Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn

Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập và ý tưởng xây dựng bài viết văn cho  mình nhé. Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu học môn Ngữ văn 10 nhé.

I. Dàn ý suy nghĩ về khiêm tốn

I. Mở bài

- Khiêm nhường là một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới trong quá trình tự hoàn thiện bản thân mình.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Khiêm nhường: đức tính khiêm tốn, nhún nhường, không tự đề cao cá nhân mình.

2. Những biểu hiện của đức tính khiêm nhường (khiêm tốn)

- Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.

- Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.

- Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.

3. Tại sao mỗi người cần có đức tính khiêm nhường?

- Đức tính khiêm nhường (với những biểu hiện: nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn) sẽ giúp ta có được mối quan hệ gần gũi, hòa hợp trong giao tiếp với những người xung quanh.

- Đức tính khiêm nhường giúp mỗi người tự nhận ra mặt hạn chế của bản thân mình để cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân.

- Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời.

* Dẫn chứng:

- Sự khiêm tốn, cầu tiến được người xưa đúc kết qua những câu tục ngữ: “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi”, “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.

- Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường.

- Có thể lấy thêm nhiều dẫn chứng khác: trong thực tế, những người có đức tính khiêm nhường thường là những người đạt được những thành công trong công việc cũng như trong đời sống.

4. Phản đề

- Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh.

- Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.

III. Kết bài

- Khiêm nhường là đức tính tốt đẹp, không thể thiếu trong mỗi con người.

- Ngay từ bây giờ, mỗi học sinh cần rèn luyện để có được các đức tính tốt đẹp.

II. Suy nghĩ về khiêm tốn

1. Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn mẫu 1

Có một câu ngạn ngữ Hy Lạp nói rằng: "Kiêu căng là đặc quyền của kẻ khờ dại". Câu nói này đã truyền đạt cho chúng ta bài học về lòng khiêm tốn và đạo đức làm người. Khiêm tốn không chỉ là một bài học, mà còn là một thái độ sống và một nghệ thuật xử thế trên đường đời

Khiêm tốn là thái độ đúng đắn trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu và không cho mình là cao hơn người khác. Người khiêm tốn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử và luôn tôn trọng bản thân cũng như người khác. Họ không chỉ hài lòng với những gì đã đạt được, mà còn cố gắng phấn đấu để đạt được thành quả cao hơn và tiến bộ trong công việc và cuộc sống.

Khiêm tốn giúp ta nhận thức được những thiếu sót của bản thân để sửa đổi, không tỏ thái độ kiêu căng tự mãn và có thể tiếp thu ý kiến đóng góp từ mọi người. Sống khiêm tốn giúp ta được yêu quý hơn và tránh xa lánh sự ganh đua. Nó cũng giúp ta không bị đắm chìm trong thành công và lấy nó làm động lực để tiến lên phía trước.

Chúng ta không có đủ tư cách để tỏ ra kiêu ngạo trước người khác, và trí tuệ của chúng ta chỉ là hạt cát nhỏ giữa một sa mạc trí thức rộng lớn. Do đó, rèn luyện tính khiêm tốn là bài học đạo đức đầu tiên và cần thiết cho mỗi con người. Khiêm tốn còn là nhân tố quan trọng trong việc đạt được thành công và xây dựng mối quan hệ bền vững trong xã hội.

2. Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn mẫu 2

Dễ dàng có thể nhận thấy được rằng, chính trong xã hội ngày nay, có không ít người với bước thành công ban đầu mà họ dường như cũng đã khoe khoang này nọ đủ thứ. Họ làm như vậy để chứng tỏ mình tài giỏi, hiểu biết. Việc khoe thành tích như vậy không phải lúc nào cũng tốt mà nó như mang lại những phản ánh không hay từ những người xung quanh. Qua việc đó ta như cũng thấy được rằng con người luôn cần phải có đức tính khiêm tốn.

Vậy, đầu tiên ta cũng phải hiểu được như thế nào là lòng khiêm tốn? Khiêm tốn có rất nhiều định nghĩa nhưng ta có thể hiểu được nó cũng chính là một lối sống không tự đề cao mình. Khiêm tốn chính là việc luôn luôn đánh giá đúng mực về bản thân, con người ta sống không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi ở những người khác để tiếp thu và lĩnh hội nhiều tri thức, kỹ năng và vốn ống cho chính bản thân mình. Qủa thực, ta như thấy được cũng chính nhờ có lòng khiêm tốn là một đức tính đáng quý, con người chúng ta cũng nên cần phát huy của mỗi con người. Chắc chắn sự khiêm tốn này cũng như sẽ giúp cho bạn thành công một cách vững chắc nhất trong cuộc sống.

Nhận diện được chính ngay trong xã hội ngày nay, thực ra lại cũng có rất nhiều người tài giỏi. Có lẽ chính vì thế không nên khoe khoang, hay cũng tự đắc mà khoác loác rằng mình làm được cái này cái nọ. Hay khoe mình hiểu được điều này biết được điều kia. Tất cả những sự khoe khoang đó dường như cũng sẽ chỉ là trò cười cho thiên hạ mà thôi. Thực ra ta như thấy được tự bản thân mình năng lực như thế nào mọi người xung quanh chắc chắn cũng sẽ có thể thấy được qua hành động của bạn chứ không phải qua lời nói khoe khoang không có điểm dừng từ chính bạn.

Như chúng ta đã biết rằng, sống trong đời sống thì chính những sự thành công luôn là thành quả của một quá trình gian nan, đồng thời nó cũng như cũng phải trải qua những vất vả mới có được. Thực sự ta như thấy được rằng cũng chính do thời gian đủ chín và mọi việc đủ thành thì bạn sẽ nắm trong tay phần thắng. Và nếu như lúc đó bạn không khiêm tốn, bạn lại không biết cách kiềm chế cảm xúc thì có lẽ bạn sẽ chìm ngập trong “mùi vị” của sự vinh quang mà quên mất rằng thực tế bên ngoài còn nhiều điều chưa biết sẽ xảy ra và đến như thế nào đối với chính bạn.

Qủa thật, ta như cũng nhận thấy được rằng, lại có những người biết phân biệt đâu là cái danh. Thế rồi đâu là cái mình cần mới thực sự cân bằng được cuộc sống này. Chắc bởi vậy, ta dường như cũng đã thấy được chính trong những lúc thế chúng ta mới thấy được lòng khiêm tốn quan trọng như thế nào đúng không bạ?

Quả thực trong xã hội phong kiến xưa thì cũng lại có rất nhiều bậc danh nhân vì chán ghét cảnh tranh chấp quan trường mà cáo quan về ở ẩn, họ như không muốn bon chen cảnh quan trường. Những nhà Nho này ở họ luôn giữ cho lòng mình luôn sáng, tinh thần khiêm tốn, thanh cao không bị vứng bẩn những vinh hoa mà phải bon chen đấu đá nhau. Thực sự đấy mới là điều đáng quý. Hay ta vẫn còn biết đến tấm gương sáng như Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem cũng chính là một con người vĩ đại lập được bao nhiêu công lao to lớn cho cả dân tộc Việt Nam ta. Đáng nói ở đây là Người chưa bao giờ nói rằng tôi đã làm được cái này, tôi đã làm được cái kia nên mọi người hãy nên trân trọng tôi,…Mà ta như thấy được Người tự cho rằng sự học không bao giờ là thừa, và đối với Bác thì chính lòng khiêm tốn cũng vậy. Cuộc sống muôn hình vạn trạng và cũng có rất rất nhiều người giỏi chứ không phải chúng ta. Núi cao lại sẽ có núi cao hơn, cuộc sống như một cuộc chạy đua mà nếu như người trước lơ là không tập trung, tự cao thì chắc chắn sẽ bị tụt lùi phía sau. Chính vì thế mà hãy biết thật khiêm tốn để có thể bền bỉ chạy đường dài và dành được chiến thắng cuối cùng.

Thực sự thì đức tính khiêm tốn sẽ giúp cho bản thân mình nhận ra rằng còn điều gì thiếu sót mà mình phải hoàn thiện, đồng thời cũng phải học hỏi được từ người khác nhiều điều mà mình không có. Ta dường như cũng thấy được rằng, cũng chính lòng khiêm tốn thì cũng như sẽ khắc phục được rất nhiều nhược điểm đang tồn tại trong bạn, ngày càng hoàn thiện được bản thân mình. Con người ta như cũng thấy được rằng cũng chính vì có lòng khiêm nhường luôn đi liền với sự hòa nhã. Đồng thời khi chúng ta khiêm tốn sẽ tạo được một hiệu quả trong giao tiếp, người ta cũng sẽ thấy thú vị hơn khi nói với những người khiêm tốn. Hơn là người ta cũng chỉ biết nói những người mà chỉ suốt ngày trong cuộc nói chuyện mà chỉ cứ tự cao tâng bốc bản thân mình lên không chú ý đến người khác. Cuộc sống chỉ tốt đẹp khi con người có sự bình đẳng và tạo được sự gần gũi không phân cao thâp chính là một điều có được mà tính khiêm tốn làm được.

Quả nhiên ta như thấy được chính lòng khiêm tốn đối với mỗi con người là vô cùng quan trọng. Lòng khiêm tốn dường như cũng lại như đã giúp cho mỗi con người chúng ta có thể thấy được rằng trong cuộc sống không có điều gì là đủ, là thừa. Chúng ta cũng nên nhớ rằng khi chúng ta càng khiêm tốn, chúng ta sẽ học hỏi thêm nhiều điều đó bạn.

3. Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn mẫu 3

Khiêm tốn là đức tính không chỉ giúp ta sống tốt mà còn là nền tảng để đạt được thành công. Nó bao gồm việc không tự đánh giá quá cao bản thân, không khoe khoang thành tích, và luôn cởi mở học hỏi từ người khác. Khi hiểu rõ khả năng của mình, ta có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng tri thức.

Sự khiêm tốn còn giúp ta giành được sự tôn trọng và tin tưởng của người khác. Nó giúp ta trở nên cao quý hơn trong mắt mọi người và được nể phục. Nó cũng giúp ta kiểm soát bản thân và tránh tự mãn khi đạt được thành công. Điều này giúp ta luôn duy trì tinh thần cố gắng và không ngừng hoàn thiện mỗi ngày.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, vẫn còn nhiều người không biết đến giá trị của khiêm tốn. Họ quá chú trọng vào chủ nghĩa cá nhân, khoe khoang thành tích và tự mãn. Những cách sống tiêu cực này không chỉ khiến ta thụt lùi so với dòng chảy của văn minh nhân loại mà còn khiến ta không thể hoàn thiện bản thân.

Vì vậy, chúng ta cần nói không với cách sống tiêu cực và rèn luyện đức tính khiêm tốn từ những điều nhỏ bé hàng ngày. Nó giúp ta trở thành một con người đúng nghĩa và hoàn thiện bản thân. Với câu nói "khiêm tốn là lương tri của cơ thể", chúng ta cần hiểu rõ giá trị của đức tính này và trân trọng nó trong cuộc sống hàng ngày.

4. Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn mẫu 4

Khi sống, chúng ta nên đắm mình trong sự yên tĩnh và cân bằng; giống như lúa càng cao thì càng phải thấp hạ thân phận. Sự khiêm tốn là chìa khóa của vĩ đại và càng vĩ đại thì càng cần khiêm tốn. Để trở nên khiêm tốn, chúng ta cần phải cố gắng phấn đấu không ngừng. Khiêm tốn được coi là một trong những đức tính cao quý nhất của con người.

Khiêm tốn là sự tinh tế, sự biết cách sống giản dị và biết giới hạn của cuộc đời. Đó là khát vọng không ngừng phát triển bản thân, đồng thời không chau mày nói về sự thành công của mình để không tự đánh giá quá cao và tôn trọng người khác. Những người khiêm nhường thường có tính cách hòa nhã, biết nhẹ nhàng và tôn trọng người khác hơn là nói nhiều. Họ luôn nhận ra và sửa chữa những sai sót của mình, học hỏi từ những điều tốt đẹp và không tự mãn với thành tựu của mình.

Đức tính khiêm tốn là một trong những phẩm chất không thể thiếu để xây dựng mối quan hệ tốt và đạt được thành công trong cuộc sống. Những người khiêm tốn luôn biết rằng kiến thức của họ còn hạn chế và luôn cố gắng học hỏi, trau dồi thêm nhiều hơn. Họ không bao giờ tự mãn về những thành công hiện tại của mình, mà luôn coi chúng là tầm thường và cần phải tiếp tục phát triển. Những người khiêm tốn cũng không đánh giá cao bản thân và hạ thấp người khác, mà thường xuyên tạo được sự đồng cảm và tình bạn trong giao tiếp.

Đức tính khiêm tốn giúp con người thể hiện khả năng tự chủ cao và vượt qua cái tôi bản ngã của mình. Nó còn giúp tạo ra một tinh thần hòa thuận và đoàn kết, giúp mỗi người trong xã hội đều cảm thấy được quan tâm và có giá trị. Nó là một trong những phẩm chất quý giá nhất của con người, giúp chúng ta sống một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc.

Khi biết sống khiêm tốn, ta có thể mở rộng tâm hồn để đón nhận những điều tốt đẹp của mọi người giống như đón nhận làn gió mát, luôn tươi mới và phóng khoáng. Khiêm tốn cung cấp cho ta sức mạnh và động lực nhân văn để tu dưỡng nhân cách và đạo đức ngày càng tốt hơn. Khi biết khiêm tốn, ta không chỉ học từ những người giỏi hơn mình, mà còn học từ những người như chúng ta, coi những người bạn là người thầy, và không quên rằng "học thầy không tày học bạn". Những người khiêm tốn luôn nhận thấy rằng tất cả mọi người xung quanh chúng ta đều có điều gì đó để học hỏi.

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, có câu tục ngữ nói về đức tính khiêm tốn: "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe!" Câu tục ngữ này khuyên mọi người phải nhận thức đúng về năng lực của mình, tích cực học hỏi, và không phải dấu giấu những điều mình không biết vì sợ bị coi là dốt.

Sự hiểu biết của mỗi người rất hạn chế, giống như hạt cát trong sa mạc vô tận. Vì vậy, ai cũng cần phải khiêm tốn học hỏi, coi đó như một quá trình rèn luyện suốt đời. Người kiêu ngạo là người sống trong trạng thái tù túng và bất lực, vì kiêu ngạo chính là cách giết chết lòng ham học hỏi của chính bản thân mình. Nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein đã nói rằng, để trở thành một người thành công, chúng ta phải biết khiêm tốn và nỗ lực học hỏi không ngừng, vì "điều chúng ta biết chỉ như một giọt nước, còn điều chúng ta không biết thì vô tận như đại dương".

Khiêm tốn là một trong những đức tính quan trọng mà chúng ta cần phải rèn luyện và tu dưỡng, đặc biệt là khi còn trẻ.

Khiêm tốn là một đức tính quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc sống hiện đại. Bất kể ai, chúng ta đều không hoàn hảo và chỉ có một mảnh kiến thức nhỏ trong vô vàn tri thức. Khiêm nhường giúp chúng ta phát triển bản thân và mở rộng kiến thức của mình. Nó cũng giúp ta có được sự tôn trọng và mối quan hệ gần gũi với những người xung quanh.

Nếu thiếu đức tính khiêm tốn, chúng ta sẽ tự hủy hoại mình bằng kiêu ngạo hoặc sự tự cao tự đại. Những người kiêu ngạo và tự đại thường coi thường người khác và không được đánh giá cao. Tuy nhiên, khiêm tốn không có nghĩa là tự ti hoặc tự hạ thấp bản thân. Đó là tinh thần cần thiết để chúng ta tiến bộ và phát triển bản thân. Chúng ta nên luôn cảm thấy tự hào về năng lực của mình, nhưng đồng thời cũng cần cởi mở và sẵn sàng học hỏi từ những người khác.

Khiêm tốn là một trong những đức tính quý giá giúp nâng cao giá trị con người. Đó là một trong những đức tính mà Bác Hồ đã dạy cho thiếu niên Việt Nam: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Chính vì thế, chúng ta cần không ngừng học tập và rèn luyện bản thân, không được tự mãn trước thành tựu của mình. Mục tiêu của chúng ta là tiếp thu tri thức và nâng cao trình độ bản thân để đóng góp vào việc xây dựng một xã hội ngày càng văn minh và giàu đẹp.

Để tôn trọng người khác, ta cần trước hết khiêm nhường bản thân. Nếu ta kiêu ngạo và tự đại, sẽ khó có thể mở lòng tiếp thu tri thức quý báu từ người khác. Sự khiêm tốn giúp ta chiến thắng những lời xu nịnh và đạt được sự thấu hiểu sâu sắc về bản thân. Sự tử tế, lịch sự và khiêm tốn là những biểu hiện của một con người văn minh và đáng trân trọng.

5. Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn mẫu 5

Bác Hồ, người được chúng ta kính yêu, đã từng nói rằng "Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, một phút tự kiêu cũng bằng thừa", nhấn mạnh vai trò và giá trị của lòng khiêm tốn đối với cuộc sống của con người. Lòng khiêm tốn là một đức tính quý giá, cần thiết cho mỗi chúng ta, bởi nó giúp chúng ta đánh giá bản thân mình đúng mức và nhìn nhận ưu điểm của người khác để học hỏi. Điều này giúp chúng ta được yêu thương và tôn trọng bởi những người xung quanh.

Lòng khiêm tốn là phong cách sống khiêm nhường, không tỏ vẻ hống hách trước thành công của mình và không tự đánh giá quá cao về năng lực của bản thân. Khiêm tốn giúp chúng ta tìm ra những điểm mạnh của người khác để học hỏi và tích lũy kiến thức, nâng cao năng lực của bản thân để đạt được thành công lớn hơn.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, nhiều người mắc bệnh tự mãn và vô tình tỏ vẻ tự kiêu khi đạt được một chút thành công trong học tập hoặc công việc. Họ cảm thấy mình tài giỏi và vỗ ngực tự mãn, gây khó chịu cho người xung quanh. Những người như vậy thường không được yêu thương và tôn trọng, cô đơn và dễ thất bại trong cuộc sống.

Trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải trải qua những khó khăn, vất vả, và không ngừng khổ luyện. Tuy nhiên, việc học hỏi là vô tận và không có gì là tuyệt đối. Người ta cần phải cố gắng vươn lên và không bao giờ tự mãn với những gì mình đạt được.

Tính khiêm tốn giúp con người tránh xa ám ảnh về danh vọng và giúp họ biết điều chỉnh bản thân để phù hợp với cuộc sống. Các nhân vật quan trọng trong xã hội trước đây đã chứng minh tính khiêm tốn của mình bằng cách từ bỏ chức vụ và sống trong ẩn danh.

Tính khiêm tốn thể hiện sự nhẹ nhàng, nhã nhặn của con người. Người khiêm tốn không cho rằng thành công của mình quan trọng và hiểu rằng biển học là vô tận. Họ luôn muốn học hỏi thêm để phát triển bản thân hơn nữa.

Những người khiêm tốn luôn cố gắng học hỏi và phát triển bản thân. Họ không bao giờ tự mãn với những gì mình có và luôn nỗ lực vươn lên.

Tính khiêm tốn là một phẩm chất quan trọng giúp con người nhận ra những hạn chế và thiếu sót của bản thân để tự hoàn thiện mình. Nó giúp chúng ta đánh giá năng lực của người khác một cách chính xác hơn và nhìn ra những mặt mạnh của những người xung quanh để biết chính mình đang ở vị trí nào trong cuộc sống.

Đối với học sinh, việc tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân là rất quan trọng. Thay vì vênh vang trước thành tích học tập tốt và tự mãn với chiến thắng dễ dàng, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa để không bị đánh bại bởi sự chủ quan. Tinh thần khiêm tốn và nỗ lực không ngừng sẽ giúp chúng ta không bị tụt hậu và đạt được thành công lớn hơn trong tương lai, góp phần xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn.

6. Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn mẫu 6

Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện, đặc biệt đối với cán bộ, đảng viên. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người. Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lí một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành của mọi người. Nó đem lại cho ta nhiều khả năng cả về trí lực và vật lực để đạt đến sự thành công cũng như sự tin tưởng của mọi người.

Để đạt tới sự chuẩn mực, đức khiêm tốn cần phải đặt trong mối quan hệ tương xứng với lòng tự tin. Đức khiêm tốn càng cao thì lòng tự tin phải càng lớn. Bởi tự tin chính là “cơ sở vật chất” cho khiêm tốn. Tương tự, lòng tự tin cũng phải lấy khiêm tốn làm “cái neo” để không vượt quá hiện thực. Nếu không có “cái neo” này thì lòng tự tin dễ chuyển sang tự tôn rồi tự kiêu, tự phụ lúc nào không hay.

Trong quá trình nhận thức, tính khiêm tốn thể hiện ở khả năng tự tranh luận, tự phê phán những nhận định, suy đoán mà bản thân mình phát hiện ra, so sánh đối chiếu với mọi lí luận trước đây đã được phát biểu… Phẩm chất này giúp chúng ta tránh được sự chủ quan, bất cẩn, hời hợt và phiến diện trước khi công bố những kết luận cuối cùng của mình.

Trong phát ngôn, cổ nhân đã dạy “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Khiêm tốn trong phát ngôn còn là việc sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, không dùng từ “đao to búa lớn” hay “cao siêu huyền bí”. Ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho chúng ta một hình mẫu về sử dụng ngôn ngữ giản dị mà không kém phần sâu sắc. Khiêm tốn trong phát ngôn còn là không nói nhiều về mình, không khoe khoang:

“Khí kiêng nhất sự hung hăng
Tâm kiêng nhất sự hẹp hòi
Tài kiêng nhất sự bộc lộ

Trong thái độ ứng xử, khiêm tốn có nghĩa là “nghiêm khắc với mình, rộng lượng với người”, không quá tự tin hay độc quyền chân lí, luôn “kính trên nhường dưới”. Thái độ khiêm tốn trong phê phán, đóng góp cho người khác đó là: không tiếc lời khen nhưng thận trọng khi phê phán, thận trọng khi sử dụng ngôn từ để tránh tổn thương lòng tự trọng của người khác – nhất là đối với người lớn tuổi, cấp trên. Khi được người khác phê phán, góp ý cần bình tĩnh, nhẫn nại lắng nghe và tiếp thu những điều hợp lí. Biểu hiện rõ nhất của tính khiêm tốn, như Bác Hồ dạy, đó là – “thắng không kiêu, bại không nản”. Để có đức tính khiêm tốn, mỗi người đều phải có sự tu dưỡng, rèn luyện.

Thứ nhất, do khiêm tốn xuất phát từ chữ lễ, mà trong chữ lễ thì trung chính đóng vai trò cốt tử. Vì vậy, chữ trung chính cũng đóng vai trò trọng yếu trong tính khiêm tốn. Điều này hàm ý rằng, để rèn luyện được tính khiêm tốn, vai trò trong việc nhận thức và ứng xử một cách đúng vị, đúng mực, đúng lúc và đúng nơi là vô cùng quan trọng.

Thứ hai, trong cuộc sống không có gì là hoàn toàn lí tưởng tuyệt đối, bất công bằng là điều vẫn thường xuyên xảy ra. Vì vậy, việc rèn chữ nhẫn là yêu cầu trước tiên cần phải được chú ý thực hiện.

Thứ ba, rèn luyện tính khiêm tốn phải được thực hiện trong cuộc sống thường ngày, từ những việc nhỏ nhất. Ngạn ngữ của Nga có câu: “Gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách và tính cách sẽ quyết định số phận”; cộng với tinh thần cầu tiến, luôn luôn học hỏi, không ngừng phấn đấu vươn lên, không ngừng hoàn thiện nhân cách, kiên tâm trì chí chúng ta sẽ rèn được đức tính khiêm tốn.

Thứ tư, tính bốc đồng là một trạng thái tình cảm phải hết sức cảnh giác. Chính nó dễ làm cho chúng ta, từ một người điềm đạm, khiêm tốn bỗng chốc trở nên kiêu căng, tự phụ, ăn nói thiếu giữ gìn lúc nào không biết. Chúng ta dễ trở nên bốc đồng khi chưa có sự chuẩn bị về mặt tâm lí lúc tiếp nhận những tình huống “thuận lợi bất ngờ” như: được nâng lương, đề bạt, trúng số, nhận thừa kế… và cả trong khi rượu bia, yến tiệc no say.

Thứ năm, tuy không đồng nhất nhưng lại có mối liên quan hết sức chặt chẽ với tính khiêm tốn đó là tính trung thực. Trung thực với mình, trung thực với người cũng là biểu hiện một phần của tính khiêm tốn. Vì vậy, cần phải rèn luyện tính trung thực, như một sự bổ trợ cần thiết cho tính khiêm tốn.

Cuối cùng, yêu cầu lớn hơn cả là bản thân mỗi chúng ta phải tạo lập cho mình một mục đích sống mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Chính mục đích lớn này sẽ tạo cho chúng ta động lực để luôn luôn tự điều chỉnh, thực hiện được yêu cầu “thắng không kiêu, bại không nản” trên suốt hành trình tranh đấu, vượt qua mọi khó khăn và thành công nhất thời để vươn tới mục tiêu cao đẹp cuối cùng.

7. Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn mẫu 7

Một bông hoa sẽ trở nên đẹp đẽ trước mắt người đọc khi nó tỏa ngát hương thơm với những màu sắc và vẻ đẹp tượng trưng của mình, và một con người thật sự trở nên là đẹp trước mắt người khác khi con người đó tồn tại nhiều đức tính tốt hơn là xấu. Không ai trong chúng ta không có tật xấu cả trừ những người vĩ đại như Bác Hồ. Thế nên người được coi là đẹp khi có nhiều đức tính tốt hơn và tật xấu thì phải hạn chế được. Một trong những đức tính tốt làm nên vẻ đẹp tâm hồn của con người đó chính là đức tính khiêm nhường.

Khiêm nhường có thể được hiểu là một đức tính tốt của con người mà nó thể hiện được sự nhường nhịn trong con người. Cắt nghĩa từng từ một ta thấy khiêm có nghĩa là khiêm tốn, nhường có nghĩa là nhường nhịn. Vì thế khiêm nhường có nghĩa là khiêm tốn và nhường nhịn trong các mối quan hệ, không tự đánh giá cao bản thân mình và cũng không khoe khoang. Nói tóm lại khiêm nhường chính là không tranh giành sự hơn kém với người khác, khiêm tốn, không ba hoa hay khoe khoang và đồng thời cũng là nhường nhịn sẵn sàng cho họ ý nghĩ là hơn mình. Nói về tính khiêm nhường trong cuốn “Nhật ký về lòng thương xót” của Thánh Nữ Faustina Kowalska, Chúa Giêsu nói với Thánh Nữ về nhân đức khiêm nhường: “Con hãy đem đến Ta các tâm hồn hiền hòa, khiêm tốn và những tâm hồn trẻ thơ. Hãy nhấn chìm họ vào đại dương thương xót của Ta. Những tâm hồn này giống trái tim hơn hết. Họ tăng nghị lực cho Ta để Ta bước vào cơn hấp hối đau thương. Ta thấy họ như những thiên thần trần thế, chầu chực quanh các bàn thờ của Ta. Ta đổ tràn trên họ những dòng thác lũ ân sủng. Duy chỉ những tâm hồn khiêm nhường mới có khả năng đón nhận ân huệ của Ta. Ta đặc biệt tín nhiệm nơi những tâm hồn đó”.

Vậy thì khiêm nhường được thể hiện như thế nào trong cuộc sống hiện nay. Có thể nói rằng trong cuộc sống hiện nay thì khiêm nhường biểu hiện rất rõ qua tính cách của một con người và cũng chính vì thế mà qua các mối quan hệ nó lại càng được thể hiện rõ ràng hơn. Trước hết là tính khiêm nhường trong mối quan hệ của anh chị em trong gia đình. Bố mẹ thì luôn là người hi sinh nhận phần khó phần thiệt phần vất vả về mình để cho ta những cái dễ rồi còn những anh chị em trong một gia đình thì thế nào? Có thể nói chị em trong gia đình nếu có đức tính khiêm nhường thì những người ấy sẽ luôn luôn đặt mình nhỏ hơn và kém hơn anh chị em của mình. Cũng vì thế mà chúng ta học tập được từ những người mình cho là hơn mình những phẩm chất hay bất cứ những thứ gì bản thân mình không có. Nói về khiêm nhường của anh chị em trong nhà dân gian có câu “Chị em lọt sàng thì cũng xuống nia”. Câu nói ấy nói lên được sự khiêm nhường của những anh chị em trong gia đình mặc dầu không có được những cái lợi trong tay mình nhưng chị em mình lại được người máu mủ với mình chứ có phải người dưng đâu mà tiếc. Chính vì thế trong mối quan hệ gia đình cũng rất cần những con người có tính khiêm nhường yêu thương lẫn nhau. Nếu như không có đức tính ấy thì những người trong tranh giành nhau mà đấu đá nhau.

Không những thế mà chúng ta còn phải duy trì tính khiêm nhường với những người xung quanh ta kể cả những người không cùng dòng máu không cùng dân tộc. Chúng ta những người con Việt Nam thì cần phải có đức tính ấy. Bởi vì người dân Việt Nam ta sống rất trọng chữ tình mà khiêm nhường là một đức tính khiến cho ta giữ lại những cái tình trong nhau. Có thể nói rằng khiêm nhường được thể hiện rất rõ trong mối quan hệ xã hội mặc dù không phải là thân thiết hay máu mủ. học cùng với nhau trong một lớp thì dẫu biết mình giỏi đứng đầu lớp thế nhưng nếu là người biết khiêm nhường thì chúng ta sẽ vẫn thấy mình còn rất nhỏ bé, và cần phải học ở những bạn khác nhiều điều. Thật vậy việc mình xếp tên đầu bảng những lĩnh vực mình giỏi không có nghĩa là mình hơn người ta tất cả. biết đâu rằng kiến thức thì ta hơn nhưng kĩ năng sống lại không bằng họ. Chính vì thế mà ta nên học hỏi ở họ giữ một sự khiêm nhường nhất định không nên tự đánh giá mình quá cao mặc cho người ta cũng biết mình giỏi rồi. Tấm gương của đức tính khiêm nhường của chúng ta phải kể đến Bác Hồ. Người là hội tụ đầy đủ nhất những đức tính tốt đẹp của dân tộc ta. Người không những giản dị mà còn rất khiêm nhường. người tìm ra con đường cách mạng cho Việt Nam nhưng Người không hề cảm thấy mình giỏi giang gì so với người khác, luôn luôn nhường cho những người có khả năng lãnh đạo để thay mình.

Như vậy qua đây ta có thể thấy đức tính khiêm nhường là một đức tính tốt và bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ nó. Những người có đức tính tốt đẹp này thì thường được mọi người không những yêu quý mà còn rất nể phục. Bởi vì họ có tinh thần học hỏi cao và những người như thế thường rất là tốt. Như vậy còn ngần ngại gì nữa mà không xây dựng đức tính đó cho mình?

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm