Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dàn ý Thuyết minh về một món ăn đặc sản

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Dàn ý Thuyết minh về một món ăn đặc sản để bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

Dàn ý Thuyết minh về một món ăn đặc sản - Bài làm 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh: một món ăn đặc sản.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

Giới thiệu về lịch sử ra đời của món ăn đặc sản: Món ăn được bắt nguồn từ đâu, vào khoảng thời gian nào.

Nguyên liệu để làm nên món ăn đó gồm những gì? Món ăn được chế biến trong khoảng bao nhiêu lâu?

Những giá trị kinh tế và giá trị văn hóa mà món ăn đó mang lại cho địa phương nói riêng cũng như cho nền ẩm thực Việt Nam nói chung là gì?

Đánh giá về thực trạng của món ăn đặc sản đó trên thị trường: Hiện nay, món ăn có được ưa chuộng hay phổ biến hay không?

b. Thuyết minh chi tiết

Để làm nên món ăn cần chuẩn bị những gì?

Thuyết minh chi tiết về quá trình tạo ra món ăn: gồm những bước nào? Đâu là công đoạn quan trọng nhất?

Thưởng thức món ăn như thế nào là ngon nhất?

Hương vị của món ăn có gì đặc sắc, nổi bật?

c. Ý nghĩa, ưu điểm mà món ăn mang lại

Món ăn đặc sản đó có ý nghĩa như thế nào với người dân địa phương và nền ẩm thực?

Chúng ta cần phải làm gì để lưu giữ món ăn đó và làm cho mọi người ngày càng biết đến nó nhiều hơn?

3. Kết bài

Khái quát lại món ăn đặc sản vừa thuyết minh, đồng thời liên hệ đến bản thân và rút ra bài học chung cho mọi người.

Dàn ý Thuyết minh về một món ăn đặc sản - Bài làm 2

Dàn ý bài văn thuyết minh món ăn đặc sản quê em: Món Phở Hà Nội

1. Mở bài

- Mỗi vùng quê trên đất nước ta đều có đặc sản của quê mình. Ví dụ: Huế có mè xửng, cơm hến. Quảng Nam có mì Quảng, Hà Nội có phở, có cốm gói lá sen,…

- Hiện nay, phở được bán ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

- Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, em xin được giới thiệu về món Phở ngon nổi tiếng trong và ngoài nước của đất Hà Thành.

2. Thân bài

a) Nguồn gốc

- Không ai biết chính xác phở có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên làm ra phở?

- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ một món ăn của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ Nam Định.

- Có một số ý kiến lại cho rằng, phở có nguồn gốc từ miền Bắc nước ta khoảng những năm 1950. Năm 1954, phở theo dòng người di cư từ Bắc vào Nam. Đây là ý kiến được nhiều người đồng ý.

b) Cách chế biến phở

- Cách chế biến nước dùng

- Đây là công đoạn quan trọng nhất.

- Nước dùng của món phở truyền thông được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị.

- Lúc đầu cho lửa thật to. Khi nước sôi bùng lên thì giảm nhỏ lửa, vớt hết bọt ra. Cứ làm như vậy cho đến khi nước trong. Cho vào nồi nước dùng một ít gừng và hành tím nướng để vừa khử hết mùi của xương bò vừa làm nước có mùi thơm dễ chịu.

- Bánh phở: Được làm từ bột gạo tẻ, cán mỏng và cắt thành sợi. ơ miền Bắc sợi bánh phở to hơn hơn ở miền Nam.

Thịt để làm phở

- Chủ yếu là thịt bò và thịt gà.

+ Nếu là phở bò thì thịt bò xắt lát thật mỏng. Khi ăn, người ta nhúng nước sôi cho chín hoặc cho tái (tùy theo ý thích của người ăn), xếp thịt vào tô phở xong, rắc một số rau thơm đã cắt nhỏ sẵn và rắc các gia vị cần thiết. Xong múc nước dùng đổ vào tô, ta được tô phở thơm ngon,…

+ Nêu làm phở gà, người ta luộc sẵn gà, treo trong tủ kính dùng để bán phở. Khi ăn, người ta xé thịt gà ra xếp lên bánh phở đã bỏ sẵn trong tô, bỏ các loại rau thơm và gia vị cần thiết, múc nước dùng đồ vào tô là xong.

Các loại rau thơm và gia vị

- Chủ yếu là rau mùi (ngò gai), rau mùi tàu, hành.

- Tiêu bắc, bột ngọt.

3. Kết bài

Phở được xem là món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam.

Phở là món ăn ngon, dễ làm, giá thành rẻ, có thể ăn vào các thời điểm sáng, trưa, chiều, tối trong ngày.

Ngày nay, theo bước chân của người Việt Nam, phở có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

Ngày nay, phở Việt Nam càng được bạn bè trên thế giới công nhận là món ăn ngon.

Dàn ý Thuyết minh về một món ăn đặc sản - Bài làm 3

Mẫu 1

I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về loại bánh chưng

Bánh chưng, một biểu tượng không thể thiếu của ngày Tết Nguyên Đán - dịp lễ hội trọng đại của người Việt. Bánh chưng không chỉ đơn thuần là một món ăn, mà còn là hình ảnh đẹp, tượng trưng cho sự thân thuộc, tương thân tương ái của gia đình Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc, quan niệm, quá trình làm và ý nghĩa của loại bánh này trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

II. Thân bài:

Nguồn gốc của bánh chưng: Nguồn gốc của bánh chưng liên quan đến câu chuyện về hoàng tử Lang Liêu, con trai của vua Hùng Vương thứ 6. Trong một cuộc thi để xác định người kế vị của vua, Lang Liêu đã sáng tạo ra món bánh chưng, thể hiện tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc của con người Việt Nam đối với đất mẹ và nguồn gốc nông nghiệp. Câu chuyện này nhắc nhở con cháu hãy luôn ghi nhớ truyền thống dân tộc và coi trọng nền văn minh lúa nước.

Quan niệm về loại bánh này: Bánh chưng không chỉ là một món ăn truyền thống mà còn tượng trưng cho đất, thể hiện lòng biết ơn của con người Việt Nam đối với mảnh đất đã nuôi sống họ. Bánh chưng còn là cách để tôn trọng và nhấn mạnh nền văn minh lúa nước của dân tộc. Loại bánh này không chỉ đơn thuần là thức ăn mà còn là một phần không thể thiếu của ngày Tết, đánh dấu sự đoàn tụ, tình thân thuộc và lòng biết ơn.

Quá trình chuẩn bị nguyên liệu:

- Lá dong, lá chuối: Đây là vật liệu quan trọng để bọc bánh chưng, tạo nên mùi và hương vị đặc trưng.

- Gạo nếp thơm ngon: Là thành phần chính tạo nên lớp bánh cơ bản.

- Thịt mỡ và đậu xanh: Đây là nguyên liệu làm nhân bánh, đậu xanh thường được chế biến với một ít đường để tạo hương vị ngọt ngào.

Quá trình chế biến:

- Gói bánh: Gạo nếp và nhân bánh được lấy để xếp lên lá dong hoặc lá chuối rồi được gói thành hình vuông truyền thống của bánh chưng.

- Luộc bánh: Bánh chưng sau khi được gói sẽ được luộc trong nước trong một khoảng thời gian dài để đảm bảo bánh chín đều và giữ được hương vị đặc trưng.

- Ép và bảo quản sau khi bánh chín: Bánh chưng sau khi luộc xong sẽ được ép để bản bánh trở nên phẳng và được bảo quản để sử dụng sau này.

Sử dụng bánh: Bánh chưng có nhiều cách sử dụng trong ngày Tết, bao gồm:

- Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiên để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên.

- Sử dụng bánh chưng để làm quà biếu cho người thân, bạn bè, và người thân trong gia đình.

- Dùng để đãi khách trong các dịp lễ hội và ngày Tết.

- Bánh chưng còn là món ăn quen thuộc và truyền thống trong gia đình, là món ăn kết nối và thể hiện sự đoàn tụ.

Vị trí của bánh trong ngày tết:

Bánh chưng thường đóng một vị trí quan trọng trên bàn thờ tổ tiên và bàn ăn trong ngày Tết. Đây không chỉ là một món ăn mà còn là biểu tượng của tình thân thuộc, lòng biết ơn, và sự kính trọng đối với truyền thống và nền văn minh lúa nước của người Việt Nam.

III. Kết bài:

Bánh chưng không chỉ là một món ăn truyền thống, mà còn là biểu tượng của văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam. Nó tượng trưng cho lòng biết ơn đối với đất mẹ và tôn trọng nền văn minh lúa nước của dân tộc. Loại bánh này thể hiện sự đoàn tụ, tình thân thuộc và là một phần không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán. Bánh chưng không chỉ là một món ăn, mà còn là một phần không thể thiếu của sự thụ động và bảo tồn nền văn hóa Việt Nam.

Mẫu 2

a) Mở bài: Giới thiệu khái quát về loại bánh chưng

b) Thân bài:

- Nguồn gốc của bánh chưng: liên quan đến hoàng tử Lang Liêu của vua Hùng Vương thứ 6, nhắc nhở con cháu nhớ đến truyền thống dân tộc và coi trọng nền văn minh lúa nước.

- Quan niệm về loại bánh này: Bánh chưng thì tượng trưng cho đất, nhắc sự biết ơn. Tôn trọng mảnh đất đã nuôi sống con người Việt Nam cũng như nhấn mạnh nền văn minh lúa nước của dân tộc.

- Quá trình chuẩn bị nguyên liệu:

Lá dong, lá chuối

Gạo nếp thơm ngon

Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh

- Quá trình chế biến:

Gói bánh

Luộc bánh

Ép và bảo quản sau khi bánh chín

- Sử dụng bánh

Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiên

Làm quà biếu cho người thận

Dùng để đãi khách

Dùng để dùng trong gia định

- Vị trí của bánh trong ngày tết

c) Kết bài

Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Dàn ý Thuyết minh về một món ăn đặc sản - Bài làm 4

1. Mở bài

Giới thiệu về món ăn em định thuyết minh: Bánh chưng

Đây là món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong mâm cỗ Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

2. Thân bài

a) Nguồn gốc lịch sử

Không rõ thời gian cụ thể, theo truyền thuyết kể lại vào đời vua Hùng thứ sáu, khi đất nước thanh bình, sạch bóng quân thù, vua muốn truyền ngôi nên ban lệnh cho các hoàng tử đi tìm món ăn vừa ý vua cha nhất để cúng Tiên vương, sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác sai kẻ hầu người hạ đi tìm sản vật trên rừng xuống biển, hoàng tử thứ 18 tên là Lang Liêu vì nghèo không có tiền, trong nhà chỉ có ngô, khoai, lúa... đã được thần báo mộng làm ra hai loại bánh chưng, bánh giày ngon và ý nghĩa tượng trưng cho trời, cho đất. Bánh chưng ra đời từ đó và tục gói bánh chưng trở thành tục lệ không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.

b) Chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng:

Gạo nếp hạt tròn, trắng, sạch sẽ được ngâm qua đêm từ 3 - 4 tiếng, sau đó để cho ráo nước, trộn đều với 1 ít muối trắng.

Đậu xanh đã bóc vỏ, cũng ngâm trong nước khoảng 4 tiếng, có thể để đỗ sống hoặc đồ chín (tùy thích), trộn tiếp với 1 ít muối.

Thịt lợn vừa nạc vừa mỡ ướp với gia vị cho thịt ngấm đều

Lá dong (có thể thay bằng lá chuối), lạt mềm

Gia vị: Hạt tiêu, muối, thảo quả,...

c) Công đoạn gói bánh chưng

Có thể gói bánh chưng bằng khuôn hoặc gói vo (không cần khuôn)

Cắt lá dong cho vừa với khuôn, xếp 4 góc và lót ở phía dưới sao cho vuông vức, lá thẳng.

Đổ 1 lớp gạo nếp xuống phía dưới, sau đó đến 1 lớp đỗ xanh, 2 - 3 miếng thịt, đổ tiếp 1 lớp đỗ và cuối cùng là một lớp gạo phía trên cùng.

Đặt một lớp lá cho phẳng phiu, sau đó gói chặt tay, cột chặt lại bằng lạt mềm cho chiếc bánh vuông vức.

Xếp những chiếc bánh đã được gói gọn gàng vào xoong đã lót 1 lớp lá dưới đáy nồi, đổ nước lạnh hoặc nước nóng ngập mặt bánh, đun củi hoặc than lửa cháy vừa đủ.

Nấu bánh chưng trong vòng 9 - 10 tiếng hoặc ít hơn, tùy vào kích thước bánh.

Liên tục thêm nước để nồi bánh không bị cạn/ cháy.

Sau khi luộc chín bánh, vớt ra ngoài, cho vào nước lạnh ngâm khoảng 15 - 20 phút, để ráo nước sau đó ép bánh cho nước ra hết

d) Yêu cầu thành phẩm

Chiếc bánh vừa chín tới, vuông vức, gói không bị chặt quá, không bị lỏng quá.

Bánh giữ được màu xanh của lá, gạo chín mềm dẻo, thơm.

Có thể ăn kèm bánh chưng với dưa hành, củ kiệu, giò,..., ngoài ra có thể rán bánh chưng ăn cũng rất ngon.

e) Ý nghĩa của chiếc bánh chưng

Món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết, mang hương vị Tết cổ truyền của Việt Nam.

Giá trị văn hóa tinh thần: Đề cao nền văn minh lúa nước của dân tộc, tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, những người thân đã khuất; là nét văn hóa độc đáo chỉ ở mảnh đất hình chữ S mới có.

3. Kết bài

Khẳng định là giá trị của món ăn độc đáo: Bánh chưng

Nêu cảm nghĩ của bản thân về món ăn đó.

Dàn ý Thuyết minh về một món ăn đặc sản - Bài làm 5

I. Mở bài: giới thiệu đặc sản quê em

Tôi sinh ra và lớn lên tại Quảng Nam, nơi có nhiều khu du lịch, nổi tiếng, có nhiều di sản văn hóa thế giới như: phố cổ Hội An, di tích thắng địa Mỹ Sơn, khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm,…. Nhưng đến với Quảng Nam bạn không thể không thể thưởng thức món Mỳ Quảng nổi tiếng của quê tôi. Mỳ Quảng có một đặc trưng mà chẳng món ăn nào có, chính vì thế mà khi có dịp đến với Quảng Nam hãy thưởng thức món ăn này.

II. Thân bài: thuyết minh về mỳ Quảng

1. Nguồn gốc của Mỳ Quảng:

- Mỳ quảng là món mỳ duy nhất lại Việt Nam

- Mỳ Quảng có tên gọi bắt nguồn từ người Tàu

- Món mì của người Tàu làm từ bột mì nhưng Mỳ Quảng không làm như thế, nên tạo nên sự độc đáo của Mỳ Quảng.

- Mỳ Quảng thì có vẻ là một sáng tạo riêng biệt của vùng Quảng Nam không dựa trên một truyền thống có sẵn nào.

2. Thành phần của Mỳ Quảng:

- Sợi mì Quảng làm bằng bột gạo

- Nước dùng được nấu từ tôm và thịt và các loại thịt khác, nhưng mỳ có thể được nấu từ bất cứ gì, gia vị đặc trưng của vùng đất Quảng

- Khi ăn thường dùng chung với bánh tráng và rau sống và nước mắm

- Sợi mỳ cắt ra từ lá mỳ sau khi được tráng, sợi mì Quảng và sợi phở giống nhau

3. Ý nghĩa của Mỳ Quảng:

- Biểu tượng truyền thống cho người dân Quảng Nam

- Có thể ăn no, thay cơm

- Là món mỳ duy nhất tại Việt Nam

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về món ăn đặc sản quê em

Em rất thích ăn mỳ quảng

Em rất tự hào về món ăn này

Dàn ý Thuyết minh về một món ăn đặc sản - Bài làm 6

I/ Mở bài:

Giới thiệu về nền ẩm thực Việt Nam: phong phú, đa dạng

Nem rán là một món ăn truyền thống của người Việt.

II/ Thân bài:

- Nguồn gốc:

Có ý kiến nem rán xuất phát từ Trung Quốc, theo người dân di cư vào Việt Nam

Người Trung Quốc cũng có món Chunjian, với các nguyên liệu đơn giản như trứng, mộc nhĩ, thịt, ...được cuộn tròn rồi rán lên, ăn kèm với các loại rau.

Sau này, chính quyền Anh cai trị Hồng Kông, gọi món này là "egg rolls", món nem rán của Việt Nam hao hao giống nên cũng được gọi là "egg rolls".

Cũng có người cho rằng, người Hoa mang món này vào miền Nam rồi được một người phụ nữ Pháp truyền bá ra ngoài miền Bắc và toàn quốc.

Thế nhưng, tôi cho rằng, món nem rán này có nguồn gốc ở miền Bắc Việt Nam.

Món nem rán là tổng hòa của những nguyên liệu như mộc nhĩ, thịt, cà rốt,... cùng với vỏ ngoài bằng bánh tráng mỏng., ăn cùng nước mắm.

- Nguyên liệu chính: tổng hợp của nhiều nguyên liệu và thực phẩm:

Phần vỏ bánh: là bánh đa nem, làm từ bột gạo, cán mỏng, phơi khô, khi rán lên có vị giòn, thơm mùi gạo.

Phần nhân bánh: bao gồm các loại thực phẩm như thịt, trứng, mộc nhĩ, nấm hương, miến, hành, rau húng, cà rốt, ...

Thịt: được xay nhỏ, mịn, và là thịt ba chỉ.

Mộc nhĩ, nấm hương, miến, hành: được thái nhỏ, trộn chung với thịt lên cho thật đều.

- Cách làm:

Sau khi băm thịt nhuyễn, người ta trộn cùng các nguyên liệu khác đã được thái nhỏ.

Cho thêm các gia vị khác như bột nêm, nước mắm, bột nêm, bột canh, một chút tiêu đã xay nhỏ.

Trải bánh đa nem cho phẳng, lấy một phần nhân cho vào bánh đa nem rồi cuộn lại cho khéo.

Khi cuộn bánh, chú ý chặt tay rồi gấp hai bên bánh lên cho đều và đẹp là được.

Công đoạn cuối cùng là rán, cho dầu vào chảo, đợi dầu sôi rồi thả nem đã cuộn vào, để lửa nhỏ, đợi nem chín vàng đều là được.

- Yêu cầu về thành phẩm:

Nem rán chín phải vàng đều, có độ giòn của vỏ bánh, nhân bánh có mùi thơm của thịt và tiêu, cùng các nguyên liệu khác.

Ăn kèm cùng với các loại rau như xà lách, và các loại rau thơm.

- Nước chấm: phải là nước mắm, hương vị riêng của người Việt

Nước mắm được pha chung với tỏi băm, thêm các gia vị như chanh, ớt, đường, tạo nên vị thơm cũng như thêm mùi vị

- Các loại nem rán và tên gọi ở mỗi vùng miền:

Về cơ bản, nem làm bằng thịt lợn, nhưng một số nơi như Hải Phòng, thì làm bằng hải sản, thịt cua bể.

Người Huế thì có món ram.

- Về tên gọi:

Mỗi vùng miền có một cái tên khác nhau: Miền bắc: nem rán, miền Trung: ram, miền Nam: chả giò.

- Giá trị của món nem rán trong nền ẩm thực Việt Nam và thế giới:

Nem rán cùng phở là những món ăn tinh thân mang hương vị đặc biệt của Việt Nam.

Nem rán ngày xưa chỉ được dành cho tầng lớp quan lại, quý tộc, người Pháp còn đặt cho nó cái tên sang trọng "pate hoàng gia".

Nem rán có mặt rất nhiều trong các mâm cơm của người Việt.

Nó cũng được vinh danh là một trong những món ăn được người nước ngoài ưa thích của Việt Nam.

Hiện nay, có một số cá nhân lợi dụng thương hiệu nem, phở Việt Nam để kinh doanh tại nước ngoài. Chúng ta nên bảo tồn, không chỉ văn hóa truyền thống như đình chùa, ... mà còn cả nền ẩm thực.

III/ Kết bài:

Khẳng định nem là món ăn truyền thống của người Việt Nam.

Nó đứng một vị trí quan trọng trong nền ẩm thực nước nhà.

Dàn ý Thuyết minh về một món ăn đặc sản - Bài làm 7

1. Mở bài: Giới thiệu về bánh xèo:

• Bánh xèo là món bánh mặn thân thuộc đối với con người Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và vị ngon đặc biệt nên bánh xèo luôn được mọi người yêu thích.

2. Thân bài

• Nguồn gốc của bánh xèo: Có rất nhiều ý kiến khác nhau về sự ra đời của bánh xèo. Theo một số ghi chép cho rằng món bánh này bắt nguồn từ miền Trung Việt Nam. Từ thời Tây Sơn bánh xèo đã trở thành một món ăn rất phổ biến.

• Nguyên liệu làm bánh:

– Vỏ bánh: gồm có bột gạo, bột chiên giòn, bột nghệ, nước cốt dừa, trứng gà, đường, muối, hành lá…

– Nhân bánh: chuẩn bị nấm, tôm hoặc tép, thịt lơn hoặc thịt gà, giá sống hoặc hành tây, tùy đặc điểm vùng miền có thể chuẩn bị thêm dừa sợi và đậu xanh.

– Rau sống và nước mắm, tỏi, ớt

• Quy trình làm bánh xèo:

– Pha bột gạo bột chiên giòn bột nghệ cùng đường, muối, trứng gà và nước cốt dừa sao cho vừa miệng. Sau đó rắc hành lá vào.

– Dùng chảo gang hoặc chảo chống dính để đổ bánh. Cho một lượng dầu vừa phải vào chảo để xào nhân: tôm hoặc tép, thịt, nấm… khi nhân gần chín, đổ bột vào, tráng mỏng sai đó lật lại và cho giá, hành tây hoặc đậu xanh vào…

– Lật bánh đến khi vàng giòn là bắt ra.

• Thưởng thức: Ăn bánh xèo cùng rau sống và nước mắm chua ngọt để cảm nhận hết hương vị của bánh.

• Sự khác biệt của bánh xèo giữa các vùng miền: Mỗi miền trên đất nước lại có cách chế biến và nguyên liệu làm bánh khác nhau. Tạo nên chiếc bánh xèo với hương vị và nét đặc trưng riêng.

3. Kết bài.

• Bánh xèo là món ăn đặc biệt, độc đáo của đấy nước Việt Nam

Dàn ý Thuyết minh về một món ăn đặc sản - Bài làm 8

I. Mở bài: Giới thiệu về mảnh đất Hà Giang và món bánh chưng gù nổi tiếng của vùng đất này

II. Thân bài:

-Nguồn gốc của chiếc bánh chưng: Bánh chưng có nguồn gốc từ truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giày” và do đặc điểm của người dân tộc Tày ở Hà Giang mà họ biến tấu và tạo nên chiếc bánh chưng gù độc đáo.

-Giới thiệu về cách làm món bánh chưng:

Nguyên liệu: gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh kết hợp cùng một số gia vị để làm dậy lên mùi thơm cũng như hương vị đặc trưng của bánh

Cách gói bánh: từng hạt gạo nếp trắng ngần, bóng bẩy được chọn lựa kĩ lưỡng để bánh có được mùi vị thơm ngon nhất. Gạo được vo kĩ và ngâm qua đêm để khi luộc bánh có độ mềm dẻo, từng hạt gạo kết dính với nhau vừa đủ chặt chẽ để không quá mềm nhão, vừa đủ hòa quyện để bánh có độ dẻo ngon.

Cách luộc bánh: luộc trong nồi lớn, luộc liên tục trong 8-10 tiếng đồng hồ

- Điểm đặc biệt bánh chưng:

Bánh chưng Hà Giang “Bánh chưng gù” đặc biệt như chính cái tên gọi hết sức mộc mạc và dân dã của nó. Bánh được gói bằng lá dong rừng, dáng bánh dài hình trụ và hơi khom xuống.

Tưởng như ngẫu nhiên, nhưng nếu ngắm nhìn kĩ hẳn các bạn cũng nhận ra thấp thoáng đâu đó bóng dáng của những người phụ nữ vùng cao ngày ngày đeo gùi lên rẫy

III. Kết bài: Bày tỏ niềm tự hào về món ăn dân giã mang đậm hương vị vùng miền của hà Giang.

Dàn ý Thuyết minh về một món ăn đặc sản - Bài làm 9

1. Mở bài: Giới thiệu món bánh ít lá gai.

2.Thân bài:

a. Đặc điểm, xuất xứ:

Là đặc sản của tỉnh Bình Định.

Bánh bên ngoài được bao bằng một lớp lá chuối xanh mượt mà, gói thành hình kim tự tháp.

Thơm thoang thoảng hương đậu, hương dừa, và mùi nhẹ nhàng của bột nếp quyện lẫn với lá gai.

Vỏ bánh màu đen mịn màng, bên trong ấy là lớp nhân đậu xanh nhuyễn mịn, được trộn với đường và nhân dừa tỏa hương thơm béo ngậy, kích thích.

Ăn vào thấy sự dẻo mềm của vỏ bánh, vị ngọt ngào của đường, mùi thơm của bột nếp, cùng với sự béo ngậy của nhân đậu xanh mịn màng và thoang thoảng mùi dừa, mùi gừng cùng góp vui, không hề cảm thấy dính răng hay bẩn tay.

b. Cách làm:

Không phải là một loại bánh dễ làm mà cũng khá kỳ công, đòi hỏi người làm bánh phải khéo tay, kiên nhẫn và có chút kinh nghiệm.

Vỏ bánh:

Lá gai phải chọn lá bánh tẻ, có màu xanh thẫm, đem rửa sạch, loại bỏ gân lá, xé nhỏ rồi cho vào nồi nước sôi luộc thật nhừ. Sau đó vớt ra bóp sạch nước, rồi giã nhuyễn.

Bột nếp cũng cần lựa chọn kỹ, thông thường người ta sẽ chọn loại nếp mới, ngon rồi đem đi xay ướt thành thứ bột mịn, dẻo. Tuy nhiên người ta cũng có thể dùng bột khô, rồi dùng nước ấm nhào bột.

Sau khi đã có lá gai giã nhuyễn và bột nếp, người ta cho cả hai thứ vào cối, thêm đường vừa đủ ngọt, lại thêm một chút dầu cho khỏi dính. Xong xuôi người thợ làm bánh lại tiếp tục giã bằng tay cho đến khi nào thấy bột nếp và lá gai quyện hoàn toàn vào nhau trở thành một hỗn hợp dẻo có màu đen, mềm mịn, không dính tay là được.

Nhân bánh:

Chọn loại đậu xanh đã tách vỏ, rồi đem đồ chín, rồi dùng chày cối giã nhuyễn.

Chọn thêm loại dừa già, cùi dày nạo thành sợi nhỏ, xắt thêm ít gừng trộn lẫn với đường đem nấu cho đến khi sợi dừa hơi khô là được.

Cuối cùng đem đậu giã nhuyễn trộn đều với dừa vừa chưng đường, rồi vo lại thành những viên nhân hình tròn thích hợp, để chuẩn bị cho việc gói bánh.

Lá dùng để gói bánh cũng nên chọn những lá chuối bánh tẻ, đều màu, đem rửa sạch, phơi nắng cho lá mềm để dễ gói.

Gói bánh: Chỉ việc lấy nhân đặt vào giữa lớp vỏ bánh đã trải đều, vo tròn lại cho kín, nhân không bị hở, rồi đem đặt vào giữa lớp lá chuối đã xếp hình chóp và gói kín lại là được.

Sau đó đem hấp tầm 30 phút là bánh chín đều.

3.Kết bài: Nêu cảm nhận về món bánh ít lá gai.

Dàn ý Thuyết minh về một món ăn đặc sản - Bài làm 10

1. Mở bài: Giới thiệu chung về món ăn

2. Thân bài:

a. Nguyên liệu:

  • Nguyên liệu làm món canh khổ qua không khó tìm.
  • Thường sẽ có trái khổ qua, nấm, thịt xay, miến, hành lá cùng các gia vị.

b. Cách làm:

  • Nấm và miến ngâm trong nước ấm cho nở, rửa sạch rồi thái nhỏ. Hành lá rửa sạch, băm nhỏ
  • Trộn đều nấm, miến, hành, thịt và thêm các gia vị.
  • Khổ qua rửa sạch, cắt thành từng khúc vừa ăn, bỏ ruột.
  • Nhồi nhân vào phần rỗng của khổ qua
  • Cho thêm nước vào và hầm cho đến khi chín

c. Ý nghĩa:

  • Khổ qua có nghĩa là niềm hy vọng về mọi khó khăn, vất vả sẽ qua hết để năm mới suôn sẻ, may mắn. Trên bàn ăn gia đình Việt Nam đều có tô canh khổ qua nhồi thịt trên mâm cỗ ngày
  • Tết tự nhiên thấy an tâm lạ, như thể mọi khổ nhọc rồi sẽ qua, bước sang năm mới là mọi việc sẽ khác.
  • Không chỉ là món ăn lấy may, khổ qua hầm còn rất mát và bổ. Vị đắng trong trái khổ qua chính là bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, kết hợp với các gia vị còn lại mang tới mùi vị ngon ngọt, thanh mát. Vì thế đây là món ăn không bao giờ “lỗi thời” trong mâm cỗ ngày Tết Việt Nam.

3. Kết bài: Nhấn mạnh lại tầm quan trọng, vị thế của món ăn, nêu cảm nghĩ bản thân.

Dàn ý Thuyết minh về một món ăn đặc sản - Bài làm 11

I. Mở bài

Mỗi vùng miền Việt Nam đều tự hào sở hữu những món đặc sản độc đáo, và Thanh Hóa không ngoại lệ khi nổi tiếng với món nem chua vô cùng độc đáo và đậm hương vị riêng biệt.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển

Món nem chua không có nguồn gốc rõ ràng, nhưng nó đã trở thành một loại thực phẩm quen thuộc và được mọi người biết đến từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Đây là một món ăn truyền thống của người dân Thanh Hóa, và nó đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và hoàn thiện trong quá khứ.

2. Đặc điểm

Món nem chua có một vẻ ngoại hình đặc trưng. Nó trông giống một chiếc bánh được gói bên trong lá chuối xanh, tạo nên sự hấp dẫn ngay từ cái nhìn đầu tiên. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị chua thanh, cay tê, ngọt giòn hoà quyện cùng mùi thơm đặc trưng. Mùi hương ớt, tỏi, mùi thơm của lá đinh lăng cùng vị chát ngọt của lá chuối tạo nên một sự kết hợp hài hòa và độc đáo. Điều này đã khiến cho nem chua trở thành món ăn độc đáo và khó quên trong vị giác của người thưởng thức.

3. Cách chế biến

Để làm món nem chua, người thợ phải làm từ những nguyên liệu chất lượng như thịt lợn tươi xay nhuyễn, bì lợn cạo sạch mỡ thái sợi, ớt, tỏi, lá đinh hương, và một số gia vị khác. Các nguyên liệu này được trộn đều với nhau sau khi đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Sau đó, hỗn hợp này sẽ được bọc trong bì ni lông và lá chuối, được cố định bằng dây thun. Món nem chua cần thời gian để lên men từ 1-2 ngày trước khi có thể ăn được.

III. Kết bài

Với mức giá phải chăng, chỉ khoảng 3000-4000 đồng một chiếc, nem chua đã trở thành món quà được nhiều người ưa chuộng, không chỉ đối với người dân Thanh Hóa mà còn đối với người dân ở mọi miền Tổ quốc, từ Bắc vào Nam. Hương vị độc đáo và đậm đà của nem chua Thanh Hóa đã làm cho nó trở thành một phần quan trọng của ẩm thực Việt Nam, thể hiện sự đa dạng và sự phong phú của ẩm thực miền Trung.

Dàn ý Thuyết minh về một món ăn đặc sản - Bài làm 12

1. Mở bài

Giới thiệu về món ăn em thuyết minh

2. Thân bài

- Nguồn gốc lịch sử

+ Món ăn có từ khi nào?

+ Ý nghĩa của món ăn trong đời sống (Món ăn truyền thống của đất nước, vùng miền hay món ăn dân dã của người Việt Nam,...)

- Nguyên liệu

+ Món ăn được làm từ những nguyên liệu gì?

+ Cần sử dụng các loại gia vị nào?

- Cách chế biến:

+ Chế biến món ăn cần trải qua những công đoạn nào?

+ Trong quá trình chế biến cần lưu ý gì?

- Yêu cầu thành phẩm:

+ Hình thức, hương vị

+ Có thể ăn kèm với đồ ăn nào?

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị của món ăn

- Nêu cảm nghĩ về món ăn đó

---------------------------

VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc bài: Dàn ý Thuyết minh về một món ăn đặc sản. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
128
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lâm Thời
    Lâm Thời

    tôi xin cảm ơm

    Thích Phản hồi 12/11/21
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm