Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách
Nghị luận về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách
- 1. Dàn ý Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách
- 2. Văn mẫu Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách
- Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 1
- Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 2
- Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 3
- Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 4
- Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 5
- Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 6
- Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 7
- Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 8
- Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 9
- Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 10
- Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 11
- Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 12
- Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 13
Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách được VnDoc.com sưu tầm và để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập Ngữ văn 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
1. Dàn ý Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách
Dàn ý Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. (Một trong những đức tính quan trọng và tốt đẹp của người dân Việt Nam ta chính là tinh thần đùm bọc, giúp đỡ nhau được thể hiện thông qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”).
Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
“Lá lành đùm lá rách”: là hình ảnh những chiếc lá rách được lá lành đùm bọc, để trở nên lành lặn hơn, có thể chống chọi với những khắc nghiệt của thiên nhiên tốt hơn. Ngoài ra, nó còn là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của đồng bào ta: những người có điều kiện hơn giúp đỡ, chở che cho người có hoàn cảnh khó khăn bớt đi khốn khổ, đất nước cũng phát triển hơn.
→ Là một phẩm chất tốt đẹp gìn giữ hằng nghìn năm nay mà thế hệ con cháu chúng ta cần phát huy.
b. Phân tích
Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, việc chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ họ sẽ giúp cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, xã hội phát triển hơn.
Khi nhiều con người trong một cộng đồng đều biết san sẻ với người khác, những thông điệp cao cả sẽ được lan tỏa mạnh mẽ, đức tính tốt đẹp cũng vì thế mà được nhân lên.
Người có phẩm chất “Lá lành đùm lá rách” là người chia sẻ, đồng cảm với những mảnh đời khó khăn và có hành động thiết thực để giúp đỡ họ.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.
Gợi ý: giữa lúc bão lũ miền Trung đang diễn biến phức tạp, nữ ca sĩ Thủy Tiên đã không ngần ngại khó khăn đứng lên quyên góp tiền và đi vào tâm lũ để giúp đỡ bà con. Chính hành động cao đẹp của chị đã làm gương cho nhiều mạnh thường quân khác đứng lên và đi về miền Trung cứu trợ,…
d. Phản biện
Trong cuộc sống vẫn còn nhiều người ích kỉ, vô cảm, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, mặc kệ những đau khổ, bất hạnh mà người khác đang phải trải qua,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán.
3. Kết bài
Khái quát lại tầm quan trọng của việc đùm bọc nhau và liên hệ bản thân.
Dàn ý Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 2
I. Mở bài
- Đoàn kết tương thân, tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh quan của người xưa.
- Trích dẫn.
- Đó là đạo lí về bài học làm người thể hiện rõ nét nôi quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày nay.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ
- Nghĩa đen: Dùng lá để gói hàng, nếu bị rách, người ta lấy tâm lá lành bao bên ngoài.
- Nghĩa bóng: “lá lành" là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn “lá rách” là con người lúc sa cơ, thất thế, nghèo khó.
- Câu tục ngữ khuyên con người nên biết giúp đỡ, đùm bọc những người gặp cảnh khốn cùng, khó khán.
2. Đánh giá
- Nhắc nhở chúng ta dùng thờ ơ, ghẻ lạnh trước khổ đau, thiếu may mắn của người khác; mà trái lại, phải biết hết lòng đùm bọc, nâng đỡ người sa cơ, lỡ vận, giúp họ vượt qua bước khốn cùng, thể hiện sự cao đẹp trong mối quan bệ giữa người với người.
- Giữa cuộc đời, hoàn cảnh con người luôn biến đổi thăng trầm. Vì thế cần phải hiểu biết nhau trong sự tương thân tương ái, tạo tình đoàn kết, tránh chia rẽ, xung đột.
- Lòng nhân ái là đức tính mà mỗi con người đều cần phải có để làm nền móng xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, bác ái. Quay lưng hay ngoảnh mạt với nỗi đau của người khác là ích kỉ, vô nhân.
- Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, "lá lành” cần phải “đùm lá pech”. Đó là việc làm rất cần thiết, là ý thức tự giác của mỗi chúng ta.
3. Mở rộng
Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống cao quý về đạo lí làm người của dân tộc ta.
- Chính truyền thống này là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết để bao đời nay dân tộc ta chiến thắng thù trong, giặc ngoài, giữ yên ổn. vững bền đất nước.
- Lòng nhân ái này phải xuất phát từ tình cảm chân thành, thấu hiểu, cảm thông giữa người với người chứ không phải là lối ban ơn trịch thượng.
- Người được đùm bọc, đỡ đần phải biết vươn lèn chứ không được ỳ lại, sống nhờ lòng nhân ái của người khác dể mình trở thành bị động, biếng nhác
III. Kết bài
- Nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị câu tục ngữ trong đời sống thực tế ngày nay.
- Liên hệ bản thân: Cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết, tương thân, tương trợ.
2. Văn mẫu Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách
Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 1
Mỗi con người chúng ta được sống trong nền hòa bình, yên ấm như hiện nay là một điều vô cùng may mắn phải cảm ơn sự hi sinh của thế hệ đi trước. Chính vì thế, chúng ta phải biết ơn họ và sống với nhau bằng tinh thần đoàn kết đúng với nghĩa cử cao đẹp: Lá lành đùm lá rách. Lá rách là những chiếc lá bị tổn thương, bất hạnh không còn được nguyên vẹn. Câu nói là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của đồng bào ta: những người có điều kiện hơn giúp đỡ, chở che cho người có hoàn cảnh khó khăn bớt đi khốn khổ, đất nước cũng phát triển hơn, từ đó đề cao tinh thần đoàn kết của con người. Người sống có tinh thần đoàn kết là những người sẵn sàng bỏ bớt cái tôi, sống chan hòa, yêu thương với mọi người, sẵn sàng làm việc, hành động vì mục tiêu chung của tập thể mà không màng đến lợi ích cá nhân, sẵn sàng tham gia vào các công việc tập thể, không ngại ngùng trước những việc khó khăn, luôn nhiệt tình, làm việc bằng cả trái tim. Bên cạnh đó, người sống có tinh thần đoàn kết cũng là người có trái tim yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác. Tinh thần đoàn kết có ý nghĩa to lớn đối với con người: Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn. Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nếu xã hội ai cũng có tinh thần đoàn kết, nhiệt huyết, sống yêu thương thì xã hội ấy sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp, tạo thành một khối sức mạnh không thể tách rời. Từ những ý nghĩa to lớn của tinh thần đoàn kết, mỗi chúng ta hãy sống và đoàn kết với nhau để đất nước này ngày càng giàu đẹp, vững mạnh hơn.
Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 2
Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay được biết đến với những phẩm chất tốt đẹp, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Tinh thần yêu thương đó đã được ông cha ta đúc kết từ lâu đời qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. Lá lành đùm lá rách là hình ảnh những chiếc lá rách được lá lành đùm bọc, để trở nên lành lặn hơn, có thể chống chọi với những khắc nghiệt của thiên nhiên tốt hơn. Ngoài ra, nó còn là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của đồng bào ta: những người có điều kiện hơn giúp đỡ, chở che cho người có hoàn cảnh khó khăn bớt đi khốn khổ, đất nước cũng phát triển hơn. Chúng ta ai cũng biết, cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, việc chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ họ sẽ giúp cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, xã hội phát triển hơn. Khi nhiều con người trong một cộng đồng đều biết san sẻ với người khác, những thông điệp cao cả sẽ được lan tỏa mạnh mẽ, đức tính tốt đẹp cũng vì thế mà được nhân lên. Tuy nhiên, một thực trạng đáng lo ngại đó là trong cuộc sống vẫn còn nhiều người ích kỉ, vô cảm, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, mặc kệ những đau khổ, bất hạnh mà người khác đang phải trải qua,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán. Mỗi chúng ta được lựa chọn cho mình cách sống, hãy sống với tấm lòng chân thành, tình yêu thương, sự đoàn kết để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta đã để lại.
Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 3
Dân tộc ta từ xưa đến nay được biết đến với nhiều đức tính tốt đẹp đáng nể. Một trong những đức tính quan trọng và tốt đẹp đó chính là tinh thần đùm bọc, giúp đỡ nhau được thể hiện thông qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
“Lá lành đùm lá rách” chính là hình ảnh những chiếc lá rách được lá lành đùm bọc, để trở nên lành lặn hơn, có thể chống chọi với những khắc nghiệt của thiên nhiên tốt hơn. Ngoài ra, nó còn là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của đồng bào ta: những người có điều kiện hơn giúp đỡ, chở che cho người có hoàn cảnh khó khăn để bớt đi khốn khổ, đất nước cũng phát triển hơn. Đây cũng chính là một phẩm chất tốt đẹp gìn giữ hằng nghìn năm nay mà thế hệ con cháu chúng ta cần phát huy.
Cuộc sống này dù ở bất cứ thời đại nào cũng vẫn có nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, việc chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ họ sẽ giúp cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, xã hội phát triển hơn. Khi nhiều con người trong một cộng đồng đều biết san sẻ với người khác, những thông điệp cao cả sẽ được lan tỏa mạnh mẽ, đức tính tốt đẹp cũng vì thế mà được nhân lên, mọi người ai ai cũng giúp đỡ người khác. Bên cạnh đó, người có phẩm chất “Lá lành đùm lá rách” là người chia sẻ, đồng cảm với những mảnh đời khó khăn và có hành động thiết thực để giúp đỡ họ.
Một tấm gương lá lành đùm lá rách mà ai trong chúng ta cũng biết đến hoặc nghe qua đó chính là nữ ca sĩ Thủy Tiên. Giữa lúc bão lũ miền Trung đang diễn biến phức tạp, cô đã không ngần ngại khó khăn đứng lên quyên góp tiền và đi vào tâm lũ để giúp đỡ bà con. Chính hành động cao đẹp của chị đã làm gương cho nhiều mạnh thường quân khác đứng lên và đi về miền Trung cứu trợ,…
Tuy nhiên, bên cạnh những người có lòng thương cảm đó, trong cuộc sống vẫn còn nhiều người sống với thói ích kỉ, vô cảm, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, mặc kệ những đau khổ, bất hạnh mà người khác đang phải trải qua. Lại có những người khi được người khác giúp đỡ thì trở nên ỷ lại, dựa dẫm vào họ mà không chịu vươn lên… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán.
“Lá lành đùm lá rách” là một nghĩa cử cao đẹp của con người trong đời sống. Chúng ta hãy đối xử với người khác bằng cả tấm lòng chân thành, giúp đỡ mọi người trong khả năng của mình để cuộc sống này tốt đẹp hơn.
Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 4
Đoàn kết, tương thân tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh tương quan của mỗi con người Việt Nam xưa và nay. Nhờ vậy mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, thiên tai, dịch bệnh... đứng vững vàng giữa năm châu, bốn bể. Đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc để cập đến vấn đề này. Câu tục ngữ “ lá lành đùm lá rách" là một trong số đó. Câu tục ngữ trên cho ta thấy bài học làm người, phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà giữa người với người.
Nghĩa đen của câu tục ngữ phản ánh một hiện tượng rất đỗi bình thường trong sinh hoạt hang ngày của nhân dân ta. Đó là việc dùng lá để gói bánh ngày xưa thì lá thông dụng được dùng để gói mọi thứ. Khi lá bị rách thì người ta lấy một tấm lá khác bao bọc bên ngoài cho thêm phần chắc chắn. Nhưng không chỉ vậy, hình ảnh "lá lành", "lá rách" ờ đây mang ý nghĩa tượng trưng cho con người chúng ta trong những hoàn cảnh, thời điểm khác nhau. "Lá lành" là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn ngược lại "lá rách" là con người lúc sa cơ, thất thế nghèo khó. Bằng lối nói tượng trưng dùng hình ảnh cụ thể và giản dị, câu tục ngữ ngụ ý khuyên chúng ta nên biết chia sẻ, giúp đỡ, thông cảm, xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng quẫn, cô đơn.
Câu tục ngữ đã thể hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp đậm đà của nhân dân ta từ xưa đến nay trong xã hội. Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Ngoài câu tục ngữ trên, trong kho tàng ca dao, tục ngữ còn rất nhiều câu tương tự như thế:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người chung một nước thì thương nhau cùng
Hay
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
Các câu trên đều khuyên nhủ ta: Hễ là đồng bào thì nên đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau trên tinh thần tương thân tương ái, không nên thờ ơ, ngoảnh nặt, quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác, mà trái lại, phải luôn luôn quan tâm, giúp đỡ, đùm bọc, che chở người khó khăn, thất thế. Những người giàu có nên thương yêu, giúp đỡ cho những người nghèo khổ, nhất là những khi họ gặp hoạn nạn, tai ương. Những người có địa vị cao trong xã hội nên tạo điểu kiện giúp đỡ quần chúng được sống một đời sống ấm no, hạnh phúc. Đúng như tinh thần của người xưa đã từng khuyên dạy:
Thấy ai đói rách thì thương
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn.
Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi được khi mất khi giàu có khi nghèo khổ. Vì thế tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm mống chia rẽ xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương thân tương ái. Điều đó cho thấy rằng lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hòa bình, ổn định. Cũng phải nhận ra rằng thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của người khác là một thói xấu, một thái độ ích kỉ, vô lương tâm.
Trong đời sống còn nhiều khó khăn của xã hội ta hiện nay, hơn lúc nào hết lòng nhân ái, tình cảm thương vêu, đùm bọc lẫn nhau, phải được nâng lên thành ý thức tự giác trong mỗi con người chúng ta.
Câu tục ngữ này đã được tiếp nối bao đời trong các thế hệ người Việt khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lí làm người của dân tộc ta. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái đậm đà nên trải qua bao cuộc xâm lược dã man, nhân dân vẫn báo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay.
Và một điều quan trọng nữa là "lá lành đùm lá rách" nghĩa là người khỏe mạnh, bình thường phải giúp đỡ người yếu đuối, khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn kiểu bố thí; mà nhất thiết là phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tinh cảm nhân đạo thực sự. Và người được giúp đỡ cũng không được ỷ lại, hoàn toàn sống nhờ vào tình thương xót của người khác để trở nên thụ động, biếng nhác, mà phải biết vươn lên hoàn cảnh.
Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước.
Ngày nay truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái, tương thân, tương trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập, sẵn sàng, tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội, hoạt động từ thiện. Đồng thời, hơn ai hết, thanh niên chúng ta cần kiên quyết chống tư tưởng ỷ lại, để cao tinh thần tự lực cánh sinh.
Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 5
Một trong những đức tính tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay chính là tinh thần đùm bọc, giúp đỡ nhau và chia sẻ những khó khăn, vui buồn trong cuộc sống hàng ngày. Tinh thần này được thể hiện qua câu tục ngữ quen thuộc “Lá lành đùm lá rách”.
“Lá lành đùm lá rách” mang ý nghĩa sâu sắc và tượng trưng cho tình đoàn kết và lòng nhân ái của người dân Việt Nam. Nó như một hình ảnh thể hiện sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho cuộc sống trở nên êm ấm và kháng cự được những khó khăn của cuộc sống. Đồng thời, nó cũng là biểu tượng tâm hồn đẹp của con người Việt Nam: những người có điều kiện tốt hơn chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn để giảm bớt khổ đau và đất nước phát triển hơn. Đây cũng là một phẩm chất tốt đẹp đã được thế hệ con cháu chúng ta gìn giữ và truyền cho nhau hàng nghìn năm qua.
Cuộc sống này không phải lúc nào cũng êm ấm và thuận lợi. Trong mọi thời đại, luôn có những mảnh đời khó khăn, đau khổ và không may mắn. Tuy nhiên, khi chúng ta biết chia sẻ, đùm bọc và giúp đỡ những người xung quanh, cuộc sống của họ sẽ trở nên tốt đẹp hơn, xã hội cũng phát triển và hạnh phúc hơn. Khi nhiều con người trong một cộng đồng đều biết chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau, những giá trị cao cả và lớn lao sẽ được truyền tải và lan tỏa mạnh mẽ. Đức tính tốt đẹp của lòng đoàn kết và sẻ chia cũng sẽ được đánh giá cao hơn, và mọi người sẽ cùng nhau đồng lòng để giúp đỡ những người xung quanh trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, người có phẩm chất “Lá lành đùm lá rách” không chỉ là người biết chia sẻ và đồng cảm, mà còn là người có hành động thiết thực để giúp đỡ những người khác trong cuộc sống. Họ không chỉ nói về lòng nhân ái mà còn thể hiện nó qua việc hỗ trợ, chăm sóc và chia sẻ những khó khăn và vui buồn cùng những người xung quanh. Đó chính là sự đoàn kết và tình yêu thương chân thành mà chúng ta cần lan tỏa trong xã hội ngày nay.
Tinh thần “Lá lành đùm lá rách” không chỉ tồn tại trong quê hương Việt Nam mà còn là một giá trị văn hóa được công nhận và tôn vinh trên toàn thế giới. Nó giúp tạo dựng một xã hội văn hóa, chia sẻ và đoàn kết, nơi mọi người sống hòa thuận và cùng nhau vượt qua khó khăn. Tinh thần này không chỉ thể hiện trong các hành động cá nhân mà còn lan tỏa vào các tổ chức và cộng đồng, tạo nên một môi trường tương tác tích cực và sự phát triển bền vững.
Để xây dựng một xã hội tốt đẹp, chúng ta cần lan tỏa thông điệp về tinh thần đùm bọc, giúp đỡ nhau và chia sẻ. Chúng ta cần khuyến khích mọi người nhìn nhận và đánh giá cao những hành động thiết thực của những người có phẩm chất “Lá lành đùm lá rách”. Hơn nữa, chúng ta cũng cần tạo ra môi trường thân thiện và đáng tin cậy để mọi người có thể dễ dàng chia sẻ và nhận sự giúp đỡ từ nhau.
Đối với những người sống với thói ích kỉ và vô cảm, chúng ta cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chia sẻ và đồng cảm. Chúng ta cần khuyến khích họ nhận thức về tác động tích cực của việc giúp đỡ người khác và tự nhìn nhận lại giá trị của lòng nhân ái. Đồng thời, chúng ta cũng cần xây dựng chương trình giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng để tạo ra một xã hội đầy lòng nhân ái và đồng lòng giúp đỡ nhau.
Với sự nhận thức và hành động thiết thực của tất cả mọi người, chúng ta có thể xây dựng một xã hội đồng lòng, nơi mỗi người được đồng cảm, được chia sẻ và được giúp đỡ. Hãy cùng nhau lan tỏa tinh thần “Lá lành đùm lá rách” và góp phần tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn, xây dựng một tương lai tươi sáng cho thế hệ mai sau.
Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 6
Đoàn kết, tương thân tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh quan của mỗi con người Việt Nam xưa và nay. Nhờ vậy mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, thiên tai, dịch bệnh…, đứng vững vàng giữa năm châu, bốn bể. Câu tục ngữ làm nổi bật tinh thần trên được khắc hoạ trong câu tục ngữ gần gũi với chúng ta là câu “Lá lành đùm lá rách”. Với câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách", chúng ta nhận thấy một quan niệm giản đơn về cuộc sống giàu nghèo. Nhưng cao hơn thế là cái đạo lý, cái lẽ đời của con người Việt Nam. Ở đâu có cuộc sống đói khổ, ở đâu có hoạn nạn, con người cần có sự thông cảm, tương trợ lẫn nhau, người giàu có giúp kẻ nghèo khó, đừng như "đèn nhà ai nhà nấy rạng", để rồi mặc cho cái cảnh "kẻ ăn không hết, người lần không ra". Câu tục ngữ đó được thể hiện qua hành động của mỗi chúng ta như: Việc ủng hộ nạn nhân các cơn bão, ủng hộ giúp đỡ những người nghèo khổ thương binh bệnh binh, những người già không nơi nương tựa….Đó mới là đạo làm người. Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi được khi mất, khi giàu có khi nghèo khổ. Vì thế tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm mống chia rẽ, xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương thân tương ái. Điều đó cho thấy rằng lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hoà bình, ổn định. Cũng phải nhận ra rằng thờ ơ trước nỗi đau, bất hạnh của người khác là một thói xấu, một thái độ ích kỉ, vô lương tâm. Cũng có thể hiểu “Lá lành đùm lá rách” nghĩa là người khoẻ mạnh, bình thường phải giúp đỡ người yếu đuối, khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn kiểu bố thí; mà nhất thiết là phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo thực sự. Ngày nay, truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái, tương thân, tương trợ nhau trong sinh hoạt,học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội. Tuy nhiên, hơn ai hết, thanh niên chúng ta cần chống tư tưởng ỷ lại, đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.
Thông qua những mẫu phân tích trên chúng ta có thể thấy, câu tục ngữ này đã được tiếp nối bao đời trong các thế hệ người Việt, khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lý làm người của dân tộc ta. Ngày nay truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái, tương thân, tương trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập, sẵn sàng, tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội, hoạt động từ thiện. Đồng thời, hơn ai hết, thanh niên chúng ta cần kiên quyết chống tư tưởng ỷ lại, đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.
Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 7
Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, mất mát và đau thương để dành lấy độc lập và tự do như ngày hôm nay. Đó là cả một quá trình sống và chiến đầu, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau. Nhân dân ta đã thấm nhuần tư tưởng và lời dạy của cha ông ta trong câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”
Trong cuộc sống hiện nay, “lá lành đùm lá rách” là câu tục ngữ có ý nghĩa gần với thực tế, không hề xa xôi, đâu đâu chúng ta cũng thấy tình yêu thương giữa người với người.
Để hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” chúng ta cùng đi “bóc" từng lớp nghĩa của nó để hiểu chính xác nhất nội dung.
Hẳn chúng ta đều biết đến công đoạn gói bánh chưng, bánh giầy ngày tết. Lớp lá dong bên ngoài sẽ ôm lấy từng hạt gạo nếp trắng tinh,thơm phức. Chúng ta cần đến 2, 3 lớp lá để gói bánh, lớp trong cùng sẽ là những chiếc lá bị rách để tiết kiệm lá, tiếp đến là chiếc lá lành, còn nguyên vẹn ôm lấy bên ngoài. Như vậy “lá lành đùm lá rách” hiểu theo nghĩa đen thật đơn giản và dễ hiểu.
Còn ở lớp nghĩa hàm ngôn thì chúng ta có thể lấy những ví dụ cụ thể trong thực tế để chứng minh. Trong xã hội luôn có những người nghèo khổ, bần hàn, miếng ăn, cái mặc cũng thiếu thốn. Bên cạnh đó là những người có địa vị, giàu sang, của ăn không hết. Những người nghèo đói cần sự giúp đỡ, đồng cảm của những người giàu có. Mặc dù là hành động nhỏ nhưng cũng chứng tỏ sự quan tâm của họ. Xã hội rất cần mọi người yêu thương, chia sẻ, bao bọc lấy nhau để cùng xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và phồn vinh hơn.
Như vậy câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” đã khiến cho người đọc liên tưởng đến tình yêu thương, bao bọc, chăm sóc,giúp đỡ lẫn nhau giữa những lớp người trong xã hội này. Từ xưa đến nay tư tưởng yêu thương, đùm bọc nhau đã được cha ông ta dạy bảo và muốn con cháu noi theo.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng một giống nhưng chung một giàn
Thật vậy cha ông ta đã mượn hình ảnh “bầu và bí” để nói lên tình cảm gắn bó giữa người với người. Bởi rằng yêu thương nhau chưa bao giờ là điều thừa đối với mọi người. Nó sẽ làm nên sức mạnh to lớn nhất vượt qua tất cả.Hay như câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Xã hội muốn ấm no, hạnh phúc, đất nước muốn phồn thịnh thì tình yêu thương là điều mà mỗi người cần phải cố gắng bồi đắp và vun vén để giúp đỡ lẫn nhau. Tình thương yêu sẽ gắn kết chúng ta lại với nhau.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược, nhân dân ta đã phải đổ bao nhiêu máu và nước mắt, đã hi sinh vì sự độc lập về sau. Và tình yêu, sự bao bọc lấy nhau là điều rất cần thiết tạo nên sức mạnh bất diết, tạo nên làn sóng mạnh mẽ nhấn chìm tất cả. Yêu thương và đùm bọc nhau sẽ là sức mạnh đoàn kết mãnh liệt nhất giúp dân tộc ta vượt lên tất cả.
Tuy nhiên yêu thương và giúp đỡ nhau phải xuất phát từ tâm, từ cái tình mang trong mình. Nhất quyết không được biến tình yêu thương, bao bọc đó thành hành động bố thí hay ban ơn. Và những người cần sự giúp đỡ, yêu thương cũng không được ỉ lại, trông chờ vào người khác mà không cố gắng tự hoàn thiện mình.
Câu tục ngữ trên mang ý nghĩa răn dạy mỗi con người hãy không ngừng yêu thương và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tấm lòng của mỗi con người sẽ góp phần xây dựng nên một xã hội giàu mạnh và văn minh hơn.
Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 8
Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay đã trải qua nhiều thăng trầm, nhưng luôn được biết đến với những phẩm chất tốt đẹp và tinh thần đoàn kết. Tương thân tương ái là giá trị cốt lõi mà chúng ta mang trong lòng, luôn sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ với nhau. Từ thuở xa xưa, tinh thần yêu thương này đã được ông cha ta truyền lại qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
“Lá lành đùm lá rách” là một hình ảnh đẹp, đồng thời cũng là một biểu tượng sâu sắc cho tình yêu thương và sự chăm sóc. Nó như một bài học cho chúng ta về sự đoàn kết và sự bảo vệ lẫn nhau. Như những chiếc lá rách được lá lành đùm bọc, chúng ta cần nhau, chúng ta cần sự giúp đỡ và hỗ trợ từ nhau để trở nên mạnh mẽ và vượt qua những khó khăn, gian khổ của cuộc sống. Đồng thời, đó cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của đồng bào ta, khi chúng ta có điều kiện tốt hơn, chúng ta luôn sẵn lòng giúp đỡ, chở che cho những người gặp khó khăn hơn, giúp cho đất nước phát triển một cách bền vững. Chúng ta đều biết rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đềm và suôn sẻ, vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh. Tuy nhiên, việc chia sẻ, đùm bọc và giúp đỡ nhau sẽ làm cho cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn, và xã hội phát triển một cách toàn diện. Khi mọi người trong một cộng đồng đều biết sẻ chia, những thông điệp cao cả sẽ được lan tỏa mạnh mẽ, và đức tính tốt đẹp sẽ được truyền lưu và tôn vinh.
Tuy nhiên, không phủ nhận rằng vẫn còn những thực trạng đáng lo ngại trong cuộc sống của chúng ta. Có những người vẫn tự ái, vô cảm và chỉ quan tâm đến bản thân mình, mặc kệ đau khổ và bất hạnh mà người khác đang phải trải qua. Đây là những hành vi không đáng được khuyến khích và xứng đáng bị xã hội phê phán. Mỗi người chúng ta đều có quyền lựa chọn cách sống, và hãy chọn sống với tấm lòng chân thành, tình yêu thương và sự đoàn kết. Chỉ khi chúng ta sống với những giá trị đáng trân trọng này, chúng ta mới xứng đáng với truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta đã để lại cho chúng ta.
Để thể hiện tình yêu thương và sự đoàn kết, chúng ta có thể thực hiện những hành động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Hãy lắng nghe và quan tâm đến những người xung quanh, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn cùng nhau. Hãy giúp đỡ những người gặp khó khăn, giới thiệu công việc và cơ hội cho những người cần sự giúp đỡ. Hãy thể hiện lòng biết ơn và sẻ chia với những người đã giúp đỡ mình. Đồng thời, hãy tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện và cộng đồng, để lan toả tinh thần đoàn kết và tương thân tương ái đến với nhiều người hơn. Chúng ta là những người Việt Nam, chúng ta có trách nhiệm và nghĩa vụ với xã hội và đất nước. Hãy cùng nhau xây dựng một cộng đồng văn minh, yêu thương và đoàn kết, để con người Việt Nam ta ngày càng trưởng thành và phát triển.
Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 9
Lao động tình thương, lẽ phải là vẻ đẹp tính cách của con người Việt Nam. Đặc biệt, tình thương là biểu hiện cao quý của đạo lí dân tộc. Kho tàng văn học dân gian có nhiều bài ca dao, tục ngữ tuyệt hay nói về tình thương người. Một trong những câu tục ngữ được cha ông nhắc nhở con cháu là câu: "Lá lành đùm lá rách.” Chúng ta cần tìm hiểu câu tục ngữ trên thế nào cho đúng?
“Lá lành, lá rách” là hai trạng thái sống tương phản của cỏ cây trong thiên nhiên. “Đùm” nghĩa là đùm bọc, bao bọc, che chở, bảo vệ. “Lá lành đùm lá rách”: Lá lành" đùm bọc, bao bọc. che chở, bảo vệ cho “lá rách" để cùng tồn lại trong một cơ thể sống của cây cỏ nước nắng gió, thời gian. “Lá rách” có được "lá lành" đùm bọc, chở che thì đất trời mới có màu xanh, mới có sự sinh sôi nảy nở của thực vật. Hình ảnh bình dị, dân dã mà xúc động lòng người: sự đùm bọc của những người bình dân.
Nhân dân ta mượn cây cỏ làm ẩn dụ nói lên mối quan hệ giữa con người với con người. “Lá lành” - biểu tượng nói về những con người có cuộc đời ấm no, hạnh phúc, vui tươi, khoẻ mạnh. “Lá rách”- biểu tượng chỉ những con người bất hạnh, đói rét, ốm đau. họan nạn... Lấy biểu tượng “Lá lành đùm lá rách”, nhân dân ta nhắc nhắc nhở mọi người biết thương yêu, đùm bọc đồng loại, biết tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, vượt qua hoạn nạn khó khăn, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc lâu dài.
Có thể nói, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” nêu lên bài học đạo lí về tình thương nhằm giáo dục mọi người.
Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách” biểu dương cho mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó trong nhân gian ta từ bao đời nay. Cùng sinh sống trong một vùng quê, một đường phố, học chung một mái trường, với tình làng nghĩa xóm, lúc tắt lửa tối đèn có nhau, ngọt bùi đắng cay cùng chia sẻ. Vì tình người và nghĩa đồng bào mà mọi người đều biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, biết sống đẹp “Lá lành đùm lá rách”.
Cuộc sống đầy rẫy khó khăn. Khi gặp thiên tai, dịch, họa, lúc hoạn nạn... mọi người biết dựa vào nhau trên tình thương yêu. Nhờ thế mà cuộc sống đẹp đẽ hơn, đầy màu sắc ý vị hơn. Nào ai sống biệt lập, sống cô đơn, ích kỉ mà được hạnh phúc thật sự bao giờ?
Mọi người đùm bọc, che chở, thương yêu nhau... sẽ cho ta thêm sức mạnh, sống nhân đạo hơn, xã hội ngày một văn minh, tốt đẹp hơn. Mọi người trong cộng đồng phải biết tương thân tương ái để mưu cầu hạnh phúc và làm sáng đẹp đạo lí của dân tộc 'Thương người như thể thương thân”. Bài học mà câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách " luôn luôn mới mẻ với mọi người. Nó nhắc ta biết hướng thiện và làm việc thiện.
Tính nhân ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được hun đúc qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước tình thương là thước đo phẩm chất, nhân cách của mỗi thành viên trong gia đình, ngoài xã hội.
Tình thương phải thể hiện được bằng việc làm cụ thể: săn sóc người già yếu. bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, chi viện cho đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh. Một miếng khi đói bằng một gói khi no; một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ; chị ngã em nâng... lá lành đùm lá rách là như vậy. “Gia huấn ca " tương truyền là của Nguyễn Trãi có những vần thơ đầy tình người:
"Tiếng rằng ngày đói, tháng đông,
Thương người bớt miệng, bớt lòng mà cho.
Miếng khi đói, gói khi no,
Của tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn trùng "...
Mấy chục năm chiến tranh, bão lụt cơ hàn triền miên... thế mà nhân dân ta vẫn vượt qua để đi tới. Phong trào giúp đỡ miền Trung bị bão lụt, quỹ giúp đỡ học sinh nghèo, trẻ mồ côi, phong trào xoá đói giảm nghèo... do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đã được đông đảo nhân dân ta hưởng ứng nhiệt liệt. Một ngày công, một quyển vở, một chiếc áo... gửi tặng nói lên tấm lòng thơm thảo nghĩa tình, làm cho tình yêu thương đoàn kết dân tộc thêm keo sơn, gắn bó.
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết:
"Đứa ăn mày cũng trời sinh,
Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành cho không ''.
Tình thương người được nhân lên dưới ánh sáng cách mạng:
“Thương nhau chia củ sắn lùi,
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Đó không chỉ là câu thơ đẹp mà còn là tấm lòng đẹp, tình nhân ái, nghĩa đồng bào, đồng chí và là biểu hiện sâu sắc nhất: "Lá lành đùm lá rách".
Câu tục ngữ đã nêu lên một triết lí sống đẹp: người với người là bạn nên ai cũng phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Con người chỉ đẹp khi sống giàu tình thương. Xã hội không chỉ đẹp vì sự giàu sang vật chất mà còn vì văn minh, nhân ái. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta phấn đấu vì một mục tiêu cao cả: dân giàu nước mạnh. Đến với một ngày mai tốt đẹp ấy, mọi người Việt Nam càng cần yêu thương, giúp đỡ nhau hơn. Đời đã đẹp và tình người càng thêm đẹp.
Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 10
Tình yêu thương đã từ lâu trở thành một liên kết tinh thần quan trọng giữa những người Việt, bất kể chúng ta có các chủng tộc khác nhau. Trong văn hóa của chúng ta, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã trở thành một minh chứng sâu sắc về tình yêu thương con người, về sự chia sẻ và giúp đỡ nhau trong những thời khó khăn và gian khổ.
Theo câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, những người có cuộc sống hạnh phúc và may mắn không chỉ cần biết đến sự tự nhiên hạnh phúc mà còn cần hỗ trợ, chia sẻ và bảo vệ những người bất hạnh và khó khăn hơn mình. Điều này có thể được thể hiện qua nhiều hành động khác nhau, từ việc cứu sống người khác trong những tình huống nguy hiểm, giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn và trở thành nguồn động viên và sức mạnh cho những người khác. Dù có khác biệt về hình thức và quy mô của hành động, nhưng tất cả đều mang ý nghĩa sâu sắc và thể hiện sức mạnh của tình yêu thương.
Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về tấm lòng vàng, sự bảo vệ và chăm sóc đồng bào, không phân biệt trong thời gian chiến tranh hay hòa bình, trong quá khứ hay hiện tại. Một minh chứng rõ ràng cho điều này là cuộc chiến chống lại đại dịch virus Corona vào năm 2020. Trong cuộc chiến đó, cả dân tộc Việt Nam đã đoàn kết và đóng góp sức lực và tài sản của mình để đánh bại virus và giành chiến thắng. Tinh thần đoàn kết và lòng nhân ái của đất nước đã được các tờ báo nước ngoài ca tụng và ghi nhận.
Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi sự thiếu lòng nhân ái của một số người, những người không quan tâm đến cảnh báo và khó khăn của đồng bào và đồng chí. Những người này xứng đáng bị chỉ trích và nhìn nhận lại hành động của mình. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” vinh danh truyền thống đẹp của dân tộc, là tình yêu thương và lòng nhân ái bao la, vì chỉ có tình yêu thương mới giúp con người sống hòa thuận, tốt đẹp và hạnh phúc với nhau.
Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 11
Từ thời xa xưa, bên cạnh tinh thần đoàn kết quốc gia, tình yêu thương cũng là sợi dây gắn kết mối quan hệ giữa những con người Việt Nam, như một phần của 'dòng máu lạc Hồng'. Câu tục ngữ 'Lá lành đùm lá rách' đã truyền đạt một bài học sâu sắc về tình yêu thương con người, về sự sẻ chia và giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn.
Như ta đã biết, 'lá lành' là những chiếc lá nguyên vẹn, tươi tắn, là biểu tượng của cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy. Ngược lại, 'lá rách' là những chiếc lá hư hại, thậm chí xấu xí do thời tiết hoặc sâu bọ gây ra. Câu tục ngữ 'Lá lành đùm lá rách' là thông điệp về sự đan xen giữa cuộc sống hạnh phúc và bất hạnh. Cuộc sống con người, giống như cành cây, luôn có những mảnh đời khác nhau, từ hạnh phúc đến khó khăn. Câu tục ngữ này nhấn mạnh về tình yêu thương và sự giúp đỡ giữa những người khác nhau.
Tình yêu thương giữa con người được thể hiện qua nhiều hành động đẹp và ý nghĩa. Có thể là những hành động anh hùng như cứu người khỏi nguy hiểm, hoặc đơn giản như giúp đỡ người già qua đường, lắng nghe, chia sẻ, quan tâm. Dù hành động khác nhau, nhưng tất cả đều là những biểu hiện của tình yêu thương, là sức mạnh kỳ diệu.
Khi chia sẻ ngọn lửa và ấm áp của tình yêu thương, con người có thể vượt qua mọi khó khăn và nguy hiểm. Năm 1945, sau khi giành chính quyền từ thực dân Pháp và phát xít Nhật, nhân dân Việt Nam đối mặt với nạn đói, khiến hơn hai triệu người chết đói. Nhờ tình yêu thương, những phong trào nhân đạo như 'Hộp cứu đói', 'Một nắm khi đói bằng một gói khi no',... đã giúp dân tộc vượt qua khó khăn. Tình yêu thương còn tạo ra tinh thần đoàn kết, khi quan tâm và sẻ chia, con người thấu cảm, thấu hiểu, và gần nhau hơn. Những hoạt động quyên góp như 'Tết ấm tình thương', 'Quỹ vì người nghèo', 'Hỗ trợ nạn nhân chất độc màu da cam',... làm giảm khoảng cách giữa mọi người. Tình yêu thương mang lại hạnh phúc khi chia sẻ và giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh.
Ngoài những người hỗ trợ, sẵn sàng chia sẻ, trong xã hội hiện nay vẫn còn những người ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, vô cảm trước nỗi đau của người khác. Lối sống này làm mất đi ý nghĩa cuộc sống, niềm vui, và tạo ra sự lạnh lẽo. 'Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực, mà là nơi không có tình thương'. Chúng ta cần phê phán và lên án lối sống này.
Để phát huy sức mạnh của tình yêu thương, chúng ta cần quan tâm, đồng cảm, sẻ chia và giúp đỡ người khác. Điều này không chỉ tạo ra hơi ấm trong trái tim những mảnh đời bất hạnh, mà còn mang lại hạnh phúc cho bản thân. Như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói: 'Sống trong đời sống cần có một tấm lòng'. Để ngọn lửa tình thương lan truyền mạnh mẽ hơn, cần tham gia các phong trào quyên góp, ủng hộ, và thực hiện giá trị nhân văn trong xã hội.
Câu tục ngữ 'Lá lành đùm lá rách' chứa đựng bài học sâu sắc về tình yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ. Như học sinh - là tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận thức về vai trò của tình yêu thương, lắng nghe, quan tâm, và đồng cảm với những người xung quanh như gia đình, thầy cô, bạn bè,... để sức mạnh của tình thương lan tỏa mạnh mẽ hơn trong xã hội.
Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 12
Trải qua bao quá trình thăng trầm của lịch sử, những bài học mà cha ông để lại luôn mang những ý nghĩa rất riêng biệt và độc đáo. Nó là bài học cho sự phát triển của đất nước, của con người hiện nay và cả trong tương lai. Bài học về tinh thần tương thân tương ái, sự yêu quý, biết đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau được ông cha ta gửi gắm qua câu “Lá lành đùm lá rách”. Điều đầu tiên, khi đọc câu tục ngữ gợi ra một hình ảnh hiện ngay trong đầu chúng ta là hình ảnh dễ thấy trong cuộc sống. Hình ảnh các bà, các mẹ khi dùng lá để gói bánh hoặc đồ ăn thường các bà, các mẹ sẽ dùng lớp lá lành bọc lên lớp lá rách. Từ hình ảnh trên gợi ra lời nhắn nhủ con người cần biết yêu thương, chia sẻ và đùm bọc lẫn nhau. Bởi mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai được quyền chọn cuộc sống mà mình sinh ra. Tấm lòng chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau sẽ giúp cho xã hội trở nên văn minh và phát triển hơn. Từ quá khứ cho đến hiện tại, điều đó đã được thể hiện trong cách sống của người dân Việt Nam. Trong quá khứ, chúng ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân dân hưởng ứng. Các hũ gạo cứu đói đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Đến hiện tại, tinh thần đó lại càng được nhân dân ta phát huy. Có nhiều chương trình từ thiện như hiến máu cứu người, áo ấm cho em, gánh chữ lên non… Và không chỉ đến hiện tại, mà trong tương lai tinh thần tương thân tương ái, yêu thương, quý trọng lẫn nhau cần được phát huy hơn nữa để đất nước ngày một tốt hơn. Thông qua đoạn văn này ta thấy, tinh thần tương thân tương ái đã trở thành một truyền thống tốt đẹp. Đây là một điều đáng tự hào.
Nghị luận xã hội về nghĩa cử cao đẹp Lá lành đùm lá rách - Bài mẫu 13
Tình thương là phẩm chất đẹp của người Việt Nam, đặc biệt là biểu hiện cao quý của đạo lý dân tộc. Văn học dân gian Việt Nam có nhiều bài ca dao, tục ngữ tuyệt vời về tình thương. Kho tàng văn học dân gian có nhiều bài ca dao, tục ngữ tuyệt hay nói về tình thương người. Một trong những câu tục ngữ được cha ông nhắc nhở con cháu là câu: "Lá lành đùm lá rách”.
Từ câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách", nhân dân ta dùng hình ảnh cỏ cây để nói lên mối quan hệ giữa con người với con người. cỏ cây là biểu tượng của sự sống trong thiên nhiên. "Lá lành" đại diện cho những người sống đầy đủ, hạnh phúc và khỏe mạnh, trong khi "lá rách" đại diện cho những người khó khăn, bất hạnh và đau đớn. Tuy nhiên, bài học mà tục ngữ này muốn truyền tải đó là sự đùm bọc, giúp đỡ, tương thân tương ái giữa con người với con người. Tương tự như cách lá lành đùm bọc cho lá rách để giúp chúng tồn tại, đất trời mới có sự sống và sinh sôi nảy nở của thực vật. Vì vậy, nhân dân ta cũng cần biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau để cùng xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và lâu dài.
"Lá lành đùm lá rách" là một bài học đạo đức về tình thương, giáo dục mọi người. Điều quan trọng là tình thương phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể, chứ không chỉ là những lời nói. Việc chăm sóc và giúp đỡ những người già yếu, bệnh tật, đau thương và khó khăn là cách để thể hiện tình thương. Ngoài ra, giúp đỡ trẻ mồ côi, chi viện cho những người bị thiên tai, dịch bệnh cũng là cách để thể hiện tình thương. Tình thương không phân biệt đối tượng, không quan tâm đến giàu nghèo, mà chỉ cần cảm thấy tình người thì sẽ giúp đỡ nhau.
"Một miếng khi đói bằng một gói khi no; một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ; chị ngã em nâng... lá lành đùm lá rách là như vậy". Có thể hiểu rằng giúp đỡ người khác không cần phải là những việc lớn lao, mà những việc nhỏ bé, bình dị cũng có thể có tác dụng rất lớn đối với người khác.
Trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người giàu lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ người khác, vẫn có những người sống ích kỉ và chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân. Những lối sống như vậy cần bị lên án và phê phán, bởi chúng là nguyên nhân khiến cho cuộc sống của con người mất đi ý nghĩa và trở nên lạnh lẽo.
Để phát huy sức mạnh của tình yêu thương, chúng ta cần biết quan tâm, đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Đồng thời, để lan tỏa tình thương trong xã hội, con người cần tích cực tham gia các hoạt động quyên góp và ủng hộ giá trị nhân văn cao đẹp. Chúng ta là thế hệ mầm mống tương lai của đất nước, cần nhận thức rõ vai trò của tình yêu thương và biết lắng nghe, quan tâm và đồng cảm với những người xung quanh để lan tỏa tình thương mạnh mẽ hơn trong xã hội.
Mời bạn đọc cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung
- Nghị luận xã hội về ý nghĩa của tình bạn chân chính trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình
- Nghị luận xã hội về câu nói Tính ích kỷ là thuốc độc giết chết tình bạn
- Nghị luận về câu nói của Anthony Robbins: “Khó khăn hôm qua nhào nặn nên con người bạn hôm nay"
- Trình bày suy nghĩ về tình yêu của tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay
- Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: "thời gian, lời nói và cơ hội” nêu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến đó
- Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách
- Nghị luận xã hội về cách sống và sự trưởng thành
- Nghị luận xã hội Sống là phải tỏa sáng
- Suy nghĩ về ý nghĩa việc trân quý những gì đang có trong cuộc sống mỗi người
- Nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết
- Suy nghĩ của em về lòng vị tha
- Suy nghĩ về lợi ích của việc đơn giản hóa cuộc sống
- Nghị luận về Sự lười biếng
- Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong xã hội hiện nay
- Nghị luận về Sự thất bại
- Suy nghĩ về ý kiến một lời động viên chân thành
- Suy nghĩ về vai trò của sự thử thách trong cuộc sống con người
- Nghị luận về ý kiến Hãy nắm bắt cơ hội để thành công
- Nghị luận xã hội về sức trẻ
- Nghị luận về vai trò của người cha
- Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô
- Nghị luận xã hội về tác động của Internet
- Nghị luận xã hội về kỹ năng sống
- Nghị luận xã hội về sự thành công trong cuộc sống
- Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách
- Nghị luận xã hội về đồng cảm và sẻ chia trong xã hội
- Nghị luận: Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt
- Nghị luận xã hội về lối sống buông thả của một số thanh niên trong xã hội hiện nay
- Nghị luận xã hội về câu nói Hãy biết trân trọng những gì bạn đang có
- Nghị luận bàn về ý nghĩa của sự cống hiến
- Nghị luận xã hội về ý chí nghị lực
- Nghị luận về ước mơ
- Nghị luận xã hội về ý nghĩa của tình yêu và trách nhiệm của tuổi trẻ trong tình yêu
- Nghị luận xã hội về vấn đề tuổi trẻ trước những cơ hội mới, thách thức mới trong cuộc sống
- Nghị luận về sự hy sinh thầm lặng trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội bàn về sự nhường nhịn
- Suy nghĩ về hiện tượng rừng bị tàn phá
- Nghị luận về vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay
- Suy nghĩ của em về lòng yêu nước
- Trình bày suy nghĩ của bạn về sự bình yên
- Nghị luận xã hội về suy nghĩ vai trò của ý thức cộng đồng trong cuộc sống hôm nay
- Trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc
- Nghị luận về vấn đề giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa
- Bàn về đức tính hoà nhã, cách sống hoà nhã
- Nghị luận xã hội về phía sau những lời khen
- Trình bày suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của "nơi dựa" trong cuộc sống của mỗi con người
- Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn
- Nghị luận vấn đề: Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ những điều tốt đẹp
- Nghị luận xã hội về tính kỉ luật của học sinh ngày nay
- Suy nghĩ về câu Sống đơn giản xu thế của thế kỉ XXI
- Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về tính ích kỉ và lòng vị tha trong xã hội ngày nay
- Nghị luận xã hội về hành trang vào đời
- Nghị luận xã hội về người phụ nữ xưa và nay
- Nghị luận xã hội bàn về ý nghĩa của góc nhìn khác suy nghĩ khác
- Nghị luận xã hội về câu nói thái độ tích cực chính là bí quyết nhỏ để làm nên sự khác biệt lớn
- Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của sức khỏe đối với mỗi người
- Bình luận về đức tính siêng năng, cần cù
- Nghị luận xã hội về lối sống có lương tâm
- Nghị luận xã hội nêu suy nghĩ về đồng tiền
- Nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của anh chị về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường
- Nghị luận xã hội về câu nói Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn
- Suy nghĩ về việc đọc sách
- Cảm nghĩ về người mẹ yêu quý của em
- Suy nghĩ về tình trạng nghiện internet
- Suy nghĩ về quan niệm hạnh phúc của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay
- Nghị luận xã hội về ước mơ tuổi học trò
- Suy nghĩ của em về những mảnh đời bất hạnh
- Nghị luận suy nghĩ của mình về chứng ái kỉ của con người trong xã hội hiện đại
- Suy nghĩ về câu nói: Tuổi trẻ như một cơn mưa rào, cho dù bị cảm, vẫn muốn quay lại để ướt thêm lần nữa
- Suy nghĩ của anh chị về câu nói: "Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi"
- Suy nghĩ của em về phép lịch sự của học sinh ngày nay
- Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Tri thức là nguồn sức mạnh
- Nghị luận bàn về ý nghĩa của sự quyết tâm
- Nghị luận xã hội bàn về phong trào hiến máu nhân đạo
- Nghị luận xã hội giữ lấy truyền thống dân tộc
- Nghị luận xã hội về câu nói: Bạn đừng nên chờ đợi những bất ngờ của cuộc sống
- Nghị luận xã hội về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc
- Nghị luận về câu nói: Đuổi theo đam mê, thành công sẽ đuổi theo bạn
- Nghị luận xã hội về ý kiến: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa
- Nghị luận xã hội bàn về quan điểm Không có ai là hoàn hảo cả
- Nghị luận về câu nói: “Muốn sống có ý nghĩa, trước hết, phải sống có bản lĩnh”
- Nghị luận xã hội về quan niệm Sống không mục đích khác nào con thuyền lênh đênh ngoài biển khơi mà không có la bàn
- Nghị luận xã hội về những đứa trẻ mồ côi bất hạnh
- Nghị luận về ý kiến: Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người
- Nghị luận xã hội về nỗi sợ hãi của con người
- Nghị luận xã hội phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận
- Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về vấn đề tự học
- Nghị luận xã hội Trước khi phấn đấu sống thành công, hãy phấn đấu sống có ích
- Viết một bài văn ngắn trình bày ý kiến của em về nạn bạo hành học đường
- Nghị luận xã hội về ý kiến Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau, nhưng xin đừng hãm hại nhau
- Nghị luận xã hội về điều bản thân cần thay đổi để trưởng thành hơn
- Nghị luận xã hội bàn về trách nhiệm của cá nhân khi phát ngôn hoặc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội
- Nghị luận xã hội bàn về hiện tượng lãng phí thời gian nhàn rỗi của giới trẻ
- Nêu suy nghĩ của anh chị về tình anh em trong gia đình
- Suy nghĩ của em về ý thức tự vươn lên trong cuộc sống
- Nghị luận về Đức tính cẩn thận trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về giá trị của hoà bình trong cuộc sống hiện nay
- Trình bày suy nghĩ của anh/chị về Tài năng và lòng tốt của con người
- Nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay
- Nghị luận xã hội về thông điệp: Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt
- Nghị luận xã hội về ý kiến: Leo lên đỉnh cao để có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra mình
- Nghị luận xã hội về lập trường
- Nghị luận xã hội về vấn đề rượu bia và tai nạn giao thông
- Nghị luận về lối sống thụ động trong giới trẻ hiện nay
- Nghị luận về câu nói Hạnh phúc là đấu tranh
- Suy nghĩ của em về lòng dũng cảm
- Suy nghĩ về đức hi sinh
- Suy nghĩ của em về giá trị của bản thân
- Nghị luận xã hội Facebook là con dao hai lưỡi với giới trẻ
- Nghị luận xã hội về câu nói: Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng
- Nghị luận xã hội về ý kiến Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt
- Nghị luận vấn đề Tình yêu học đường nên hay không nên?
- Nghị luận về câu ngạn ngữ "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc"
- Suy nghĩ của em về nghề dạy học
- Nghị luận xã hội về hậu quả của việc phán xét người khác một cách dễ dàng
- Suy nghĩ của anh (chị) về lời của một bài hát: Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
- Nghị luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em
- Nghị luận về quan niệm có tiền là có tất cả
- Suy nghĩ của bản thân về vấn đề "tận hiến, tận hưởng" của thanh niên hiện nay
- Nghị luận về Đạo làm con
- Nghị luận xã hội câu nói: "Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống"
- Suy nghĩ về câu nói: "Nếu bạn không tự xây dựng ước mơ của mình thì người khác sẽ thuê bạn xây dựng ước mơ của họ"
- Nghị luận xã hội về nhận định: Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai
- Suy nghĩ của anh chị về đoạn thơ dưới đây: Người vá trời lấp, bể Kẻ đắp lũy xây thành, Ta chỉ là chiếc lá, Việc của mình là xanh
- Nghị luận xã hội về sự sẻ chia
- Nghị luận xã hội: “Trên đời này, chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt” (V. Huygo)
- Nghị luận xã hội về câu nói Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình
- Nghị luận xã hội về ý kiến đúng giờ là một cử chỉ đẹp
- Suy nghĩ câu: Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi
- Nghị luận xã hội: Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại
- Nghị luận xã hội về vai trò của nguồn nước sạch
- Suy nghĩ về vai trò của nhà trường
- Suy nghĩ về câu nói của nhà văn Nga Lep Tônxtôi: “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở tỉnh Đồng Nai
- Suy nghĩ về câu nói: Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận
- Giải thích và bình luận câu ca dao: "Cầm vàng mà lội qua sông, vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng"