Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về ý thức rèn luyện bản thân

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về ý thức rèn luyện bản thân vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Ngữ văn 12.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về ý thức rèn luyện bản thân

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý thức rèn luyện bản thân.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Rèn luyện bản thân: không ngừng học hỏi, cải thiện để bản thân mình tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn từng ngày.

Ý nghĩa: khuyên nhủ con người thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực để trở nên có ích hơn cho xã hội và hoàn thiện chính mình hơn.

b. Phân tích

• Biểu hiện của việc rèn luyện bản thân:

Không ngừng nỗ lực học tập, tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau.

Biết nhìn nhận vào những lỗi sai của mình, từ đó rút ra bài học và khắc phục.

Có ý thức vươn lên trong cuộc sống, sống có đam mê và cố gắng theo đuổi đam mê đó.

• Ý nghĩa của việc rèn luyện bản thân:

Làm cho bản thân mình ngày càng tốt hơn, mở mang tầm hiểu biết.

Khắc phục được những khuyết điểm của bản thân mình từ đó được mọi người tín nhiệm, tin tưởng.

Người biết hoàn thiện bản thân sẽ tiến bộ từng ngày và nhận được tình yêu thương từ mọi người.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống an phận, nghe theo sự sắp đặt của người khác hoặc quá lười biếng, không có ý thức vươn lên để hoàn thiện bản thân mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý thức rèn luyện bản thân; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về ý thức rèn luyện bản thân

1. Nghị luận xã hội về ý thức rèn luyện bản thân - Mẫu 1

Để có được thành công, con người cần trang bị rất nhiều phẩm chất tốt. Và một trong những hành trang ấy chính là ý thức rèn luyện bản thân. Ý thức tự rèn luyện bản thân là việc ta tự giác học hỏi, rèn luyện để tiến bộ, hoàn thiện hơn, không cần sự nhắc nhở từ người khác. Điều này được thể hiện trên rất nhiều khía cạnh như chăm chỉ học tập, tìm tòi kiến thức từ những nguồn khác nhau, biết tự chăm sóc bản thân, đánh giá được sở trường và sở đoản của mình,… Ý thức tự rèn luyện bản thân có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Trước hết, nó giúp chúng ta tốt lên từng ngày, phát huy được điểm mạnh và khắc phục những khuyết điểm. Càng giỏi giang, tiến bộ thì con người càng gặt hái được nhiều thành quả. Không chỉ vậy, ý thức tự rèn luyện còn dạy ta cách tận dụng mọi cơ hội, chủ động trong mọi tình huống. Khi sống kỉ luật với bản thân, con người càng thêm chăm chỉ, dũng cảm, kiên cường. Ta không ngại đối mặt với khó khăn và đứng dậy sau khi thất bại. Những người biết tự tôi luyện chính mình sẽ trở thành công dân tốt cho xã hội. Ngược lại, những kẻ biếng nhác, nhu nhược ắt sẽ gặp thất bại. Ta cần bài trừ lối sống ấy để xã hội được trong sạch. Tóm lại, ý thức tự rèn luyện bản thân mang lại cho con người vô vàn lợi ích. Hãy trau dồi cách sống văn minh này để có thể chiến thắng chính mình, vượt lên số phận.

2. Nghị luận xã hội về ý thức rèn luyện bản thân - Mẫu 2

Muốn có được thành công thì cần những yếu tố gì? Có bao giờ bạn tự hỏi mình như vậy? Muốn có được thành công thì bản thân ta phải đủ tốt, đủ bản lĩnh. Để có được điều đó, ta phải có ý thức rèn luyện bản thân. Ý thức rèn luyện bản thân là việc chúng ta không ngừng học hỏi, cải thiện để bản thân mình tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn từng ngày. Thay đổi, hoàn thiện bản thân mình là việc không ngừng nỗ lực học tập, tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau; biết nhìn nhận vào những lỗi sai của mình, từ đó rút ra bài học và khắc phục; sống có đam mê và cố gắng theo đuổi đam mê đó. Việc thay đổi bản thân làm cho chúng ta ngày càng tốt hơn, mở mang tầm hiểu biết, khắc phục được những khuyết điểm của bản thân mình từ đó được mọi người tín nhiệm, tin tưởng. Việc thay đổi bản thân sẽ giúp ta ngày càng tốt hơn, mở mang tầm hiểu biết, khắc phục được những khuyết điểm của bản thân mình từ đó được mọi người tín nhiệm, tin tưởng. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện bản thân, lười biếng, dựa dẫm vào người khác, không chủ động trong cuộc sống của chính mình,… Những người này cần phải xem xét và thay đổi thái độ sống nếu muốn mình tốt hơn. Là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần có ý thức học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức; sống và hướng đến, yêu thương mọi người, tích cực tạo ra những điều tốt đẹp cho quê hương, đất nước. Thanh xuân qua đi rồi sẽ không lấy lại được, hãy sống với một tuổi trẻ nhiệt huyết nhất, luôn nỗ lực vươn lên để hoàn thiện bản thân mình và sống có ích hơn từng ngày.

3. Nghị luận xã hội về ý thức rèn luyện bản thân - Mẫu 3

Xã hội luôn phát triển, vận động theo chiều hướng tiến bộ và đi lên. Chính vì thế, con người cũng cần thay đổi, phát triển và nâng cao giá trị của bản thân, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Thay đổi bản thân là việc mỗi cá nhân không ngừng học hỏi, cải thiện để mình tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn từng ngày. Việc thay đổi bản thân của mỗi cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đối với cuộc sống, sự phát triển của xã hội. Người biết thay đổi bản thân là người không ngừng nỗ lực học tập, tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Họ biết nhìn nhận vào những lỗi sai của mình, từ đó rút ra bài học và khắc phục. Bên cạnh đó, họ còn có ý thức vươn lên trong cuộc sống, sống có đam mê và cố gắng theo đuổi đam mê… Việc thay đổi bản thân có ý nghĩa to lớn với con người và xã hội: thay đổi để làm cho bản thân ngày càng tốt hơn, mở mang tầm hiểu biết, khắc phục được những khuyết điểm của bản thân mình từ đó được mọi người tín nhiệm, tin tưởng. Người biết hoàn thiện bản thân sẽ tiến bộ từng ngày và nhận được tình yêu thương từ mọi người. Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người sống an phận, nghe theo sự sắp đặt của người khác hoặc quá lười biếng, không có ý thức vươn lên để hoàn thiện bản thân mình,… những người này sẽ không phát triển được bản thân, dần dần sẽ tụt về sau và không có được thành công trong cuộc sống. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần, quỹ thời gian của chúng ta cũng giống nhau, chính vì thế, mỗi người hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, vươn lên và nắm bắt những cơ hội quý giá trong cuộc sống của mình.

4. Nghị luận xã hội về ý thức rèn luyện bản thân - Mẫu 4

Muốn trở nên hoàn thiện và có cuộc sống ý nghĩa, mỗi con người cần biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Trên cơ sở tự nhận thức bản thân, cá nhân hướng đến tự rèn luyện để hoàn thiện bản thân mình theo những chuẩn mực tốt đẹp của xã hội, đáp ứng yêu cầu của công việc và đời sống. Tự rèn luyện bản thân là vượt lên mọi khó khăn trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn. Chúng ta cần tự giác rèn luyện và hoàn thiện năng lực và phẩm chất của bản thân bởi vì mỗi người đều có những mặt mạnh, mặt yếu riêng, không có ai là hoàn thiện, hoàn mĩ. Mặt khác, xã hội không ngừng phát triển, luôn đề ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với các thành viên trong xã hội. Vì vậy, ai cũng cần tự hoàn thiện mình để phát triển và đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội. Người không biết rèn luyện, tu dưỡng bản thân sẽ trở nên lạc hậu và tự đào thải mình. Đối với học sinh, nhất định phải có ý thức rèn luyện và hoàn thiện bản thân ngay từ trên ghế nhà trường. Chính trong môi trường học tập tích cực tạo ra những cơ hội rèn luyện tốt nhất, hiệu quả nhất, chắc chắn nhất. Không chăm lo học tập và rèn luyện, không những thành tích học tập yếu kém mà các phẩm chất và năng lực tốt đẹp cũng không thể hình thành và phát triển được, dễ thất bại trong cuộc sống, không thể có được cuộc sống như ý muốn.

5. Nghị luận xã hội về ý thức rèn luyện bản thân - Mẫu 5

Không ai sinh ra đã hoàn hảo. Bất cứ ai trở nên hoàn hảo đều phải trải qua rèn luyện mới có được. Bởi thế, ý thức tự hoàn thiện bản thân là một nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi con người. Hiểu đơn giản, tự hoàn thiện bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân mình; vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện; đồng thời phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn. Người có ý thức rèn luyện và hoàn thiện bản thân mình luôn biết tự đánh giá mình, tích cực học hỏi ở người khác, rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực phù hợp. Để ngày càng tiến bộ cần bạn nhất định phải không ngừng nâng cao năng lực tri thức và hoàn thiện kỹ năng, nhân cách, phẩm chất đạo đức cho mình. Trước hết, phải tự tin vào bản thân, quý trọng bản thân, đừng mặc cảm, tự ti với bản thân. Nhận rõ điểm yếu, điểm mạnh của mình, khắc phục và hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh, không ngừng học hỏi để ngày càng tiến bộ và hoàn thiện. Ai cũng cần phải tự hoàn thiện bản thân mình bởi mỗi người đều có điểm mạnh và điểm hạn chế riêng, việc bản thân tự hoàn thiện mình là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi của xã hội. Tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ.

6. Nghị luận xã hội về ý thức rèn luyện bản thân - Mẫu 6

'Hãy nhìn thấu sự thấp bé khi ngước nhìn lên, và nhận ra sự cao lớn khi hạ mình xuống' là thông điệp quan trọng giúp tự hoàn thiện bản thân. Ý thức tự hoàn thiện bản thân là khi bạn nhận biết rõ điểm mạnh, điểm yếu, không ngừng nỗ lực phát triển điểm mạnh và học hỏi để khắc phục điểm yếu. Người có ý thức tự hoàn thiện bản thân liên tục học hỏi, không ngại khó khăn hay thất bại. Trong thời đại hiện nay, không có ý thức tự hoàn thiện bản thân là lạc lõng trong cuộc sống hối hả. Hành trình tự phát triển để trở thành người có ích đòi hỏi sự nỗ lực và ý chí. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, với tinh thần phi thường, mất cả hai cánh tay vẫn trở thành người thầy xuất sắc. Tuy nhiên, còn những người tự phụ, không có ý chí phấn đấu. Hãy nhớ, chúng ta cần tự nhìn nhận và khắc phục điểm yếu, không ngừng học để trở thành những người có ý nghĩa cho cộng đồng.

7. Nghị luận xã hội về ý thức rèn luyện bản thân - Mẫu 7

Muốn thành công trong cuộc sống, con người cần trang bị cho mình những năng lực tốt đẹp. Một trong những năng lực cần có đó là ý thức tự hoàn thiện bản thân. Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên mọi khó khăn trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn. Người biết tự hoàn thiện và nâng cao nâng lực bản thân là người biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu, của bản thân, đồng thời hoàn thiện những năng lực vốn có ở mình. Họ là người sống có ước mơ và khát vọng, được mọi người kính trọng và yêu mến. Mỗi chúng ta cần tự hoàn thiện bản thân vì: Mỗi người đều có những mặt mạnh, mặt yếu riêng, không có ai là hoàn thiện, hoàn mĩ. Xã hội không ngừng phát triển, luôn đề ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với các thành viên trong xã hội. Vì vậy, ai cũng cần tự hoàn thiện mình để phát triển và đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội. Người không có ý thức tự hoàn thiện bản thân sẽ trở nên lạc hậu và tự đào thải mình ra khởi đời sống chung của xã hội.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm