Mở bài Vợ nhặt hay nhất
Mở bài tác phẩm Vợ nhặt
Hướng dẫn cách viết mở bài truyện ngắn “Vợ nhặt” và một số mở bài mẫu do VnDoc biên soạn và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo nhé.
1. Hướng dẫn cách viết mở bài tác phẩm “Vợ nhặt”
a. Mở bài trực tiếp
Mở bài trực tiếp là mở bài dẫn thẳng vào vấn đề, nêu về tác giả, tác phẩm ở ngay từ những câu đầu tiên.
Mở bài này tương đối ngắn gọn, hàm súc tuy nhiên không được đánh giá cao vì nó rất dơn giản.
Với tác phẩm Vợ nhặt mở bài này thường có chung mô típ, đó là: “Kim Lân là tác giả nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, ông đã để lại nhiều tác phẩm hay, nổi tiếng; một trong số đó phải kể đến là truyện ngắn “Vợ nhặt.”
b. Mở bài gián tiếp
Mở bài gián tiếp là mở bài không dẫn luôn vào vấn đề. Thông thường, chúng ta sẽ dẫn thông qua những chi tiết, những sự kiện có gắn liền với tác giả, giai đoạn lịch sử, phong cách văn chương, đặc trưng nhân vật…
Mở bài gián tiếp thường dài hơn mở bài trực tiếp, người làm bài phải dùng tư duy, vốn hiểu biết của mình để liên kết các sự kiện với tác phẩm thành một khối thống nhất cả về ý nghĩa lẫn cách thành văn.
Đối với truyện ngắn “Vợ nhặt”, chúng ta nên theo sát những nội dung sau để hình thành mở bài gián tiếp:
- Nhân vật: người nông dân.
- Tình huống truyện đặc sắc.
- Giai đoạn 1945 - 1975 có nhiều tác gả viết về người nông dân nhưng Kim Lân là một trong số những tác giả thành công nhất.
- Kết thúc truyện, Kim Lân mở ra cho nhân vật của mình một tương lai mới tươi sáng hơn.
2. Mở bài “Vợ nhặt” ngắn nhất
a. Mở bài phân tích truyện ngắn “Vợ nhặt”
Trong kho tàng văn học Việt Nam, có rất nhiều tác phẩm hay, đặc sắc; trong đó không thể không nhắn đến truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
b. Mở bài phân tích nhân vật Tràng
Người nông dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn có đức tính hiền lành, thật thà, chất phác. Anh Tràng trong “Vợ nhặt” của Kim Lân cũng là người như thế nhưng ở anh còn có sự hào phóng. Chính điều đó đã làm nên thành công cho tác phẩm.
c. Mở bài phân tích nhân vật Thị
Truyện ngắn “Vợ nhặt” không chỉ thành công bởi có tình huống truyện đặc sắc, ngôn ngữ bình dị mà còn cuốn hút bởi nhân vật cô thị khi cô mạnh dạn theo anh Tràng về làm vợ.
3. Mở bài “Vợ nhặt” hay nhất
a. Mở bài phân tích truyện ngắn “Vợ nhặt” hay nhất
Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến giai đoạn 1945 - 1975 đã ghi danh tên tuổi của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Một trong những tác giả tiêu biểu của giai đoạn này là Kim Lân với truyện ngắn “Vợ nhặt.”
b. Mở bài phân tích nhân vật Tràng hay nhất
“Người nông dân” là đề tài quen thuộc khơi nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ. Dưới ngòi bút của mỗi tác giả khác nhau, người nông dân lại hiện lên với diện mạo khác nhau. Nếu người nông dân trong “Lão Hạc” của Nam Cao rơi vào cảnh bần cùng phải ăn bả chó để chết thì trong câu chuyện “Vợ nhặt” của mình, tác giả Kim Lân lột tả người nông dân là anh Tràng với vẻ ngốc nghếch nhưng lạc quan gây ấn tượng sâu sắc với bạn đọc.
c. Mở bài phân tích nhân vật Thị hay nhất
Kim Lân là một trong những nhà văn thành công khi viết về đề tài người nông dân. Dưới ngòi bút của ông, mỗi nhân vật có một vẻ đẹp, tính cách khác nhau nhưng lại mang tính đặc trưng đại diện cho những con người lúc đó. Một trong những nhân vật tiêu biểu nhất mà ông đã khắc họa thành công đó chính là cô thị trong truyện ngắn “Vợ nhặt.
d. Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ
Người mẹ Việt Nam hiền lành, nhẫn nhục, giàu lòng nhân ái,... đã trở thành đề tài rất thân thuộc trong văn học Việt Nam, đặc biệt là thời kì 1945 - 1975. Giữa những năm tháng phủ đầy bóng tối của nạn đói ấy, khi con người ta dễ dàng đánh mất đi nhân tính vì bữa cơm, thì vẫn có những người mẹ hiền lương sẵn sàng đánh đổi sự sống của mình để cưu mang người khác. Điển hình trong số đó là bà cụ Tứ - người mẹ tần tảo, nhân hậu trong tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.
4. Mở bài Vợ nhặt nâng cao
a. Mở bài Vợ nhặt nâng cao mẫu 1
Văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám không chỉ giàu tính chiến đấu mà còn mang giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc. "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm như vậy, từng trang viết đều thẫm đẫm tinh thần nhân đạo cao cả. Tác phẩm được hoàn thành thời gian sau năm 1955, dựa trên bản thảo cũ viết ngay sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Khoảng cách hơn mười năm ấy đã giúp nhà văn thể nghiệm sâu sắc tư tưởng của tác phẩm, làm cho nó trở thành tác phẩm mang những giá trị to lớn, sâu sắc và phong phú.
b. Mở bài Vợ nhặt nâng cao mẫu 2
Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi sau này chúng ta vẫn còn ấn tượng và yêu quý nhà văn Kim Lân, anh Tràng, cô thị, bà cụ Tứ cùng truyện ngắn Vợ nhặt.
c. Mở bài Vợ nhặt nâng cao mẫu 3
Để làm nên một tác phẩm thành công, bên cạnh việc lựa chọn chủ đề, xây dựng nhân vật và sử dụng các biện pháp nghệ thuật thì mỗi nhà văn cần phải khai thác tốt các giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo để câu truyện của mình mang nhiều giá trị ý nghĩa. Nhà văn Kim Lân đã vô cùng thành công khi viết Vợ nhặt, qua những giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, ta càng thêm yêu mến câu truyện và các nhân vật hơn.
d. Mở bài Vợ nhặt nâng cao mẫu 4
Nhà văn Nam Cao đã từng viết trong tác phẩm Giăng sáng: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.” Đây là một lời nhận xét vô cùng giá trị và ý nghĩa. Và ý nghĩa này hoàn toàn đúng đắn trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Câu truyện không chỉ lột tả hiện thực đau xót lúc bấy giờ mà còn thể hiện tình yêu thương sâu sắc của tác giả đối với nhân vật mà ông dựng nên.
e. Mở bài Vợ nhặt nâng cao mẫu 5
Nhà văn Kim Lân từng nói về nạn đói năm 1945 rằng: “Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia sáng về đạo đức, danh dự“. Và “Vợ nhặt” của ông chính là tác phẩm đi sâu vào khai thác tia sáng đẹp đẽ trong bi kịch tăm tối ấy của nạn đói. Thông qua câu chuyện nhặt được vợ của anh cu Tràng, nhà văn Kim Lân không chỉ nói lên sự sống mỏng manh của con người trước nạn đói khủng khiếp mà quan trọng hơn cả là đứng trên bờ vực của sự sống và cái chết ấy vẻ đẹp của con người vẫn luôn tỏa rạng, trong cái khốn cùng, thiếu thốn, đói nghèo con người vẫn dành cho nhau những tình cảm thật chân thành và đáng trân trọng nhất.
f. Mở bài Vợ nhặt nâng cao mẫu 6
Lịch sử dân tộc Việt Nam ta đã phải trải qua biết bao khổ cực, gian truân, phải đấu tranh với những lũ giặc thâm thù ác độc. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ngoài việc đánh dấu mốc son chói lọi, vẻ vang song vận mệnh của đất nước lại rơi vào lâm nguy. Đây cũng là thời điểm nạn đói hoành hành khiến cho hàng triệu người dân chết đói, là một nỗi ám ảnh kinh hoàng trong ký ức của biết bao con người. Và cho đến tận ngày nay, không ai có thể phủ nhận được sự khủng khiếp của nó. Nhà văn Kim Lân, bằng sự nhân đạo và tài năng nghệ thuật của mình đã khắc họa lại rõ nét khung cảnh nghèo đói của con người lúc bấy giờ qua truyện ngắn “Vợ nhặt’. Ngoài việc tái hiện lại khung cảnh thê lương ấy, “Vợ nhặt” còn ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người, niềm khao khát được sống, được hạnh phúc, khao khát về một tương lai tươi sáng dù họ có ở mấp mé bờ vực của cái chết.
5. Mở bài Vợ nhặt: Tình huống truyện
a. Mở bài trực tiếp
Có thể nói Vợ nhặt là tác phẩm thành công trong sự nghiệp sáng tác của tác giả Kim Lân. Để làm nên thành công đó, chúng ta không thể không nhắc đến tình huống truyện đặc sắc.
b. Mở bài gián tiếp
Mở bài gián tiếp mẫu 1
Kim Lân viết truyện ngắn không nhiều nhưng được coi là một trong những cây bút tài năng để lại những áng văn đặc sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Trên 50 năm lao động nghệ thuật miệt mài, ông chỉ để lại cho đời hai tập truyện ngắn ít ỏi. "Vợ nhặt" là một chương được viết lại của truyện dài "Xóm ngụ cư" đã bị thất lạc năm 1946. Truyện ngắn là kết tinh độ chín của cả một quá trình nghiền ngẫm lâu dài và kĩ lưỡng về mặt nghệ thuật, đặc biệt là tình huống truyện độc đáo.
Mở bài gián tiếp mẫu 2
Để làm nên một tác phẩm văn học hay, giàu ý nghĩa bao gồm nhiều yếu tố đòi hỏi mỗi tác giả phải luôn sáng tạo. Bên cạnh việc xây dựng nhân vật, xây dựng chi tiết thì việc xây dựng tình huống truyện cũng vô cùng quan trọng. Một trong những truyện ngắn có tình huống truyện đặc sắc nhất phải kể đến đó là truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
6. Mở bài về phân tích nhân vật bà cụ Tứ
Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ mẫu 1
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân lấy bối cảnh là nạn đói khủng khiếp năm 1945 để diễn tả được cái đói có sức nặng như thế nào, nhưng ngụ ý của tác giả chính là việc dựa trên nạn đói để lột tả tính cách “trong như ngọc sáng ngời” của những con người, những mảnh đời lầm thân. Nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng điển hình cho người đàn bà nghèo khổ đến cùng cực nhưng có tình yêu thương con đến vô bờ bến. Hẳn rằng người đọc sẽ không bao giờ quên những lời mà Kim Lân đã dành cho bà.
Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ mẫu 2
Nhà văn Kim Lân là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện thực Việt Nam. Ông được xem là nhà văn của làng quê Việt Nam với những sáng tác luôn chạm đến trái tim người đọc bằng sự giản dị, gần gũi. Tác phẩm Vợ Nhặt của ông được sáng tác trong bối cảnh đất nước lầm than, nạn đói hoành hành năm 1945. Thành công của tác phẩm chính là nhờ sự thành công trong việc khắc họa nhân vật của tác giả. Nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo, khắc khổ nhưng giàu tình yêu thương là một nhân vật được khắc họa rất thành công.
7. Mở bài về phân tích nhân vật người Vợ nhặt
Mở bài mẫu 1
Tác phẩm Vợ nhặt xoay quanh câu chuyện của ba người trong một gia đình ngụ cư. Điều lạ là một người làm nên chính cái tên của truyện lại không có tên, không biết tuổi. Đó chính là vợ Tràng. Người phụ nữ ấy chỉ là một trong số hàng ngàn, hàng vạn thân phận phụ nữ cùng thời. Do đó, người ấy rất rễ bị lãng quên, ít ai chú ý tới nhưng với nhà văn đó là một số phận không thể bỏ qua, một số phận gây nhức nhối, trăn trở. Sự hấp dẫn của nhân vật nữ này phải chăng là từ một người trong cõi mù mịt, không đâu vào đâu trở thành một nàng dâu hiền thục của bà cụ Tứ?
Mở bài mẫu 2
Kim Lân là nhà văn có vốn am hiểu phong phú về cuộc sống và tâm hồn của người nông dân. Viết về làng quê, người nông dân bằng những tình cảm chân thành, bình dị nhưng vô cùng tinh tế nên văn của Kim Lân thường dễ chạm đến những tình cảm sâu kín nhất bên trong mỗi độc giả. Vợ nhặt không chỉ là truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân mà còn là tác phẩm tiêu biểu của nền văn học hiện thực Việt Nam khi khắc họa sống động cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của con người trong nạn đói. Tiêu biểu cho hình ảnh và thân phận con người trong nạn đói, đó chính là nhân vật người vợ nhặt.
Mở bài mẫu 3
Người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân dù không phải nhân vật trung tâm nhưng lại giữ một vị trí cực kì quan trọng trong toàn bộ tác phẩm. Có thể nói với nhân vật này, thì giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm mới được hoàn chỉnh hơn.
Mở bài mẫu 4
Kim Lân là một trong số ít những nhà văn thành công khi viết về cái nghèo, cái đói để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Khi viết về cái đói, Kim Lân không dừng lại ở việc khơi gợi lòng thương cảm, xót xa mà còn tạo ra một nỗi ghê sợ, ám ảnh về sức mạnh hủy diệt của nó đối với nhân phẩm và thể xác con người. Tuy nhiên, với thông điệp “Hãy tin ở con người”, hầu hết nhân vật của Kim Lân, đến cuối truyện luôn tìm về với bản chất tốt đẹp, đáng quý của mình. Đại diện cho kiểu nhân vật này, chúng ta có thể kể đến người vợ nhặt trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn. Đây là nhân vật bị cái đói xui khiến, sẵn sàng vứt bỏ tự tôn, nhắm mắt đưa chân theo người xa lạ vì một miếng ăn. Nhưng, ở đâu đó trong con người thị vẫn luôn tồn tại những phẩm chất đáng trân trọng của một người phụ nữ truyền thống: đảm đang, biết vun vén gia đình và cũng đầy tinh tế, ý nhị.
8. Mở bài phân tích nhân vật Tràng
Mở bài mẫu 1
Kim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và những con người dân quê, lam lũ hồn hậu, chất phác mà giàu tình yêu thương. Vợ nhặt là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông. Tác phẩm đã khắc hoạ thành công nhân vật Tràng, một người lao động nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương, luôn khao khát hạnh phúc gia đình giản dị, biết hướng tới tương lai tươi đẹp.
Mở bài mẫu 2
Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông thường viết về nông thôn và người nông dân bằng lời văn chân thật xúc động khi miêu tả đời sống, cảnh ngộ và tâm lý của họ. Truyện ngắn "Vợ nhặt" là tác phẩm xuất sắc in trong tập "Con chó xấu xí"(1962). Bối cảnh của truyện là nạn đói thê thảm khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. Nhưng dù ở hoàn cảnh nào ngay cả khi cận kề bên cái chết họ vẫn yêu thương cưu mang đùm bọc lẫn nhau, vẫn khát khao hạnh phúc và có niềm tin bất diệt vào tương lai. Những phẩm chất tốt đẹp ấy được nhà văn thể hiện qua nhân vật Tràng.
Mở bài mẫu 3
Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân ban đầu có tên là Xóm ngụ cư. Truyện được Kim Lân viết sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, nhưng mãi đến khi hòa bình lập lại (1954), Kim Lân mới sửa lại và đưa in chính thức. Truyện ngắn Vợ nhặt vừa tố cáo xã hội đẩy con người đến nạn đói khủng khiếp, khiến mạng người trở nên rẻ rúng như rơm rác; vừa có ý nghĩa nhân bản sâu sắc.
Trong truyện ngắn này, nhà văn Kim Lân muốn nói với chúng ta một vấn đề, đó là người dân lao động trong bất kì tình huống nào cũng khao khát tình yêu thương, khao khát hạnh phúc gia đình và vẫn tin vào cuộc sống tương lai Tràng là hình tượng nhân vật trung tâm của câu truyện, thể hiện khá sâu sắc chủ đề của truyện ngắn này.
Mở bài mẫu 4
Kim Lân là nhà văn lão làng trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Ngòi bút của ông hướng đến những mảnh đời bất hạnh, làng quê Việt Nam, những người nông dân chân chất mộc mạc, nghèo đói nhưng tràn đầy tình yêu. Truyện ngắn “Vợ nhặt” là một trong những kiệt tác tái hiện lại chân thực nhất hình ảnh người nông dân sống trong nạn đói năm 1945. Đặc biệt tác giả đã khắc họa thành công diễn biến tâm lý của nhân vật chính: anh cu Tràng.
Mở bài mẫu 5
Kim Lân - một nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam vào giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám. Ông là một người yêu quê hương đất nước, giàu lòng thương người. Kim Lân đã khắc họa rất thành công bức tranh của nạn đói năm Ất Dậu, nạn đói lịch sử của nước ta năm 1945 qua tác phẩm truyện ngắn “Vợ Nhặt”. Đặc biệt là qua hình ảnh nhân vật Tràng, một người nông dân nghèo đói bất hạnh nhưng trong anh lại có một tấm lòng giàu tình thương người, giàu khát vọng hạnh phúc. Tất cả được thể hiện qua câu chuyện đầy bất ngờ của Tràng - câu chuyện nhặt vợ giữa ngày đói.
Mở bài mẫu 6
Kim Lân là một trong những nhà văn điển hình của nền văn chương hiện thực Việt Nam, ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Vợ nhặt là truyện viết về hình ảnh người dân cày trong nạn đói năm 1945. khi kể tới tác phẩm này người đọc không thể ko nhắc đến anh cu Tràng, nhân vật vật chính của truyện được tác kém chất lượng vun đắp rất thành công.