Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích “Nàng Ờm nhắn nhủ”

Phân tích “Nàng Ờm nhắn nhủ” là tài liệu học tập gồm dàn ý và văn mẫu hay được VnDoc biên soạn và sưu tầm nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu học tập thật tốt. Mời các bạn tham khảo!

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.

I. Dàn ý Phân tích “Nàng Ờm nhắn nhủ”

I. Mở bài:

Dẫn dắt và giới thiệu về tác phẩm “Nàng Ờm nhắn nhủ”.

Truyện thơ “Nàng Ờm - chàng Bồng Hương”, một tác phẩm của dân tộc Mường, đã trở thành nguồn cảm hứng cho tác phẩm “Nàng Ờm nhắn nhủ”. Tác phẩm kể về một câu chuyện tình yêu đầy bi kịch giữa nàng Ờm và chàng Bồng Hương. Hai người đã cùng trưởng thành, yêu nhau và mong ước có thể chung sống như vợ chồng. Tuy nhiên, họ lại gặp phải sự cấm đoán từ gia đình. Để không bị chia cắt tình yêu đôi lứa, nàng Ờm và chàng Bồng Hương đã lựa chọn cái chết. Linh hồn của họ hiện vẫn quấn quanh trên núi Làn Ai, để kể lại câu chuyện của mình cho những người sau này.

II. Thân bài:

1. Tác giả, tác phẩm:

- “Nàng Ờm nhắn nhủ” trích từ truyện thơ “Nàng Ờm - chàng Bồng Hương” của dân tộc Mường.

- Nội dung tác phẩm kể về tình yêu giữa nàng Ờm và chàng Bồng Hương. Họ lớn lên cùng nhau, yêu nhau và mong ước được trở thành vợ chồng nhưng lại bị cha mẹ cấm cản. Hai người đã ăn lá ngón, tìm đến cái chết để có thể ở bên nhau trọn đời. Linh hồn họ quẩn quanh trên núi Làn Ai để kể lại câu chuyện của mình cho người đời sau nghe để đừng ai chia cắt tình yêu đôi lứa.

2. Phân tích:

- Nàng Ờm giới thiệu về hoàn cảnh của mình.

- Nàng Ờm kể về cuộc sống trên núi Làn Ai.

- Lời nhắn nhủ với quê hương và tình yêu với Bồng Hương, núi Làn Ai.

3. Tổng kết:

a. Nội dung:

- Ca ngợi khát vọng hạnh phúc, tình yêu mãnh liệt vượt lên lề thói xã hội.

- Lên án sự phân biệt đẳng cấp.

- Đề ra cách ứng xử nhân văn, cao đẹp.

b. Nghệ thuật:

- Lối nói giàu hình ảnh.

- Phép điệp.

- Ngôn giữ có nhịp điệu, giản dị và trong sáng.

- Kết hợp hài hòa tự sự và trữ tình.

II. Văn mẫu Phân tích “Nàng Ờm nhắn nhủ”

1. Phân tích Nàng Ờm nhắn nhủ mẫu 1

Nếu dân tộc Thái có truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” với những lời đằm thắm: “Không lấy nhau mùa hạ, ta lấy nhau mùa đông/Không lấy nhau thời trẻ, ta lấy nhau khi góa bụa về già” thì dân tộc Mường cũng có truyện thơ “Nàng Ờm - chàng Bồng Hương” cùng câu chuyện về ngọn núi Làn Ai “giàu nghĩa, giàu tình”. Đoạn trích “Nàng Ờm nhắn nhủ” trích trong truyện thơ là lời người con gái kể về chuyện tình của mình.

Các cố, các mẹ ơi!

Hôm nay trăng sáng đẹp trời

Em kể lại kiếp khốn cho các mẹ biết

Em kể lại kiếp khổ cho các mẹ hay

Cách gọi “Các cố, các mẹ ơi” là cách mở đầu quen thuộc của truyện thơ dân gian. Điều này gắn liền với không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những gian nhà lớn giữa núi rừng tĩnh mịch, mọi người quây quần bên bếp lửa hồng để cùng nghe những câu chuyện xa xưa về bản, về mường. Linh hồn nàng Ờm tự lên tiếng kể về số phận của mình vào một đêm trăng sáng đã tạo cho câu chuyện màu sắc huyền bí, thiêng liêng. Câu chuyện của nàng chính là “kiếp khốn”, “kiếp khổ” - bi kịch tình yêu bị đẳng cấp xã hội, khoảng cách giàu - nghèo ngăn cấm.

Cái chuyện con Ờm

Trên núi Làn Ai

Quê nhà Ờm ở đất Cành Nành

Làng Ca Da, mường Kỳ Ống

Để các mẹ suy đi nghĩ lại

Mà thương cho cái kiếp con người

Các mẹ sống trên đời

Đừng chê người ăn ngón

Đoạn thơ là lời nàng Ờm tự giới thiệu về mình. Quê nàng ở Cành Nành, làng Ca Da, mường Kỳ Ống. Cành Nanh, Ca Da, Kỳ Ống đều là các địa danh thuộc miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa - nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc Mường. Những chi tiết khác về gia cảnh của nàng Ờm nằm trong những phần khác của truyện thơ. Ngược lại với chàng Bồng Hương có hoàn cảnh nghèo khổ thì Ờm sinh ra trong gia đình giàu có nên cha mẹ rất nghiêm khắc và khuôn phép:

Bố nhà em, bố có

Mẹ nhà em, mẹ giàu

Dưới sàn có trâu, có bò

Trên nhà cơm no, lúa xiềng.

Ờm và Bồng Hương đã biết nhau từ nhỏ:

Đi trâu cùng nhau bên ngõ

Đi bò cùng nhau trên nương.

Lớn lên, họ yêu nhau và có ước mơ hạnh phúc giản dị, chân thành:

Ăn chung một gian

Uống nước chung một máng

Xỉa răng chung một ống

Chết hay sống cùng trọn một đời.

Bất hạnh thay, biến cố ập đến. Tình yêu sâu nặng của họ bị xã hội và gia đình phản đối. Ờm và Bồng Hương đã cùng nhau bỏ trốn lên núi Làn Ai. Những tháng ngày ở Làn Ai, hai người sống rất hạnh phúc. Bồng Hương đã tính đến chuyện sẽ cùng người yêu bỏ sang mường khác sinh sống. Nhưng vì sợ quyền cha, phép mẹ sẽ tìm đến hành hạ hai người lần nữa nên Ờm đã ăn lá ngón để kết liễu đời mình, giữ trọn lời thề tình yêu. Bồng Hương cũng ra đi theo người yêu. Thế nên, Ờm mới nói rằng: “Các mẹ sống trên đời/Đừng chê người ăn ngón”. Hành động ăn lá ngón là để chứng minh và bảo toàn cho tình yêu và danh dự, không phải một hành động bộc phát. Chỉ có nàng mới có thể thấu hiểu được chính hoàn cảnh và nỗi đau của mình khi ấy để đi đến quyết định đau đớn.

Các cố, các mẹ ơi!

Cửa nhà em bận lắm

Chàng Bồng Hương lắm việc nhiều công

Buổi sớm, đi đánh lưới sông cái

Buổi chiều, đi đánh chài sông con

Tối tăm săn hổ trên non một mình

Còn em, buổi sáng chặn con lợn, con gà

Buổi chiều, em đi cấy, đi hái

Giữa đêm, anh đan chài vóng cái

Về sáng, anh đan lưới vóng ngoài

Em thì vào ra củi canh may vá

Nàng Ờm đang kể lại kỉ niệm tình yêu. Đôi trai gái đã vun đắp được một mái ấm đơn sơ trên núi Làn Ai. Bồng Hương làm việc không ngơi tay, bất kể thời gian “Buổi sớm”, “buổi chiều” hay “tối tăm”. Chàng đánh lưới từ sông cái đến sông con, tối lại săn hổ. Trong khi ấy, Ờm cũng cũng làm lụng chẳng ngừng nghỉ. Buổi sáng nàng chăn lợn, chăn gà, buổi chiều lại đi cấy. Điều này cho thấy ý thức vun vén cho tình yêu, sự cần cù, nghiêm túc xây dựng cuộc sống của hai người. Người dân tộc Mường đã sử dụng lối nói giàu hình ảnh, nhiều điệp ngữ, các vế đối nhau cân xứng để diễn tả sự quấn quít, gắn bó của Ờm và Bồng Hương. Đây cũng là một đặc trưng của văn học dân gian các dân tộc thiểu số.

Nhờ những tháng ngày chăm chỉ lao động mà tình yêu của đôi lứa đã đơm hoa kết trái. Nàng Ờm tự hào kể về mái ấm hạnh phúc của mình:

Giờ nhà em lắm cá

Giờ nhà em nhiều cơm

Tình chồng thắm thiết hơn

Nghĩa vợ như đêm trăng sáng

“nhiều cơm”, “lắm cá” là biểu hiện của một cuộc sống no ấm. Lối nói đối nhau, cân xứng giữa “tình” - “nghĩa”, “chồng - vợ” cho thấy tình cảm ngày một mặn nồng, đẹp tựa ánh trăng sáng thanh thuần của hai người. Nàng Ờm sẵn sàng chống lại quyền thế, khuôn khép của cha mẹ để đi theo tiếng gọi của tình yêu dẫu có vất vả. Bồng Hương cũng dốc lòng chăm sóc và yêu thương Ờm.

Các mẹ ở lại sống lâu trăm năm

Các mẹ ở lại thêm trăm ngàn tuổi

Nên bố nên mẹ, trong bản trong làng

Mừng các mẹ giàu sang

Để em quay chân trở lại

Quay mặt về núi Làn Ai

Em muốn ăn chơi ở chơi

Nói cái kiếp khốn cho các mẹ đỡ thương

Nói cái kiếp khổ cho các mẹ đỡ tủi

Đoạn thơ cho thấy phẩm chất đáng quý, cách ứng xử nhân văn của người con gái từng đau khổ trong tình yêu vì lề thói xã hội. Nàng không hận thù, ghét bỏ mà vẫn mong cho những người ở lại “sống lâu trăm năm”, “thêm trăm ngàn tuổi”, “nên bố nên mẹ”, “giàu sang”. Cách nói “Để em quay chân trở lại”, “ở ăn ở chơi” cho thấy Ờm vẫn trân trọng và thương nhớ quê hương, mong ước được quay về giãi bày tình yêu và nỗi khổ đau cho mọi người thấu tỏ, thương xót. Nàng Ờm mong rằng sẽ không có đôi lứa nào phải tủi, phải đau giống như nàng. Thế nhưng, Làn Ai cùng tình yêu với chàng Bồng Hương đã níu chân nàng ở lại ngọn núi:

Nhưng em không về, con gà nó đợi

Nếu em không về, con lợn nó mong

Gà nó bới rẫy bông

Lợn ăn rỗng phá ha

Ngày nào trăng rằm sáng tỏ

Mời các mẹ lên thăm của thăm nhà

Để biết lối vào đường ra

Cho đỡ thương đỡ nhớ

Những chi tiết như “con gà nó đợi”, “con lợn nó mong” cho thấy thiên nhiên, con vật cũng nhớ thương hình bóng con người. Không có bóng dáng nàng, Làn Ai không còn là tổ ấm: “Gà nó bới rẫy bông/Lợn ăn rỗng phá ha”. Nàng Ờm quyết một lòng chung thủy, sống trọn với tình yêu của đời mình chứ không quay lại sống trong khuôn phép cũ. Đoạn trích kết thúc bằng lời mời gọi mọi người lên thăm núi Làn Ai và khẳng định nghĩa tình con người làm nên nghĩa tình cho sông núi.

Núi Làn Ai nghèo tiền nghèo của

Nhưng Làn Ai giàu nghĩa giàu tình.

Như vậy, với sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình cùng Lối nói giàu hình ảnh, phép điệp, ngôn ngữ có nhịp điệu, giản dị và trong sáng thì truyện thơ đã ca ngợi khát vọng hạnh phúc, tình yêu mãnh liệt của con người, lên án sự phân biệt đẳng cấp và đề ra cách ứng xử nhân văn, cao đẹp trong cuộc sống.

2. Phân tích Nàng Ờm nhắn nhủ mẫu 2

Từ xưa, người Mường đã truyền tai nhau những câu truyện thơ đa dạng và hấp dẫn. Truyện thơ là loại đề tài được phổ biến rộng rãi trong văn hóa dân gian của người Mường. Một số truyện thơ tiêu biểu là: Út Lót – Hồ Liêu, Nàng con Côi, Nàng Nga – Hai Mối. Truyện Nàng Ờm – chàng Bồng Hương là tác phẩm nổi tiếng nhất, để lại ấn tượng sâu sắc.

Các câu chuyện này lấy cảm hứng từ môi trường tự nhiên và phong tục, tập quán lâu đời của người Mường. Cách giao tiếp và ứng xử của nhân vật trong truyện thường mang phong cách của người Mường. Huyện Bá Thước là nơi sinh sống của nhiều tập truyện thơ đặc sắc như: Nàng Nga – Hai Mối, Nàng con Côi, Út Lót – Hồ Liêu, Nàng Ờm – chàng Bồng Hương, được truyền bá rộng rãi trong cộng đồng Mường. Hiện nay, các truyện thơ đã được xuất bản và có nhiều phiên bản khác nhau ở miền Bá Thước. Truyện tình Nàng Ờm – chàng Bồng Hương cũng diễn ra ở vùng đất này.

Đoạn trích Nàng Ờm được lấy từ tập truyện thơ Nàng Ờm – chàng Bồng Hương của người Mường. Tựa đề Nàng Ờm nhắn nhủ là độc đáo và gây tò mò cho người đọc:

“Các cố, các mẹ ơi

Hôm nay trăng sáng đẹp ngời

Em kể lại kiếp khốn cho các mẹ biết

Em kể lại kiếp khốn cho các mẹ hay

Cái chuyện con Ờm

Trên núi Làn Ai

Quê nhà Ờm ở đất Cành Nành

Làng Ca Da, mường Kỳ Ống

Để các mẹ suy đi nghĩ lại

Mà thương cho cái kiếp con người”

Mở đầu bài thơ, lí lịch của Nàng Ờm đã được giới thiệu rất cụ thể. Quê nhà của Ờm ở Cành Nành (xã Lâm Xa, thuộc thị trấn Cành Nành). Các địa danh như Làn Ai, Cành Nành, Ca Da, Kỳ Ống, đều thuộc phía Tây tỉnh Thanh Hóa, nơi tập trung đồng bào dân tộc người Mường. Nàng Ờm đang kể câu chuyện tình yêu của mình để cho những người còn sống rút ra bài học và không phải chịu số phận bất hạnh như Ờm và Bồng Hương.

Nàng Ờm sinh ra trong một gia đình giàu có. Bố nàng Ờm quyền nhiều thế, mẹ nàng phép nhiều khuôn. Nhà Ờm có hai chị em gái, Nàng Ờm là chị cả. Hai chị em lớn lên trong khuôn phép gia đình.

Chàng Bồng Hương ngược lại, nhà nghèo, từ nhỏ đã trèo cây hái quýt cho mẹ Ờm. Chàng ghi nhớ lời hứa của bà là nếu bà đẻ con trai, chàng sẽ làm bạn chài lưới, đẻ con gái, chàng “nên cửa nên nhà”. Chàng Bồng Hương và Nàng Ờm quen biết nhau từ nhỏ. Từ khi Ờm mười lăm tuổi, chàng Bồng Hương đã để ý tới và ngỏ lời với nàng. Hai người yêu nhau bằng tình cảm chân thành, mong có hạnh phúc đơn giản và trọn vẹn.

Nàng Ờm và chàng Bồng Hương phải yêu nhau lén lút vì sợ gia đình. Bố mẹ Ờm chê nhà Bồng Hương nghèo, cấm đoán, ngăn cản và sử dụng nhiều biện pháp để chia rẽ tình yêu của hai người. Nhưng Ờm vẫn dành trọn trái tim cho Bồng Hương. Một đêm, bố mẹ đánh đập và nhốt Ờm vào buồng. Em gái Ờm đã mở cửa để Ờm chạy trốn. Sau đó, Ờm và Bồng Hương cùng nhau bỏ nhà và chạy lên núi Làn Ai:

“Các mẹ sống trên đời

Đừng chê người ăn ngón”

Kể từ ngày lên núi Làn Ai, chàng Bồng Hương đã dành cho nàng Ờm một tình yêu và sự chăm sóc vô cùng chu đáo. Chàng không ngại đi xin gạo, mượn nồi nấu cháo và chăm sóc những vết thương trên cơ thể nàng. Họ cùng nhau tính đến việc trốn đến một mường khác để tận hưởng cuộc sống êm đềm và hạnh phúc bên nhau. Tuy nhiên, nàng Ờm lại không dám thực hiện điều đó vì sợ bị người dân trong làng phê phán và chỉ trích vì “sợ quyền cha, phép mẹ”. Để giữ trọn lời thề hẹn về bên ma, nàng đã quyết định ăn lá ngón, một hành động đầy tự nguyện và hy sinh.

Sau những nhịp đau buồn và thương xót tràn đầy trong trái tim vì người yêu, ngay sau đó, chàng Bồng Hương cũng đã quyết định ăn lá ngón để cùng nàng Ờm hòa quyện và sống bên nhau trong kiếp sau, tại chốn mường Ma. Tuy bố mẹ nàng Ờm đã tìm thấy xác con gái mình trên núi Làn Ai và đầy ân hận và thương xót muốn đưa con về mường để chính thức an nghỉ, nhưng hồn vía của nàng đã từ chối điều đó và nàng đã xin ở lại núi Làn Ai, nơi đã trở thành một chốn tình yêu vĩnh cửu.

Dù không thể đến được với nhau trên cõi trần gian, nàng Ờm và chàng Bồng Hương đã quyết định cùng về chốn mường Ma để tìm thấy hạnh phúc trọn vẹn và không gian tình yêu không bị giới hạn bởi thế gian. Và vào những đêm trăng sáng, hồn của nàng lại hiện về để kể cho đời sau nghe một câu chuyện tình đẹp đẽ và đầy ý nghĩa, là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt và hy sinh vô điều kiện:

“Các cố các mẹ ơi

Cửa nhà em bận lắm

Chàng Bồng Hương lắm việc nhiều công

Buổi sớm, đi đánh lưới sông cái

Buổi chiều, đi đánh chài sông con

Tối tăm săn hổ trên non một mình

Còn em, buổi sáng chăm con lợn, con gà

Buổi chiều, em đi cấy, đi hái

Giữa đêm, anh đan chài vóng cái

Về sáng, anh đan lưới vóng ngoài

Em thì vào ra cửi canh may vá”

Chuyện tình của nàng Ờm và chàng Bồng Hương khép lại với hai câu thơ sâu nặng nghĩa tình:

Núi Làn Ai nghèo tiền, nghèo của

Nhưng Làn Ai giàu nghĩa, giàu tình.

Trên vùng núi Làn Ai này, truyện thơ Nàng Ờm và chàng Bồng Hương đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn hóa dân gian của người Mường. Những câu chuyện đầy cảm xúc kể về tình yêu giữa đôi trai gái chưa thể thành vợ chồng trên vùng núi Làn Ai đã truyền miệng và truyền tai từ đời này sang đời khác. Nó trở thành một huyền thoại bất tử, một biểu tượng cho tình yêu đích thực.

Truyện thơ Nàng Ờm và chàng Bồng Hương sẽ luôn là một câu chuyện được người dân Mường truyền tai nhau vào đêm trăng tròn hay những buổi tối lạnh lẽo. Tình yêu trong câu chuyện này đã thắp sáng niềm hy vọng và tình người, để lại những điều kỳ diệu và đẹp đẽ trong lòng người nghe. Những cung đường đá cuội trên vùng núi Làn Ai đã chứng kiến những lời thơ ca ngợi tình yêu mãnh liệt, đẹp đẽ và sâu lắng của Nàng Ờm và chàng Bồng Hương.

Nàng Ờm, một cô gái xinh đẹp và tốt bụng, sống trong một ngôi làng nhỏ ven đường mòn giữa những ngọn núi hiểm trở. Chàng Bồng Hương, một chàng trai mạnh mẽ và nghịch ngợm, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong làng và bảo vệ Nàng Ờm khỏi mọi nguy hiểm. Tình yêu giữa họ được thiên nhiên và thần linh ban tặng, và họ đã trải qua nhiều thử thách và khó khăn để giữ vững tình yêu của mình.

Cùng với sự đam mê và tình yêu cháy bỏng, Nàng Ờm và chàng Bồng Hương đã vượt qua mọi rào cản và khắc phục mọi trở ngại để có thể ở bên nhau. Những cuộc phiêu lưu và những thử thách trên vùng núi Làn Ai đã làm cho tình yêu của họ trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết. Truyện thơ Nàng Ờm và chàng Bồng Hương không chỉ là một câu chuyện tình yêu, mà còn là một bài học về lòng kiên nhẫn, sự hy sinh và lòng trung thành.

3. Phân tích Nàng Ờm nhắn nhủ mẫu 3

Bài thơ Nàng Ờm nhắn nhủ là một tác phẩm văn học dân gian của dân tộc Mường. Truyện thơ này kể về câu chuyện tình yêu bi thảm giữa hai người Ờm và Bồng Hương. Nhân vật chính, nàng Ờm, kể lại những biến cố và đau khổ mà cô trải qua trong cuộc đời mình và được lưu truyền qua bài truyện thơ Nàng Ờm nhắn nhủ.

Truyện thơ mở đầu bằng câu chào “Các cố, các mẹ ơi!”, một cách gọi quen thuộc trong truyện thơ dân gian. Điều này tạo nên một không gian văn hóa cộng đồng đặc trưng của dân tộc Mường. Trong truyện thơ, nàng Ờm kể về cuộc đời khó khăn của mình và mong muốn chia sẻ những nỗi đau đớn đó với các cố, các mẹ. Nàng Ờm được sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng tình yêu của cô với Bồng Hương lại bị xã hội và gia đình phản đối do khoảng cách giàu nghèo và đẳng cấp xã hội. Ờm và Bồng Hương buộc phải bỏ trốn lên núi Làn Ai để tránh sự can thiệp và sự phản đối của gia đình. Trên núi, hai người sống một cuộc sống đơn giản nhưng hạnh phúc. Tuy nhiên, vì sợ gia đình sẽ tìm đến và xử phạt họ, Ờm đã tự kết liễu đời mình bằng cách ăn lá ngón, Bồng Hương cũng đã chọn ra đi theo người yêu của mình.

Truyện thơ cũng miêu tả cuộc sống lao động hàng ngày của Ờm và Bồng Hương trên núi Làn Ai. Cả hai cống hiến và chăm chỉ làm việc, không ngừng nghỉ và hết lòng chăm sóc cho nhau. Cuộc sống của họ trên núi được miêu tả bằng những hình ảnh sống động và cân xứng, mang tính nhân văn và tình cảm. Nhờ vào việc sử dụng những chi tiết đời thường, bài thơ mang lại sự thân thiết và gần gũi, khiến người đọc dễ dàng đồng cảm với những cảm xúc và trăn trở của nhân vật chính. Bài thơ cũng thể hiện rõ tình yêu và tình người trong văn hóa dân tộc Mường. Nàng Ờm và chàng Bồng Hương là những nhân vật truyền cảm hứng và tình cảm chân thành qua việc hy sinh tất cả để bảo vệ tình yêu của mình. Bằng cách dùng lời kể của Ờm, bài thơ truyền tải thông điệp về tình yêu cao đẹp và lòng trung thành, sự kiên nhẫn và hy sinh, cùng với những khó khăn và gian truân của cuộc sống.

Cũng như nhiều bài thơ dân gian khác, “Nàng Ờm nhắn nhủ” cũng mang trong mình những giá trị văn hóa và truyền thống của người dân tộc Mường. Bài thơ không chỉ kể một câu chuyện tình yêu cá nhân, mà còn đề cập đến tầm quan trọng của gia đình, cộng đồng và lòng tự hào với nguồn gốc dân tộc. Từ những chi tiết về địa danh, cuộc sống hàng ngày và công việc của nhân vật, chúng ta có thể nhận thấy sự trân trọng và gắn bó sâu sắc với vùng đất và người dân của Mường. Dù phải đối mặt với áp lực xã hội và gia đình, nhưng Ờm và Bồng Hương quyết định sống theo tình yêu của mình, không chấp nhận sự ép buộc và giới hạn. Điều này truyền tải một thông điệp về quyền tự do và sự đấu tranh cho sự công bằng trong tình yêu và cuộc sống. Bài thơ cũng thể hiện sự tưởng tượng và mơ mộng của người dân tộc Mường. Từ những hình ảnh như “bầu trời xanh lấp lánh trên mây trắng”, “rừng sậy xanh mượt đẹp tuyệt diệu”, hay “đàn chim rừng thả mình trên không trung”, bài thơ tạo nên một không gian mơ hồ và thần tiên, mang đến cảm giác của một thế giới thuần túy và không gian tưởng tượng phong phú.

Nàng Ờm nhắn nhủ là một tác phẩm mang đậm tính dân gian, thể hiện tình yêu và tình người trong văn hóa dân tộc Mường. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ sinh động, hình ảnh tươi sáng và thông điệp sâu sắc, bài thơ tạo nên một câu chuyện tình yêu đẹp và truyền cảm hứng cho người đọc về tình yêu đôi lứa cũng như khuyến khích chăm chỉ làm lụng.

----------------------------------------------------------

Kho tài liệu phong phú của VnDoc vẫn còn rất nhiều tài liệu hay chờ các bạn khám phá. Mời các bạn truy cập vào Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức, Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức để tìm kiếm những tư liệu mới. Chúc các bạn học tốt!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm