Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dàn ý Thuyết minh về di tích lịch sử

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Dàn ý Thuyết minh về di tích lịch sử vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Dàn ý thuyết minh về di tích lịch sử bài 1

1. Mở bài

- Giới thiệu về danh lam thắng cảnh bạn cần thuyết minh.

- Nêu cảm nhận chung về danh lam thắng cảnh đó

2. Thân bài

Giới thiệu vị trí địa lí

- Địa chỉ/ nơi tọa lạc?

- Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?

- Cảnh vật xung quanh ra sao?

- Có thể đến đó bằng phương tiện gì?

+ Phương tiện du lịch: xe du lịch,…

+ Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,…

Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)

- Có từ khi nào?

- Do ai khởi công (làm ra)?

- Xây dựng trong bao lâu?

Cảnh bao quát

- Từ xa,…

- Nổi bật nhất là…

- Cảnh quan xung quanh…

Chi tiết

- Cách trang trí:

+ Mang đậm nét văn hóa dân tộc.

+ Mang theo nét hiện đại.

- Cấu tạo.

Giá trị văn hóa, lịch sử

- Lưu giữ:

+ Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.

+ Tô điểm cho… (TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,…), thu hút khách du lịch.

- Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.

3. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ về đối tượng.

Dàn ý thuyết minh về di tích lịch sử bài 2

a. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về Chùa Hương.

b. Thân bài

- Lịch sử hình thành của chùa Hương.

- Cung cấp một số thông tin quan trọng như lịch sử hình thành, quá trình phát triển của chùa từ xây dựng, bị tàn phá cho đến khôi phục lại.

- Các di tích lịch sử có trong chùa hương.

- Vị trí các di tích, cảnh đẹp trong chùa.

c. Kết luận

- Ngôi chùa Hương có ý nghĩa không chỉ là cảnh đẹp mà còn mang lại ý nghĩa tâm linh.

- Chùa Hương nơi đón nhiều du khách trong và ngoài nước đến du lịch, khám phá.

Dàn ý thuyết minh về di tích lịch sử bài 3

1. Mở bài

- Giới thiệu di tích lịch sử đó là gì: Đền Ngọc Sơn

Có thể sử dụng thơ để dẫn dắt:

"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn."

- Nêu cảm nhận khái quát của bản thân về di tích đó: Đây là một di tích lịch sử vô cùng tiêu biểu, độc đáo của thủ đô Hà Nội, chứng tích của Hà Nội nghìn năm văn hiến.

2. Thân bài

a) Giới thiệu khái quát

- Đền Ngọc Sơn được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt của nhà nước ta (9/12/2013), đồng thời là địa điểm du lịch không thể thiếu khi đến thăm Hà Nội.

- Vị trí tọa lạc: Trên gò đất cao về phía Đông Bắc Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm).

- Phương tiện di chuyển đến đó: Nếu gần có thể đi bộ hoặc đạp xe, nếu xa có thể đi xe máy, ô tô.

- Khung cảnh bao quát: Đền hướng về phía Nam, xung quanh trồng nhiều cây cổ thụ soi bóng xuống mặt hồ Gươm, phong cảnh vừa gợi vẻ cổ kính vừa nên thơ hữu tình.

b) Nguồn gốc lịch sử, tên gọi

- Thời gian xây dựng: Thế kỉ XIX

- Lịch sử hình thành và rất nhiều lần đổi tên gọi khác nhau của đền Ngọc Sơn:

+ Ban đầu, gọi là chùa Ngọc Sơn, sau đổi thành đền Ngọc Sơn, thờ thần cai quản văn chương khoa cử Văn Xương Đế Quân và Hưng Đạo Đại Vương.

+ Khi rời đô ra thành Thăng Long năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã đặt tên lại là Ngọc Tượng.

+ Thời Trần, đền được đổi tên là đền Ngọc Sơn. Mục đích: Thờ các anh hùng liệt sĩ có công đánh thắng quân Mông Nguyên. Nhưng cuối cùng đền bị sụp đổ do lâu năm không được tu bổ.

+ Thời vua Lê, chúa Trịnh, trên nền đền Ngọc Sơn cũ được xây dựng thành cung Thụy Khánh, tuy nhiên, sau đó cũng bị phá hủy.

+ Một nhà từ thiện cuối thời Lê tên là Tín Trai đã xây dựng chùa Ngọc Sơn trên nền đất cũ của cung Thụy Khánh, được ít năm chuyển giao cho một hội từ thiện khác tu sửa, cải tạo thành đền thờ Văn Xương Đế Quân, xây dựng từ mùa đông năm Tân Sửu và hoàn thành vào mùa thu năm Nhâm Dần.

+ Năm 1865, Nguyễn Siêu (thần Siêu, thánh Quát) tu sửa, cải tạo lại ngồi đền bằng cách đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây thêm đình Trần Ba, cầu Thê Húc, dựng Đài Nghiên, Tháp Bút. Đền Ngọc Sơn hiện giờ ngoài Văn Xương Đế Quân, Trần Hưng Đạo, còn thờ thêm Lã Tổ (vị thần chữa bệnh), Quan Vân Trường và cả Phật A Di Đà.

c) Kiến trúc đền Ngọc Sơn

- Kiểu kiến trúc: Hình chữ Tam, có nhiều câu đối, hoành phi, các vật bài trí linh thiêng.

Gồm 2 đền thờ chính nối liền nhau:

+ Phía Bắc, thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Ở hậu cung có tượng Trần Hưng Đạo và thần Văn Xương bằng đá, đứng trên bệ cao gần 1 mét, tay cầm bút.

+ Phía Nam, đình Trấn Ba hình vuông, 8 mái, mái 2 tầng có 8 chiếc cột đỡ, một nửa số cột ngoài bằng đá, còn lại cột bên trong bằng gỗ.

- Các kiến trúc tiêu biểu xung quanh đền Ngọc Sơn:

+ Cầu Thê Húc: Màu đỏ son, cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Ý nghĩa tên Thê Húc chính là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời.

+ Tháp Bút: Trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháp có hình ngọn bút lông hướng lên trời xanh, thân tháp có khắc "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh).

+ Đài Nghiên: Nghiên mực hình nửa quả đào bổ đôi bằng đá, phía dưới có ba con ếch đội đài nghiên, trên nghiên là bài giới thiệu về công dụng của nghiên mực.

+ Tháp Rùa: Đứng trên cầu Thê Húc, phóng tầm mắt ra xa là tháp Rùa cổ kính.

d) Giá trị về văn hóa, lịch sử:

- Đền Ngọc Sơn tiêu biểu cho kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất (sự kết hợp hài hòa giữa đền và hồ), gợi cảm giác hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.

- Chứng tích của Hà Nội xưa, là di tích lịch sử và tham quan du lịch tiêu biểu của thủ đô.

- Đền thờ linh thiêng là nơi lui tới của các sĩ tử mỗi mùa thi đến, cầu mong kì thi đạt kết quả cao.

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của di tích lịch sử này đối với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

- Nêu cảm nghĩ của em về đền Ngọc Sơn.

Dàn ý thuyết minh về di tích lịch sử bài 4

1. Mở bài

Giới thiệu thuyết minh về di tích lịch sử

2. Thân bài

Giới thiệu vị trí địa lí diện tích

Giới thiệu về lịch sử hình thành

Giới thiệu về đặc điểm

+ Thiên nhiên tạo

+ Con người tạo

Giá trị đối với lịch sử, đối với văn hóa tinh thần, kinh tế

3. Kết bài

Nêu những lời nhận xét đánh giá chung về di tích lịch sử

Dàn ý thuyết minh về di tích lịch sử bài 5

Mở bài

- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Tên danh lam thắng cảnh mà em muốn giới thiệu.

- Cảm nghĩ chung của em về danh lam thắng cảnh đó.

Thân bài

Giới thiệu khái quát:

- Vị trí địa lí, địa chỉ

- Khung cảnh bao quát

(Nếu có thể em hãy giới thiệu chi tiết cách thức đi tới danh lam thắng cảnh này.)

Lịch sử hình thành:

- Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành

- Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có)

Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật

- Cấu trúc khi nhìn từ xa

- Chi tiết từng đặc điểm đặc sắc và nổi bật nhất của danh lam thắng cảnh

(Tại đây cần sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả để người đọc có thể hình dung hình ảnh của đối tượng thuyết minh một cách chi tiết và đặc sắc nhất.)

Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của đối tượng thuyết minh đối với:

- Địa phương

- Đất nước

Kết bài

- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của danh lam thắng cảnh mà em thuyết minh ở trên đối với địa phương hoặc đất nước.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về đối tượng thuyết minh.

Dàn ý thuyết minh về di tích lịch sử bài 6

1. Mở bài

- Giới thiệu về di tích lịch sử đã tìm hiểu, lựa chọn để thuyết minh: Văn Miếu - Quốc Tử Giám

- Đưa ra một vài nhận xét chung về di tích đó: là cụm di tích lịch sử - kiến trúc nổi tiếng; là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi học của con vua chúa, quan lại; nơi thờ Khổng Tử, vinh danh những người đỗ đạt của các khoa thi thời phong kiến.

2. Thân bài

- Vị trí, địa điểm di tích:

+ Địa chỉ: hiện nay cổng chính của Văn Miếu nằm tại số 58 phố Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội.

+ Cách di chuyển: có thể đi bằng xe du lịch, xe bus; nếu ở gần thì đi xe đạp.

- Giới thiệu về những nét đặc biệt của di tích:

+ Có lịch sử lâu đời: Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070, đời Lý Thánh Tông; Năm 1076 vua Lý Nhân Tông cho xây trường Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu; Đến đời nhà Trần đổi tên thành Quốc họa viện, thu nhận cả những học sinh con nhà dân thường có sức học tốt; Từ năm 1448, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia những người đỗ tiến sĩ qua các khoa thi tại đây. Bia đá được đặt trên lưng rùa, cho tới nay vẫn được trưng bày bên trong Quốc Tử Giám

⇒ Qua nhiều năm, Văn Miếu – Quốc Tử Giám bị bom đạn tàn phá nhiều, cho tới nay được phục dựng lại, trở thành nơi lưu giữ truyền thống hiếu học của dân tộc, trở thành một địa điểm tham quan văn hóa lớn.

+ Cảnh quan: hiện khu di tích bao gồm 3 khu vực chính là hồ Văn, vườn Giám và khu nội tự Văn Miếu – Quốc Tử Giám

⇒ Khách tới tham quan chủ yếu trong khu nội tự

+ Nổi bật trong khu nội tự Văn Miếu – Quốc Tử Giám: gồm có cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, Khuê Văn các, cổng Đại Thành, khu điện thờ, cổng Thái Học và khu Thái Học; ấn tượng nhất trong em là nhà bia tiến sĩ, minh chứng cho sự tài giỏi của cha ông; bái đường Văn Miếu rộng đẹp, là nơi các tốp học sinh, các anh chị sinh viên thường chụp ảnh kỉ yếu.

⇒ Mỗi khu đều mang vẻ đẹp riêng, ý nghĩa riêng.

- Vai trò của khu di tích:

+ Lưu giữ, thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc

+ Trở thành nơi tổ chức những hoạt động văn học, nghệ thuật: xin chữ đầu năm, hội chữ xuân, hội thơ...

+ Nơi đến tham quan của học sinh, sinh viên, du khách trong và ngoài nước.

3. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ: khu di tích là nơi tôn nghiêm, là một nét đẹp văn hóa, kiến trúc của dân tộc; cần phát huy tinh thần hiếu học của dân tộc.

Dàn ý thuyết minh về di tích lịch sử bài 7

1. Mở bài

Giới thiệu về di tích lịch sử (Đó là di tích lịch sử nào?)

2. Thân bài

- Lịch sử hình thành:

+ Di tích ấy được hình thành vào thời gian nào? Ở đâu?

+ Mục đích xây dựng di tích ấy là gì?

- Giới thiệu khái quát về di tích:

+ Vị trí địa lí

+ Diện tích

+ Cấu trúc

- Giá trị văn hóa, lịch sử

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của di tích lịch sử ấy.

Dàn ý thuyết minh về di tích lịch sử bài 8

I. Mở bài:

Trong bài viết này, em muốn giới thiệu đến quý độc giả một danh lam thắng cảnh đẹp tuyệt vời mà em đã có dịp trải nghiệm và để lại trong lòng em những ấn tượng khó quên. Đó chính là Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, một trong những điểm đến nổi tiếng ở Việt Nam. Sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và văn hóa ở đây khiến cho nơi đây trở thành một ngôi sao sáng rực rỡ trong danh sách các địa điểm tham quan của nước ta.

Cảm nghĩ chung của em về Tam Cốc - Bích Động là sự kích thích và ngạc nhiên trước vẻ đẹp hoang sơ và tráng lệ của nó. Em đã trải qua một hành trình thú vị và đầy cảm xúc tại đây, và bây giờ em muốn chia sẻ những trải nghiệm đó với mọi người.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu khái quát:

Tam Cốc - Bích Động nằm tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nằm cách Hà Nội khoảng 100 km về phía Nam. Khu vực này nổi tiếng với dãy núi đá vôi hùng vĩ, các con sông uốn lượn, và những cánh đồng lúa mênh mông. Đặc biệt, Tam Cốc được biết đến như "Vịnh Hạ Long trên cạn" với các thung lũng nước xanh mát và các hang động độc đáo.

Để đến Tam Cốc, bạn có thể đi bằng ô tô từ Hà Nội hoặc bằng xe đạp từ thị trấn Ninh Bình. Nếu muốn trải nghiệm thêm, bạn có thể thuê thuyền đò để khám phá cảnh quan độc đáo của Tam Cốc.

2. Lịch sử hình thành:

Tam Cốc - Bích Động đã tồn tại từ hàng nghìn năm trước và có nguồn gốc liên quan đến văn hóa Phật giáo. Cụ thể, nơi đây là một trong những điểm dừng chân quan trọng của Đức Phật trong thời kỳ tạo dựng và truyền bá đạo Phật. Danh lam thắng cảnh này còn được biết đến với tên gọi "Bích Động" xuất phát từ sự kỳ diệu của các hang động trong lòng núi đá vôi ẩn chứa nhiều cảnh tượng tượng trưng trong đạo Phật.

3. Kiến trúc và cảnh vật:

Khi bạn đặt chân đến Tam Cốc - Bích Động, điều đầu tiên thu hút bạn chính là vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của cảnh quan. Những ngọn núi đá vôi cao vút mọc lên từ lòng đất, tạo thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Khi nhìn từ xa, bạn có thể thấy những dãy núi xanh mướt nối tiếp nhau, cùng với một mạng lưới các con sông uốn lượn.

Tại Tam Cốc - Bích Động, bạn có thể tham quan các hang động và di tích lịch sử, trong đó có chùa Bích Động với kiến trúc truyền thống và những tượng Phật linh thiêng. Mỗi hang động đều mang một tên gọi độc đáo và có những cảnh tượng tượng trưng riêng, đánh dấu sự tương tác đặc biệt giữa thiên nhiên và con người.

4. Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa:

Tam Cốc - Bích Động không chỉ là một điểm tham quan đẹp mắt mà còn có ý nghĩa về lịch sử và văn hóa lớn. Địa điểm này có sự liên quan mật thiết với sự phát triển của đạo Phật tại Việt Nam và đã được coi là một điểm hành hương quan trọng của Phật giáo.

III. Kết bài:

Tôi tin chắc rằng Tam Cốc - Bích Động không chỉ là một địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn là một biểu tượng của vẻ đẹp thiên nhiên và tâm linh độc đáo của Việt Nam. Khám phá nơi này là một trải nghiệm không thể nào quên, và tôi hy vọng rằng mọi người sẽ có cơ hội đến đây để khám phá và tận hưởng vẻ đẹp tuyệt vời của Tam Cốc - Bích Động, nơi tựa như một thiên đàng trên đất.

Dàn ý thuyết minh về di tích lịch sử bài 9

I. Mở bài:

Chùa Hương - một trong những địa điểm tâm linh quan trọng và đẹp nhất của Việt Nam, đã thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp thiên nhiên và giá trị tâm linh độc đáo. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá lịch sử và những di tích quý báu trong khuôn viên của ngôi chùa nổi tiếng này.

II. Thân bài:

Lịch sử hình thành của chùa Hương:

Chùa Hương có một lịch sử hình thành hơn một nghìn năm và được coi là ngôi chùa cổ nhất của Việt Nam. Cái tên "Chùa Hương" xuất phát từ thời nhà Lý (11-12 thế kỷ) và đã tồn tại qua hàng thế kỷ, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử Việt Nam.

Quá trình phát triển và khôi phục của chùa:

Trải qua thời kỳ chiến tranh và tàn phá, chùa Hương đã được nhiều thế hệ xây dựng lại và phát triển. Công trình kiến trúc của chùa được bảo tồn và cải tạo nhiều lần, với nhiều di tích và tượng Phật quý báu được thêm vào.

Các di tích lịch sử trong chùa Hương:

Chùa Hương không chỉ là một ngôi chùa đẹp mắt mà còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử quý báu. Trong khuôn viên chùa, bạn có thể tìm thấy các tượng Phật và những bảo vật có giá trị lịch sử, từ thời kỳ đầu của chùa đến những thế kỷ sau đó.

Vị trí và cảnh đẹp trong chùa:

Chùa Hương được xây dựng tại vùng núi nổi tiếng với những dãy núi non hùng vĩ và thung lũng uốn lượn. Vị trí độc đáo này đã tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp và yên bình, với các ngôi chùa, đền thờ và thác nước trong một khuôn viên thiên nhiên tuyệt đẹp.

III. Kết luận:

Chùa Hương không chỉ là một điểm du lịch nổi tiếng mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với người dân Việt Nam. Nó thể hiện sự kết hợp tinh tế giữa thiên nhiên và văn hóa tôn giáo. Chùa Hương là điểm đến quyến rũ cho du khách, nơi họ có cơ hội tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của Việt Nam và đặt chân vào một không gian thiêng liêng để tìm kiếm bình an và sự kết nối tâm linh. Đây là điểm đến không thể bỏ lỡ khi bạn đến Việt Nam.

-----------------------------

VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc bài: Dàn ý Thuyết minh về di tích lịch sử. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập các môn tại các mục sau Học tốt Ngữ văn 11, Đề thi học kì 1 lớp 11, giải bài tập Toán lớp 10, đề thi học kì 1 lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp. Chúc các bạn học sinh học tập hiệu quả!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
98
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm