Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn

Nghị luận xã hội về câu nói: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”

Nhà triết học Hi Lạp Dê-nông (346-264 trước Công nguyên) đã nói với một người bẻm mép: "Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn". Đây là một lời khuyên đẹp, một bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết và tham khảo thêm tại mục Ngữ văn 12 nhé.

I. Dàn ý Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn

Dàn ý Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: lcâu nói: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn” .

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý câu nói khuyên nhủ con người hãy biết lắng nghe nhiều hơn. Lắng nghe là việc mỗi người nhẫn nại, chân thành nghe người khác tâm sự, chia sẻ về những câu chuyện của họ, từ đó đồng cảm, thấu hiểu nhau và có thể rút ra được bài học cho chính bản thân mình. Việc lắng nghe người khác sẽ giúp chúng ta nhận ra và hiểu ra được nhiều điều hơn và có nhiều bài học quý giá.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người biết lắng nghe:

Luôn sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu, lĩnh hội ý kiến từ người khác để rút ra bài học cho bản thân mình.

Luôn biết lắng nghe những câu chuyện, những niềm vui nỗi buồn của người khác và an ủi, san sẻ với họ.

- Ý nghĩa của việc biết lắng nghe:

Người biết lắng nghe là những người có lòng kiên trì, nhẫn nại, biết gạt bỏ cái tôi để tiếp thu, lĩnh hội, những người này sẽ có thêm nhiều bài học quý giá.

Lắng nghe sẽ khiến con người thấu hiểu nhau hơn, khi mọi người thấu hiểu sẽ bao dung cho nhau, như vậy những đức tính tốt đẹp sẽ được nhân lên, xã hội sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn.

Có những điều bổ ích, thú vị mà chỉ khi ta lắng nghe ta mới có thể biết được, hiểu được nó.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người biết lắng nghe, sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ với người khác để minh họa cho bài làm của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó, vẫn còn có nhiều người chưa biết lắng nghe người khác, chỉ cho rằng lí lẽ của mình là đúng hoặc khăng khăng, chăm chú vào câu chuyện của mình. Lại có những người lắng nghe người khác nhưng lại không có lòng chân thành, thấu hiểu mà lại mang câu chuyện của họ ra làm đề tài để bàn tán,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn” ; đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.

Lưu ý: học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý nghĩa của câu nói: khi chúng ta chịu lắng nghe người khác, chúng ta sẽ nhận ra và hiểu ra được nhiều điều hơn, từ đó có thể rút kinh nghiệm cho bản thân mình và có nhiều bài học quý giá.

→ Chúng ta nên lắng nghe người khác và cuộc sống xung quanh nhiều hơn.

b. Phân tích

Mỗi người ai cũng có nhu cầu chia sẻ niềm vui nỗi buồn, nếu chúng ta lắng nghe những tâm sự của người khác tức là chúng ta có thể san sẻ với họ và khi chúng ta có nhu cầu chia sẻ, người khác sẽ lắng nghe ta.

Con người không ai chỉ nói mà không lắng nghe, lắng nghe để thấu hiểu nhau hơn, khi mọi người thấu hiểu sẽ bao dung cho nhau, như vậy những đức tính tốt đẹp sẽ được nhân lên, xã hội sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn.

Có những điều bổ ích, thú vị mà chỉ khi ta lắng nghe ta mới có thể biết được, hiểu được nó.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống có nhiều người chưa biết lắng nghe người khác, chỉ cho rằng lí lẽ của mình là đúng. Những người này thường chỉ giữ quan điểm của mình mà không chịu tiếp thu những bài học từ bên ngoài, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng độc đoán, bảo thủ.

3. Kết bài

Khái quát vấn đề nghị luận: câu nói “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”; đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn mẫu 3

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: Nghe và nói luôn là nhu cầu cần thiết của mỗi chúng ta trong cuộc sống.

Trích dẫn ý kiến: Nhà triết học Hi Lạp, Dê Nông (346-264 trước Công Nguyên), nói với một người bẻm mép: Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn.

2. Thân bài

- Giải thích

Khi lắng nghe, ta cần dùng đến thính giác là ”tai” để thu nhận thông tin, những âm thanh của cuộc sống bên ngoài.

“Miệng” là cơ quan phát âm có chức năng chuyển tải những ý nghĩ, cảm xúc của bản thân để bộc lộ cảm xúc.

- Tạo sao phải luôn lắng nghe?

Khi lắng nghe ta có thể tiếp nhận được những thông tin và kiến thức cần thiết để có thêm hiểu biết bởi kiến thức là vô cùng và vô tận mà hiểu biết của con người chỉ bằng một giọt nước.

Là cách để ta nhận biết thái độ và cách đánh giá của những người xung quanh dành cho mình như thế nào.

Phải lắng nghe người khác thì người khác mới có thể lắng nghe bạn.

Nếu không lắng nghe, khi đi trên đường không để ý tiếng còi xe, cái kết quả nhận được sẽ là những vết thương tích ở trên người mình.

Tại sao phải biết nói để bày tỏ ý kiến của mình?

Bởi việc nói là hành vi thể hiện nhu cầu của bản thân, bày tỏ những suy nghĩ tình cảm của mình.

Nói là cách để thay đổi tư tưởng quan điểm của mình, và cũng là tác động đến tư tưởng, ý nghĩ của người khác một cách đúng đắn.

Nói cũng cần phải có sự học tập trong khoảng thời gian dài bởi vậy phải luôn có những suy nghĩ và phát ngôn chuẩn mực.

Hay khi cha mẹ không hiểu con cái, không chịu lắng nghe tiếng lòng của con thì đứa con sẽ cảm thấy thật trống trải, buồn và chán nản. Khiến cho tình cảm gia đình rạn vỡ, tan nát.

Nói và lắng nghe cũng cần phải có liều lượng, có sự phù hợp. Nếu không biết kìm chế cái tôi của mình, lúc nào cũng nghe hay lúc nào cũng nói bày tỏ ý kiến của mình thì điều nhận được sẽ là hậu quả khôn lường.

Nghe nhiều nói ít cũng thể hiện đức tính khiêm nhường, giảm bớt cái tôi để học được diều hay lẽ phải trong cuộc đời.

3. Kết bài

Câu nói của nhà triết học Hi Lạp đã mang đến cách ứng xử phù hợp cho mỗi người trong cuộc sống, cần phải học cách sống tốt phải luôn luôn lắng nghe và luôn luôn thấu hiểu để các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.

II. Nghị luận về câu nói: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”

Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - Bài mẫu 1

Sở dĩ con người được coi là một loài động vật “cao cấp” vì biết sử dụng lời nói và trái tim để bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Người ta thường nói rằng “Chúng ta có hai tai và miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”. Ai trong chúng ta cũng đều thích bày tỏ quan điểm, cảm xúc của mình, thích được người khác lắng nghe hơn là dành thời gian lắng nghe người khác. Lắng nghe đã là một kỹ năng khó, vì nó cần quá trình rèn luyện dài và trái tim thấu hiểu, bao dung. Sự lắng nghe là khởi nguồn của sợi dây kết nối giữa người nói và người nghe. Nó cho phép người nói cảm thấy được quan tâm và có giá trị, trong khi người nghe có thể thấu hiểu hơn về người nói. Đây cũng là một phương tiện để xây dựng mối quan với mọi người xung quanh, ở đây mọi người có thể cảm thấy thoải mái để chia sẻ và được tôn trọng. Tuy nhiên trong cuộc sống, có rất nhiều người chưa biết lắng nghe người khác, luôn cho rằng bản thân mình là đúng và sống một cuộc sống ích kỷ, bảo thủ. Không chỉ vậy, sự giả tạo trong việc lắng nghe người khác cũng là một tín hiệu đáng trách của thực trạng xã hội bây giờ, họ giả vờ chân thành, thấu hiểu nhưng sau đó lại đem câu chuyện của người khác ra bàn tán. Quả thật, người biết lắng nghe thực sự sẽ chính là người dũng cảm và tuyệt vời nhất. Họ có thể đón lấy cả những hạnh phúc và tiếng lòng cuộc đời với một tâm thế vững vàng, yêu thương.

Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - Bài mẫu 2

Chúng ta muốn trưởng thành cần phải rèn luyện và học tập rất nhiều để hoàn thiện bản thân. Một trong những điều quan trọng mà chúng ta cần học hỏi chính là sự im lặng và nhường nhịn. Câu nói: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn” mang đến cho chúng ta nhiều bài học lớn. Khi lắng nghe, ta cần dùng đến tai để thu nhận thông tin, những âm thanh của cuộc sống bên ngoài. Miệng là cơ quan phát âm có chức năng chuyển tải những ý nghĩ, cảm xúc của bản thân để bộc lộ cảm xúc. Khi lắng nghe ta có thể tiếp nhận được những thông tin và kiến thức cần thiết để có thêm hiểu biết bởi kiến thức là vô cùng và vô tận mà hiểu biết của con người chỉ bằng một giọt nước. Lắng nghe cũng là cách để ta nhận biết thái độ và cách đánh giá của những người xung quanh dành cho mình như thế nào. Việc lắng nghe người khác sẽ giúp chúng ta nhận ra và hiểu ra được nhiều điều hơn và có nhiều bài học quý giá. Khi ta lắng nghe người khác thì người khác mới có thể lắng nghe ta, sự sẻ chia cũng từ đó được nhân lên, lan tỏa tốt đẹp hơn. Lắng nghe cũng là cách để chúng ta học hỏi được những điều hay lẽ phải từ mọi thứ xung quanh để hoàn thiện bản thân mình. Việc bày tỏ ý kiến cũng vô cùng quan trọng bởi nó thể hiện nhu cầu của bản thân, bày tỏ những suy nghĩ tình cảm của mình; là cách để thay đổi tư tưởng quan điểm của mình, và cũng là tác động đến tư tưởng, ý nghĩ của người khác một cách đúng đắn. Nói và lắng nghe cũng cần phải có liều lượng, có sự phù hợp. Nếu không biết kìm chế cái tôi của mình, lúc nào cũng nghe hay lúc nào cũng nói bày tỏ ý kiến của mình thì điều nhận được sẽ là hậu quả khôn lường. Nghe nhiều nói ít cũng thể hiện đức tính khiêm nhường, giảm bớt cái tôi để học được điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Từ ý nghĩa của câu nói trên, chúng ta có thêm nhiều bài học bổ ích để kiểm điểm và tiết chế bản thân mình hơn. Mỗi người hãy tự rút ra bài học và hoàn mình để thấy cuộc sống thật tốt đẹp.

Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - Bài mẫu 3

Cuộc sống của chúng ta không thể tránh khỏi những va vấp, bất đồng quan điểm với người khác. Ai cũng muốn dành phần thắng về mình, ai cũng muốn mọi người công nhận quan điểm của mình là đúng. Thế nhưng sau những cuộc cãi vã, tranh luận đó, chúng ta nhận lại được gì? Chắc hẳn sẽ là những rạn vỡ. Để khuyên nhủ chúng ta sống biết lắng nghe nhiều hơn, có ý kiến cho rằng: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”. Theo quan điểm của cá nhân tôi, tôi cho rằng ý kiến này hoàn toàn đúng đắn. Lắng nghe là việc mỗi người nhẫn nại, chân thành nghe người khác tâm sự, chia sẻ về những câu chuyện của họ, từ đó đồng cảm, thấu hiểu nhau và có thể rút ra được bài học cho chính bản thân mình. Việc lắng nghe người khác sẽ giúp chúng ta nhận ra và hiểu ra được nhiều điều hơn và có nhiều bài học quý giá. Người biết lắng nghe là những người luôn sẵn sàng tiếp thu, lĩnh hội ý kiến từ người khác để rút ra bài học cho bản thân mình. Họ cũng là những người luôn biết lắng nghe những câu chuyện, những niềm vui nỗi buồn của người khác và an ủi, san sẻ với họ. Người biết lắng nghe là những người có lòng kiên trì, nhẫn nại, biết gạt bỏ cái tôi để tiếp thu, lĩnh hội, những người này sẽ có thêm nhiều bài học quý giá. Lắng nghe sẽ khiến con người thấu hiểu nhau hơn, khi mọi người thấu hiểu sẽ bao dung cho nhau, như vậy những đức tính tốt đẹp sẽ được nhân lên, xã hội sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn. Có những điều bổ ích, thú vị mà chỉ khi ta lắng nghe ta mới có thể biết được, hiểu được nó. Bên cạnh đó, vẫn còn có nhiều người chưa biết lắng nghe người khác, chỉ cho rằng lí lẽ của mình là đúng hoặc khăng khăng, chăm chú vào câu chuyện của mình. Lại có những người lắng nghe người khác nhưng lại không có lòng chân thành, thấu hiểu mà lại mang câu chuyện của họ ra làm đề tài để bàn tán,… Những người này thật đáng chê trách. Chúng ta là những người trẻ, ta có thời gian để hoàn thiện bản thân mình. Hãy sống và trở thành một người biết lắng nghe, thấu hiểu để có thể san sẻ với người khác và không đẩy bản thân mình vào những tình huống khó lường. Cuộc sống quá ngắn ngủi, hãy thay đổi để tốt lên từng ngày, cống hiến những điều tốt đẹp nhất để xã hội phát triển văn minh hơn.

Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - Bài mẫu 4

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…” Đúng vậy, mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy sống thật trọn vẹn, lắng nghe người khác nhiều hơn và nói ít hơn bởi: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.

Khi chúng ta chịu lắng nghe người khác, chúng ta sẽ nhận ra và hiểu ra được nhiều điều hơn, từ đó có thể rút kinh nghiệm cho bản thân mình và có nhiều bài học quý giá. Con người không nên chỉ nói, chỉ nêu quan điểm của mình mà không lắng nghe người khác.

Mỗi người ai cũng có nhu cầu chia sẻ niềm vui nỗi buồn, nếu chúng ta lắng nghe những tâm sự của người khác tức là chúng ta có thể san sẻ với họ và khi chúng ta có nhu cầu chia sẻ, người khác sẽ lắng nghe ta. Con người không ai chỉ nói mà không lắng nghe, lắng nghe để thấu hiểu nhau hơn, khi mọi người thấu hiểu sẽ bao dung cho nhau, như vậy những đức tính tốt đẹp sẽ được nhân lên, xã hội sẽ phát triển theo hướng tích cực hơn. Có những điều bổ ích, thú vị mà chỉ khi ta lắng nghe ta mới có thể biết được, hiểu được nó.

Tuy nhiên trong cuộc sống có nhiều người chưa biết lắng nghe người khác, chỉ cho rằng lí lẽ của mình là đúng. Những người này thường chỉ giữ quan điểm của mình mà không chịu tiếp thu những bài học từ bên ngoài, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng độc đoán, bảo thủ.

Lắng nghe để hiểu và tiến bộ đóng góp một phần vô cùng quan trọng vào cuộc sống của mỗi con người. Chính vì thế, chúng ta hãy sống và lắng nghe cũng như yêu thương trọn vẹn nhất để cuộc sống này thêm tươi đẹp, văn minh hơn.

Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - Bài mẫu 5

Ai cũng có mồm để ăn nói, có tai để nghe. Nói như thế nào, nghe như thế nào, là cả một nghệ thuật sống trong giao tiếp hằng ngày, trong ứng xử giữa người với người trong cộng đồng.

Câu nói của nhà triết học Hi Lạp Dê-nông (346-264 trước Công nguyên) với một người bẻm mép là một lời khuyên sâu sắc để chúng ta ghi lòng và suy nghĩ: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.

Câu nói trên đây của Dê-nông hướng tới kẻ bẻm mép. Kẻ bém mép còn gọi là kẻ trém mép, những kẻ nói hay mà ít làm, không chịu làm. Hai chữ “chúng ta” trong câu nói của Dê-nông như một lời tâm sự, một điều chiêm nghiệm nên không làm mất lòng đối với người đang đối thoại, dù đó là kẻ bẻm mép. Dê- nông đã từ một hiện thực cụ thể hiển nhiên là “chúng ta có hai tai và một mồm” để rút ra một bài học, một chân lí, một lời khuyên giản dị mà sâu sắc: Ai cũng nên nghe nhiều hơn và nói ít hơn.

Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn

Tại sao trong giao tiếp cần nghe nhiều hơn và nói ít hơn? Kẻ bẻm mép thường ăn nói ba hoa, khoe mẽ; nói đủ chuyện trên trời dưới đất. Ăn nói khoe khoang là bản tính của kẻ bẻm mép. Lúc giao tiếp, lúc đối thoại với bất cứ ai, kẻ bẻm mép bao giờ cũng vậy, ăn nói huyên thuyên, hết đưa xa cái lí lẽ này, lời bình phẩm nọ, tung ra mọi tin tức thông báo, rồi nhận xét, đánh giá. Anh ta cũng có hai tai đấy, nhưng không biết lắng nghe mà chỉ huyên thuyên khoe biết, khoe tài, khoe giỏi. Anh ta có biết đâu, nhưng người đang nghe anh ta nói khó chịu và coi thường anh ta.

Trong giao tiếp cần nghe nhiều hơn, nói ít hơn. Nói là để biểu đạt tình cảm, tư tưởng, nhận thức, sự hiểu biết của mình. Phải biết làm chủ bản thân mình nên phải nói ít. Biết mười nói một, làm nhiều nói ít là người khôn. Tục ngữ có câu:

- Người khôn nói ít làm nhiều,

Không như người dại lắm điều rởm tai.

- Khôn ngoan chẳng lọ nói nhiều,

Người khôn mới nói nửa điều cũng khôn.

Nói ít nghe nhiều lúc giao tiếp là thể hiện sự khiêm nhường, lịch sự, đức tính chín chắn. Ngay cả lúc tranh luận, bàn cãi bất cứ về chuyện gì, ta cũng phải làm chủ thái độ, làm chủ ngôn ngữ, đừng cướp lời, đừng đỏ mặt tía tai, đừng vừa nói, vừa vung tay! Nói ít nghe nhiều thì mới học được điều hay, điều tốt đẹp. Ông bà, cha mẹ thường dạy bảo con cháu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Học ăn, nói, gói, mở, để ứng xứ, để giao tiếp, để tu dưỡng nhân cách, đạo đức, trình độ học vấn của mỗi người. Trong giao tiếp, bất cứ ai cũng vậy, nên nói ít nghe nhiều, phải suy nghĩ chín chắn rồi mới nói. Nghe nhiều, nói ít mới đúng là người có nhân cách văn hóa.

Đó đây trong nhà trường, ở đường phô, trên báo chí; .. ta thường bắt gặp những kẻ đa sự, nói nhiều. Có kẻ nói nhiều đã trở thành bệnh lí, cố tật. Kẻ bẻm mép có biết đâu bị thiên hạ cười chê. Nói dài, nói dai, nói dại: Đất xấu trồng cây khẳng khiu / Những người thô tục nói điều phàm phu – những lời châm biếm ấy của dân gian hình như những kẻ bẻm mép chưa bao giờ được nghe, chưa hao giờ được nghĩ tới.

Trong xã hội mới, trong nền kinh tế trí thức, bài học nghe nhiều, nói ít vẫn rất thiết thực và bổ ích đối với thế hệ trẻ chúng ta. Học cho rộng, suy cho kĩ, nghĩ cho sâu mới là con người mới. Nói và làm phải đi đôi với nhau, cổ nhân đã từng lưu ý: “Ngôn quá kì hành, bất khả trọng dụng”, nghĩa là nói nhiều hơn làm, không dùng việc lớn được. Ngày nay, việc lớn là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì không thể dùng được những kẻ bẻm mép nói nhiều hơn làm.

Sau hơn hai nghìn năm, câu nói trên đây của nhà triết học Hi Lạp Dê-nông vẫn còn nguyên giá trị. Nghe nhiều hơn và nói ít hơn là một lời khuyên đẹp, một bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thìa. Nói ít, nghe nhiều, làm giỏi là thước đo giá trị và nhân phẩm. Nhắc lại câu nói của Dê-nông, làm theo câu nói của Dê-nông là để sống đẹp.

Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - Bài mẫu 6

Có biết bao lần khi ta làm sai điều gì đó, những việc có lỗi với chính những người sinh thành mình, bố mẹ quát mắng nhưng vì ngang bướng mà cãi lại bố mẹ, không nhận là mình sai. Hay cũng có khi bạn bè hiểu lầm nhau cãi cọ lẫn nhau, không biết bên nào là bên sai cả, có thể bạn hiểu lầm bạn mình, cũng có thể là hai người trực tiếp cãi cọ lẫn nhau vì một điều gì đó. Những lúc ấy cái mồm của bạn có ngưng nói những lời không tốt không, có mãi cãi qua không. Người ta thường nói rằng “Chúng ta có hai tai và miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”. Bạn hiểu sao về ý nghĩa của câu nói này?

Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn

Trước hết chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của câu nói đó là gì?. Chúng ta có hai cái tai và một cái mồm. Dùng phép so sánh hơn thấp để thây được số lượng nhiều của những bộ phận trên cơ thể ta. Tuy nhiên số lượng tai và mồm thì có liên quan gì đến nói ít và nghe nhiều hơn. Ẩn ý ở đây là chúng ta nên biết lắng nghe những lời của mọi người xung quanh và nói ít hơn. Nói ít không có nghĩa cả ngày “ ăn không nên đọi nói không nên lời’” là tốt mà nói ít ở đây là nên nói những gi đúng lúc đúng thời điểm, không thì cái mồm sẽ làm khổ cái thân. Tóm lại câu nói trên khuyên chúng ta hãy biết lắng nghe nhiều hơn là nói cãi không đúng lúc, không đúng sự việc.

Trước tiên hãy biết lắng nghe ngay chính những người thân của mình. Người thân đầu tiên đó chính là ông bà cha mẹ. Họ không những là người sinh thành mà họ còn là những người có kinh nghiệm trải đời hơn ta chính vì thế mà ta nên lắng nghe những lời ông bà cha mẹ mình khuyên mình. Sự lắng nghe thể hiện trong những việc rất nhỏ như bố mẹ dạy bảo đi ngủ trưa hay là con nên nói năng nhẹ nhàng lịch sự hơn thì chúng ta nên lắng nghe chứ không được cãi lại hay chối bỏ. vui biết mấy khi thấy bạn vâng con biết rồi lần sau con rút kinh nghiệm, lòng bố mẹ chẳng yên tâm quá đi chứ. Và như thế cũng thể hiện bạn là một người con ngoan. Hay có nhiều khi bạn xích mích với anh chị em của mình. Có thể là tị nạnh nhau với chị gái nhưng mình là em không được nói hỗn với chị. Nhiều người vẫn hỏi tại sao khi mình là em mà khi cãi nhau với chị, chị cũng nói mình rất quá đáng mà bố mẹ hay mắng mình hơn vì bản thân mình là em nên biết tôn trọng chị trước, nhỏ hơn mà cãi láo thì đáng ăn đánh hơn chị lớn mà không biết nhường em. Đối với em trai cũng vậy mình lớn hơn thì phải ăn nói cho hẳn hoi thì em nó mới phục. Nếu cãi nhau thì mình cũng là người bị mắng. Bố mẹ có cái lý của bố mẹ vậy nên hãy lắng nghe chứ đừng cãi lại, cãi lại chỉ khiến bố mẹ bạn không thích bạn hơn mà thôi.

Hay trong những mối quan hệ với bạn bè và những người xung quanh cũng cần phải biết lắng nghe dù họ lớn hơn hay bằng thậm chí là nhỏ tuổi hơn bạn. Nhiều khi chính những suy nghĩ non nớt và ngây thơ của trẻ con lại vô tình khiến cho bạn nhận ra một chân lý nào đó trong cuộc sống. Chân lý ấy đứa bé không hề biết nó chỉ thấy và nói một cách ngây thơ không hề suy nghĩ nhưng bạn thì phải suy nghĩ rất nhiều. Có thể nói rằng lắng nghe luôn tốt hơn là mở miệng thanh minh hay cãi cọ phân bua. Nhiều khi tình bạn cũng được bồi đắp khi trải qua những mâu thuẫn, vì qua đó sẽ hiểu được nỗi lòng của nhau hơn. Và chính vì thế yêu quý nhau hơn. Mâu thuẫn ấy có thể mình hiểu nhầm bạn của mình, hay cũng có thể do chính bạn thân hai người bạn tạo nên với nhau. Vì tuổi trẻ nông nỗi nhiều khi bạn không nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo vì thế cho nên bạn sẽ có những quyết định và suy nghĩ khá vội vàng. Chinh vì thế mà bạn bè có đôi lúc xảy ra mâu thuần, khi ấy nếu muốn giũ tình bạn của mình thì mặc dù mình đúng hay bạn sai một cách trắng trơn, hoặc bạn đang hiểu lầm mình thì hãy lắng nghe những điều bạn nói để cũng nhau giải quyết chứ càng cãi qua cãi lại để phân định ai đúng ai sai làm cái gì. Liệu rằng làm như thế bạn có vui vẻ hơn không?. Lắng nghe những suy nghĩ của người khác về mình và rồi bộc lộ những suy nghĩ của mình một cách bình tĩnh chân thành ấy mới là một phương pháp, một liều thuốc tốt để tránh mất đi một tình bạn xây dựng biết bao lâu nay. Chính vì thế hãy biết lắng nghe nhiều hơn nhé!

Tuy nhiên hãy biết chọn đúng đối tượng để bạn lắng nghe không nên nghe theo những lời phản động nhà nước mà lại cho là đúng như thế không tốt.

Có thể khẳng định rằng câu nói trên hoàn toàn đúng. Số lượng của cái tai tương đương với chúng ta nên làm điều gì nhiều hơn, đó là nghe nhiều hơn nói. Vì nói trong những trường hợp ấy nhiêu khi không đúng lúc để cho người ta hiểu ý của mình. Thậm chí còn dẫn đến trạng thái gay gắt mất đoàn kết. tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì nên nói vì tính chất khẩn trương của sự việc. vì vậy hãy thông minh khi biết lựa chọn sự lắng nghe hay nói trong cuộc sống nhé!

Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - Bài mẫu 7

Một trong những điều quan trọng nhất làm nên giá trị của một con người đó là khả năng lắng nghe. Biết tôn trọng lời nói cũng như câu chuyện của người khác là một trong những phẩm chất lịch sự cần phải phát triển mỗi ngày. Chính vì vậy, nhà văn Hy Lạp đã nói: “Chúng ta có hai tai và một miệng để lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.

Trong hành trình sống, chúng ta cần học những kỹ năng cơ bản để phát triển bản thân mỗi ngày. Để hoàn thiện bản thân, việc lắng nghe là chìa khóa quan trọng. Khi biết lắng nghe, mọi khía cạnh của cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Lắng nghe ý kiến của người khác giúp ta tôn trọng và trân trọng giá trị cá nhân. Điều này là quan trọng trong giao tiếp hàng ngày, nơi cần có sự lắng nghe và tiếp thu thông tin hữu ích. Hãy học hỏi từ văn hóa, giá trị xã hội và luôn chọn lọc những điều tích cực để học hỏi trong cuộc sống.

Khả năng lắng nghe sẽ giúp chúng ta học hỏi nhiều hơn từ cuộc sống, đúng như nhà văn Hy Lạp đã nói: “Chúng ta có hai tai và một miệng để lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn”. Với hai tai và một miệng, tại sao chúng ta không biết lắng nghe nhiều hơn là nói nhiều?

Đây là một điều mà nhiều người cần suy nghĩ và điều chỉnh để đóng góp tích cực cho cuộc sống. Hãy tự chủ, sáng tạo và phát triển bản thân mỗi ngày. Điều này sẽ giúp chúng ta xây dựng những giá trị lớn trong cuộc sống. Biết sống đúng và lựa chọn cách sống có ý nghĩa, đó là cách sống thông minh, tạo ra nhiều giá trị nhất.

Câu nói này vẫn đúng từ ngày xưa đến nay, nó là ngọn đèn soi đường chỉ dẫn cho chúng ta, khuyến khích sống đúng và chọn lựa cách sống sâu sắc trước những thách thức của cuộc sống. Cần điều chỉnh hành vi, thái độ và cách sống của mình, biết yêu thương, chia sẻ và tạo dựng niềm tin cho cuộc sống.

Không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức cho bản thân là những điều mang ý nghĩa và giá trị lớn cho cuộc sống. Luôn lắng nghe và học hỏi từ mọi người xung quanh. Hãy phát triển bản thân mỗi ngày để xây dựng giá trị trong cuộc sống.

“Chúng ta có hai tai và một miệng để lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn”. Câu nói này là một bài học giúp chúng ta tự nhìn nhận và đóng góp tích cực cho cuộc sống của mình. Hãy sống đúng, hữu ích và tạo dựng niềm tin, hy vọng cho cuộc đời của mình. Niềm tin và hạnh phúc đó sẽ luôn nổi bật khi chúng ta biết lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu người khác. Lắng nghe là một nghệ thuật giao tiếp quan trọng cho mỗi cá nhân, giúp chúng ta tạo ra giá trị trong cuộc sống và văn hóa xã hội.

Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - Bài mẫu 8

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người đều có khả năng sử dụng miệng để nói và tai để nghe. Tuy nhiên, cách nói và cách nghe không chỉ đơn giản là hành động thông thường, mà còn là một nghệ thuật sống trong giao tiếp và ứng xử với nhau trong cộng đồng.

Nhà triết học Hi Lạp Dê-nông từng chia sẻ một lời khuyên sâu sắc: "Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn". Câu nói này không chỉ đề cập đến việc lắng nghe và hiểu biết, mà còn là một lời nhắc nhở về sự khiêm tốn và sự tôn trọng trong giao tiếp.

Thành ngữ trên của Dê-nông hướng tới những người có xu hướng nói nhiều hơn làm, thường khoe khoang và huyên thuyên mà ít chịu làm. Bằng cách sử dụng cụm từ "chúng ta", Dê-nông muốn nhấn mạnh sự đồng cảm và hiểu biết, thậm chí cả đối với những người có tình huống giao tiếp khó khăn như kẻ bẻm mép. Ông đã lấy ví dụ cụ thể và phát triển một lời khuyên đơn giản nhưng sâu sắc: Mỗi người nên lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn.

Lý do tại sao giao tiếp cần phải lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn? Kẻ bẻm mép thường có xu hướng khoe khoang và nói nhiều, nhưng ít khi làm. Họ thường nói nhiều mà không suy nghĩ, không hiểu biết đến cảm xúc của người khác. Trong khi đó, việc lắng nghe nhiều hơn sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về người khác và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Nói ít nghe nhiều không chỉ là thể hiện sự khiêm tốn và lịch sự, mà còn là một cách để học hỏi và phát triển bản thân. Thậm chí, trong những tình huống tranh luận và bàn cãi, việc kiểm soát lời nói và lắng nghe đúng mức cũng là một dạng của trí tuệ và sự chín chắn. Điều này thể hiện qua các câu tục ngữ dân gian như "Người khôn nói ít làm nhiều" hay "Khôn ngoan chẳng lọ nói nhiều".

Trong xã hội hiện đại, khi mà tri thức và trí tuệ được coi trọng, việc áp dụng lời khuyên "nói ít nghe nhiều" vẫn còn rất cần thiết. Hành động này không chỉ giúp chúng ta thể hiện sự tôn trọng và sự thông minh, mà còn giúp xây dựng một cộng đồng văn minh và tiến bộ hơn.

Kết luận lại, sau hàng nghìn năm, lời khuyên "nghe nhiều hơn và nói ít hơn" của nhà triết học Hi Lạp Dê-nông vẫn mang lại giá trị sâu sắc và thú vị. Việc thực hiện lời khuyên này không chỉ là để sống một cuộc sống đẹp đẽ hơn, mà còn là để phát triển bản thân và xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - Bài mẫu 9

Con người được coi là một trong những loài động vật cao cấp vì khả năng sử dụng lời nói và trái tim để diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc của mình. Câu "Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn" thường được nhắc đến để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe. Mỗi người trong chúng ta đều muốn thể hiện ý kiến, cảm xúc của mình và muốn được người khác lắng nghe hơn là dành thời gian lắng nghe người khác. Tuy nhiên, kỹ năng lắng nghe không phải ai cũng có, nó đòi hỏi quá trình rèn luyện lâu dài và lòng từ bi bao dung. Lắng nghe không chỉ là việc nghe những gì người khác nói mà còn là khả năng hiểu và cảm thông với họ.

Sự lắng nghe tạo ra một liên kết sâu sắc giữa người nói và người nghe. Nó giúp người nói cảm thấy được quan tâm và có giá trị, trong khi người nghe có thể hiểu sâu hơn về người nói. Đồng thời, lắng nghe cũng là cách tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Nơi đó, mọi người cảm thấy thoải mái để chia sẻ và được tôn trọng.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, nhiều người thiếu kỹ năng lắng nghe, luôn tự cho rằng mình là đúng và sống ích kỷ, hẹp hòi. Sự giả tạo trong việc lắng nghe người khác cũng là một biểu hiện của thực trạng xã hội, khi họ chỉ giả vờ thấu hiểu và sau đó lại truyền tai những gì đã nghe. Thực sự, người biết lắng nghe là những người dũng cảm và tuyệt vời nhất, họ đón nhận hạnh phúc và những trải nghiệm cuộc sống bằng một tâm hồn bao dung, tràn đầy yêu thương.

Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - Bài mẫu 10

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay mỗi con người lại cần có những kĩ năng sống khác nhau để có thể phù hợp với những hoàn cảnh sống luôn thay đỏi không ngừng. Một trong những kĩ năng cần thiết của con người giúp cho chúng ta có những cách ứng xử, hành động đúng đắn trong những mối quan hệ trong xã hội đó là kĩ năng lắng nghe. Câu nói của nhà triết học Dê-nông lại càng làm rõ hơn kĩ năng này “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.

“Miệng” và “tai” là hai bộ phận trên cơ thể con người được dùng để nghe và để nói. “Nghe nhiều hơn” và “nói nhiều hơn” nghĩa là hãy biết lắng nghe, suy nghĩ kĩ về những lời của những người xung quanh và nói ít hơn để tạo nên những mối quan hệ dung hòa. Nói ít không có nghĩa cả nhày không nói lời nào mà nói ít ở đây có nghĩa là nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm, không thì cái mồm sẽ là nơi tạo ra mọi rắc rối. nghĩa của cả câu muốn nói cho chúng ta hãy biế lắng nghe để hiểu rõ sự việc thay vì nói thêm vào những gì không đúng sẽ làm cho sự việc thêm nghiêm trọng hơn.

Tại sao trong giao tiếp cần nghe nhiều hơn và nói ít hơn? Kẻ bẻm mép thường ăn nói ba hao, khoe mẽ, nói chuyện trên tròi dưới đất, ăn ní khoe khoang. Khi giao tiếp với bất cứ ai kẻ bẻm mép lúc nào cũng vậy đưa ra những lời bình phẩm, nhận xét, đánh giá. Người ta không chịu lắng nghe ý kiến của người khác lúc nào cũng cho rằng mình đúng không sai nhưng họ đâu biết rằng chính những điều đó lại làm cho người đối diện cảm thấy khó chịu và không muốn nói chuyện với họ nữa.

Trong các mối quan hệ chúng ta muốn được suôn sẽ thì hãy học lắm lắng nghe mọi người xung quanh nhiều hơn. Đầu tiên là hãy biết lắng nghe những người thân của mình. vì họ là những người từng trải, có khinh nghiêm sống hơn chúng ta muốn chúng ta tốt hơn thì mọi người mới nói, mới góp ý để ta có thể sữa những gì chưa tốt để có thể hoàn thiện bản thân hơn. Ông bà ta có câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” học ăn, nói, gói, mở đẻ tu dưỡng đạo đức, nhân cách cho con người. Chứ không nên vừa nghe người thân khuyên nhủ vài câu đã quay ra cãi lại lời người lớn nói thì chúng ta sẽ không thể tốt lên được. Bố mẹ luôn muốn con cái của mình tốt lên thế nên họ sẽ khuyên bạn gị nên làm, những gì không nên làm và bạn hãy lắng nghe bố mẹ chứ không nên cãi lời vì họ có lí do, có khinh nghiệm và chỉ muốn dạy bảo chúng ta chứ không có ý tránh mắng chúng ta nên hãy biết lắng nghe và suy ngẫm về những gì bố, mẹ dạy bảo.

Đối với bạn bè, thầy cô và những mối quan hệ xã hội khác trong xã hội cũng không tránh được những lúc xích mích, cãi vã nhưng bạn hãy cố gắng “hạ cái tôi” của mình xuống lắng nghe mọi người góp ý chứ không nên cãi nhau với họ chỉ làm cho mối quan hệ trở nên xấu hơn. Đôi khi cả những người nhỏ tuổi hơn mình lại khiến bạn nhận ra được một chân lí của cuộc sống và khiến bạn suy nghĩ rất nhiều. Nếu bạn bè có mâu thuẫn mà chúng ta biết cách ứng xử thì tình bạn sẽ được bồi đắp bởi những mâu thuẫn. Lắng nghe những suy nghĩ của người khác về mình và rồi bộc lộ suy nghĩ của mình một cách bình tĩnh chân thành nhất để người khác có thể hiểu bạn hơn và giúp cho chúng ta hiểu nhau hơn, thân thiết hơn và các mối quan hệ sẽ tốt đẹp hơn khi ta biết lắng nghe.

Nói ít nghe nhiều lúc giao tiếp là thể hiện sự lịch sự, khiêm nhường, chín chắn. Các cụ xưa có câu “Nói dài, nói dai, nói dại” nói phải đúng lúc đúng chỗ nói vừa đủ không nói qua nhiều nếu nói hay mà nói nhiều quá cũng thành thừa thãi. Ngay khi chúng ta tranh luận bàn cãi một vấn đề gì cũng phải làm chủ lời nói, ngôn ngữ của mình. Nói ít nghe nhiều sẽ khiến ta học được điều hay, lẽ phải, nhận được sự tôn trọng của mọi người. nghe nhiều nói ít đúng lúc đúng chỗ mới là người có văn hóa, nhân cách.

Trong cuôc sống đôi khi không chỉ lắng nghe từ một phía mà phải nghe từ nhiều phía để có thể đưa ra cái nhìn tổng quát nhất về một vấn đề nào đó. Chứ đừng vội kết tội người khác. Giống như vị quan tòa họ phải lắng nghe lời khai của bị cáo, lời bào chữa của luật sư, lời kết tội của viện kiểm sát rồi mới kết tội bị cáo. Bạn hãy sống như một quan tòa lắng nghe trước khi kết tội người khác. Đôi khi bạn chưa hiểu rõ vấn đề đã đổ oan cho người khác sẽ khiến cho họ cảm thấy bị tổn thương và đau lòng. Lời nói chẳng mất tiền mua nhưng nếu bạn không lắng nghe thì người khác sẽ không muốn nói chuyện với bạn nữa. đó là lí do vì sao chúng ta cần biết lắng nghe và nói đúng lúc.

Chúng ta phải biết điều khiển bản thân, hành vi của mình một cách chính xác, hiệu quả hơn để giúp chúng ta gặp được những thành công, sự tôn trọng của người khác giành cho chúng ta. Những người thành công đều là những người biết lắng nghe và suy nghĩ xem người khác nghĩ gì và nói như thế nào mới đúng. Chính vì thế nếu bạn muốn thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống, được mọi người tôn trọng, yêu mến hãy học cách lắng nghe mọi người nhiều hơn nói ít đi, nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm là đêu rất quan trọng đói với một con người. Quyết định sự thành công hay thất bại của con người cũng dựa vào sự lắng nghe thấu hiểu người khác.

Như vậy qua đây cho ta thấy được câu nói của nhà triết học Dê-nông “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít đi” là hoàn toàn đúng đắn. Mỗi con người đều có một tính cách riêng nên nếu muốn được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người trước tiên chúng ta phải biết lắng nghe, thấu hiểu họ, nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm. Không nên chỉ cho mình là đúng mà không cần phải nghe ai khác. Nói không suy nghĩ sẽ khiến cho người khác cảm thấy khó chịu, có khi là tổn thương thì người đó sẽ không thể thành công được cả trong công việc lẫn trong cuộc sống.

Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn - Bài mẫu 11

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: "Sống trong cuộc đời này, ta cần một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi..." Câu này đã đề cập đến ý nghĩa của việc sống một cuộc đời trọn vẹn và ý thức về sự quan trọng của việc lắng nghe và hiểu biết.

Mỗi con người chỉ có một cuộc sống duy nhất. Vì vậy, chúng ta cần sống một cách tỉnh thức và trân trọng từng khoảnh khắc, bằng cách lắng nghe và hiểu biết thêm về nhau. Câu nói "Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn" chứa đựng một thông điệp sâu sắc về ý thức và trách nhiệm trong giao tiếp.

Khi chúng ta chịu lắng nghe người khác, chúng ta mở ra cơ hội để hiểu biết và tiếp thu những góc nhìn khác nhau. Điều này giúp chúng ta rút ra được những bài học quý giá và phát triển bản thân. Quan trọng hơn, việc lắng nghe cũng thể hiện sự tôn trọng và sẵn lòng chia sẻ với người khác.

Mỗi người đều có nhu cầu chia sẻ cảm xúc và kinh nghiệm của mình. Khi chúng ta lắng nghe và chia sẻ, chúng ta tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực và hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống. Điều này góp phần làm cho xã hội trở nên đa dạng và phát triển một cách bền vững.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của người khác. Có những người chỉ tin tưởng vào quan điểm của họ mà không mở lòng tiếp thu ý kiến từ người khác. Điều này có thể dẫn đến sự đóng cửa và hạn chế trong tư duy.

Lắng nghe và hiểu biết là chìa khóa để mở ra những cánh cửa mới trong cuộc sống. Chúng ta hãy tiếp tục sống và hành động với lòng tôn trọng và sự đồng cảm, để cuộc sống trở nên đẹp đẽ và đầy ý nghĩa hơn, đóng góp vào sự phát triển và hòa bình của xã hội.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm