Nghị luận về vai trò của tri thức
Nghị luận vai trò của tri thức
Văn mẫu lớp 10: Nghị luận về vai trò của tri thức gồm các dạng văn mẫu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo thêm tại mục Ngữ văn 10 nhé.
Dàn ý nghị luận về vai trò của tri thức
Mở bài
Tri thức được xem là một trong những sức mạnh lớn nhất của con người. Đó là cơ sở để xây dựng những kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm cần thiết để đạt được thành công trong cuộc sống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tầm quan trọng của tri thức và những lợi ích nó mang lại cho con người.
Thân bài
a. Giải thích
Tri thức là một kho tàng kiến thức mà con người đã tích lũy được qua những năm tháng. Nó được lưu trữ dưới dạng sách vở hoặc thông tin, và là những gì con người học được thông qua quá trình nghiên cứu và học tập.
b. Phân tích
Tri thức là chìa khóa để mở ra những cánh cửa mới trong cuộc sống. Nó giúp con người khám phá ra những điều kỳ diệu của thế giới và vũ trụ, và tạo ra những thành tựu đáng kinh ngạc. Nếu con người sống mà không có kiến thức, không có kế hoạch và mục tiêu, họ sẽ thụt lùi so với xã hội và cuộc sống sẽ trở nên khó khăn hơn.
Tri thức là cốt lõi để xã hội phát triển và đạt được thành công. Nó cung cấp cho con người những kỹ năng và kiến thức cần thiết để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ và công nghệ mới.
c. Chứng minh
Một số tấm gương tiêu biểu về việc trau dồi tri thức có thể kể đến như nhà khoa học Albert Einstein, nhà văn Shakespeare, nhà bác học Florence Nightingale, hay cả người phát minh Thomas Edison. Tất cả họ đều là những người có kiến thức rộng và đã tạo ra những đóng góp vô giá cho xã hội.
d. Phản đề
Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn nhiều người không nhận thức đúng về tầm quan trọng của kiến thức và không cố gắng để trau dồi nó. Những người này cần được nhắc nhở và khuyến khích để họ có thể thấy được giá trị của việc học tập và nghiên cứu.
Kết bài
Vì vậy, chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của tri thức và cố gắng trau dồi kiến thức của mình thông qua các hình thức học tập phù hợp như đọc sách, tham gia các khóa học chuyên môn, thực hành và trao đổi kiến thức với người khác.
Nghị luận xã hội vai trò của tri thức mẫu 1
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu học hỏi, tiếp thu tri thức của con người cũng ngày càng cao. Những kiến thức tích lũy được qua việc học tập, trải nghiệm được gọi là tri thức. Đó là thứ giúp chúng ta có được khả năng tư duy logic, biết phân tích vấn đề một cách đúng đắn. Khi có tri thức, con người sẽ biết nhìn nhận đúng - sai, phải - trái. Họ sẽ thay đổi lối sống của mình ngày càng chuẩn mực hơn, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của thế hệ đi trước để lại. Một điều dễ thấy đó là con người tự ý thức được bản thân cần ứng xử sao cho có văn hóa, góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội. Chúng ta đang sống trong một thời đại hội nhập. Bên cạnh nguồn kiến thức vô tận có từ ngàn đời xưa, con người đang dần khám phá ra vô vàn điều mới mẻ. Chính vì lẽ đó tri thức lại càng quan trọng đối với mỗi cá nhân. Có tri thức, con người sẽ không bị bỏ lại phía sau. Tri thức mở ra những cánh cửa mới, mời gọi chúng ta tìm hiểu. Muốn tích lũy được nhiều tri thức, con người phải có bản lĩnh, dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình để kiếm tìm những chân trời mới. Tri thức không phải tự dưng mà có. Đó là thứ mà con người cần không ngừng tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu thì mới có được. Tóm lại, mỗi người cần tự tích lũy tri thức để tự tin học tập và làm việc trong xã hội phát triển như hiện nay.
Nghị luận xã hội vai trò của tri thức mẫu 2
Trong lá thư gửi con trai của cố thủ tướng Đài Loan, có đoạn “Tuy rằng rất nhiều vị công thành danh toại không học nhiều lắm, nhưng thế không có nghĩa là cứ lười học lười đọc là sẽ thành công cái chắc. Tri thức con học được sẽ là vũ khí trong tay,có thể dựng cơ đồ từ bàn tay trắng, nhưng không thể chiến đấu không một tấc gươm. Mong con nhớ kĩ”. Anh chị hãy trình bày suy nghĩ về lời dặn dò trên.
Cố thủ tướng Đài Loan có 4 người con, đều có con đường học hành rất sáng lạng tuy nhiên không ai đi theo con đường chính trị mà điều làm chuyên môn. Trong nhiều năm qua, những lời căn dặn trong một lá thư ông gửi đến con trai được báo chí, cộng đồng mạng ở Đài Loan và Trung Quốc tôn vinh,nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Bức thư không chỉ là những lời dặn dò rút từ gan ruột của một người cha gửi đến con trai mà còn chứa đựng những bài học quý giá về cuộc sống dành cho tất cả mọi người. Một trong những lời căn dặn đó tôi tâm đắc nhất là lời căn dặn ” Tuy rằng rất nhiều vị công thành danh toại không học nhiều lắm, nhưng thế không có nghĩa là cứ lười học lười đọc là sẽ thành công cái chắc. Tri thức con học được sẽ là vũ khí trong tay,có thể dựng cơ đồ từ bàn tay trắng, nhưng không thể chiến đấu không một tấc gươm. Mong con nhớ kĩ! “
Lời căn dặn của cố thủ tướng hoàn toàn đúng, tri thức không phải tuyệt nhiên mà có được, cũng không có một ai trên đời này vừa mở mắt chào đời mà thấu hết mọi việc. Nếu như cuộc sống quá dễ dàng vậy thì thử thách khó khăn cần gì xuất hiện. Con người phải đi từ cái nhỏ nhặt nhất cho đến cái lớn lao. Nguồn kiến thức chính là tài sản lớn nhất của chính mình khi bắt đầu tạo dựng sự nghiệp. Học tập chính là tìm tòi, tự giác, cái quan trọng lúc nào cũng là tự giác, tự ý thức được chính mình. Học ở ngoài cuộc sống nhiều hơn sách vở, nhưng không phải như thế mà lơ là việc học, đi từ lý thuyết đến thực hành chứ không phải lúc nào cũng muốn thực hành trước. Khối lượng kiến thức nhiều nhất là nằm trong sách vở, tự tìm tòi nghiên cứu. Cuộc sống cho ta thêm kinh nghiệm, sách vở cho ta có được kỹ năng. Con người muốn thành công thì đừng bao giờ lười biếng, đừng than phiền hay đừng chê trách. Nếu như có “tâm” thì tự ắt bản thân sẽ hoàn thiện.
Cuộc sống là như thế, đau thương một chút, nhẫn nại một chút. Cuộc đời là của chính mình nên đừng bắt ai lựa chọn nó. Không quan trọng là học ít hay học nhiều, quan trọng là có ý chí hay không. Vẫn có rất nhiều người học không nhiều nhưng vẫn thành công, đó chính là nỗ lực, chính là ý chí. Họ có niềm tin, có ý chí phấn đấu. Vì cuộc đời không bao giờ hoàn hảo, mất cái này được cái kia. Họ không có điều kiện để ăn học đến nơi nhưng họ có niềm tin và sự nhẫn nại. Họ không thể lựa chọn đi đường thẳng để đến thành công, nhưng họ hoàn toàn có thể chọn đường vòng. Xa một tí, khó khăn một tí, nhưng họ hoàn toàn xứng đáng với công sức nỗ lực của họ. Còn chúng tá, ở đây cố thủ tướng muốn nói là chúng ta hoàn toàn có đủ điều kiện để học tập, nhưng không phải vì thế mà lơ là, lười biếng. Nếu như không có khả năng thiên phú như người khác, ít nhất cũng phải để mọi người thấy được tài lẻ riêng biệt của mình. Không đòi hỏi chúng ta phải tài giỏi hơn ai nhưng ít nhất cũng phải có nguồn kiến thức riêng của mình. Học vấn chính là chùm rễ đắng cay, thử thách càng nhiều chúng ta càng có nhiều kinh nghiệm. Cũng như Bill Gates, doanh nhân người Mỹ luôn có mặt trong danh sách người giàu nhất thế giới, là hình mẫu của sinh viên bỏ học và khởi nghiệp thành công. Bill Gates đã rời khỏi Đại học Harvard để theo đuổi hoài bão trong lĩnh vực phần mềm máy tính. Năng khiếu của ông được bộc lộ từ khi còn bé, tuy nhiên quyết định bỏ học tại trường đại học hàng đầu thế giới đã cho thấy con đường dẫn đến thành công vốn không quá cứng nhắc như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên điều đó không chứng minh rằng bạn sẽ thành công mà không cần học nhiều. Thật ra để đến được thành công mà chúng ta thấy, họ – những người vĩ nhân đã bỏ biết bao công sức, tâm huyết và cố gắng. Họ học hỏi những kinh nghiệm và tự mình trải nghiệm, những kinh nghiệm và sự trải nghiệm ấy bạn sẽ học được nhiều trên ghế nhà trường và từ bạn bè, thầy cô.
Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều các mặt tiêu cực. Con người xem thường kiến thức, chạy theo những thứ xa xỉ vốn không thuộc về mình. Cho rằng bản thân rất tài giỏi, chỉ cần thực hành mà không ngó ngàng đến lý thuyết. Cũng như giữa một người lười biếng mà nghèo hèn và một người siêng năng mà giàu có. Cần mẫn, siêng năng cần cù chắc chắn sẽ thành công, họ biết ý thức được mọi việc. Còn kẻ lười biếng thì vẫn mãi theo sau vẫn mãi thất bại.Nguyên nhân chính của vấn đề này là do sự ỷ lại, xem thường sách vở, lười biếng. Một cuộc sống tốt đẹp là khi không giả định, đòi hỏi ít hơn, làm nhiều hơn và cũng đừng bao giờ đánh giá thấp ai cả. Vì thành thật mà nói ai cũng một lần yếu hèn trước người khác, khi cuộc sống đẩy chúng ta vào những tình huống khó khăn đừng hỏi “ tại sao lại chọn tôi” mà hãy hỏi “ hãy thử thách tôi đi”. Đó chính là vũ khí trong tay, có thể dựng cơ đồ bằng tay trắng nhưng không thể chiến đấu không một tất gươm. Lấy sự thông minh và kiến thức để chế ngự. Giải pháp tốt nhất chính là, tự giác nhiều hơn, cần cù nhẫn nại nhiều hơn, đọc sách và rèn luyện kĩ năng nhiều hơn. Vì kiến thức chính là khối tài sản vô giá của chúng ta hãy biết trân trọng và phát triển,chúng là khởi đầu của thành công.
Tóm lại qua lời căn dặn của cố thủ tướng cho chúng ta biết được, thành công không phải chạm tay là có được, mà nó phải trải qua rất nhiều khó khăn, cần sự phấn đấu nỗ lực, cần sự nhẫn nại. Biết tự mình tạo dựng kiến thức, biết mạnh mẽ và có lòng tin. Và dạy cho ta biết rằng không có bí quyết để thành công. Đó chính là kết quả của việc chuẩn bị, làm việc cật lực, và học hỏi từ thất bại.
Nghị luận xã hội vai trò của tri thức mẫu 3
Xã hội loài người ngày càng phát triển, thì vai trò của trí thức lại càng được nâng cao. Tri thức là những hiểu biết của con người và nhân loại được đúc kết qua sự phát triển từ thời xa xưa đến ngày nay. Tri thức bao gồm tất cả những khả năng, kĩ năng, hiểu biết của con người về kiến thức văn hóa cũng như tự nhiên, xã hội. Tri thức có vai trò rất lớn trong đời sống văn hóa xã hội. Nó tác động trực tiếp đến các lĩnh vực của kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục,... Tri thức là chất xám đưa đất nước đi lên, sánh vai với cường quốc năm châu. Một đất nước có người dân đạt trình độ cao về trí thức mức sống của người dân được cải thiện hơn, con người được hạnh phúc hơn. Xã hội từ đó yên bình hơn, trở nên văn minh và giàu đẹp hơn. Đối với mỗi người, tri thức lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.Con người có thành công hay không là do tri thức của mỗi người. Người có tri thức cao thì sẽ có khả năng làm việc, ứng xử tốt hơn. Tri thức giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn. vậy mà hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu được tầm quan trọng của tri thức, có lối sống ăn chơi, đua đòi mà không học hành. Những người này thật đáng phê phán. Tóm lại, tri thức có vai trò rất lớn trong đời sống. Vì vậy mỗi chúng ta hãy trau dồi tri thức cho mình để hoàn thiện bản thân hơn nữa.
Nghị luận xã hội vai trò của tri thức mẫu 4
Tri thức có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Điều này tác động trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực của xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục,... Con người không thể nào tồn tại mà lại thiếu kiến thức, đặc biệt trong thời đại hiện đại hóa hiện nay. Tri thức chính là thước đo sự hiểu biết về xã hội. Người có tri thức sẽ am hiểu về cuộc sống xung quanh. Từ đó, thực hiện được những kế hoạch, mục tiêu, ước mơ bản thân đề ra. Ngoài ra, có tri thức, con người còn thể hiện được khả năng, khẳng định giá trị của mình. Trong học tập hay làm việc, đứng trước một vấn đề, người có tri thức sẽ đưa ra được những lí lẽ rõ ràng, thuyết phục. Vậy nên, tri thức là điều vô cần cần thiết đối với mỗi người. Hãy bắt tay vào học tập ngay từ bây giờ. Đừng trì hoãn, đừng lười biếng vì tri thức không phải tự dưng mà có. Đó phải là cả quá trình cố gắng không ngừng nghỉ mỗi ngày. Là những người trẻ - thế hệ có vai trò quan trọng trọng đối với tương lai đất nước, chúng ta hãy trau dồi, rèn luyện bản thân thật tốt, góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn.
Nghị luận xã hội vai trò của tri thức mẫu 5
Trong mọi xã hội và thời đại, tri thức đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt trong xã hội ngày nay, tri thức ngày càng khẳng định vai trò lớn của mình trong cuộc sống con người.
Tri thức không chỉ là hiểu biết về khoa học, văn hóa, lịch sử, mà còn là sức mạnh chi phối đời sống xã hội. Đây là hiểu biết tích lũy được từ thế kỷ trước đến nay, giúp con người vượt qua thách thức và chiến thắng trong cuộc sống.
Ngày nay, tri thức đóng vai trò quan trọng trong phát triển chính trị, kinh tế và xã hội. Việc xây dựng lãnh đạo mạnh mẽ, duy trì vị thế kinh tế toàn cầu, và đóng góp vào văn hóa giáo dục là những lợi ích mà tri thức mang lại cho mỗi quốc gia.
Đối với mỗi người, tri thức không chỉ là công cụ để đạt được thành công cá nhân, mà còn là hành trang thiết yếu để sống có ý nghĩa. Nó giúp con người lựa chọn những giá trị tích cực, tránh xa những điều tiêu cực, và phát triển toàn diện.
Trong bối cảnh hiện nay, nhiều người trẻ quên mất tầm quan trọng của việc học hành, chú trọng đến vui chơi và giải trí. Chúng ta, những người trẻ, là hy vọng của tương lai, cần nhận thức đúng về sức mạnh của tri thức. Hãy nỗ lực học tập, rèn luyện kiến thức và đạo đức để góp phần vào sự phát triển của bản thân và đất nước.
Nghị luận xã hội vai trò của tri thức mẫu 6
Trong xã hội ngày nay, tri thức đóng vai trò quan trọng ngày càng lớn. Đây là sức mạnh tinh thần được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ. Tri thức không chỉ bao gồm kiến thức văn hóa và tự nhiên mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, xã hội, giáo dục,... Nó giống như một chất xúc tác đưa đất nước tiến bộ, xứng đáng với các cường quốc trên thế giới. Những quốc gia có dân số có trình độ tri thức cao thì mức sống cũng cao hơn, xã hội trở nên hòa bình và phồn thịnh. Thành công cá nhân cũng phụ thuộc lớn vào mức độ tri thức. Người có tri thức cao thường có khả năng làm việc và giao tiếp tốt, đồng thời phát triển bản thân mình. Tuy nhiên, đáng tiếc là vẫn còn nhiều người không nhận ra giá trị của tri thức, sống hưởng thụ mà không đầu tư vào học vấn. Những lối sống như vậy đáng lên án. Tóm lại, vai trò của tri thức không thể phủ nhận. Mỗi người chúng ta hãy cố gắng nâng cao tri thức để đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội.
Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung