I. Mở bài
Giới thiệu về Hoài Thanh: Hoài Thanh là nhà phê bình, nghiên cứu văn học xuất sắc tài hoa. Ông được bạn học yêu thích và ngưỡng mộ ở lĩnh vực phê bình thơ.
Giới thiệu về tác phẩm: Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cuốn “Thi nhân Việt Nam” - một công trình xuất sắc trong sự nghiệp văn chương của Hoài Thanh đề cập đến nhiều vấn đề thơ Mới.
Giới thiệu về đoạn trích: Đoạn trích là phần cuối của bài tiểu luận với lập luận chặt chẽ khoa học và một phong cách nghệ thuật tài hoa, tác giả đã nêu rõ đặc trưng tinh thần của thơ Mới là cái tôi cá nhân và số phận đầy bi kịch của nó.
II. Thân bài
Phân tích theo bố cục 3 phần
1. Tác giả đưa ra tiêu chí xác định tinh thần cùng giá trị của thơ Cũ và Thơ mới: Là phải căn cứ vào cái đại thể và cái hay của mỗi thời.
- Mở đầu đoạn trích, tác giả nêu lên nguyên tắc chung của việc đánh giá thơ Mới là chỉ căn cứ vào cái Hay của đại thể mỗi thời.
- Theo tác giả cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ Mới là:
+ Thơ Cũ, thơ Mới đều có bài hay, bài dở.
* Các nhà thơ Mới không chỉ viết ra những câu thơ hoàn hoàn cách tân, hiện đại mà vẫn gợi lại những hình ảnh thân thuộc muôn thuở của thơ ca truyền thống như Xuân Diệu:
Người giai nhân: bến đợi dưới cây
Tình du khách: thuyền qua không.
* Trong khi đó thơ Cũ lại có những câu “nhí nhảnh và lả lơi”.
Ô hay! Cảnh cũng ưa người nhỉ
Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ?
Theo Hoài Thanh thời đại nào cũng có những tác phẩm hay, tác phẩm dở.
+ Cái khó thứ hai giữa thơ Cũ và thơ Mới vẫn có sự giao thoa, ảnh hưởng:
* Cái hôm nay phôi thai từ cái hôm qua, trong cái mới vẫn có cái cũ rơi rớt lại.
=> Từ đây nhà nghiên cứu đứa ra nguyên tắc nhận diện:
- Không căn cứ vào cục bộ và cái dở của thơ mỗi thời.
- Phải căn cứ vào cái đại thể, cái hay của mỗi thời.
Cách nhìn nhận của tác giả như vậy là khách quan khoa học và biện chứng.
2. Nêu ra đặc trưng tinh thần của thơ Mới.
Tinh thần thơ Cũ - chữ TA
Tinh thần thơ Mới - chữ TÔI
- Theo Hoài Thanh điều cốt lõi mà thơ Mới mang đến cho thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ chính là chữ TÔI - ý thức về bản thân.
- Khi tìm tòi đặc điểm của thơ Mới, tác giả luôn phân tích cái Tôi trong nhiều mối quan hệ để làm nổi rõ bản chất của nó. Đặt cái Tôi trong quan hệ với cái Ta để tìm ra những chỗ giống và khác nhau.
3. Khác
a. Tác giả luận giải về nội dung và biểu hiện của chữ Ta và chữ Tôi trong thơ ca.
- Chữ “Tôi” chính là ý thức cá nhân
- Chữ “Ta” là ý thức cộng đồng.
Hai ý thức này là hai tiếng nói tồn tại song song trong đời sống tinh thần của mỗi con người. Thời trước, cái Ta lấn át nên cái Tôi không có cơ hội để nảy nở, còn thời nay cái tôi trỗi dậy giành quyền sống tự do. Phong trào thơ Mới nảy sinh chính từ sự trỗi dậy mạnh mẽ đó.
- Chữ “Ta” và chữ “Tôi” trong thơ Cũ và thơ Mới có gì khác nhau:
+ Chữ “Ta” trong thơ Cũ gắn liền với mối quan hệ gia đình, quốc gia, giống như giọt nước trong biển cả không có bản sắc riêng.
+ Chữ “Tôi”: bản sắc riêng, quan niệm cá nhân.
Nhận xét lập luận:
Các bước lập luận theo trật tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể. Trật tự mạch lạc, bảo đảm tư duy logic, sức thuyết phục cao.
b. Tác giả đề cập đến sự phản ứng của xã hội trong quá trình tiếp nhận nó.
- Chữ “Tôi” với cái nghĩa tuyệt đối của nó lại “đáng thương” tội nghiệp bởi vì:
+ Thi nhân mất hết cái cốt cách hiện ngay ngày trước.
+ Cái Tôi đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn lạnh bơ vơ, muốn thót nhưng không được: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu, càng đi càng thấy lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ… Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.
- Âm điệu của câu văn lúc cân đối nhịp nhàng, lúc bất ngờ gấp gáp, lúc chùng xuống suy tư.
- Tác giả sử dụng rất nhiều tính từ, động từ chỉ trạng thái tâm lí giàu sức biểu cảm: rộng, sâu, lạnh…
- Phân tích sự tương phản giữa khát vọng thoát thân với thực tế tù túng, bi kịch thi sĩ lãng mạn:
Thoát lên tiên - Động tiên đã khép
Phong lưu trong trường tình - Tình yêu không bền
Điên cuồng - Điên cuồng rồi tỉnh
Đắm say - Say đắm bơ vơ
=> Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bấy giờ, giải tỏa bi kịch đời mình vào tiếng Việt, dồn tình yêu quê hương trong tiếng Việt, lấy tinh thần nòi giống, tìm về dĩ vãng làm chỗ dựa tinh thần.
III. Kết bài
Bài tiểu luận hấp dấn, lôi cuốn và làm rung động tâm hồn bao thế hệ người đọc bởi phương pháp luận khoa học, văn phong tài hoa, tinh tế, cách viết giàu hình ảnh, so sánh gợi liên tưởng Hoài Thanh đã giúp chúng ta thêm hiểu biết trân trọng và những sáng tạo của thơ Mới. Hoài Thanh xứng đáng là nhà phê bình xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.