Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận về Đạo làm con

Văn mẫu lớp 11: Nghị luận về Đạo làm con dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về Đạo làm con

1. Dàn ý Nghị luận xã hội về Đạo làm con - Mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Đạo làm con.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy năng lực của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Đạo làm con là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với cha mẹ, bên cạnh đó, còn là việc chúng ta đối xử tốt với họ cũng như có những hành động đền ơn đáp nghĩa đối với họ.

b. Phân tích

Cha mẹ là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục chúng ta nên việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó.

Những hành động thể hiện sự hiếu thảo đó giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo.

Đạo làm con xuất phát từ sự tự giác, tự nguyện của mỗi con người, nó vừa là trách nhiệm, bổn phận nhưng cũng vừa là thứ quyền lợi cao đẹp mà con cái có được trong đời.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người con sống có hiếu, đúng đạo làm con để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi trọng công lao của bố mẹ dành cho mình, lại có những người ruồng bỏ cha mẹ khi họ về già, quên đi công ơn nuôi dưỡng, anh em tranh giành nhau tài sản cha mẹ để lại… những người này đáng bị phê phán.

e. Liên hệ bản thân

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải có những hành động thiết thực để giúp đỡ họ trong cuộc sống hằng ngày từ những việc nhỏ nhặt nhất và sau này khi trưởng thành cần có hành động đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng họ lúc về già.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: Đạo làm con.

2. Dàn ý Nghị luận xã hội về Đạo làm con - Mẫu 2

1./ Mở bài

Mẹ cha hi sinh cho con mọi thứ, nhưng để con cái làm trọn đạo, đâu phải ai cũng có thể làm? Học bao nhiêu “đạo” (đạo đức), nhưng có thứ “đạo” cả đời này chúng ta vẫn học chẳng xong – ấy là đạo làm con!

2./ Thân bài

– Theo đạo lý của ông cha ta từ xưa, chữ “hiếu” hay chính là đạo làm con rất được coi trọng.

– Hiếu hay đạo làm con chính là sự tôn trọng, trân quý người sinh thành dưỡng dục ra mình và luôn luôn suy nghĩ về trách nhiệm với những đấng sinh thành.

– Đạo làm con xuất phát từ sự tự giác, tự nguyện của mỗi con người.

– Đạo làm con vừa là trách nhiệm, bổn phận nhưng cũng vừa là thứ quyền lợi cao đẹp mà con cái có được trong đời.

– Cha mẹ, ông bà có ơn dưỡng dục, sinh thành, đã trải bao mưa nắng để có được chúng ta với hình hài như ngày hôm nay; tất yếu, chúng ta phải biết ơn và phụng dưỡng lại họ.

– Để trọn đạo được là điều không dễ dàng. Nhưng chúng ta sẽ dần hoàn thiện nó từ chính những việc nhỏ nhất.

– Cho dù con cái có bận rộn bao nhiêu đi nữa thì sự quan tâm, thăm viếng, chăm nom cha mẹ cũng không thể xem nhẹ.

– Có những người con xem cha mẹ của mình là gánh nặng khi họ già yếu đi, anh em trong cùng một gia đình đùn đẩy trách nhiệm nuôi cha mẹ

3/ Kết bài: Dù đọc cả thiên kinh vạn quyển, thuộc làu làu kinh Phật nhưng với cha mẹ, người ấy không làm trọn nghĩa vụ và đạo làm con thì xem như vẫn chưa đọc gì, dù có làm “Vương tướng” mà quên đạo hiếu với mẹ cha, bạn vẫn chỉ là kẻ sống thừa trong xã hội!

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về Đạo làm con

1. Nghị luận xã hội về Đạo làm con - Mẫu 1

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

Quả thực, công lao của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, không gì có thể so sánh được. Chính vì vậy, làm tròn đạo làm con là trách nhiệm của mỗi người.

Đạo làm con là đạo lí về bổn phận, nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ. Đó là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái dành cho đấng sinh thành. Đây là một triết lí sống đẹp và trở thành truyền thống lâu đời của nhân dân Việt Nam. Bất cứ người con, người cháu nào cũng phải tồn tại và trau dồi đức tính này. Nó được thể hiện ở việc đối xử tốt với ông bà, cha mẹ cũng như các hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên.

Cha mẹ, tổ tiên là người đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn trưởng thành. Không phải người cha, người mẹ nào cũng thể hiện rõ tình yêu dành cho con cái nhưng đức hi sinh của họ thì vô cùng cao cả. Việc sống đúng với đạo làm con đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ gia đình và tập thể. Con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng, quan tâm và chia sẻ với ông bà và cha mẹ bằng tấm lòng chân thành và tự nguyện. Nhờ đó mà gia đình thêm yêu thương, gắn kết, khoảng cách thế hệ bị xóa nhòa. Thấu hiểu đạo làm con còn đi liền với việc ý thức được trách nhiệm với mọi người. Từ đó, mỗi người tìm ra được động lực để vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Xã hội được xây dựng trên cơ sở ấy sẽ ngày một nhân văn và tiến bộ. Chữ “Hiếu” luôn được xem như một thước đo nhân cách con người. Người sống hiếu thảo với tổ tiên là người chín chắn, trưởng thành, giàu lòng nhân hậu nên sẽ nhận được sự kính trọng từ mọi người xung quanh.

Kẻ sống không theo đạo làm con là kẻ vô ơn, không nhận thức được tầm quan trọng của gia đình. Có những người ruồng rẫy cha mẹ già, không phấn đấu làm ăn mà lại tranh chấp tài sản cha mẹ,… Những cá nhân như vậy cần nhận một hình phạt thích đáng và bị bài trừ ra khỏi xã hội bởi đó là một tội lỗi không thể tha thứ.

Đạo làm con là nét đẹp tinh thần cao quý cần phải trân trọng, giữ gìn trong mỗi gia đình. “Gieo nhân nào, gặt quả đó”. Sống có hiếu với cha mẹ chính là cách ta để “Đức” lại cho đời.

2. Nghị luận xã hội về Đạo làm con - Mẫu 2

Mỗi chúng ta trước khi trở thành nhân tài, cống hiến được những điều tốt đẹp cho xã hội thì đều là một người con nhỏ bé trong gia đình. Chính vì thế chúng ta cần sống với tấm lòng thảo thơm, coi trọng đạo làm con. Đạo làm con chính là tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, là sự tôn trọng, trân quý người sinh thành dưỡng dục ra mình và luôn luôn suy nghĩ về trách nhiệm của chính mình đối với những đấng sinh thành. Đạo làm con vừa là trách nhiệm, bổn phận nhưng cũng vừa là thứ quyền lợi cao đẹp mà con cái có được trong đời. Cha mẹ, ông bà là những người có ơn sinh thành, dưỡng dục ta, đã trải bao mưa nắng để có được chúng ta với hình hài như ngày hôm nay; tất yếu, chúng ta phải biết ơn và phụng dưỡng lại họ. Cha mẹ cũng là những người duy nhất trên cuộc đời này có thể vì ta mà hi sinh, mà chịu nhiều thiệt thòi không cần lí do. Con cái cũng chính là sinh mạng của cha mẹ, trong xã hội không hiếm những trường hợp cha mẹ vì con của mình mà hi sinh tính mạng để bảo vệ, che chở cho con. Trên cuộc đời sẽ không có bất kì một ai khác có thể làm những điều tốt đẹp nhất như thế cho ta. Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ của mình, biết ơn những thứ ta đang được hưởng đồng thời giúp đỡ cha mẹ những việc trong khả năng của mình để cha mẹ được vui lòng. Ngoài ra, ta cũng cần nỗ lực hoàn thiện bản thân, nỗ lực trở thành một công dân tốt giúp ích cho xã hội cũng như làm rạng danh gia đình. Bên cạnh đó, ta cũng cần phê phán những người con có lối sống ưa hưởng thụ, không biết yêu thương, phụng dưỡng cha mẹ thậm chí là ăn chơi phá phách khiến cha mẹ buồn lòng,… Cuộc sống vốn đã ngắn ngủi, cha mẹ lại chẳng thể theo ta, dìu dắt ta đến cuối cuộc đời, chính vì thế, ta cần phải nỗ lực nhiều hơn mỗi ngày để làm tròn bổn phận của người con để sau này khi nhìn lại không phải hối tiếc vì thời gian đã qua.

3. Nghị luận xã hội về Đạo làm con - Mẫu 3

Chúng ta từ khi sinh ra đã mang ơn nghĩa của cha mẹ bởi họ trước hết là những người mang đến cho ta sự sống, sau là chăm sóc, dưỡng dục ta nên người. Chính vì thế chúng ta cần làm tròn bổn phận của đạo làm con. Đạo làm con là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với cha mẹ, bên cạnh đó, còn là việc chúng ta đối xử tốt với họ cũng như có những hành động đền ơn đáp nghĩa đối với họ. Cha mẹ là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục chúng ta nên việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó. Những hành động thể hiện sự hiếu thảo đó giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo. Đạo làm con xuất phát từ sự tự giác, tự nguyện của mỗi con người, nó vừa là trách nhiệm, bổn phận nhưng cũng vừa là thứ quyền lợi cao đẹp mà con cái có được trong đời. Cha mẹ, ông bà có ơn dưỡng dục, sinh thành, đã trải bao mưa nắng để có được chúng ta với hình hài như ngày hôm nay; tất yếu, chúng ta phải biết ơn và phụng dưỡng lại họ. Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi trọng công lao của bố mẹ dành cho mình, lại có những người ruồng bỏ cha mẹ khi họ về già, quên đi công ơn nuôi dưỡng, anh em tranh giành nhau tài sản cha mẹ để lại… những người này đáng bị phê phán. Là một người con của gia đình, trước hết mỗi người cần phải yêu thương, tôn trọng cha mẹ mình. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải có những hành động thiết thực để giúp đỡ họ trong cuộc sống hằng ngày từ những việc nhỏ nhặt nhất và sau này khi trưởng thành cần có hành động đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng họ lúc về già. Cha mẹ chỉ có một trên đời, hãy yêu thương, quan tâm đến họ bằng những tình cảm chân thành nhất và trở thành một người con hiếu nghĩa, một người công dân mẫu mực.

4. Nghị luận xã hội về Đạo làm con - Mẫu 4

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ.

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”

Bốn câu thơ quen thuộc thật, gần gũi thật, đi đâu cũng có thể gặp, làm gì cũng có thể nghe, nhưng thấu được nó, liệu có mấy người? Tôi nhớ, có câu chuyện đứa con trưởng thành, trong lễ tốt nghiệp, xấu hổ khi mẹ nghèo đến bên. Tôi lại nhớ, mới đây, cũng lễ tốt nghiệp, bạn nữ sinh mặc áo cử nhân, chạy ra tận đồng, để được chụp ảnh cùng cha. Đời này, mẹ cha hi sinh cho con mọi thứ, nhưng để con cái làm trọn đạo, đâu phải ai cũng có thể làm? Học bao nhiêu “đạo” (đạo đức), nhưng có thứ “đạo” cả đời này chúng ta vẫn học chẳng xong – ấy là đạo làm con!

Theo đạo lý của ông cha ta từ xưa, chữ “hiếu” hay chính là đạo làm con rất được coi trọng. Theo Nho giáo, hiếu là một khái niệm đạo đức nền tảng, là cái gốc của mọi vấn đề về đạo đức. Trong xã hội phong kiến Việt Nam luôn lấy “hiếu” làm chuẩn mực trong xã hội, làm tiêu chuẩn rèn luyện và đánh giá nhân cách con người.

Nói đơn giản hơn, hiếu hay đạo làm con chính là sự tôn trọng, trân quý người sinh thành dưỡng dục ra mình và luôn luôn suy nghĩ về trách nhiệm với những đấng sinh thành. Đạo làm con xuất phát từ sự tự giác, tự nguyện của mỗi con người. Đó là sự quan tâm, chăm sóc, cầu mong cha mẹ khoẻ mạnh, sống lâu, vui vẻ. Đó cũng là những cố gắng gìn giữ, phát huy nề nếp, gia phong, là sự biết ơn ông bà tổ tiên và sự chăm sóc các thế hệ sau… Xuất phát từ tâm hiếu với cha mẹ, chúng ta có thể nhìn sâu rộng ra ngoài xã hội để biết yêu thương những người xung quanh.

Đạo làm con

Nói như vậy, đạo làm con vừa là trách nhiệm, bổn phận nhưng cũng vừa là thứ quyền lợi cao đẹp mà con cái có được trong đời. Cha mẹ, ông bà có ơn dưỡng dục, sinh thành, đã trải bao mưa nắng để có được chúng ta với hình hài như ngày hôm nay; tất yếu, chúng ta phải biết ơn và phụng dưỡng lại họ. Chẳng có nơi đâu dành cho chúng ta tình yêu thương vô điều kiện, chẳng nơi đâu sẵn sàng dang rộng vòng tay đón ta trở về, nếu đó không phải gia đình. Một nơi có ơn với ta đến vậy, hà tất gì ta lại chẳng yêu thương? Chưa lần nào tôi kìm được nước mắt khi đọc mấy dòng phỏng vấn vội của tờ báo đối với người cha đưa con đi thi đại học: “Đỗ hay trượt cũng được, không cần trở thành nhân tài, chỉ cần con sống đúng với đam mê”. Cha mẹ là vậy, là chốn tựa nương cuối cùng dù cuộc đời ngoài kia có bão giông đến chừng nào đi nữa!

Vậy, chúng ta phải làm gì để trọn đạo làm con? Thực ra, để trọn đạo được là điều không dễ dàng. Nhưng chúng ta sẽ dần hoàn thiện nó từ chính những việc nhỏ nhất. Chẳng ai biết giới hạn cuối cùng của việc thế nào là trọn đạo; chỉ biết rằng, nụ cười mẹ cha khi thấy con được điểm tốt, niềm mãn nguyện khi con biết vâng lời phải, sự tự hào khi con lớn khôn, đấy là minh chứng cho thấy con đã làm đúng đạo của mình rồi. Sinh con đã khó nhọc, nhưng nuôi con khôn lớn trưởng thành mới khó nhọc hơn gấp vạn lần. Cha mẹ sẽ hạnh phúc làm sao khi bạn mạnh khỏe, ngoan ngoãn học hành. Cha mẹ sẽ đau đớn biết bao khi nhìn nguồn sống, niềm tin của mình sa ngã? Chẳng cần làm những điều cao cả, đôi khi chỉ cần chạy đến ôm mẹ như thuở còn thơ thôi, ấy cũng đã là trọn đạo rồi.

Tôi nhớ bộ phim ngắn chào Tết năm 2017 “Xuân không màu” chắc chắn đã lấy đi nước mắt của vạn người xem. Bộ phim kể về cô con gái lấy chồng xa, Tết đến mọi nhà sum họp, chỉ có bố mẹ cô cô đơn vì không có con cháu sum vầy. Và như một điều kì diệu xảy ra, chồng và gia đình nhà chồng đã thấu cảm lòng cô, cho cô và gia đình nhỏ của cô về ăn Tết cùng bố mẹ. Cảm xúc mọi người như vỡ òa khi người cha già ôm con gái vào lòng trong đêm 30 Tết. Thực ra, đôi lúc, chỉ cần về để ba mẹ được ôm con vào lòng thế thôi, đạo làm con như thế cũng quá đủ đầy.

Có người hỏi, con cái phải thể hiện nghĩa vụ và đạo làm con như thế nào trong thời buổi họ luôn bận rộn và nhiều công việc? Vấn đề này, trong ca dao dân gian cũng đã nói đến:

Mẹ già ở túp lều tranh

Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con

Sự quan tâm đến cha mẹ là điều hết sức cần thiết. Vẫn chưa đủ. Không phải cứ ngày ngày “sớm thăm, tối viếng” mới là thực hiện đạo. Theo tôi vấn đề quan trọng nhất là ta sống như thế nào để cha mẹ nở mày nở mặt với bà con láng giềng, với cộng đồng. “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Cha mẹ dạy con cái như vậy, chứ không mong con cái phải bằng mọi cách “giàu nứt đố đổ vách” mà vạ thân vào tù tội. Mà chỉ cần con cái “nên người”. “Nên người” ở đây ta có thể hiểu là con cái lớn lên, học hành đàng hoàng, cưới vợ gả chồng, có nghề nghiệp ổn định để nuôi sống bản thân, kiếm sống lương thiện… Niềm mong mỏi ấy, tôi nghĩ, các bậc cha mẹ nào cũng hằng mong như thế. Cho dù con cái có bận rộn bao nhiêu đi nữa thì sự quan tâm, thăm viếng, chăm nom cha mẹ cũng không thể xem nhẹ. Thời buổi này các phương tiện kỹ thuật từ điện thoại, máy tính… vẫn có thể giúp con cái thể hiện sự quan tâm ấy.

Đơn giản là vậy, nhưng không phải ai cũng hiểu thấu, ai cũng làm tròn. Họ chỉ biết quan tâm đến bản thân mình, vui chơi quên ngày tháng mà không hề nghĩ đến cha mẹ đang ngày đêm lao động, đổ mồ hôi nước mắt để cho con một cuộc sống ấm êm, sung sướng. Tôi tự hỏi rằng tại sao trên cõi đời này lại còn tồn tại những đứa con bất hiếu như thế? Nỡ nào quên đi những tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý. Có phút giây bất chợt nào đó, những người con chợt nghĩ ra rằng mình vẫn còn một người mẹ, một người cha sống trên cõi đời này không? Nếu sau này cha mẹ mất đi mà có hối tiếc thì cũng đã muộn mất rồi.

Chắc các bạn đã từng đọc hay được nghe câu thơ:

“Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể

Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”

Có những người con xem cha mẹ của mình là gánh nặng khi họ già yếu đi, anh em trong cùng một gia đình đùn đẩy trách nhiệm nuôi cha mẹ hết cho người này rồi đến người khác, có một số người chọn cách đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão để không mất thời gian chăm sóc…

Có người cho rằng, trong thời đại mới, xu thế coi trọng vật chất đang trở nên áp đảo đời sống tinh thần nên có những bậc làm cha mẹ coi trọng con này, ghét con kia, phân chia tài sản không đều hoặc bỏ bê con cái để tập trung kiếm tiền là nguyên nhân khiến con cái bỏ bê nghĩa vụ đối với cha mẹ già sau này. Tôi không tin như thế. Đã là con thì đứa con nào cũng do cha mẹ rứt ruột sinh con. Yêu thương như nhau cả thôi. Có thể cách biểu hiện của nhiều nhà mẹ không khéo nên con cái có thể hiểu nhầm. Mà cho dù có như thế đi nữa, con cái cũng không thể (không có quyền) bỏ bê cha mẹ.

Dù đọc cả thiên kinh vạn quyển, thuộc làu làu kinh Phật nhưng với cha mẹ, người ấy không làm trọn nghĩa vụ và đạo làm con thì xem như vẫn chưa đọc gì, dù có làm “Vương tướng” mà quên đạo hiếu với mẹ cha, bạn vẫn chỉ là kẻ sống thừa trong xã hội.

5. Nghị luận xã hội về Đạo làm con - Mẫu 5

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Câu hát cất lên từ radio khiến lòng tôi chông chênh, lâng lâng. Khóe mắt cay cay. Vô tình giọt nước mắt rơi. Đạo làm con là gì vậy? Như thế nào là đạo làm con? Tôi bất chợt nhớ lại những tháng ngày bên mẹ cha. Hơi ấm từ đôi bàn tay mẹ, niềm tin yêu đầy hi vọng từ ánh mắt cha, thật kỳ diệu biết bao. Những điều thiêng liêng ấy khiến tôi cúi đầu, nghĩ suy về những gì mình đã làm, về đạo làm con mà mình đã dành cho cha mẹ trong suốt thời gian qua.

Ai có thể định nghĩa được đạo làm con là gì không? Phải chăng là tiếng gọi thiết tha cất lên từ cái miệng nhỏ nhắn xinh xắn của một em bé khi vừa bặm bẹ tập nói hai từ “ba ba”, “ma ma”. Hay là những lời cảm ơn chân thành từ một cậu bé khi vừa được bố mẹ thưởng cho một món quà? Là một lời hỏi thăm khi con đi xa nhớ về gia đình?… Tôi cũng không biết hình dung như thế nào về đạo làm con. Chỉ biết rằng, mỗi lần làm cho cha mẹ cười vui, là tôi lại như được tiếp thêm bao sức mạnh để bước tiếp trên con đường mình đang đi.

Công lao cha mẹ thật đúng như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn, không bao giờ cạn kiệt, cũng chẳng bao giờ bị mặt trời che lấp dù có nắng chói gay gắt đến nhường nào. Tình cha, nghĩa mẹ luôn là những điều thiêng liêng nhất, cao quý nhất. Đạo làm con nếu không cảm thấu được điều này thì thật là uổng cho bao công lao vất vả nhọc nhằn của cha mẹ. Có thể một số bạn được sinh ra trong gia đình có điều kiện. Cha mẹ không phải cặm cụi ngoài đồng ruộng, phải một nắng hai sương chân lấm tay bùn. Nhưng dù làm nghề gì đi chăng nữa cũng phải lao tâm, phải dốc hết sức mình mới có thể kiếm được đồng tiền nuôi con. Chưa kể đến có những đêm cha mẹ thay nhau thức trắng bên con vì con ốm, con sốt… Ánh mắt mẹ mong mỏi từng ngày con lớn khôn. Bàn tay cha chai sạn ngoài công trường để hàng tháng có tiền gửi về mua sữa cho con… Tất cả những gì cha mẹ làm đều vì muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con. Nhưng ai có thể biết rằng, đứa bé còn đang nằm trên tay mẹ kia rồi sau này sẽ trở thành người ra sao. Liệu rằng nó có thấu hiểu tình cha nghĩa mẹ mênh mông như biển trời đã dành cho nó. Vì nó mà tuổi xuân mẹ không còn. Vì nó mà đời trai trẻ của cha cũng dành hết cho công việc… Còn rất nhiều điều không thể nói hết về công ơn cha mẹ.

Thế nhưng, không phải đứa con nào cũng biết dựa vào núi Thái Sơn, biết trân trọng nước trong nguồn. Một số bạn ngày ngày đi học còn ham chơi, sức hấp dẫn của những trò điện tử vô bổ còn mạnh mẽ hơn cả lời căn dặn của cha mẹ. Thậm chí, có những bạn còn sẵn sàng bỏ cả cha mẹ chạy theo lũ bạn lao vào con đường nghiện ngập, trộm cắp… Các bạn đâu biết rằng, phía sau lưng mình, mẹ đang khóc từng đêm. Những giọt nước mắt ấy lẽ ra phải được thay thế bằng nụ cười hạnh phúc khi ngày ngày con đi học về ríu rít kể mẹ nghe những bài học thú vị ở trường. Nhưng không, về đến nhà, bạn quăng cắp sách vào một xó, chạy lên phòng, bật máy tính lên và online hoặc chơi game. Cha mẹ lại lắc đầu buồn phiền mà chẳng biết phải làm thế nào nữa. Sự bất lực trước con cái có lẽ là điều đau đớn đến xé lòng mà không một người cha người mẹ nào muốn.

Và rồi, cho đến một ngày kia, cha mẹ không còn nữa. Chẳng còn ai nhắc nhở ta lúc lầm lỡ, lúc sa cơ. Quay về nhà chỉ còn lại một bầu không khí vắng tanh, lặng im. Cũng chẳng có ai quát mắng khi không thể kìm chế được mình. Khi còn lại một mình, khi đói lòng, khi vấp ngã, khi giọt nước mắt lã chã rơi, bạn nhận ra rằng ta đã mồ côi thì đã quá muộn mất rồi.

Thế nên, các bạn ạ,

“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”

Làm một người con hư quá dễ dàng. Nhưng là một người con ngoan ngoãn cũng đâu có gì là khó khăn đâu. Chỉ cần mỗi chúng ta quyết tâm. Đặc biệt là luôn làm chủ bản thân mình, không bao giờ được sa ngã vào những thói hư tật xấu. Hãy luôn ghi nhớ hình ảnh của cha mẹ trong đầu. Nhớ lời mẹ dặn. Nhớ rằng có được ngày hôm nay là công lao bao ngày vất vả mệt nhọc của cha mẹ. Khi chưa làm được gì đền đáp công ơn trời biển ấy thì cũng đừng làm vấy bẩn lên tình cha, nghĩa mẹ, lên những gì thiêng liêng nhất, cao quý nhất.

Cha mẹ làm biết bao công việc to lớn, nhưng các bạn có biết rằng, chỉ cần một hành động nhỏ bé của con cái cũng đủ để làm bố mẹ cười vui. Đi học về, con lễ phép chào cha mẹ, vào phòng cất cặp sách rồi thay quần áo, phụ giúp mẹ nấu nướng, dọn dẹp. Tối đến tâm sự với mẹ những chuyện xảy ra ở trường ngày hôm nay… Niềm hạnh phúc đến từ ngay trong những điều đơn giản nhất, đơn sơ nhất. Hạnh phúc của cha mẹ chỉ cần vậy thôi.

Đừng bạn nào làm cho mẹ phải khóc nữa nhé. Hãy để nụ cười tô thắm lên cuộc đời mẹ. Nếu như tuổi xuân mẹ đã dành hết cho con. Vậy thì con cũng hãy dành tuổi trẻ của mình cho mẹ. Hãy nhớ, đạo làm con là từ những điều nhỏ nhất, không phải cái gì đó to lớn lắm, vĩ mô lắm. Đọc xong bài này, hãy chạy đến ôm mẹ nhé, không cần phải nói câu yêu mẹ, chỉ lặng im thôi, mẹ cũng đủ hiểu.

6. Nghị luận xã hội về Đạo làm con - Mẫu 6

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ.

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”

Bốn câu thơ quen thuộc thật, gần gũi thật, đi đâu cũng có thể gặp, làm gì cũng có thể nghe nhưng thấu được nó, liệu có mấy người? Tôi nhớ, có câu chuyện đứa con trưởng thành, trong lễ tốt nghiệp, xấu hổ khi mẹ nghèo đến bên. Tôi lại nhớ, mới đây, cũng lễ tốt nghiệp, bạn nữ sinh mặc áo cử nhân, chạy ra tận đồng, để được chụp ảnh cùng cha. Đời này, mẹ cha hi sinh cho con mọi thứ nhưng để con cái làm trọn đạo, đâu phải ai cũng có thể làm? Học bao nhiêu “đạo” (đạo đức) nhưng có thứ “đạo” cả đời này chúng ta vẫn học chẳng xong – ấy là đạo làm con!

Theo đạo lý của ông cha ta từ xưa, chữ “hiếu” hay chính là đạo làm con rất được coi trọng. Theo Nho giáo, hiếu là một khái niệm đạo đức nền tảng, là cái gốc của mọi vấn đề về đạo đức. Trong xã hội phong kiến Việt Nam luôn lấy “hiếu” làm chuẩn mực trong xã hội, làm tiêu chuẩn rèn luyện và đánh giá nhân cách con người.

Nói đơn giản hơn, hiếu hay đạo làm con chính là sự tôn trọng, trân quý người sinh thành dưỡng dục ra mình và luôn luôn suy nghĩ về trách nhiệm với những đấng sinh thành. Đạo làm con xuất phát từ sự tự giác, tự nguyện của mỗi con người. Đó là sự quan tâm, chăm sóc, cầu mong cha mẹ khoẻ mạnh, sống lâu, vui vẻ. Đó cũng là những cố gắng gìn giữ, phát huy nề nếp, gia phong, là sự biết ơn ông bà tổ tiên và sự chăm sóc các thế hệ sau… Xuất phát từ tâm hiếu với cha mẹ, chúng ta có thể nhìn sâu rộng ra ngoài xã hội để biết yêu thương những người xung quanh.

Nói như vậy, đạo làm con vừa là trách nhiệm, bổn phận nhưng cũng vừa là thứ quyền lợi cao đẹp mà con cái có được trong đời. Cha mẹ, ông bà có ơn dưỡng dục, sinh thành, đã trải bao mưa nắng để có được chúng ta với hình hài như ngày hôm nay; tất yếu, chúng ta phải biết ơn và phụng dưỡng lại họ. Chẳng có nơi đâu dành cho chúng ta tình yêu thương vô điều kiện, chẳng nơi đâu sẵn sàng dang rộng vòng tay đón ta trở về, nếu đó không phải gia đình. Một nơi có ơn với ta đến vậy, hà tất gì ta lại chẳng yêu thương? Chưa lần nào tôi kìm được nước mắt khi đọc mấy dòng phỏng vấn vội của tờ báo đối với người cha đưa con đi thi đại học: “Đỗ hay trượt cũng được, không cần trở thành nhân tài, chỉ cần con sống đúng với đam mê”. Cha mẹ là vậy, là chốn tựa nương cuối cùng dù cuộc đời ngoài kia có bão giông đến chừng nào đi nữa!

Vậy, chúng ta phải làm gì để trọn đạo làm con? Thực ra, để trọn đạo được là điều không dễ dàng. Nhưng chúng ta sẽ dần hoàn thiện nó từ chính những việc nhỏ nhất. Chẳng ai biết giới hạn cuối cùng của việc thế nào là trọn đạo; chỉ biết rằng, nụ cười mẹ cha khi thấy con được điểm tốt, niềm mãn nguyện khi con biết vâng lời phải, sự tự hào khi con lớn khôn, đấy là minh chứng cho thấy con đã làm đúng đạo của mình rồi. Sinh con đã khó nhọc nhưng nuôi con khôn lớn trưởng thành mới khó nhọc hơn gấp vạn lần. Cha mẹ sẽ hạnh phúc làm sao khi bạn mạnh khỏe, ngoan ngoãn học hành. Cha mẹ sẽ đau đớn biết bao khi nhìn nguồn sống, niềm tin của mình sa ngã? Chẳng cần làm những điều cao cả, đôi khi chỉ cần chạy đến ôm mẹ như thuở còn thơ thôi, ấy cũng đã là trọn đạo rồi.

Tôi nhớ bộ phim ngắn chào Tết năm 2017 “Xuân không màu” chắc chắn đã lấy đi nước mắt của vạn người xem. Bộ phim kể về cô con gái lấy chồng xa, Tết đến mọi nhà sum họp, chỉ có bố mẹ cô cô đơn vì không có con cháu sum vầy. Và như một điều kì diệu xảy ra, chồng và gia đình nhà chồng đã thấu cảm lòng cô, cho cô và gia đình nhỏ của cô về ăn Tết cùng bố mẹ. Cảm xúc mọi người như vỡ òa khi người cha già ôm con gái vào lòng trong đêm 30 Tết. Thực ra, đôi lúc, chỉ cần về để ba mẹ được ôm con vào lòng thế thôi, đạo làm con như thế cũng quá đủ đầy.

Có người hỏi, con cái phải thể hiện nghĩa vụ và đạo làm con như thế nào trong thời buổi họ luôn bận rộn và nhiều công việc? Vấn đề này, trong ca dao dân gian cũng đã nói đến:

“Mẹ già ở túp lều tranh

Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con”

Sự quan tâm đến cha mẹ là điều hết sức cần thiết. Không phải cứ ngày ngày “sớm thăm, tối viếng” mới là thực hiện đạo. Theo tôi vấn đề quan trọng nhất là ta sống như thế nào để cha mẹ nở mày nở mặt với bà con láng giềng, với cộng đồng. “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Cha mẹ dạy con cái như vậy, chứ không mong con cái phải bằng mọi cách “giàu nứt đố đổ vách” mà vạ thân vào tù tội. Mà chỉ cần con cái “nên người”. “Nên người” ở đây ta có thể hiểu là con cái lớn lên, học hành đàng hoàng, cưới vợ gả chồng, có nghề nghiệp ổn định để nuôi sống bản thân, kiếm sống lương thiện… Niềm mong mỏi ấy, tôi nghĩ, các bậc cha mẹ nào cũng hằng mong như thế. Cho dù con cái có bận rộn bao nhiêu đi nữa thì sự quan tâm, thăm viếng, chăm nom cha mẹ cũng không thể xem nhẹ. Thời buổi này các phương tiện kỹ thuật từ điện thoại, máy tính… vẫn có thể giúp con cái thể hiện sự quan tâm ấy.

Đơn giản là vậy, nhưng không phải ai cũng hiểu thấu, ai cũng làm tròn. Họ chỉ biết quan tâm đến bản thân mình, vui chơi quên ngày tháng mà không hề nghĩ đến cha mẹ đang ngày đêm lao động, đổ mồ hôi nước mắt để cho con một cuộc sống ấm êm, sung sướng. Tôi tự hỏi rằng tại sao trên cõi đời này lại còn tồn tại những đứa con bất hiếu như thế? Nỡ nào quên đi những tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý. Có phút giây bất chợt nào đó, những người con chợt nghĩ ra rằng mình vẫn còn một người mẹ, một người cha sống trên cõi đời này không? Nếu sau này cha mẹ mất đi mà có hối tiếc thì cũng đã muộn mất rồi.

Chắc các bạn đã từng đọc hay được nghe câu thơ:

“Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể

Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”

Có những người con xem cha mẹ của mình là gánh nặng khi họ già yếu đi, anh em trong cùng một gia đình đùn đẩy trách nhiệm nuôi cha mẹ hết cho người này rồi đến người khác, có một số người chọn cách đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão để không mất thời gian chăm sóc…

Có người cho rằng, trong thời đại mới, xu thế coi trọng vật chất đang trở nên áp đảo đời sống tinh thần nên có những bậc làm cha mẹ coi trọng con này, ghét con kia, phân chia tài sản không đều hoặc bỏ bê con cái để tập trung kiếm tiền là nguyên nhân khiến con cái bỏ bê nghĩa vụ đối với cha mẹ già sau này. Tôi không tin như thế. Đã là con thì đứa con nào cũng do cha mẹ rứt ruột sinh con. Yêu thương như nhau cả thôi. Có thể cách biểu hiện của nhiều nhà mẹ không khéo nên con cái có thể hiểu nhầm. Mà cho dù có như thế đi nữa, con cái cũng không thể (không có quyền) bỏ bê cha mẹ.

Dù đọc cả thiên kinh vạn quyển, thuộc làu làu kinh Phật nhưng với cha mẹ, người ấy không làm trọn nghĩa vụ và đạo làm con thì xem như vẫn chưa đọc gì, dù có làm “Vương tướng” mà quên đạo hiếu với mẹ cha, bạn vẫn chỉ là kẻ sống thừa trong xã hội.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm