Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết đoạn văn bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi

Viết đoạn văn bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu học Ngữ văn 11 Kết nối tri thức.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi,... mà tác giả đã thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng.

1. Viết đoạn văn bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi mẫu 1

Trong chúng ta khi sinh ra cũng đều phải học hỏi rất nhiều kiến thức trong cuộc sống để hoàn thiện mình trong mọi mặt. Trong đó, cách ứng xử là điều vô cùng quan trọng, nó thể hiện con người chúng ta có phải là người có tri thức, được người khác tôn trọng và kính nể cũng do cách cư xử của con người mà ra. Cách cư xử được thể hiện ra bên ngoài bằng những lời nói hành động, cử chỉ, thái độ của chúng ta với những người xung quanh. Nó thể hiện hành vi trong giao tiếp. Thông qua cách cư xử trong giao tiếp con người ta có thể đoán được tính cách, đạo đức lối sống của một con người. Từ đó, có thể có những cái nhìn thiện cảm hoặc không thiện cảm với một ai đó. Cách ứng xử khôn khéo hòa nhã, sẽ được nhiều người yêu quý, kính nể tôn trọng. Trong công việc làm ăn kinh doanh bạn dễ dàng thiết lập được các quan hệ tốt với đối tác. Trong cuộc sống bạn dễ dàng tạo mối quan hệ thân thiết với những người xung quanh mình, tạo được uy tín, tiếng nói riêng. Trong học tập khi bạn biết cách cư xử, thì được bạn bè nể phục yêu mến. Giỏi mà không kiêu căng tự phụ, biết giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ, đó mới là điều đáng trân trọng. Trong xã hội rất nhiều người thiếu may mắn hơn chúng ta, cần sự giúp đỡ của chúng ta. Nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn bần cùng phải đi ăn xin, ăn mày sống cảnh lang thang đầu đường, nhưng không ít nhà hảo tâm đã giúp đỡ họ tạo cho họ những mái nhà chung, những nơi che nắng che mưa, tạo công ăn việc làm cho họ.

2. Viết đoạn văn bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi mẫu 2

Qua bài “Bài ca ngất ngưởng”, ta có thể thấy rằng, lối sống ngất ngưởng của ông đều được xuất phát từ quan niệm Nho giáo đó là đề cao lòng trung quân, đây cũng chính là nhân cách của một nhà nho chân chính. Nhân cách ấy thật đặc biệt, khác lạ, ông không khuôn mình, trói buộc theo những tư tưởng Nho học, mà “ngất ngưởng” theo cách của riêng mình nhưng vẫn vẹn đạo với vua, với nước. Đây cũng chính là điểm nhấn tạo nên dấu ấn riêng biệt cho Nguyễn Công Trứ. Ông đã từng nắm giữ các vị trí quan trọng như Thủ khoa đứng đầu khoa thi Hương tức Giải nguyên, Tham tán đại thần chỉ huy quân sự ở vùng Tây Nam Bộ, Tổng đốc Đông đứng đầu một tỉnh hoặc vài ba tỉnh, Đại tướng tức là người cầm đầu đội quân bình Trấn Tây, phủ doãn đứng đầu ở kinh đô. Ngoài ra, ông còn có đóng góp khác như: khai hoang ở Kim Sơn và Tiền Hải, trị thủy ở đê sông Hồng; đấu tranh với tệ cường hào ở nông thôn… Tất cả công việc ấy đều được Nguyễn Công Trứ thực hiện với tinh thần trách nhiệm, có hiệu quả cao. Con đường công danh của ông thênh thang rộng mở cho đến khi ông được ‘Giải tố chi niên”. Ông tự tin khẳng định mình là người “Tài bộ” tức là kẻ có “tài năng lỗi lạc xuất chúng” trong vũ trụ. Theo quan niệm của nho giáo thì dù có tài giỏi đến đâu cũng cần phải khiêm tốn giữ mình nhưng Nguyễn Công Trứ đi ngược lại điều ấy tự tin, mạnh dạn đề cao vai trò của bản thân, thể hiện tài năng của mình phá vỡ bức tường thành của nho gia. Nhà nho chân chính là những người coi thường danh lợi, không màng vinh hoa phú quý. Lập thân cốt chỉ để giúp vua giúp nước. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy khi triều chính rối ren bao kẻ tranh giành chức tước, hơn thua nhau nhưng họ lựa cho mình con đường cáo quan về ở ẩn. Nguyễn Công Trứ cũng vậy khi nói về các chức vị của mình ông chỉ dùng những từ cộc lộc, ngắn gọn chứng tỏ ông không phải là người coi trọng công danh, mà tất cả chỉ là phận sự của đấng nam nhi đứng trong vũ trụ. Nguyễn Công Trứ đã từng có một câu nói nổi tiếng: “Làm tổng đốc tôi không lấy làm vinh, làm lính tôi cũng không coi là nhục”. Dù đã giữ nhiều chức quan lớn trong triều nhưng đối với ông cũng thật nhẹ tênh, không có gì quan trọng. Chính điều ấy khiến ông thể hiện mình với cái tôi “Ngất ngưởng” trong toàn bài.

3. Viết đoạn văn bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi mẫu 3

Được mất, khen chê, may rủi là những điều rất tự nhiên, xảy ra thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta. Qua góc nhìn của Nguyễn Công Trứ trong “Bài ca ngất ngưởng", ta dường như hiểu ra được một lý lẽ về sự được mất trong cuộc sống. Ông đã từng là quan, một người cống hiến hết sức mình vì đất nước, nhưng nay ông đã chấp nhận rời bỏ và bản thân ông cũng không thấy hối tiếc. Tại sao lại như vậy? Bởi với ông, cuộc sống quan trường không phải là cuộc sống mong ước của ông, thứ ông mong muốn là cuộc sống nhàn hạ, tự do tự tại giữa đời, bởi vậy mà sự được mất, khen chê ... ông nhận được nó như là hư vô, những thứ nhỏ bé không đáng nhắc đến, bởi vậy mà cuộc sống của ông ngay cả ở chốn quan trường hay cuộc sống hiện tại đều rất hiên ngang, tự do tự tại. Cuộc sống phóng khoáng, tự do của ông phần nào nhắc nhở chúng ta về cuộc sống thực tại, đừng lúc nào cũng chăm chăm vào sự được mất, may rủi, khen chê ở đời... bởi tất cả chỉ là những lời nói thoáng qua, đừng để nó ảnh hưởng quá nhiều đến bản thân và hãy sống đúng với những gì mình muốn, những gì mình đang có với cá tính thật của mình một cách chừng mực.

4. Viết đoạn văn bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi mẫu 4

Trong cuộc sống, sự được mất, khen chê, may rủi… luôn hiện hữu là hai mặt của vấn đề và nó xảy ra rất thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta. Qua cái nhìn của “Nguyễn Công Trứ” trong “Bài ca ngất ngưởng”, ta dường như hiểu ra được một lý lẽ về sự được mất trong cuộc sống. Ông đã từng là quan, một người cống hiến sức mình vì đất nước, nhưng nay thì không và bản thân ông cũng không thấy hối tiếc. Tại sao lại như vậy? Bởi với ông, cuộc sống quan trường không phải là cuộc sống mong ước của ông, thứ ông mong muốn là cuộc sống nhàn hạ, tự do tự tại giữa đời, bởi vậy mà sự được mất, khen chê… ông nhận được nó như là hư vô, những thứ nhỏ bé không đáng nhắc, bởi vậy mà cuộc sống của ông ngay cả ở chốn quan trường hay cuộc sống hiện tại đều rất hiên ngang, tự do tự tại. Cuộc sống phóng túng của ông phần nào nhắc nhở chúng ta về cuộc sống thực tại, đừng lúc nào cũng chăm chăm vào sự được mất, may rủi, khen chê… bởi tất cả chỉ là những lời nói, đừng để nó ảnh hưởng quá nhiều đến bản thân và hãy sống đúng với những gì mình muốn, những gì mình đang có với cá tính thật của mình một cách có chừng mực.

5. Viết đoạn văn bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi mẫu 5

Trong tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” Nguyễn Công trứ đã thể hiện rõ lối sống ngất ngưởng của mình có nguồn gốc từ Nho giáo đó chính là quan niệm trung quân ái quốc, Đã yêu nước thì phải trung quân. Đó chính là nhân cách của một nhà nho chân chính. Nhưng ông không bó buộc mình vào các quan niệm lạc hậu mà yêu nước theo lối đi riêng của mình đó chính là điểm riêng biệt của mình. Ông đã được nắm nhiều chức quan lớn trong triều đình như: đỗ Thủ khoa trường Nghệ An, Làm quan võ, giữ chức Tham tán đại thần đi dẹp loạn ở Cao Bằng; làm quan văn, là Tổng đốc Đông (Hải Dương và Quảng Yên - Quảng Ninh). Trong tác phẩm, cái tôi ngất ngưởng của tác giả được thể hiện trong việc ông tự nhận thấy vai trò trách nhiệm của mình đối với cuộc đời, sự tự tin về tài năng của mình một cách thể hiện đi ngược lại với quan niệm của Nho giáo. Dù ở chốn quan trường nhiều ganh đua tranh giành danh lợi nhưng lối sống phóng khoáng, cái tôi ngạo nghễ, ngất ngưởng, khác đời của tác giả vẫn được thể hiện một cách trọn vẹn. Đó chính là thái độ sống của người quân tử đầy lí tưởng, bản lĩnh, tự tin và kiên cường. Ông cũng chính là một nhà nho chân chính là người không màng danh lợi, không ham hư đến vinh hóa phú quý chỉ quan tâm đến việc giúp vua giúp nước, ông quyết định về ở ẩn giữa lúc bao kẻ đang tranh giành chức tước hơn thua nhau. Chứng tỏ ông là người không màng danh lợi chỉ quan tâm đến việc giúp vua cứu nước. Điều đó đã giúp ông thể hiện cái tôi của mình hoàn hảo trong toàn bài thơ.

6. Viết đoạn văn bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi mẫu 6

“Bài ca ngất ngưởng” của tác giả Nguyễn Công Trứ thể hiện rõ lối sống ngất ngưởng của ông có nguồn gốc từ những quan niệm của Nho giáo, chính là đề cao tinh thần trung quân ái quốc và đó cũng chính là nhân cách của một nhà nho chân chính. Nhân cách ấy mới lạ, hiện đại. Ông không bó buộc mình vào những tư tưởng Nho học mà đi theo lối đi riêng của mình nhưng vẫn thể hiện được tư tưởng trung với vua hiếu với dân. Đây chính là điểm nhấn riêng của Nguyễn Công Trứ. Ông từng nắm nhiều vị quan trọng trong kinh thành và có nhiều đóng góp lớn cho xây dựng quê hương, làng xóm, ổn định cuộc sống cho người dân với tinh thần trách nhiệm cao nhất của ông. Theo quan niệm của Ngo giáo dù có tài giỏi lối lạc đến đâu cũng phải khiêm tốn nhưng Nguyễn Công Trứ lại đi ngược lại với quan niệm ấy. Ông tự tin, mạnh dạn khẳng định vai trò và tài năng của bản thân mình Làm phá vỡ rào cản của Nho giáo. Một nhà nho chân chính là người không màng danh lợi, không ham hư đến vinh hóa phú quý chỉ quan tâm đến việc giúp vua giúp nước. “Bài ca ngất ngưởng” cũng nhắc đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là những quan to trong triều đình nhưng hai ông cũng không màng danh lợi chọn lui về ở ẩn giữa lúc bao kẻ tranh giành chức tước, hơn thua với nhau. Khi nói đến các chức quan của mình ông chỉ dùng những từ ngắn gọn, loa qua chứng tỏ ông là một người không coi trọng công danh, mà chỉ là trách nhiệm của một đấng nam nhi khi đứng trong vũ trụ. Do đó mà đối với ông dù đã giữ nhiều chức quan lớn nhưng đối với ông cũng không có gì quan trọng. Điều đó khiến ông thể hiện được cái tôi của bản thân trong toàn bài.

7. Viết đoạn văn bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi mẫu 7

Nhân cách nhà nho chân chính của Nguyễn Công Trứ thật khác thường, khác người làm nên nét độc đáo riêng. Nếu như những nhà nho khác khi đã thi đỗ làm quan thì suốt một đời cố gắng cho hoạn lộ công danh nhưng với ông khi đã làm trọn bổn phận “bề tôi”, trọn phận sự của mình với đất nước ông cho phép mình được hưởng thú tiêu dao, hành lạc. Ông quan niệm “cuộc đời hành lạc chơi đâu là lãi đấy”, ông hành động ngất ngưởng xưa nay chưa từng có. Ngày xưa các quan lớn đi đâu thường đi bằng ngựa hoặc có kiệu rước nhưng Nguyễn Công Trứ lại ngất ngưởng trên con bò vàng đeo đạc ngựa: “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” là thế. Người đời có kẻ bảo ông ngông nghênh, lập dị, kẻ lại cho rằng ông cao ngạo coi thường dư luận nhưng đây là một lối chơi ngông khẳng định cái tôi của mình, cho thiên hạ thấy ông đã được “giải tố chi niên”, được tự do thoát khỏi “cái lồng” làm quan tù túng, giam hãm tâm hồn cá nhân tác giả. Ông cáo quan về ở ẩn với cái cách sống khác, tận hưởng thú vui của mình. Đối với ông thú vui của bản thân mới là hạnh phúc đáng được quan tâm mọi sự cái được, cái mất, tiếng khen, tiếng chê không còn quan trọng, coi nó không tồn tại ở trên đời. Dù cho cuộc vui chơi của ông đang được thực hiện ở nơi cửa Phật, có cả đôi dì theo sau nhưng ông thấy mình vẫn thanh sạch và thoát tục không vướng bận Phật tiên. Bài ca ngất ngưởng” thể hiện cái tôi ngất ngưởng độc đáo trong tính cách khác thường của Uy Viễn đại nhân. Ông không cột chặt mình vào lễ giáo nho gia, luôn tự do phóng khoáng với thú vui của bản thân. Những gương mặt tiêu biểu của nhân cách nhà nho chân chính như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đã góp phần làm nên bộ mặt mới cho các nho sĩ lúc bấy giờ.

8. Viết đoạn văn bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi mẫu 8

Trong cuộc sống hàng ngày, việc bị mất, được khen ngợi hoặc gặp may rủi là điều rất phổ biến. Nhưng qua lời của Nguyễn Công Trứ trong 'Bài ca ngất ngưởng', chúng ta có thể hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc chấp nhận sự mất mát. Ông từng là một quan, dù đã dốc hết sức mình cho đất nước, nhưng bây giờ ông chấp nhận ra đi mà không hề hối tiếc. Lý do là gì? Đối với ông, cuộc sống ở triều đình không phải là mục tiêu lớn lao của ông. Ông mong muốn có một cuộc sống bình yên, tự do, và điều đó đã khiến cho việc bị mất, được khen ngợi... trở nên vô nghĩa với ông. Cuộc sống của ông, dù ở trong triều đình hay hiện tại, đều được sống một cách tự do, bình thản. Cuộc sống tự do này nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc sống thật với bản thân, không lúc nào quá quan tâm đến sự mất mát, may rủi hay khen ngợi trong cuộc đời... bởi những điều này chỉ là những điều thoáng qua, không nên để chúng chi phối cuộc sống của mình.

9. Viết đoạn văn bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi mẫu 9

Nguyễn Công Trứ xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông sống một cuộc sống nghèo khó. Cuộc đời của ông cũng gặp biết bao sóng gió, thăng trầm “lên thác xuống ghềnh”. Ông là một người tài giỏi, hiểu biết nhiều về các lĩnh vực quân sự, khoa học. Thế nhưng ông “Hi Văn” người Hà Tĩnh ấy có lúc đang giữ chức quan cao thì bỗng dưng bị giáng chức, chốn công danh như đang chơi đùa với Nguyễn Công Trứ. Vậy nên ông mới “ngất ngưởng”, mới khinh thường, ông làm nổi bật một nhà nho “khác thường” trong tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” của mình: Một nhân cách nhà nho chân chính không theo khuôn mẫu. Theo quan niệm cũ của xã hội phong kiến xưa, nhà nho là người học rộng, biết nhiều. Một đấng nam nhi với đầy đủ công danh, đạo đức. Một con người vẹn toàn, hoàn hảo. Dĩ nhiên, Nguyễn Công Trứ cũng có được những điều ấy vì đã ông được học, thấm nhuần tư tưởng Nho học từ truyền thống gia đình. Ông cho mọi người biết rằng Nguyễn Công Trứ đã hết làm quan, đã được tự do, thoát khỏi “cái lồng” làm quan. Hành động của ông lúc từ quan đã làm nổi bật được cái ngông có trong con người ông khi khác với những ông quan về ở ẩn bằng ngựa, ông lại quyết định về quê bằng một con bò vàng có đeo nhạc. Ông “ngất ngưởng” ngồi trên lưng bò được mọi người nhìn theo bằng con mắt hiếu kì, ngạc nhiên. Con bò cũng trở nên “ngất ngưởng” nhờ Nguyễn Công Trứ! Câu thơ tiếp theo hiện lên là một phong cảnh tuyệt đẹp, thần tiên “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”. Nguyễn Công Trứ đã dựng nhà và sống dưới chốn thần tiên ấy- núi Đại Nại. Tưởng rằng khi về ở ẩn, ông sẽ sống một cuộc sống giản dị, thanh nhàn theo phong cách của nhà Nho. Thế nhưng, ông đã làm một việc trái luật của nhà tu, hành xử không đúng với việc ông được học. Những cô hầu gái đủng đỉnh đi theo ông tới chốn tu hành, lại còn ca hát, đánh đàn vậy mà các nhà sư lại làm lơ phải chăng vì nể ông từng giữ một chức quan cao khi hết thời mới phải sống ẩn dật thế này. Hành động của ông khiến Bụt cũng phải nực cười, cười cho cái hành động “lạ”, ngông cuồng và “ngất ngưởng”. Ông nêu bật suy nghĩ của mình- “được” và “mất” là hai chuyện thường tình trong cuộc sống. Ông không buồn khi “mất” cũng chẳng vui khi “được”. Ông chấp nhận những gì cuộc sống mang lại cho ông dù đó là “được” hay “mất” cũng không quan trọng. Cùng với quan niệm “được – mất”, “khen – chê” cũng được Nguyễn Công Trứ suy nghĩ theo một hướng tích cực, không quan trọng. “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ đã thể hiện rõ cái sự khác biệt, “ngất ngưởng” trong suy nghĩ của ông về một nhà nho chân chính. Ông không ép mình bị trói buộc, đóng khuôn theo tư tưởng Nho học lỗi thời. Nguyễn Công Trứ đã tạo nên cái tôi, phong cách sống thật lạ, đặc trưng của riêng ông Hi Văn mà thôi.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm