Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về quan điểm "Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho sự nghiệp chung"

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về quan điểm "Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho sự nghiệp chung" là tài liệu học tập gồm dàn ý và văn mẫu được VnDoc biên soạn chi tiết. Mời các bạn tham khảo!

1. Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho sự nghiệp chung mẫu 1

Bác Hồ đã từng phát biểu: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó". Quả thực, tài năng của một con người chỉ được kiểm chứng và phát huy tác dụng khi nó thực sự được sử dụng để cống hiến cho tập thể. Chính vì vậy, quan điểm “Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho sự nghiệp chung” là một quan điểm đúng đắn, tiến bộ. Quê hương, đất nước luôn là một niềm tự hào của mỗi con người. Chúng ta may mắn biết bao khi được sống trong sự yên bình và hiện đại. Để ta có được ngày hôm nay, biết bao bậc hiền tài đã đóng góp tài năng và xương máu của mình cho đất nước. Dù ở hoàn cảnh lịch sử nào, thời chiến hay thời bình thì quốc gia vẫn luôn cần những người tài giỏi. Họ sẽ mang đến tư duy mới, sáng tạo không ngừng và luôn tràn đầy khát vọng cống hiến để thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh xã hội. Nếu tài năng chỉ được sử dụng cho những mục đích nhỏ nhen, tư lợi cá nhân thì sớm muộn thứ tài năng ấy cũng sẽ lụi tàn. Chỉ bằng cách đem năng khiếu và tâm huyết của mình ra giúp nước, giúp đời thì những giá trị mà ta tạo ra mới tồn tại vĩnh viễn cùng non sông.

2. Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho sự nghiệp chung mẫu 2

Bác Hồ của chúng ta từng nói "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không. Dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với cường quốc năm châu được hay không? Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Câu nói của Bác không chỉ thể hiện niềm tin vào thế hệ tương lai của đất nước mà còn giúp chúng ta thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Sự nỗ lực, cố gắng học hỏi của chúng ta ngày hôm nay sẽ là những trái ngọt cống hiến cho đất nước trong tương lai. "Cống hiến" là việc đóng góp sức lực, tài năng, trí tuệ của bản thân để đóng góp cho công cuộc phát triển chung của cộng đồng, xã hội. Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay, có rất nhiều những tấm gương đáng quý về sự cống hiến, càng đáng quý hơn khi sự cống hiến ấy được thực hiện một cách âm thầm, không phô trương, đó là những chiến sĩ công an chấp nhận sự nguy hiểm "nằm vùng" nhằm triệt phá những băng đảng tội phạm, đó là những thầy cô giáo rời xa quê hương để lên những vùng cao để "mang đến con chữ" cho trẻ em nghèo nơi đây. Tất cả những cống hiến ấy đều thật đẹp, thật ý nghĩa biết bao. Mỗi một cống hiến dù lớn hay nhỏ đều góp phần tích cực vào quá trình dựng xây, hội nhập của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương cống hiến hết mình thì vẫn có những con người sống ích kỉ, chỉ biết mưu cầu lợi ích cá nhân mà không biết cống hiến cho cuộc sống chung. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức để có thể cống hiến một phần sức lực nhỏ bé để dựng xây quê hương, đất nước.

3. Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho sự nghiệp chung mẫu 3

Từ xưa đến nay, người tài luôn giữ một vị trí quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Ngày nay, khi xu thế toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, trên con đường hội nhập của đất nước, vai trò của người tài lại càng được trú trọng hơn bao giờ hết. Bởi dưới sự góp sức của họ, đất nước mới có thể phát triển, lớn mạnh, nhân dân mới được ấm lo, hạnh phúc. Họ là những người xuất chúng trong quần chúng, có cái nhìn chiến lược với năng lực làm việc tốt. Vậy nên, đất nước, nhân dân cần họ. Đồng thời, những người tài cũng phải nhận rõ được nghĩa vụ phải cống hiến sức mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, đây là nghĩa vụ cao cả của con người trong xã hội. Vì vậy, không nên vì giỏi mà sinh kiêu, xem thường người khác bởi như vậy nó sẽ đánh mất giá trị vốn có của người tài như Bác Hồ nói “tài phải đi với đức” thì mới làm được việc lớn.

4. Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho sự nghiệp chung mẫu 4

“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”

Câu hát đã gợi cho ta nhiều suy ngẫm về vấn đề: Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng. Đối với thời đại hiện nay, sự đóng góp của những người tài là vô cùng quan trọng. Người có tài miệt mài học tập, rèn luyện đem lại những tấm huy chương sáng giá, không ngừng khám phá, tìm tòi sáng tạo những cái mới góp phần xây dựng đất nước. Người tài giỏi không chỉ là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng và phát triển xã hội mà còn quyết định sự suy thịnh, tồn vong của đất nước. Những người tài là lực lượng đi đầu tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào đời sống và sản xuất. Những người tài mang những tư duy tích cực, tính sáng tạo không ngừng và những hoài bão lớn lao góp phần thúc đẩy sự tiến bộ văn minh của xã hội, đưa nền kinh tế ngày càng hội nhập và phát triển. Những sự đóng góp ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc, giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định vị thế trước toàn thế giới.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
VnDoc PRO - Tải nhanh, làm toàn bộ Trắc nghiệm, website không quảng cáo!
So sánh các gói Thành viên
Đặc quyền
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
FREE
Tải toàn bộ tài liệu Cao cấp
(Bộ đề thi; Bộ bài tập Chuyên đề; Bộ bài tập cuối tuần)
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm + Lưu kết quả
4 khóa học Tiếng Anh trực tuyến
6 khóa học Toán trực tuyến
79.000/ tháng
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm