòng của họ, nên mới diễn ra cảnh cho chữ trong tù, được gọi là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

Trong cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã để cho vẻ đẹp của cái tâm, của “thiên lương” chiếu rọi, làm cho vẻ đẹp của cái tài, cái khí phách anh hùng bừng sáng, tạo nên nhân cách chói lọi của Huấn Cao. Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng là lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân đặt nhân vật truyện dưới ánh sáng của lí tưởng ấy để các hình tượng của nhà tù, quản ngục và thơ lại là hai điểm sáng, bên cạnh cái vầng sáng rực rỡ Huấn Cao. Cũng chính là lí tưởng thẩm mĩ ấy đã chi phối mạch vận động của truyện, tạo thành cuộc đổi ngôi kì diệu: kẻ tử tù trở thành người làm chủ tình huống, ban phát cái đẹp, cái cao cả cho viên quản ngục - người xin chữ.

Nhân vật Huấn Cao thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Đó là biểu tượng cho sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm trước cái phàm tục, dơ bẩn, của khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ. Đây là lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn, là ý nghĩa tư tưởng của hình tượng. Nhiều năm tháng qua đi nhưng tác phẩm vẫn giữ nguyên vẹn giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Phân tích nhân vật Huấn Cao - Bài mẫu 2

Nguyễn Tuân là một tác giả nổi tiếng của nền văn học Việt Nam với ngòi bút vô cùng tài hoa, uyên bác. Quan điểm sáng tác của ông cũng thay đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau, chính điều này đã làm nên thành công vang dội cho tác giả. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông được nhiều người biết đến là “Chữ người tử tù” được rút từ tập “Vang bóng một thời”. Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng nhân vật Huấn Cao gây nhiều ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả.

Huấn Cao vốn là một nhà nho yêu nước cuối mùa bất đắc chí. Ông nổi tiếng khắp vùng vì viết chữ đẹp, ai có được chữ của ông Huấn trong nhà thì quý hơn vàng. Huấn Cao còn là người có thiên lương trong sáng, luôn hướng đến cái thiện và chính cái thiên lương trong sáng đó mà đã làm cho rất nhiều người ngưỡng mộ ông. Tuy nhiên do thời thế thay đổi, con người đó đã phải đứng lên làm một kẻ cầm đầu bọn phản loạn chống lại triều đình để đòi lại công bằng cho người dân. Chính nghĩa khí này đã biến ông thành một người tử tù tội ác tày đình không nhà lao nào có thể giam giữ nổi ông.

Vẻ đẹp của Huấn Cao được bộc lộ rõ nét hơn khi ông bị giam vào ngục. Với vị trí là người tử tù, Huấn Cao lại có những hành động thể hiện khí phách hiên ngang của mình. Ông luôn thể hiện thái độ khinh thường bọn lính quản ngục, bằng hành động rỗ gông, rồi tiếp đến là khinh bạc những trò tiểu nhân hèn nhác của những kẻ tiểu nhân. Thêm vào đó là cái tính cách không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc, khi đối diện với viên quản ngục ông vẫn ung dung không thèm để ý đến sự có mặt viên quản ngục và thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảy may suy nghĩ. Nhưng khi nhận ra tấm lòng, chân tình của viên quản ngục, Huấn Cao vô cùng xúc động và thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ về vị quan này.

Và một khung cảnh mà làm nổi bật được hình tượng Huấn Cao chính là cảnh cho chữ, giữa một không gian tối tăm, chật chội, u ám, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián, nhưng Huấn Cao cổ đeo gông từ những tay vẫn thảo những nét chữ như rồng bay phượng múa. Còn viên quản ngục khúm núm mài nghiên mực, không khí lúc đó hoàn toàn rất trang nghiêm và linh thiêng. Đó là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Người có vị thế khúm núm, kính trọng một người tử tù đang đợi ngày ra hành hình. Còn người tử tù thì hiên ngang giữa trời đất, như một bậc thầy dạy dỗ viên quan và khuyên viên qua thay đổi cách sống. Có thể thấy, cái đức, cái tâm của Huấn Cao đã vượt qua mọi ranh giới và trở nên bất tử dù ông không còn sống trên đời.

Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác và cái đẹp cũng như niềm đam mê cái đẹp. Ngoài ra, nó còn là sự hi sinh cho cái đẹp và cái tâm thế luôn luôn bảo vệ cái đẹp. Có thể nói "Chữ người tử tù" với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vời của Huấn Cao, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

Phân tích nhân vật Huấn Cao mẫu 3

Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam cả trước và sau Cách mạng. Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân nổi tiếng với các tác phẩm: Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua, Chùa Đàn… sau cách mạng nhà văn để lại dấu ấn sâu sắc qua một số tùy bút: Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Sông Đà… Chữ người tử tù là tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Tuân trích trong tập Vang bóng một thời. Nổi bật trong tác phẩm Chữ người tử tù đó chính là hình tượng người anh hùng Huấn Cao mang vẻ đẹp tài hoa và khí phách anh hùng lẫm liệt khiến mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên.

Là nhà văn “duy mỹ”, suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã thổi hồn vào những trang viết mang đến cho người đọc bao hình tượng đẹp. Tập truyện Vang bóng một thời có lẽ là nơi hội tụ những nét đẹp cao quý: thú uống trà đạo, thú chơi thư pháp, thả thơ, đánh thơ…Gắn liền với những thú chơi tao nhã ấy là những con người tài hoa bất đắc chí. Chữ người tử tù là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân trích trong tập truyện ấy và Huấn Cao là nhân vật được ông miêu tả đặc sắc nhất. Đó là anh hùng thời loạn hội tụ những phẩm chất tài năng: khí phách hiên ngang – thiên lương trong sáng – tài hoa uyên bác. Huấn Cao là một nguyên mẫu lịch sử có thật của thế kỉ XIX, là hiện thân của võ tướng – người anh hùng của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, một nhà thơ, nhà thư pháp Cao Bá Quát lững lẫy một thời. Qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, nguyên mẫu lịch sử này đã tự nhiên đi vào trang văn và hiện lên lung linh sáng tỏa trên từng con chữ.

Sinh thời Cao Bá Quát có hai câu thơ sáng ngời nghĩa khí:

Thập cổ luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
(Mười năm lặn lội tìm gươm báu
Chỉ biết cúi đầu trước cành hoa mai)

Ngay từ đầu tác phẩm, Huấn Cao đã hiện lên như ánh hào quang phủ kín cả bầu trời tỉnh Sơn. Qua lời trò chuyện của quản ngục và thơ lại ta thấy tiếng tăm của Huấn Cao đã nổi như cồn. Điều làm cho bọn ngục quan phải kiêng nể không chỉ là tài viết chữ đẹp mà còn là “tài bẻ khóa, vượt ngục” của ông Huấn. Tuy nhiên, đây không phải là trò của bọn tiểu nhân vô lại đục tường khoét vách tầm thường mà là hình ảnh của một người anh hùng ngang tàng, một nam tử Hán đại trượng phu “Đỉnh thiên lập địa” không cam chịu cảnh tù đày áp bức, muốn bứt phá gông cùm xiềng xích để thoát khỏi vòng nô lệ. Huấn Cao mang cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Những kẻ theo học đạo Nho thường thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng trung quân để rồi “dân luống chịu lầm than muôn phần” thì hóa ra là tội đồ của đất nước. Ông Huấn đã lựa chọn con đường khác: con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Bị triều đình phán xét là kẻ tử tù phản nghịch, tội xử chém, là “giặc cỏ” nhưng trong lòng nhân dân lao động chân chính ông lại là một anh hùng bất khuất, một kẻ ngang tàng “chọc trời khuấy nước” sống ngoài vòng cương tỏa, lững lẫy chẳng khác gì 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc ở Trung Hoa năm xưa. Tuy chí lớn của ông không thành nhưng ông vẫn hiên ngang bất khuất, lung linh sáng tỏa giữa cuộc đời.

Trước uy quyền của nhà lao, con người ấy càng sáng tỏa. Trò tiểu nhân thị oai, dọa dẫm của bọn tiểu lại giữ tù càng làm cho ông thêm phần ngang ngạo. Ông vẫn giữ thái độ bình thản, xem thường, dỗ gông, phủi rệp, hóm hỉnh đùa vui. Huấn Cao “cúi đầu thúc mạnh đầu thang gông xuống đất đánh thuỳnh một cái” làm vỡ tan đi chốn trang nghiêm của chốn ngục tù. Đó là thái độ ngang tàng, bất chấp luật pháp của một xã hội dơ bẩn.

Người xưa thường nói “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” (Một ngày ở trong tù bằng nghìn thu ở ngoài). Thay vì buồn rầu, chán nản “gậm một mối căm hờn trong cũi sắt” thì ông lại thản nhiên nhận rượu thịt và ăn uống no say coi như một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình. Chứng tỏ ông nào xem nhà tù là chốn ngục tăm tối mà chỉ xem nhà tù như một chốn dừng chân để nghỉ ngơi “Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù”.

Đối với quản ngục, Huấn Cao rất: lạnh lùng, khinh bạc xưng hô “ta – ngươi”, miệt thị hạ nhục “Ngươi bảo ta cần gì, ta chỉ cần ngươi đừng đặt chân vào đây nữa”. Cách trả lời ngang tàng, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ nữa là…” Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội. “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Nhân cách của Huấn Cao quả là trong sáng như pha lê, không hề có một chút trầy xước nào. Theo ông, chỉ có “thiên lương”, bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý. Có lẽ chính vì vậy mà khi nghe tin xử trảm: ông vẫn thản nhiên, không sợ hãi, chỉ khẽ mỉm cười, bất chấp cái chết, coi thường cái chết.

Bên cạnh dũng khí ngất trời của một bậc hảo hán, vẻ đẹp của Huấn Cao còn là vẻ đẹp của con người tài hoa. Ông có tài viết chữ đẹp. Trong thị hiếu thẩm mĩ của người xưa, ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, viết chữ đẹp là cả một nghệ thuật cao quý (Thư pháp). Chơi chữ đẹp là một thú chơi thanh tao. Tài viết chữ đẹp của Huấn Cao do đó là biểu hiện của nét đẹp của văn hoá một thời. “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”. Đẹp đến mức người ta khát khao, ngưỡng vọng “có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời”. Tuy nhiên, ông lại là người có ý thức giữ gìn cái đẹp, có lòng tự trọng: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Nỗi khổ của quản ngục là có Huấn Cao trong tay, dưới quyền mình nhưng lại không thể nào có được chữ ông Huấn. Quản ngục và Huấn Cao là hai con người ở hai thế giới cách biệt, đối lập nhau: Quản ngục đại diện cho thế lực nhà tù, nắm giữ pháp luật; Huấn Cao là kẻ tử tù. Huấn Cao là người sáng tạo cái đẹp; quản ngục là người yêu quý cái đẹp lại là người bị ông trời “chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã”. Trên bình diện xã hội họ là hai kẻ đối lập nhưng trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm tri kỷ. Tình huống truyện là ở chỗ ấy, cả hai kẻ lại gặp nhau trong cảnh éo le này.

Lúc hiểu được tấm lòng viên quản ngục: Ông Huấn “lặng nghĩ”, “mỉm cười”, ngạc nhiên “ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài… thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Lời nói rất chân tình, xúc động. Điều này cho thấy Huấn Cao là một người hiên ngang, khí phách nhưng cũng rất có nghĩa khí. Không thể phụ một “thanh âm trong trẻo chen lẫn giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.

Hai con người đồng nhất tỏa sáng trong đêm cho chữ “Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Nguyễn Tuân đã dồn hết bút lực của mình vào cảnh này. Nhà văn đã huy động vốn ngôn ngữ, tâm huyết và tài năng của mình dồn tụ lại trong một không khí cổ xưa hoành tráng của nghệ thuật thanh cao: VIẾT THƯ PHÁP.

Nhà văn dựng cảnh thật tài tình và đầy dụng ý nghệ thuật. Thủ pháp tương phản làm nên cảnh cho chữ bi tráng chưa từng thấy. Đó là sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng; giữa sự dơ bẩn của xã hội nhà tù và thiên lương trong sáng, khí phách rạng ngời. Tương phản giữa bó đuốc sáng rực trên vách nhà với đêm đen thăm thẳm; tương phản giữa vuông lụa trắng, thoi mực thơm và tường nhà, đất đầy mạng nhện, đầy phân chuột, phân gián. “Ở đây sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối cứ giằng co nhau quyết liệt. Bóng tối quánh đặc như muốn nuốt tươi ánh sáng. Nhưng không, ánh sáng ở đây vẫn ngời chói vẫn ngời tỏ, sáng rực, chứ không như ánh sáng leo lét, buồn rầu của ngọn đèn con chị Tý và ánh sáng rực tỏa, chói lọi như đoàn tàu rồi lại chìm vào hư không của bóng đêm trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Song xét sâu xa hơn thì ánh sáng đó không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa sắc màu vật lý mà ánh sáng đó mang sắc màu ý nghĩa nhân sinh đậm nét: ánh sáng của sự lương tri, của nhân tâm, của thiên lương trong sáng đã chiến thắng bóng tối của cường quyền, bạo lực. Sự chiến thắng đó là điều tất yếu sẽ xảy ra, bởi vì mọi cái thiện, cái cao cả, chính nghĩa cuối cùng sẽ chiến thắng. Với ánh sáng ấy đã cảm hóa con người một cách mạnh mẽ, nâng đỡ những con người có đức, mến mộ cái tài, nhưng yếu ớt trở về cuộc sống lương thiện… Sự chiến thắng đó là bản hùng ca, ca ngợi chữ tâm của con người thiên lương” (Lưu Thế Quyền)

Viết thư pháp là nơi thư phòng thư sảnh sạch sẽ thoáng mát, có hoa có nguyệt, có men rượu cay nồng. Nhưng khung cảnh thường thấy ấy lại không hiện diện nơi đây. Ở đây, sự dơ bẩn, phàm tục được hiện hữu rất rõ: “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Sự nhem nhuốc, phàm tục lên đỉnh điểm. Nhưng sự xuất hiện của phiến lụa, của thoi mực thơm đã xua tan đi mùi ô uế. Nhưng sự ô uế dần dần biến mất, bởi “Cái đẹp là địa hạt của sự sống, cái đẹp đã lên ngôi thay thế cho cái xấu xa, thấp hèn, cái đẹp nâng đỡ con người”. Vì thế dù “Cổ đeo gông chân vướng xiềng” nhưng ông Huấn vẫn tung hoành ngang dọc cái khát khao của đời mình lên từng vuông lụa trắng. Đó là thái độ uy nghi, đường hoàng, một thái độ của “hùm thiêng” khi đã “sa cơ” mà chẳng hèn chút nào. Thái độ ấy, đúng là “Thân thể ở trong lao – Tinh thần ở ngoài lao”. Người tù ấy đã ngự trị nơi bóng tối này với một dáng vóc uy nghi, lẫm liệt thật đường hoàng làm cho bọn quản lý nhà ngục phải khiếp sợ, kính nể: “viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa” và “thầy thơ lại gầy gò run run bưng chậu mực”. Nét chữ của ông như rồng bay phượng múa, thiên lương của ông tỏa sáng lồng lộng chốn ngục tù. Tài hoa và thiên lương và khí phách đã hợp nhất thành Huấn Cao. Dũng và Mỹ hợp thể làm nên bức tranh cho chữ sáng ngời.

Kỳ lạ thay, trong cảnh cho chữ này, pháp luật và uy quyền của nhà tù đã bị sụp đổ. Uy quyền và bạo lực giờ đây đã tan biến, nó bị khuất phục bởi cái đẹp, cái thiên lương. Ở đó không còn tử tù và quản ngục, thơ lại. Ở đó chỉ còn những con người yêu quý và biết thưởng thức cái đẹp. Cái xấu xa, cái ác, cái chết chóc nhường chỗ cho cái đẹp, cái bất tử. “Điều đó cho thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, không phải cái ác, cái xấu đang thống trị mà chính cái Đẹp, cái Dũng, cái Thiện, cái cao cả đang làm chủ. Với cảnh cho chữ này, cái nhà ngục tăm tối đã đổ sụp, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thư lại, chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách. Cũng với cảnh này, người tử tù đang đi vào cõi bất tử”.

Lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục lại một lần nữa khẳng định cái đẹp, cái thiên lương của con người: “Ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa với những nét chữ vuông vắn, tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Lời khuyên của Huấn Cao đã khẳng định rằng: cái đẹp, cái thiên lương không bao giờ và không khi nào lại có thể chung sống với cái xấu, cái ác: “Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững được và rồi cũng nhen nhuốm mất cả cái đời lương thiện đi”. Một lời khuyên thật thiện tâm, thiện ý của Huấn Cao đã làm cho viên quản ngục cảm động: “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Câu nói: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” đã cho thấy rằng: cái đẹp, cái thiện, cái tài hoa đã chiến thắng tuyệt đối. Cái đẹp của nghệ thuật đã xóa nhòa mọi khoảng cách và ranh giới đưa con người đến với nhau trong vẻ đẹp Chân – Thiện – Mỹ.

Thành công của Chữ người tử tù là ở cách tạo tình huống truyện độc đáo. Hai kẻ lúc đầu là đối lập, sau lại thống nhất hài hòa, cùng tỏa sáng hào quang. Nghệ thuật kể chuyện, cấu trúc tình tiết, lời thoại và độc thoại, khắc họa tính cách nhân vật đặc sắc. Nguyễn Tuân đã sử dụng một loạt từ Hán Việt rất đắt (pháp trường, tử tù, tử hình, nhất sinh, bộ tứ bình, bức trung đường, lạc khoản, thiên hạ, thiên lương, lương thiện, v.v…) tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính, bi tráng. Đúng Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ, rất lịch lãm uyên bác về lịch sử, về xã hội. Đúng như lời Vũ Ngọc Phan đã nói: “… văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức”.

Phân tích nhân vật Huấn Cao mẫu 4

Nguyễn Tuân được đánh giá là bậc thầy của ngôn ngữ. Các tác phẩm của ông đều xây dựng được những nhân vật - họ đều là những nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình. Nổi bật lên là Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.

“Chữ người tử tù” ban đầu tên là “Dòng chữ cuối cùng”, được in trên tạp chí Tao đàn năm 1938. Sau đó được đưa vào in trong tập “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân. Tập truyện bao gồm mười một truyện kết tinh tài năng sáng tác của nhà văn. Huấn Cao hiện lên là nhân vật trung tâm với vẻ đẹp được đánh giá là “toàn thiện, toàn bích”.

Trước hết, Huấn Cao hiện lên với hình ảnh một con người có tài viết chữ rất đẹp. Qua lời nhận xét của viên quản ngục thì "Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ ông treo trong nhà là một vật báu ở đời". Từ lâu, ông Huấn Cao đã nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn nhờ tài năng viết chữ "rất nhanh và rất đẹp". Trong xã hội xưa, cái tài của ông khiến cho người đời phải ngưỡng mộ, thán phục, ai ai cũng muốn xin một chữ của ông để đem về treo trong nhà. Nét chữ của Huấn Cao không chỉ đẹp mà còn thể hiện hoài bão tung hoành của cả một đời người.

Nhưng không chỉ là tài năng mà Huấn Cao còn hiện lên với một khí chất hơn người khi được đặt vào hoàn cảnh chốn lao tù. Bị bắt với tội danh phản nghịch nhưng thực chất Huấn Cao lại là một anh hùng dám đứng lên vì chính nghĩa, vì nhân dân. Chứng kiến cuộc sống của nhân dân lầm than, Huấn Cao cảm thấy thương xót và phẫn nộ với triều đình đã mục nát. Chính vì lẽ đó, ông không hề run sợ mà vẫn hiên ngang trước việc làm của mình. Hình ảnh Huấn Cao với khí thế bất khuất được thể hiện qua chi tiết: "Huấn Cao khom mình, chúc mũi gông nặng, thúc mạnh vào đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái". Nguyễn Tuân đã gợi tả lên hình ảnh người anh hùng ngang tàn, muốn phá bỏ xiềng xích dưới ách nô lệ. Điều này càng thể hiện rõ nét hơn qua chi tiết Huấn Cao không hề muốn nhận biệt đãi từ người quản ngục. Ông Huấn dứt khoát tuyên bố rằng: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây”. Sau câu trả lời là thái độ thản nhiên đón nhận sự trả thù về thể xác. Huấn Cao đã coi cái chết nhẹ tựa như lông hồng - một tinh thần “uy vũ bất năng khuất” của người anh hùng trong thiên hạ. Dù sắp chết nhưng ông chẳng hề sợ hãi kẻ đại diện cho luật pháp, quyền lực ở nhà giam - viên quản ngục. Cũng coi sự biệt đãi như một thú vui bình sinh.

Cuối cùng đó chính là cái thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả của ông Huấn Cao. Điều đó được thể hiện qua cảnh cho chữ - cảnh tượng được nhận xét là “xưa nay chưa từng có”. Trước đó, Huấn Cao tự nhận rằng: "Đời ta cũng mới viết có bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn của ta thôi. Ta nhất sinh không vì vàng bạc hay quyền quý mà ép mình phải viết chữ bao giờ". Con chữ của ông không bao giờ được viết bừa bãi mà phải quý lắm, trân trọng lắm ông mới trao tặng những nét chữ "tung hoành cả đời người" của mình. Vậy mà ông lại cho chữ một người xa lạ là người quản ngục, cũng bởi cảm nhận được thiên lương trong sáng cùng tấm lòng biệt nhỡn liên tài. Cảnh cho chữ hiện lên thật đẹp giữa người trân trọng từng con chữ và người viết chữ "đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh", người tử tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng vẫn toát lên nhuệ khí tài hoa vượt bậc. Sau khi cho chữ, Huấn Cao còn khuyên: "Ở đây lẫn lộn, ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa với những nét chữ vuông tươi tắn nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người". Đối với ông, cái đẹp không thể tồn tại cùng với cái xấu xa, tàn ác.

Như vậy, Huấn Cao chính là nhân vật điển hình cho phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng. Những nhân vật trung tâm của ông đều là những người có tài năng phi thường, phẩm chất tốt đẹp.

Phân tích nhân vật Huấn Cao mẫu 5

Nguyễn Tuân là nhà văn lớn yêu cái đẹp, ông dành cả sự nghiệp văn chương để tìm cái đẹp. Với kiến thức uyên bác và phong cách hành văn độc đáo, Nguyễn Tuân đã đưa hai thể loại truyện ngắn và tuỳ bút của văn học Việt Nam lên một tầm cao mới, đóng góp lớn cho sự phát triển nền văn học dân tộc. Và tác phẩm “Chữ người tử tù” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân và được xem là tác phẩm thành công nhất của tập “Vang bóng một thời” với những hình tượng nhân vật độc đáo ông Huấn Cao trong một con người hội tụ đủ tài hoa, khí phách và thiên lương.

Trong truyện, Huấn Cao xuất hiện trong hình tượng người tài hoa, nghệ sĩ - tài viết chữ đẹp. Ông có tài viết thư pháp vốn là một thú vui tao nhã của người xưa, bên cạnh cầm, kỳ, thi, họa nhưng nó là một nét đẹp trong văn hóa của dân tộc từ ngàn đời, cần được bảo tồn, gìn giữ. Huấn Cao viết chữ Hán đẹp, người ta xem những tác phẩm của ông như là những tác phẩm nghệ thuật để trang trí trong nhà . Ở trong truyện, Nguyễn Tuân không trực tiếp miêu tả vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao mà thể hiện gián tiếp, thông qua lời bình luận, lời khen, sự ngưỡng mộ của viên quản ngục và thầy thơ lại “Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó phải không?”. Tài năng này được thể hiện thông qua thái độ tôn sùng, kính trọng, ước muốn, nguyện vọng có được câu đối do ông Huấn viết để treo trong nhà của viên quản ngục: “Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm… Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”. Sự tài hoa còn thể hiện trong cảnh cho chữ: “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ”. Cái cao đẹp đối lập với dơ bẩn trong ngục tù. Chơi chữ đẹp, viết chữ đẹp là một nét đẹp cao, trang trọng nhưng lại diễn ra cái dơ dáy hôi hám của tù ngục. Tất cả thể hiện nghĩa sâu sắc: cái đẹp có thể sản sinh từ nơi tội ác ngự trị, giữa mảnh đất chết bởi một người cũng sắp chết (một tử tù). Điều này lại càng cho thấy Huấn Cao thực sự đã trở thành một người nghệ sĩ với nghệ thuật thư pháp.

Dưới con mắt Nguyễn Tuân, Huấn Cao hiện lên là người có khí phách hiên ngang, bất khuất. Bằng thể văn xuôi điêu luyện gợi được không khí cổ kính, xưa cũ của một thời đã qua, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công những nét tính cách nhân vật đó là con người tự trọng, sống hiên ngang bất khuất. Huấn Cao là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình, chí lớn không thành, bị tống giam vào ngục chờ xử tử nhưng khí chất của ông, tư thế nhìn đời của ông luôn bất khuất, hiên ngang, không chút run sợ. Tự trọng, không ham quyền và hám lợi thể hiện qua : “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Là một kẻ “chọc trời khuấy nước”, khiến bọn binh lính nơi ngục tù phải sợ “Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn.”, “dọc ngang nào biết trên đầu có ai", “ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi”. Huấn Cao coi nhà tù thực dân như chốn không người, có tài bẻ khóa vượt ngục. Nguyễn Tuân xây dựng nhân vật Huấn Cao còn là người có chí lớn không thành, coi thường gian khổ, kể cả cái chết. Ông chống lại triều đình, bị bắt giam tử ngục, vẫn coi thường: “Đến cái cảnh chết chém, ông cũng chẳng sợ nữa …” Huấn Cao không không run sợ, lo lắng mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành động “dỗ gông”: “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt.” Nhân vật Huấn Cao có những suy nghĩ, hành vi ngạo mạn.Ông vẫn thản nhiên nhận rượu thịt của viên quản ngục, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình, dù đang bị giam cầm. Trong ngục tù, Huấn Cao không những không sợ, không quy phục viên quan coi ngục thậm chí, còn tỏ rõ thái độ khinh miệt, cứng cỏi đối với viên quan coi ngục “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây.” Dưới mắt ông, chúng chỉ là là tiểu nhân thị oai, nên ông luôn tỏ ra khinh bỉ chúng, dù ở giữa cảnh tàn nhẫn, lừa lọc, giữa một dõng cặn bã. Phong thái ung dung, tự do tự tại và xem cái chết “nhẹ tựa lông hồng”, ông không chịu khuất phục trước cường quyền. Khí phách đó, tư thế đó luôn luôn hiên ngang lồng lộng giữa cái nền xám xịt của ngục tù.

Là con người chọc trời khuấy nước, hiên ngang bất khuất, không sợ bất cứ cái gì nhưng Huấn Cao lại trọng cái bản chất tốt đẹp của con người. Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp. Huấn Cao không bao giờ vì vàng bạc hay quyền lực mà cho chữ “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ"; trọng tình nghĩa, khinh lợi, xưa nay chỉ cho chữ những người tri kỷ. Ông cảm kích trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quan coi ngục và quyết định cho chữ ở ngay chốn ngục tù: "Nào đâu có biết một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.” Không những thế, Huấn Cao tỏ thái độ không chấp nhận sự thiếu rạch ròi, sự lẫn lộn giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái ác với cái thiện thể hiện rõ qua lời khuyên của Huấn Cao đối với viên quản ngục. Huấn Cao ca ngợi thiên lương, tức là cái bản chất tốt đẹp của con người: “Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã… Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Lời khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thể hiện cái tâm của nhân vật Huấn Cao, thể hiện tấm lòng trân trọng đối với người quản ngục có sở thích thanh cao, có nhân cách sống cao đẹp. Huấn Cao vừa là một anh hùng vừa là một nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.

Ở Huấn Cao có sự hội tụ của tài hoa, khí phách và thiên lương đã làm nên cảnh cho chữ - “ một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Trong cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm, Nguyễn Tuân đã để cho vẻ đẹp của cái tâm, của “thiên lương” chiếu rọi, làm cho vẻ đẹp của cái tài, cái khí phách anh hùng bừng sáng, tạo nên nhân cách chói lọi của Huấn Cao. Cảnh Huấn Cao đang “đậm tô nét chữ” trên “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” dù trong hoàn cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” ở nơi tù ngục ẩm thấp, u ám, bẩn tưởi và tối tăm. Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng là lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân đặt nhân vật truyện dưới ánh sáng của lí tưởng ấy để các hình tượng của nhà tù, quản ngục và thơ lại là hai điểm sáng, bên cạnh cái vầng sáng rực rỡ Huấn Cao.

Để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục và thơ lại. Đó là cuộc gặp gỡ giữa tử tù với quan coi ngục, những con người khác xa nhau về hoàn cảnh, giai cấp nhưng đó lại là cuộc gặp gỡ định mệnh của những kẻ liên tài. Nguyễn Tuân đã miêu tả Huấn Cao, để làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm và khí phách ngang tàng, tác giả sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập: giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp, cái cao cả và phàm tục, dơ bẩn. Đặc biệt ở cảnh cho chữ. Ngôn ngữ miêu tả nhân vật giàu chất tạo hình: sử dụng nhiều từ Hán - Việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của người xưa làm tăng thêm không khí, vẻ đẹp của một thời vang bóng đã xa xưa.

Trải qua hàng chục năm nhưng tác phẩm "Chữ người tử tù" cùng tên tuổi Nguyễn Tuân vẫn sống mãi trong lòng người hâm mộ. Hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm cứ thế bay cao bay xa với những nét nổi bật: một nho sĩ tài hoa, một trang anh hùng dũng liệt và một con người có thiên lương trong sáng.

Phân tích nhân vật Huấn Cao mẫu 6

Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân là tác phẩm viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng. Trong Vang bóng một thời, truyện ngắn Chữ người tử tù có một giá trị lớn lao, nổi bật. Ai đã từng đọc Chữ người tử tù đều rung động cảm phục, sùng kính trước vẻ đẹp của người anh hùng sa cơ lỡ vận mà hiên ngang, bất khuất, có tài, có tâm, mến mộ nghĩa khí. Đó là Huấn Cao. Huấn Cao là kết tinh, là hội tụ phẩm chất của một con người có nhân, dũng, trí. Ông là tập hợp của tất cả những gì tinh khiết nhất, cao đẹp nhất.

Huấn Cao là một hình tượng thẩm mỹ, một nét đẹp trong cuộc sống đời thường, là một người có nhân cách vẹn toàn, vừa có tài văn, tài võ, vừa là người có nghĩa khí. Huấn Cao phảng phất bóng dáng của Cao Bá Quát đã từng sống một cuộc sống tung hoành ngang dọc, là người có tài, có đức, văn hay chữ đẹp, sống trong giai đoạn của Nguyễn triều, dám đứng lên chống lại bọn thực dân phong kiến, bọn cường quyền, đả kích xã hội phong kiến thối nát. Phải chăng, Nguyễn Tuân đã mượn Huấn Cao để ca ngợi Cao Bá Quát và mặt khác dựa vào Cao Bá Quát, khái quát lên một hình tượng Huấn Cao mà cái đẹp của tài hoa quyện với cái đẹp của khí phách, tuy chí không thành nhưng vẫn coi thường hiểm nguy gian khổ, coi khinh cái chết.

Tư thế của Huấn Cao hiên ngang lồng lộng toả sáng trên cái nền đen quánh của tù ngục. Nói đến vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao trước hết phải nhắc đến cái tài. Huấn Cao là một người nổi tiếng về thư pháp. Trong thị hiếu thẩm mỹ của người xưa từ Trung Quốc đến Việt Nam thì thư pháp là cả một nghệ thuật cao quý, là biểu hiện cho tâm hồn và tri thức, là vẻ đẹp hoàn mỹ trong văn hoá truyền thống dân tộc. Nó như một sản phẩm nghệ thuật, như một vật báu mà con người khát khao, thèm muốn.

Ngoài ra, Huấn Cao còn có tài bẻ khoá vượt ngục coi nhà tù như nơi không người, ra vào như chơi. Điều đó thể hiện một con người khát khao tự do, hoài bão tung hoành luôn đấu tranh cho chính nghĩa, chống lại triều đình phong kiến mục nát. Tất cả những tài năng đó làm thành một Huấn Cao có tầm lớn, đi vào lòng độc giả như một anh hùng, một trượng phu đã vượt lên tất cả cái bình thường nhỏ nhoi của cuộc đời để vẫy vùng để chọc trời khuấy nước. Nhưng trong cái xã hội phong kiến bóc lột người, nhân tài như lá mùa thu ấy thì Huấn Cao hiện lên là một anh hùng thất thế. Nguyễn Du đã từng viết về Từ Hải - một anh hùng thời cổ: Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn.

Song vị hùm thiêng Huấn Cao này tuy có sa cơ, lỡ nghiệp nhưng Huấn Cao vẫn kiên cường, bất khuất, vẫn dũng khí. Do đó, người đọc không chỉ nhận ra Huấn Cao là một người có tài mà ông còn là người có dũng khí, hiên ngang trước cường quyền, trước một cái chết treo lơ lửng. Hết mực ca ngợi cái tài của Huấn Cao, đồng thời Nguyễn Tuân cũng hết sức trân trọng cái tâm của Huấn Cao. Bởi chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài (Nguyễn Du). Cái tâm của ông cũng vuông lắm, cao khiết và đầy sức chinh phục như nét chữ của ông vậy. Có lẽ phong cách tức là con người đã được thể hiện rất rõ ở đây.

Mặc dù viết chữ Nho đẹp lẽ ra ông phải trung thành với đạo thánh hiền, giữ mình theo lễ nghĩa Nho giáo, trung với vua, một lòng một dạ theo triều đình. Nhưng không! Huấn Cao không chịu vào luồn ra cúi, không chịu sống trong cảnh nhung hoa áo gấm, thà làm giặc triều đình sống theo chính nghĩa mà mình đã vạch ra. Sự nghiệp dang dở, bi đát, bị kết án tử hình nhưng ông vẫn không hề tỏ thái độ run sợ, không mảy may tiếc nuối, hối hận.

Huấn Cao - ngôi sao Hôm chính vị ấy - bước vào ngục trong tư thế thật hiên ngang, khí phách ung dung. Trong con mắt của bọn lính ông thật cao thượng, bất khuất, khinh đời. Ngay cả với gông xiềng, với cái án tử hình sắp đến gần, thái độ của ông vẫn ngang tàn, lạnh lùng. Huấn Cao ung dung, lãnh đạm trước mặt bọn lính, không thèm chấp mấy lời đe doạ. Ông bình thản ăn những món ăn do quan ngục biệt đãi, coi như mình có quyền hưởng thụ, ông làm việc theo ý mình, hoàn toàn tự chủ. Ông ngước mắt nhìn lên nhà lao, lên những bộ mặt bất nhân, nham nhở. Cái nhìn hiên ngang đó không run sợ, không căm hờn, oán hận, không van xin, cầu khẩn. Đó là một cái nhìn của kẻ dám làm dám chịu. Thậm chí ông còn khinh bạc, nặng lời khi chưa rõ ý tốt của quản ngục: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây".

Con người khuấy nước chọc trời chẳng biết nể sợ ai. Trong đời trừ chỗ tri kỷ, ông ít chịu cho chữ, nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ, thì khi sa vào chốn giam cầm thì mấy chén rượu, vài bữa cơm thịt của hai con người vô danh tiểu tốt ở chốn tù ngục bé nhỏ này làm sao lung lay được ông hay vì quyền uy mà làm ông run sợ. Thật đúng là nhân cách lý tưởng mà con người của ngàn năm qua vẫn ao ước. Cái thái độ khinh đời, ngang tàn đó phải chăng làm cho viên quản ngục ngây ngất, kính nể. Huấn Cao đã mang đến chốn lao tù này một ánh sáng kỳ ảo, huyền diệu, lung linh, chói rọi, soi sáng đạo lý làm người. Thiên lương cao đẹp của ông là một vầng hào quang toả sáng rực rỡ trên bầu trời đầy u ám của chốn đề lao.

Huấn Cao - vầng hào quang chói lọi này không những là một người có dũng trí mà còn là một con người có trái tim nhân hậu. Khi biết thiện ý của quản ngục, Huấn Cao đã rất cảm động. Từ đó, ta thấy ông Huấn là người có lòng bao dung, độ lượng, chia sẻ nỗi niềm cùng với hai người bạn mới mà suýt nữa ông đã đánh mất: Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta biết đâu một người thầy quản đây lại có cái sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.

Sự biệt đãi bằng vật chất và thái độ ân cần không làm cho trái tim sắt đá kia mềm lòng. Chính cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài và những sở thích cao quý, hướng về văn minh, văn hoá mới cảm hoá được trái tim dường như được đúc bằng thép ấy. Thái độ của Huấn Cao đối với quản ngục không phải là sự trả ân đối với người đã đối xử tử tế với mình, mà là sự trân trọng, cảm động trước một nhân cách "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Quản ngục sống giữa bùn nhơ nhớp mà vẫn giữ được thiên lương, biết trọng người tài, kính cái đẹp.

Ánh hào quang rực rỡ, vẻ đẹp tuyệt diệu toả ra rất rõ ở cảnh Huấn Cao cho chữ. Nó bộc lộ trọn vẹn nhất vẻ đẹp nhân cách Huấn Cao. Ở đây vẻ đẹp này toả hương thơm ngát hơn lúc vào hết. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, một cảnh tượng đầy kịch tính diễn ra, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Đó là sự tương phản giữa một bên là một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián với một bên là tấm lụa trắng tinh, căng phẳng và với ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu đang cháy rừng rực. Ba đầu người chăm chú trên một tấm lụa bạch tinh khôi.

Nó là sự trái ngược của sự tàn bạo, đánh đập, tra khảo dã man với ánh sáng của nền văn minh, văn hóa. Đó còn là sự mâu thuẫn giữa bóng tối và ánh sáng, cái xấu và cái đẹp, cái ác và cái thiện, cái chết và cái sống, cái xấu xa đê tiện và cái trong trẻo cao thượng. Ngòi bút dựng cảnh, dựng người của Nguyễn Tuân rất giàu tính tạo hình với trình độ nghệ thuật điêu luyện, gần như đạt đến sự hoàn mĩ.

Dưới ánh sáng của bó đuốc đỏ rực, bó đuốc của trí tuệ, của niềm tin, của hy vọng và trong khung cảnh thật nghiêm trang, thật thiêng liêng này, Huấn Cao dồn hết tâm linh, sinh lực vào từng nét chữ. Ông không mảy may lưu ý gì đến cái xấu xa, bẩn thỉu đang tồn tại mà hoàn toàn bị thu hút, quyến rũ vào cho ra đời những nét chữ tuyệt tác. Ở đây không còn là một Huấn Cao tử tù nữa. Chỉ còn một Huấn Cao tự do nhất, sống động nhất. Cái giá treo cổ kia cũng không còn nữa mà chỉ có cuộc sống vĩnh hằng về chân lý của cái đẹp. Ngôi sao – Huấn Cao đang tỏa sáng, làm bừng tỉnh cái không gian u tối, phá vỡ cái màn đêm ngự trị ngàn đời ở đây, đem đến nơi đây một vẻ đẹp khác thường. Giờ phút này, tại nơi đây, sức mạnh của cái đẹp và chân lý đã được khẳng định.

Sức mạnh ấy không khuất phục người ta bằng bạo lực, nó chinh phục người ta bằng tự bản chất của nó. Nó không giày xéo áp đặt con người để bắt người ta phải tuân theo nó, trái lại, nó vực con người ta đứng dậy, tự nguyện đi theo nó để hướng tới cái CHÂN -THIỆN - MỸ trở nên trong sáng và tốt đẹp hơn. Và ở đây cái đẹp đã lên ngôi thay thế cho cái xấu xa, thấp kém, cái đẹp nâng đỡ con người, cứu vớt con người (Đô-xtôi-ep-xki). Cái đẹp đăng quang, cái xấu xa đã phải chìm xuống nhường chỗ cho cái đẹp.

Cái đẹp đã tồn tại, sẵn sàng và rất cần sự đánh thức cái thiên lương ở mỗi con người. Huấn Cao cho chữ như chuyển giao một nhân cách tự do, chuyển giao cái đẹp để cái đẹp mãi sinh sôi nảy nở, đi vào cõi vĩnh hằng. Hình tượng nhân vật Huấn Cao được khắc hoạ bằng ngòi bút lãng mạn cứ sừng sững hiên ngang hiện lên như muốn cất bổng lên, phá vỡ chốn lao tù, phá vỡ cái cuộc sống đang tràn ngập màn đêm, ngột ngạt, trì trệ.

Phải chăng đó là quan niệm thẩm mỹ của Huấn Cao hay của là của chính Nguyễn Tuân: cái đẹp phải gắn với cái thiện không thể ở chung với cái xấu, cái ác. Sự chân thành, bộc bạch giản dị đó của Huấn Cao đã khiến cho ngục quan cảm động vái người tù một cái và rưng rưng: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh.

Nói tóm lại, Huấn Cao là một con người tích tụ những phẩm chất tốt đẹp nhất. Tuy bị cầm tù về thể xác nhưng lại tự do về tâm hồn. Hay nói khác đi, Huấn Cao dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân là biểu tượng cho cái đẹp trong hoàn cảnh lịch sử đang đầy rẫy những cái xấu xa, tội lỗi, biểu tượng cho thiên lương cao quý. Con người sống vượt lên những hiện thực tầm thường, tăm tối để toả sáng, để vĩnh cửu, để bất diệt, truyền cho người đời phẩm giá làm người, những phẩm giá tiêu biểu cho đạo lý dân tộc.

Dựng lên hình tượng với vẻ đẹp rực rỡ tráng lệ giữa chốn lao tù ẩm thấp chật chội. Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm cảm phục sâu sắc đối với những người anh hùng xả thân vì nghĩa lớn. Nhà văn đã sử dụng ngòi bút tả thực đầy kịch tính kết hợp với việc khắc hoạ tính cách nhân vật và ngòi bút miêu tả phong cảnh hiện thực lẫn lãng mạn. Có thể nói Chữ người tử tù với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vời của Huấn Cao, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

Phân tích nhân vật Huấn Cao mẫu 7

Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Con người ông rất mực tài hoa, uyên bác, có đóng góp lớn cho sự phát triển nền văn học dân tộc. Đặc biệt ông đã khẳng định được tài năng của mình qua truyện ngắn “Chữ người tử tù”, một tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng, được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét là “Một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”. Sự thành công này không thể kể đến những hình tượng nhân vật độc đáo mà nổi bật lên hình tượng ông Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”, một con người không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang bất khuất.

“Chữ người tử tù” được viết ra như một phản đề đối với chế độ thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ, một xã hội “Tây Tàu – nhố nhăng” đầy rẫy phức tạp, bất công, đê hèn, độc ác và man trá. Trái với nó, là một vẻ đẹp sáng chói của nhân cách đầy khí phách và một tài hoa siêu việt, một thiên lương cao khiết. Trước đây, khi “Chữ người tử tù” được ra đời, nhiều nhà phê bình cũng như độc giả đều phê phán rằng, nó là tác phẩm tiêu biểu của xu hướng:”Nghệ thuật vị nghệ thuật”. Tuy nhiên, khi nhìn nhận một cách sâu sắc, ta có thể thấy được rằng một cái đẹp tìm ẩn, cái đẹp làm cho cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn. Nhân vật Huấn Cao chính là một cái đẹp tiêu biểu ấy.

Có thể nói rằng, Huấn Cao là nhân vật đẹp nhất của đời văn Nguyễn Tuân. Huấn Cao không chỉ như một kẻ tài hoa tài tử thường gặp trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Tuân, trong hình tượng Huấn Cao có sự kết hợp ở mức lí tưởng của một đấng tài hoa nghệ sĩ, một bậc anh hùng nghĩa khí và một con người ngời sáng thiên lương.

Huấn Cao là một con người tài hoa khác thường. Trong truyện, nhà văn tô đậm cái tài viết chữ đẹp của ông Huấn. Như ta đã từng biết: chữ Hán là một chữ hội ý, hội hình, nét chữ đẹp, nghĩa chữ sâu. Cho nên viết chữ đẹp là một bộ môn nghệ thuật có từ cổ xưa và rất cao siêu. Người ta gọi đó là nghệ thuật thư pháp. Tài năng hội hoạ thì nhiều, nhưng hoạ sĩ có tài thư pháp thì rất hiếm hoi. Chữ trong những tác phẩm thư pháp không phải là sản phẩm của sự khéo tay, quen việc, thạo nghề của một người thợ. Trái lại, mỗi lần đặt bút đối với nhà thư pháp là một sáng tạo. Mỗi nét bút là sự tập trung cao độ, kết tụ tinh hoa và tinh huyết của người nghệ sĩ. Mỗi nét chữ đều là sự hiện hình của những khát khao thầm kín mà mãnh liệt chất chứa trong thẳm sâu tâm hồn, trong nhân cách của người viết. Chữ Huấn Cao là nhân cách cao khiết phi thường của Huấn Cao. Nó quí giá không chỉ vì được “viết nhanh và rất đẹp”, không chỉ vì “đẹp lắm, vuông lắm” mà quan trọng hơn là “những nét vuông vắn, tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời người”. Hiểu như thế ta mới thấy được tại sao Nguyễn Tuân lại để cho viên quản ngục khao khát “có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”. Chữ ông Huấn đã trở thành mơ ước suốt cả đời quản ngục. Và để đạt được ước mơ ấy quản ngục đã dám coi thường cả quyền lợi của một viên quản ngục, và cả sự an nguy đến sinh mệnh của mình.

Huấn Cao là một người kiên cường bất khuất. Theo tiếng gọi của tự do ông Huấn đã cầm gươm chống lại triều đình. Mặc dù chí lớn không thành nhưng ông vẫn giữ được tư thế đường hoàng, oai phong, lẫm liệt. Là một tử tù đợi ngày ra pháp trường nhưng Huấn Cao vẫn hoàn toàn tự do về tinh thần. Ông làm những gì mình muốn và không làm bất cứ việc gì mà mình không thích. Trước mặt ngục quan và đám lính tù bắng nhắng chực ra oai, Huấn Cao lạnh lùng cùng sáu người tử tù “khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái” để đuổi rệp, cũng là để khẳng định cái oai phong của mình. Quản ngục vào buồng giam “khép nép hỏi ông Huấn: ngài có cần gì thêm nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”. Ông trả lời: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Đúng là Huấn Cao đã “cố ý làm ra khinh bạc đến điều”. Thật ngang tàng và kiêu dũng. Rồi nữa, trong cảnh ngộ “một ngày tù bằng nghìn thu ở ngoài”, thế mà “ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm”. Đặc biệt, khi thấu hiểu quản ngục “là một tấm lòng trong thiên hạ” Huấn Cao đã bằng lòng cho chữ trong tư thế “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”. Không có một ý chí gang thép thì không có được cái phong thái ung dung nghệ sĩ trong cảnh cho chữ này. Thế đó, xiềng xích, cường quyền và bạo lực không thể là cho Huấn Cao nao núng tinh thần. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, hình tượng Huấn Cao là hiện thân sinh động của một bậc đại trượng phu với phương châm sống: “Bần cư bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất” (nghèo khó không làm đổi thay chí hướng, giàu có không thể làm cho trở nên hư hỏng, cường không thể khuất phục).

Huấn Cao còn là một con người có thiên lương trong sáng, cao khiết. Cả một đời, Huấn Cao luôn có ý thức giữ gìn bản tính tốt của con người do trời phú cho. Tiền tài, danh vọng và cường quyền không thể làm cho lương tâm của ông thay đổi. Ông Huấn ngẩng đầu kiêu hãnh trước điều này “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ”. Tôn thờ chữ “tâm”, sống một đời thanh sạch, cho nên ông Huấn thực sự cảm kích trước những người “sống giữa một đống cặn bã” mà còn giữ được “thiên lương”. Khi biết quản ngục là một người “có sở thích cao quý” và có “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” ông ân hận chân thành “thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Và người anh hùng “chọc trời khuấy nước”, khí phách ngang tàng, giờ đây chí lớn không thành, ngày đêm bị gông xiềng trong ngục tối để chờ ngày bị đem ra pháp trường chặt đầu nhưng tư thế vẫn ung dung, hiên ngang bất khuất đó đã để cái đêm cuối cùng ở tỉnh Sơn quê hương, dành “những dòng chữ cuối cùng” của đời mình cho viên quản ngục nọ. Đó không phải là sự dâng nộp báu vật của một tên tử tù cho viên quản ngục đang coi giữ mình, mà là sự cảm kích, trân trọng của người nghệ sĩ đối với kẻ liên tài, người tri kỉ; là sự đáp lại của một tấm lòng trước một tấm lòng… Danh sĩ Cao Bá Quát – Nguyên mẫu lịch sử để Nguyễn Tuân xây dựng nhân vật Huấn Cao – có câu thơ “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” – Một đời chỉ cúi đầu bái lạy hoa mai. Ông Huấn không cúi đầu bái lạy quản ngục vì quản ngục chưa phải là hiện thân của nhân cách cao khiết tuyệt vời; nhưng ông vẫn nâng niu trân trong chút “thiên lương”, “một tấm lòng” ở con người phải sống trong cái ác, cái xấu nhưng vẫn hướng về cái thiện, cái đẹp đó. Cảm kích trước tấm lòng của quản ngục, ông Huấn không chỉ bằng lòng cho chữ mà còn “đỡ viên quản ngục đứng dậy và đĩnh đạc bảo”: “…Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ được thiên lương cho lãnh vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Có thể coi đây là lời cuối cùng của Huấn Cao trước khi ông đi vào cõi vĩnh hằng. Nó giống như trong đời thường trước lúc lâm chung người ông căn dặn các cháu, người cha dặn dò các con: sống ở đời phải biết theo cái lẽ “đói cho sạch, rách cho thơm”. Như vậy là, ở đâu và lúc nào, đối với mình cũng như đối với người, Huấn Cao luôn luôn tâm niệm về cái điều cốt lõi trong đạo làm người: hãy biết “giữ thiên lương cho lãnh vững”.

Nhân vật Huấn Cao thể hiện rất rõ quan niệm của nhà văn Nguyễn Tuân về cái đẹp. Nhìn chung, Huấn Cao là một nhân vật rất Nguyễn Tuân mang đầy đủ những phẩm chất mà Nguyễn Tuân cho rằng cần phải có ở một con người chân chính. Khi ca ngợi nét tài hoa nghệ sĩ ở nhân vật yêu quý của mình nhà văn như muốn nói con người lí tưởng trước hết phải là con người có tài, có tầm cao văn hoá và biết làm đẹp cho đời bằng cái tài đó của mình. Thật tự nhiên, cái tài phải đi song song với bản lĩnh, khí phách, với ý thức giữ gìn bản ngã, thậm chí khi cần kẻ có tài phải biết chống lại môi trường phi nhân tính vốn thù địch với tài năng. Nhưng con người chỉ có tài, có khí phách vẫn là chưa đủ mà phải có tâm nữa. Tuy Nguyễn Tuân không khẳng định như thiên tài Nguyễn Du: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, nhưng qua sự vận động của hình tượng Huấn Cao ta vẫn thấy nhà văn rất coi trọng chữ tâm, coi trọng “thiên lương”. Với Nguyễn Tuân, cái tâm vẫn là gốc rễ của nhân cách, là điểm xuất phát cũng là nơi đi đến của tài năng và khí phách.

Phân tích nhân vật Huấn Cao mẫu 8

Tác phẩm “Chữ người tử tù” là một truyện ngắn ca ngợi những con người tài hoa với phẩm chất cao đẹp, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả đó có là chốn ngục tù tối tăm bẩn thỉu thì nhân vật Huấn Cao vẫn rạng ngời những phẩm chất cao đẹp. Trên con đường đấu tranh và giữ gìn cái đẹp chân chính nhất người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao luôn bảo toàn trọn vẹn phẩm chất cao đẹp, không gục ngã trước uy quyền, không hạ mình trước cái xấu xa. Thông qua người nghệ sĩ đương thời là Huấn Cao, tác giả Nguyễn Tuân đã khiến cho người đọc có nhiều suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời, về con người về cái đẹp của nghệ thuật.

Huấn Cao là một người nghệ sĩ tài hoa khó tìm. Trong tác phẩm, Nguyễn Tuân tô đậm cái biệt tài viết chữ thư pháp đẹp của ông Huấn. Đây là một bộ môn nghệ thuật đầy tinh hoa, bởi tài năng hội hoạ thì nhiều, nhưng người có tài thư pháp thì rất hiếm. Chữ trong tác phẩm thư pháp không phải là hội tụ của sự khéo léo, tinh tế, thạo nghề của một người viết mà còn là yêu cầu sáng tạo đối với nhà thư pháp. Mỗi nét bút là sự kết tụ tinh hoa và nhiệt huyết của người nghệ sĩ viết thư pháp trong đó chứa đựng những khát khao thẳm sâu trong tâm hồn nhân cách của người viết. Chữ của Huấn Cao là nhân cách cao đẹp và phi thường bởi không chỉ vì “đẹp lắm, vuông lắm” mà còn nói lên “những cái hoài bão tung hoành của một đời người”. Chính vì lẽ ấy “có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời” đối với viên quản ngục.

Huấn Cao còn là người kiên cường theo tiếng gọi của tự do cầm gươm chống lại binh quyền thống trị. Mặc dù chí lớn không thành và trở thành tử tù nhưng ông vẫn hoàn toàn tự do về tinh thần, tư thế luôn đường hoàng, oai phong. Trước mặt ngục quan và đám lính tù ra oai, Huấn Cao lạnh lùng “khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái” để khẳng định cái tư thế oai phong của mình. Khi quản ngục “khép nép hỏi ông Huấn: ngài có cần gì thêm nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”. Ông khẳng khái trả lời: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Đây đúng là một khí thế thật ngang tàng và đầy kiêu hãnh. Rồi khi thấu hiểu tấm lòng của quản ngục “là một tấm lòng trong thiên hạ” ông đã bằng lòng cho chữ trong tư thế “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”. Hai hình ảnh đối lập được biểu lộ một là xiềng xích, cường quyền và không khí ngột ngạt của ngục tù và hai là người nghệ sĩ đang tích cực cống hiến cho cái đẹp, cho nghệ thuật. Dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân, Huấn xứng đáng là một bậc đại trượng phu tuy không cầm binh đạo nhưng vẫn uy nghiêm với phương châm sống: “Bần cư bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất”.

Huấn Cao là con người có thiên lương cao khiết luôn ý thức giữ gìn trọn vẹn cái tài của trời cho. Ông Huấn ngẩng cao đầu trước cường quyền, tiền tài “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ”. Ông cảm kích với những người “sống giữa một đống cặn bã” mà giữ vững “thiên lương”. Khi biết viên quản ngục là người “có sở thích cao quý” cùng với “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” ông tự trách “thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Đây không phải là sự dâng nộp tài hoa của một tử tù cho viên quan, mà là trân trọng với kẻ liên tài, người tri kỉ, ông vẫn nâng niu trân trong chút “thiên lương” ở con người phải sống trong cái ác nhưng vẫn hướng thiện. Ông Huấn không chỉ cho chữ mà còn đĩnh đạc bảo thầy Quản nên thoát khỏi cái nghề này đi rồi hãy nghĩ đến chơi chữ. Đây là lời cuối của Huấn Cao trước về cõi vĩnh hằng, là cái đạo làm người ông muốn gửi gắm: hãy biết “giữ thiên lương cho lãnh vững”.

Đúng như lời nhận xét của Vũ Ngọc Phan: “ Tinh thần tự nguyện dấn thân, bám trụ ở thành trì cái đẹp là biểu hiện sinh động của một nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân đặc Việt Nam từ quan niệm cho tới thực tế sáng tác”. Nhân vật Huân Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là biểu hiện rõ nhất của một tâm hồn hết mình bám trụ với cái đẹp, dù có thể cận kề cái chết nhưng quyết không để cái đẹp bị nhúng tràm bẩn.

Phân tích nhân vật Huấn Cao mẫu 9

Nguyễn Tuân nổi tiếng là một nhà văn tài hoa, uyên bác, giàu cá tính. Ông là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Và trong rất nhiều cái đẹp mà ông cảm khái, theo đuổi ấy, ta thấy có cái đẹp ngời sáng giữa cảnh lao tù tăm tối, cái đẹp toát ra từ người tử tù Huấn Cao trong "Chữ người tử tù".

Trong tác phẩm, Huấn Cao là một con người sống hiên ngang bất khuất, không có sức mạnh quyền thế, bạc vàng nào có thể khuất phục ông. " Con người chọc trời khuấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng còn chẳng còn biết có ai nữa...". Một con người khẳng khái như vậy còn sợ gì cường quyền hay tham gì tiền bạc?

Là người chọc trời khuấy nước, không chịu được triều đình phong kiến ngày càng suy thoái, mục nát, Huấn Cao chống lại triều đình ấy. Bị gọi là giặc nhưng là vì nghĩa lớn, vì lí tưởng lớn nên điều đó có hề gì. Đến khi bị bắt giam, sắp lên đoạn đầu đài Huấn Cao vẫn hiên ngang, bất khuất "đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là...". Trong những ngày ở nhà giam tỉnh Sơn, Huấn Cao vẫn giữ phong thái ung dung, tự do, tự tại, không quan tâm đến bất kì ẩn ý nào trong cách cư xử đặc biệt của quản ngục. Ông thản nhiên nhận rượu thịt của quản ngục và coi đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm.

Dưới con mắt Huấn Cao, bọn cầm quyền chỉ là một lũ tiểu nhân thị oai, nên ông luôn tỏ ra khinh bỉ chúng. Ông không thèm chấp lời dọa dẫm của tên lính áp giải khi cùng các bạn tù thực hiện động tác " dỗ gông" trước cửa nhà lao. Khi viên quản ngục đến tận phòng giam, khép nép hỏi ông có cần gì nữa không, ông trả lời như hắt nước vào mặt quản ngục: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây". Phân biệt đãi mà vẫn tỏ ra khinh bạc với quản ngục. Đó là khí phách của một trang anh hùng đầy dũng khí, vẫn bình tĩnh sống những ngày cuối đời một cách oanh liệt.

Là con người chọc trời khuấy nước, hiên ngang bất khuất, không sợ bạo lực, cường quyền nhưng Huấn Cao lại coi trọng bản chất tốt đẹp của con người. Trong phần người sâu thẳm mà đôi khi vì hoàn cảnh, người ta phải giấu kín, việc ông cho chữ và lời khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thể hiện cái tâm của Huấn Cao. Lời ấy là tiếng lòng, là tâm huyết của ông: "Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi". Ông yêu cái đẹp và trân trọng người biết yêu cái đẹp. Huấn Cao hiểu được tấm lòng quản ngục thì sẵn sàng cho chữ, bởi ông cảm là cảm cái bản chất thiên lương.

Huấn Cao là người tài hoa rất mực, đó là tài viết chữ đẹp, chữ của ông nổi tiếng cả một vùng, chữ ông đẹp lắm, vuông lắm. Cái tài hoa ấy chỉ dành riêng cho người tri kỷ. Ồng biết cái tài của mình và không vì nó mà ai ông cũng sẵn sàng cho: "Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi". Và lần cho chữ cuối cùng của đời ông không phải là ngoại lệ bởi vì ông cảm tấm lòng của quản ngục, coi quản ngục như một tri âm, tri kỉ. Có thể nói, cảnh cho chữ ở cuối truyện là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Bởi ở đó, cái cao đẹp đối lập với cái dơ bẩn. Viết chữ đẹp là một sáng tạo nghệ thuật, thường diễn ra ở nơi thư phòng sạch sẽ, sáng sủa. Nhưng ở đây lại là phòng giam tối tăm, bẩn thỉu, hôi hám. Lấn át tất cả cái dơ dáy hôi hám của tù ngục, ánh sáng của đuốc, mùi thơm của mực, màu trắng của lụa, đã tỏa sáng lung linh. Tất cả thể hiện nghĩa sâu sắc: cái đẹp có thể sản sinh ở nơi cái ác ngự trị, giữa mảnh đất chết bởi một người cũng sắp chết (một tử tù). Lời khuyên của Huấn Cao với quản ngục cho thấy, cái đẹp không thể cùng tồn tại với cái xấu, cái ác. Ở cảnh này, vẻ đẹp của Huấn Cao được thể hiện tập trung, rõ nét nhất. Qua đó, cho thấy tài năng của Nguyễn Tuân trong việc miêu tả, dựng cảnh và xây dựng nhân vật.

Nhân vật Huấn Cao như nhiều nhân vật chính diện khác trong "Vang bóng một thời" nhất thiết là con người tài hoa. Ở Huấn Cao, bên cạnh tài hoa, có vẻ khí phách của một người có trách nhiệm đối với thời cuộc. Đó là nét độc của Huấn Cao so với nhân vật khác trong "Vang bóng một thời".

Với ngôn ngữ văn xuôi điêu luyện, nghệ thuật miêu tả tính nhạy, Nguyễn Tuân đã làm toát lên không khí một thời đã qua, đã xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao - con người khí phách, tài hoa, có trách nhiệm đối với đất nước. Nó cũng là sự giãi bày nỗi khát khao theo đuổi một lí tưởng cao cả của người thanh niên Nguyễn Tuân khi bước chân vào đời. (Trương Chính).

Phân tích nhân vật Huấn Cao mẫu 10

Nhà văn Pauxtopki từng khẳng định: “Nhà văn là người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp. Bước vào thế giới văn chương nghệ thuật là bước vào thế giới của cái đẹp”. Tuy nhiên mỗi nhà văn lại có một lí tưởng riêng. Nếu Thạch Lam đưa người đọc đến với thế giới cái đẹp dịu dàng, êm đềm mà u buồn, man mác thì Nguyễn Tuân – người nghệ sĩ tận hiến suốt đời cho cái đẹp lại dẫn ta đến thế giới thanh cao, sang trọng, lịch lãm mà cổ kính. Trong thế giới nghệ thuật độc đáo ấy của Nguyễn Tuân nổi bật lên hình tượng Huấn Cao – nhân vật chính của “Chữ người tử tù”, một nét son chói lọi trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân.

Là một người nghệ sĩ coi cái đẹp là một tôn giáo, giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, trước Cách mạng, bất mãn xã hội Tây tàu nhặng xị, Nguyễn Tuân trở về quá khứ kiếm tìm, nâng niu những vẻ đẹp còn vương xót lại. Trong hành trình đi tìm kiếm cái đẹp “Vang bóng một thời”, Nguyễn Tuân chợt phát hiện ra không gì đẹp bằng những con người tài hoa tài tử. Nổi bật trong lớp người tài hoa ấy là danh sĩ Cao Bá Quát, một nhà Nho uyên bác, một nhà thơ lớn của dân tộc, một nhà thư Pháp kiệt xuất. Dựa trên nguyên mẫu về danh sĩ Cao Bá Quát, Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên hình tượng Huấn Cao – một nhân vật đẹp và sang nhất trong cuộc đời Nguyễn Tuân. Không chỉ là người nghệ sĩ tài hoa, tài tử, Huấn Cao còn là một đấng anh hùng. Ở Huấn Cao có sự kết hợp tuyệt vời giữa vẻ đẹp của tâm hồn nghệ sĩ và khí phách của trang anh hùng hào kiệt.

Nghệ thuật thư pháp là một bộ môn nghệ thuật cổ xưa. Một nghệ sĩ thư pháp đòi hỏi một tay bút tài hoa điêu luyện, với những nét chữ rồng bay phượng múa, một học vấn uyên thâm, một cốt cách thanh cao. Với những đòi hỏi khắt khe như thế, thật ít nghệ sĩ dám theo đuổi bộ môn nghệ thuật thư pháp cao siêu. Thế mà Huấn Cao dám dấn thân và tận hiến đời mình cho nghệ thuật thư pháp và trở thành người nghệ sĩ tài hoa tột bậc. Huấn Cao có tài viết chữ nhanh, đẹp, vuông. Hơn thế nữa, mỗi con chữ chứa đựng cả hoài bão khát vọng của người nghệ sĩ. Danh tiếng của Huấn Cao lan truyền đến chốn ngục tù khiến cho những kẻ suốt đời tưởng chỉ biết đến đòn roi đánh đập, hành hạ, tra tấn cũng phải ngưỡng mộ, đặc biệt đối với quản ngục.

Ngay từ khi đọc vỡ sách thánh hiền, ngục quan đã ấp ủ được treo ở nhà riêng đôi câu đối do tay Huấn Cao viết. Vì ngưỡng mộ tài năng, sùng kính nhân cách của ông Huấn, quản ngục đã có lối ứng xử lạ lùng chưa từng thấy đối với kẻ từ tù. Không chỉ tỏ thái độ kiêng nể kính trọng, ngục quan còn sẵn sàng hi sinh tất cả những gì vốn được coi là quý báu. Có được chữ của ông Huấn, quản ngục vô cùng hạnh phúc, cảm động cung kính vái lạy người tử tù trong dòng nước mắt nghẹn ngào “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Vẫn biết những tác phẩm nghệ thuật chân chính luôn có khả năng thanh lọc tâm hồn, cảm hóa con người nhưng thực sự hiếm có tác phẩm nào có sức cảm hóa mạnh mẽ diệu kì, lạ lùng chưa từng thấy như những con chữ viết của Huấn Cao.

Là người nghệ sĩ tài hoa tột bậc, đồng thời Huấn Cao còn là người anh hùng có khí phách phi thường. Nếu vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ Huấn Cao được miêu tả gián tiếp thì khí phách hiên ngang bất khuất được miêu tả trực tiếp qua hành động, ngôn ngữ. Là một nhà Nho có chí khí, Huấn Cao không chấp nhận cảnh sống cá chậu chim lồng, nhắm mắt làm ngơ trước cảnh đời thối nát để mong vinh thân phì gia. Vì sự công bằng của xã hội, hạnh phúc dân lành, Huấn Cao nổi dậy chống lại triều đình. Sự nghiệp anh hùng không thành, Huấn Cao bị khép vào án tử hình. Trước cái chết cận kề, Huấn Cao không hề hối tiếc hay lo lắng, sợ hãi.

Trái lại, Huấn Cao luôn tỏ rõ dũng khí hiên ngang, bất khuất. Bẻ khóa vượt ngục đã trở thành tài của Huấn Cao khiến quản ngục và thầy thơ lại thán phục. Bất cứ lời nói hành động nào của Huấn Cao dường như cũng toát lên khí phách hiên ngang, bất khuất của vị đại trượng phu. Tuy nhiên, nếu phải chọn một hành động điển hình cho khí phách ấy, nhiều người chọn hành động dỗ gông lúc nhập ngục. Đối mặt với bọn tiêu lại giữ tù, cai tù hống hách, bạo ngược, Huấn Cao không hề khúm núm, sợ sệt như những tù nhân khác. Hành động của Huấn Cao có khác nào một cái tát khinh bỉ vào mặt bọn cai tù cặn bã. Dõi theo hành động, thái độ của Huấn Cao trong nhà giam những ngày cuối cùng, người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Chẳng những Huấn Cao thản nhiên nhận rượu thịt – quà biếu của quản ngục coi đó là việc vẫn là trong hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm. Trước cường quyền không lùi bước, trước cái chết không chịu khuất phục, đó là khí phách anh hùng Huấn Cao. Khi thầy thơ lại ngập ngừng báo tin cho ông biết sáng sớm mai ông phải về kinh lãnh án tử hình, không một phút lo âu, không một giây sợ hãi, Huấn Cao đón nhận cái chết bằng nụ cười. Đó là nụ cười ngông ngạo của người sẵn lòng tin “giữ trinh bạch linh hồn trong bụi bẩn”. Không chỉ là người nghệ sĩ tài hoa, Huấn Cao đúng là trang anh hùng có khí phách phi thường.

Nhà văn vĩ đại V.Hugo đã từng nói: “Trước bộ óc vĩ đại ta phải cúi đầu nhưng trước trái tim vĩ đại ta phải quỳ gối”. Học theo tư tưởng của văn hào Hugo, trước hình tượng Huấn Cao, mỗi người đọc chúng ta ắt phải cúi đầu và quỳ gối. Bởi Huấn Cao không chỉ là một nghệ sĩ tài năng siêu biệt, một đấng anh hùng có khí phách phi thường mà ông còn là hiện thân của nhân cách cao đẹp, thiên lương trong sáng vô ngần. Là một người nghệ sĩ thư pháp tài hoa tột bậc, những con chữ của Huấn Cao là một vật báu đối với bao người. Cả đời, Huấn Cao mới tặng chữ cho ba người. Không mềm lòng trước tiền bạc, quyền uy, trước sau Huấn Cao chỉ trân trọng tình tri âm, tri kỉ.

Đến khi hiểu được ước nguyện của quản ngục, Huấn Cao chẳng những cho chữ mà còn mỉm cười mãn nguyện. Quả thật, không hạnh phúc sao được khi giữa thế giới ngục tù, tối tăm, bẩn thỉu ta lại bắt gặp một tấm lòng trong sáng, biết trọng người ngay, biết kính mến khí phách và tài năng. Tuy sẵn lòng cho chữ quản ngục nhưng Huấn Cao vẫn day dứt “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Ở trên đời này, khi mắc lỗi, hầu hết con người ta tìm cách trốn tránh và đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh thế nên hành động ăn năn, hối hận là rất đáng quý chỉ có ở những nhân cách tử tế. Lại day dứt ân hận trước những sai lầm suýt mắc phải, những sai lầm chỉ mình mình biết, mình mình hay, chỉ có ở những nhân cách cao đẹp mới như vậy.

Kết lại truyện “Chữ người tử tù” là cảnh cho chữ – một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Không chỉ vậy, nó còn là bệ phóng hoàn hảo làm nổi hình nổi bật các nhân vật và nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đặc biệt ở cảnh cho chữ, ta thấy tài năng và khí phách của Huấn Cao. Vậy là, bằng tài năng và tâm huyết, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao, sự hiện thân cho cái đẹp kì diệu cùng hình tượng quản ngục và cảnh cho chữ. Không chỉ “Vang bóng một thời”, mà “Chữ người tử tù” sẽ neo đậu mãi trong tâm hồn người đọc như một dấu son không bao giờ phai.

Phân tích nhân vật Huấn Cao mẫu 11

Nguyễn Tuân - người nghệ sĩ suốt một đời “đi tìm cái đẹp, cái thật”. Nhắc đến Nguyễn Tuân ta không quên nhắc đến tập truyện “Vang bóng một thời” được nhà nghiên thời” gồm 11 truyện mang cảm hứng sáng tác của ông trước Cách mạng tháng Tám là ca ngợi những con người tài hoa, tài tử của “Một thời vang bóng”. Tiêu biểu là nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” một con người tài hoa viết chữ đẹp, một nhân cách thiên lương trong sáng đồng thời cũng là người anh hùng hiên ngang, bất khuất.

Huấn Cao là nhân vật được xếp vào danh mục của con người tài hoa, người anh hùng có chí lớn tuy không thành bị bắt giam nơi cửa ngục nhưng vẫn có khí chất ngang tàn, hiển hách để lại danh tiếng lẫy lừng. Sự thống nhất giữa cái tài và cái tâm, giữa cái đẹp và cái hùng đã làm cho Huấn Cao sáng rực giữa chốn ngục tù với thiên lương cao đẹp.

Trước tiên ta bàn về Huấn Cao với tư cách là một người anh hùng. Nhân vật Huấn Cao được xây dựng trên nguyên mẫu ông Cao Bá Quát_một người tài ba nổi danh văn hay chữ tốt nhưng lận đận trên con đường hoạn lộ công danh cuối cùng chọn cho mình một lối đi riêng, ông cùng với các sĩ phu yêu nước tổ chức nổi dậy khởi nghĩa tại Mỹ Lương thuộc vùng Sơn Tây chống lại triều đình và đã hi sinh ở cuối thế kỉ XIX. Dân tộc ta “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau/ Song hào kiệt đời nào cũng có” những con người như Cao Bá Quát đi vào sáng tác Nguyễn Tuân là Huấn Cao làm sáng rực cho chí khí anh hùng của thời đại.

Khí phách anh hùng của Huấn Cao được biểu hiện trước tiên là qua suy nghĩ của viên quản ngục ông là một con người chọc trời khuấy nước “có tài bẻ khóa và vượt ngục”, “một tên tù có tiếng là nguy hiểm”, kẻ đứng đầu bọn phản nghịch chống lại triều đình. Chính ấn tượng đầu tiên đó của viên quan coi ngục cho thấy Huấn Cao không phải là một tên phạm nhân tầm thường. Khí phách hiên ngang của ông còn được thể hiện ngay những giờ phút đầu tiên xuất hiện ở trại giam với hành động “thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái” khiến cho rệp rơi như một trận mưa mặc cho lời đe dọa, quát nạt của bọn lính canh.

Đó là hành động biểu thị sự tự do, cái tôi ngông trong con người Huấn Cao muốn làm gì thì làm cho bằng được. Một sự ngang tàn hiếm thấy trong người hùng ấy là sự ung dung, tự tại khi trong ngục tù “thản nhiên nhận rượu thịt” của viên quản ngục coi đó là một điều rất bình thường. Có mấy ai khi cái chết đã được báo trước mà vẫn an tâm ăn uống được như vậy? Điều đặc biệt là khi ông làm ra vẻ khinh bạc viên quản ngục “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây” xưa nay ta chỉ thấy quản ngục đánh mắng tử tù hiếm thấy điều ngược lại là tử tù sỉ nhục quan coi ngục.

Khi nhận được công văn phải ra pháp trường ông bình thản đón nhận cái chết. Với người hùng thì hoài bão, chí hướng mới là quan trọng chứ đáng chi đâu “Cái chết nhẹ tựa lông hồng”. Ông là một con người không sợ cường quyền, không sợ binh đao cũng chẳng sợ bất cứ thứ gì. Ông xứng với cái chí nam nhi của cha ông “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”.

Huấn Cao còn là một người nghệ sĩ tài hoa với tài viết chữ đẹp - nghệ thuật thư pháp. Đây là một môn nghệ thuật được kết tinh bởi nét đẹp của hội họa và sự tinh túy của văn chương tạo nên những câu đối với nét chữ thanh đậm, uốn lượn tạo hình tạo khối trên nền của bức hoành phi, tấm lụa trắng hay bộ tứ bình. Những nét chữ thể hiện được cái tài, cái tâm tình của một tay bút tài hoa điêu luyện có học vấn uyên thâm và cốt cách thanh cao. Nguyễn Tuân không để cho nhân vật của mình xuất hiện trực tiếp mà qua lời đối thoại của viên quản ngục với thầy thơ lại: “Huấn Cao, hay là cái người mà khắp tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó không?”

Ngoài ra cái tài của ông Huấn còn được thể hiện qua sở nguyện, mong muốn của viên quản ngục “có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đố do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”. Nguyễn Tuân đã miêu tả cái tài của ông Huấn qua sở nguyện của viên quản ngục để làm nổi bật lên chất nghệ sĩ tài hoa tài tử hiếm có trên đời mà bao người khao khát mong có được.

Huấn Cao còn là một con người có thiên lương trong sáng. Nếu chỉ có tài hoa nghệ sĩ và khí phách anh hùng thôi thì chưa đủ làm người cần có cái tâm bởi “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” theo như Nguyễn Du nhận xét. Nếu Huấn Cao một con người “đầu đội chân đạp đất” mà không có tâm thì sẽ trở thành kẻ lạnh lùng và sự cố tình khinh bạc đối với viên quản ngục sẽ làm mất đi thiện cảm của độc giả đối với ông. Nhưng Huấn cao lại là một con người có thiên lương thanh cao, thuần khiết. Điều đó được thể hiện qua các phương diện sau:

Thứ nhất: trong thái độ của ông đối với quan coi ngục bởi ông cho rằng hắn ta chỉ là một kẻ tầm thường, nhưng sau khi thấy được sự chân tình, tấm lòng biệt nhưỡng liên tài và sở nguyện cao quý của viên quản ngục mà cảm động vô cùng. Ông ân hận vì “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Qua chi tiết ấy cho thấy quan niệm sống, lẽ sống của Huấn Cao là sống sao cho xứng đáng với lòng người, nếu phụ lòng một người đáng được trân trọng là một tội lỗi khó có thể tha thứ.

Thứ hai: thể hiện trong tính cách con người ông “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”. Không phải ai Huấn Cao cũng viết chữ cho, trong cuộc đời ông mới cho chữ ba lần là ba người bạn chí cốt của mình. Tiền tài, danh vọng không thể mua chuộc, cường quyền bạo lực cũng không thể ép buộc “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đố bao giờ”. Huấn Cao một con người coi khinh danh lợi, trọng nghĩa khí anh tài.

Thứ ba: phẩm giá của Huấn Cao được tỏa sáng rực rỡ nhất trong cảnh cho chữ trước khi ông bị ra chém đầu. Trong không gian ngục tù tăm tối, hôi hám, bẩn thỉu “tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” ấy diễn ra cảnh tượng cho chữ xưa nay chưa từng có. Không chỉ cho chữ ông còn cho viên quản ngục lời khuyên vô giá “Thầy quản nên tìm về quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Huấn Cao là người rất quý trong thiên lương dù cho đó là một người bình thường trong xã hội ông cũng luôn muốn người ta sống đúng với bản chất, giá trị của mình.

Như vậy Huấn Cao là một nhân vật hiếm có, để lại ấn tượng sâu sắc trong lịch sử văn học dân tộc. Nếu như nhắc đến một nho sĩ tài ba sẽ khiến ta nghĩ ngay đến những con người dùi kinh mài sử với bộ dạng thư sinh nho nhã, cuộc đời họ luôn bị khống chế bởi tư tưởng trung quân ái quốc chứ nào có sức mạnh và khí phách hiên ngang như ông Huấn. Hay nhắc đến người hùng ta sẽ chỉ nghĩ đến những có sức mạnh của “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” chứ nào có tài hoa uyên bác như ông Huấn. Huấn Cao là một con người vừa có tài vừa có tâm có tầm.

Hình tượng nhân vật đẹp nhất trong đời văn học của Nguyễn Tuân trước cách mạng là ông Huấn Cao mềm lòng trước cái thiện cái đẹp nhưng lại hiên ngang bất khuất trước cái ác, cái xấu. Qua hình tượng nhân vật nhà văn đã kín đáo thể hiện tình cảm yêu mến trân trọng giá trị truyền thống dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc đồng thời thể hiện quan niệm thẩm mĩ của mình: “Không có cái đẹp tách rời cái chân cái thiện” và nhân cách đẹp là sự kết hợp hài hòa giữa cái tài và cái tâm. Đây là một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của Nguyễn Tuân và nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” đã minh chứng cho điều đó.

-----------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Phân tích nhân vật Huấn Cao. VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Giải bài tập Toán 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập tốt.

Đánh giá bài viết
10 58.907
Sắp xếp theo

    Phân tích tác phẩm lớp 11

    Xem thêm