Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc
Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc
- I. Dàn ý nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc
- II. Văn mẫu Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc
- Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc mẫu 1
- Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc mẫu 2
- Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc mẫu 3
- Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc mẫu 4
- Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc mẫu 5
- Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc mẫu 6
- Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc mẫu 7
- Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc mẫu 8
- Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc mẫu 9
Văn mẫu lớp 11: Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.
I. Dàn ý nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc
Dàn ý nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: tinh thần trách nhiệm trong công việc.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy năng lực của mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tinh thần trách nhiệm trong công việc chính là việc mỗi người hoàn thành thật tốt công việc được giao đúng thời hạn, đúng tiến độ với sự chỉn chu, bài bản.
→ Tinh thần trách nhiệm trong công việc vô cùng quan trọng và cần thiết đối với con người.
b. Phân tích
Bước ra khỏi cánh cổng trường học là chúng ta chính thức bước chân vào thị trường lao động. Chính vì thế, làm việc có trách nhiệm vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của chúng ta phải làm để có được hiệu quả công việc cũng như có nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình và tạo của cải vật chất cho xã hội.
Nếu không có tinh thần trách nhiệm, chúng ta sẽ làm việc một cách hời hợt, thiếu đi tâm huyết, công việc cũng sẽ không phát triển.
Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống có trách nhiệm với công việc để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với việc học tập, làm việc mà chểnh mảng ảnh hưởng đến chất lượng công việc, đến sự tiến bộ tập thể,… Những người này đáng bị phê phán và cần thay đổi cách làm việc, sống có trách nhiệm hơn nếu muốn tiến bộ. Làm việc là quá trình rất dài và gần như xuyên suốt đời người.
e. Liên hệ bản thân
Là một học sinh, muốn trở thành một công dân tốt, một người lao động có trách nhiệm với xã hội thì trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Sống có ước mơ, biết vươn lên để thực hiện ước mơ của mình và luôn sống hết mình với những mục tiêu mà bản thân mình đề ra.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: tinh thần trách nhiệm trong công việc.
Dàn ý nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc mẫu 2
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tinh thần trách nhiệm
Trong cuộc sống, để có được lòng tin của của mọi người chúng ta cần phải thực hiện được lời hứa với người khác. Bên cạnh giữ lời hứa với người khác thì chúng ta cần có tinh thần trách nhiệm với hành động và lời nói của chính mình. chính vì thế mà tinh thần trách nhiệm rất quan trọng. để hiểu rõ hơn về tinh thần trách nhiệm ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn.
II. Thân bài:
Nghị luận về tinh thần trách nhiệm
1. Thế nào là tinh thần trách nhiệm:
- Là khi ai gia cho việc gi cũng hoàn thành
- Hoàn thành công việc được giao và đảm nhận
- Là giữ lời hứa
- Chịu trách nhiệm với những gi mình làm
2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:
- Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tính thần yêu nước, chăm lo học tập,….
- Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh
- Đối với một người công chức: thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước gia cho, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho
- Đối với công dân: thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh
3. Ý nghĩa của tinh tần trách nhiệm:
- Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ
- Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý
- Được lòng tin của mọi người
- Thành công trong công việc và cuộc sống
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm
- Tinh thần trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp
- Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm
II. Văn mẫu Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc
Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc mẫu 1
Mỗi chúng ta ai cũng phải trưởng thành, có trách nhiệm với lựa chọn của bản thân và cần cố gắng, nỗ lực hết sức mình trong cuộc sống. Muốn cuộc sống tốt đẹp hơn thì ta cần có tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống. Tinh thần trách nhiệm trong công việc là việc mỗi người nỗ lực hết sức mình trong công việc mình đang làm, làm việc có chiến lược, hiệu quả và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước những điều bản thân đã làm. Tinh thần trách nhiệm trong công việc là một yếu tố mà mỗi người cần có để có thể thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Ai rồi cũng sẽ phải khôn lớn, phải nỗ lực làm việc để tạo ra được những giá trị tốt đẹp cho bản thân, cho xã hội, chính vì thế, việc rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho chính mình là điều nên làm và phải làm. Tinh thần trách nhiệm sẽ giúp ta hoàn thành công việc và nhiệm vụ được tốt hơn, từ đó được mọi người xung quanh công nhận năng lực của mình và được quý mến, tin tưởng, tín nhiệm hơn, con đường công danh sự nghiệp cũng vì thế mà sáng sủa hơn. Sẽ chẳng có cơ hội nào mở ra với những người lười biếng, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, qua loa, sơ sài, chính thái độ của ta đối với công việc sẽ là con đường quyết định ta có đi đến được thành công hay không. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm của bản thân đối với công việc của mình. Cũng có những người lười biếng, quen sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không nỗ lực vươn lên, tạo dựng cho bản thân một cuộc sống tốt đẹp,… Những người này thật đáng chê trách và cần phải thay đổi lối sống của bản thân nếu muốn trở nên tốt đẹp hơn. Chúng ta - những người trẻ chính là lao động nòng cốt của đất nước sau này, hãy nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân cho thật tốt đồng thời sống có trách nhiệm để sau này có được cuộc sống tốt đẹp, cống hiến được những điều có ý nghĩa nhất cho xã hội.
Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc mẫu 2
Dù ở bất cứ thời kì nào, trong giai đoạn nào, chúng ta cũng cần sống với tinh thần trách nhiệm. Sống có trách nhiệm để mọi việc được hoàn thiện trọn vẹn hơn, ý nghĩa hơn, con người tiến bộ hơn. Đặc biệt là trách nhiệm trong công việc. Tinh thần trách nhiệm trong công việc chính là việc mỗi người hoàn thành thật tốt công việc được giao đúng thời hạn, đúng tiến độ với sự chỉn chu, bài bản. Tinh thần trách nhiệm trong công việc vô cùng quan trọng và cần thiết đối với con người. Bước ra khỏi cánh cổng trường học là chúng ta chính thức bước chân vào thị trường lao động. Chính vì thế, làm việc có trách nhiệm vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của chúng ta phải làm để có được hiệu quả công việc cũng như có nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình và tạo của cải vật chất cho xã hội. Nếu không có tinh thần trách nhiệm, chúng ta sẽ làm việc một cách hời hợt, thiếu đi tâm huyết, công việc cũng sẽ không phát triển. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Là một học sinh, muốn trở thành một công dân tốt, một người lao động có trách nhiệm với xã hội thì trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Sống có ước mơ, biết vươn lên để thực hiện ước mơ của mình và luôn sống hết mình với những mục tiêu mà bản thân mình đề ra. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với việc học tập, làm việc mà chểnh mảng ảnh hưởng đến chất lượng công việc, đến sự tiến bộ tập thể,… Những người này đáng bị phê phán và cần thay đổi cách làm việc, sống có trách nhiệm hơn nếu muốn tiến bộ. Làm việc là quá trình rất dài và gần như xuyên suốt đời người. Hãy rèn luyện cho mình một tinh thần trách nhiệm trong công việc ngay từ bây giờ trước khi quá muộn màng.
Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc mẫu 3
Con người là nhân tố để cấu thành nên xã hội, mỗi nhân tố đều có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến xã hội. Ý thức trách nhiệm thể hiện lối sống lành mạnh, văn minh, hiện đại giúp đất nước phát triển.
Thế nào là sống trách nhiệm? Con người sống có trách nhiệm chính là chịu trách nhiệm trong mọi việc từ bản thân, gia đình và trong xã hội. Trong học tập, công việc nếu thiếu đi tinh thần trách nhiệm sẽ để lại nhiều hậu quả khác nhau, đồng thời xóa mòn niềm tin của con người với nhau.
Chúng ta có thể thấy rõ ràng biểu hiện đó là trong học tập học sinh ham học hỏi, về nhà làm bài tập, thực hiện các yêu cầu của giáo viên giao phó đó là sự trách nhiệm. Trong công việc, nhân viên làm việc chăm chỉ, tỉ mỉ, cẩn thận hạn chế sai sót xảy ra nhất là trong các công việc kỹ thuật điều này giúp giảm thiểu rủi ro, đó cũng là tinh thần trách nhiệm. Hay như lên xe buýt bạn bắt gặp một tên trộm đang móc túi người đi xe buýt, thay vì im lặng hãy lên tiếng và cùng mọi người ngăn cản hành động sai trái đó. Ra đường, thấy hành vi vứt rác bừa bãi hãy lên tiếng để bảo vệ môi trường sống. Tất cả đều là hành vi có trách nhiệm thể hiện hành động đẹp, lối sống văn minh.
Để trở thành con người có trách nhiệm, mỗi cá nhân nên xác định chuẩn mực mà mình hướng đến và phấn đấu để đạt được chuẩn mực con người. Rèn luyện đạo đức, lối sống, ý thức rõ ràng những hành động đúng sai trong cuộc sống, từ đó biết nhìn nhận vấn đề và dừng chân trước những cám dỗ xấu xa.
Mỗi chúng ta đều phải biết đối nhân xử thế, con cái phải có nghĩa vụ yêu thương, phụng dưỡng cha mẹ vô điều kiện. Anh chị em trong một nhà phải biết yêu thương lẫn nhau, sẵn sàng tương trợ khi hoạn nạn khi cần. Trong công việc mỗi chúng ta phải nỗ lực hoàn thành công việc được giao phó, tự chịu trách nhiệm hậu quả khi làm sai. Đối với học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải học hỏi kiến thức, hoàn thành tốt các yêu cầu của giáo viên đó cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm.
Tinh thần trách nhiệm cũng chính là dám làm dám chịu, dám nhận lỗi khi làm sai. Những cá nhân khi làm sai để lại hậu quả nghiêm trọng thì chối bỏ, đổ lỗi cho người khác, hay bác sỹ tắc trách khám chữa bệnh hời hợt, vô cảm những con người như vậy cần phải được trừng phạt một cách nghiêm khắc.
Sống có trách nhiệm giúp cho xã hội văn minh, tiến bộ đất nước phát triển. Mỗi người nên tự ý thức hành động của bản thân để biết ứng xử cho đúng đắn, hợp lý trong các môi trường khác nhau của xã hội.
Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc mẫu 4
"Sứ mệnh chân chính của con người là sống chứ không phải tồn tại" (Jack London). Thật vậy, sứ mệnh chân chính của con người là sống, cống hiến hết mình cho xã hội chứ không phải là tồn tại vô ích qua ngày. Trong cuộc sống, nếu chúng ta muốn có được lòng tin của mọi người thì cần phải thực hiện được ý thức trách nhiệm của bản thân. Bởi, nếu bạn có ý thức trách nhiệm trong mọi việc của mình thì bạn sẽ được mọi người tin tưởng và quý trọng.
Vậy "ý chí trách nhiệm trong công việc" là gì? "Ý thức trách nhiệm trong công việc" đó là tinh thần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao cho. Sống có trách nhiệm là lối sống làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và chính bản thân mình. Là giúp bạn dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. Là những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, là mần non của đất nước, tinh thần trách nhiệm đối với mọi công việc là điều chúng ta cần thực hiện. Như vậy, "ý thức trách nhiệm với công việc" là cách sống mà chúng ta cần ý thức và tự giác để có thể thực hiện được việc mình cần phải làm trong xã hội.
Vậy theo bạn, sống có trách nhiệm trong công việc được thể hiện qua những việc làm nào của bản thân? Tại sao chúng ta cần có tinh thần trách nhiệm trong công việc? Chúng ta là những hạt mầm được gieo ở dải đất tươi đẹp hình chữ S. Chúng ta cần cống hiến hết mình cho đất nước. Tinh thần trách nhiệm sẽ là một giá trị tốt đẹp cho chúng ta trong việc phát triển Tổ Quốc. Là lớp học sinh, chúng ta cần tích cực học tập, lao động, rèn luyện để mai sau sẽ dựng xây đất nước. Đối với học tập, chúng ta cần hăng say xây dựng bài, có được những phát triển đúng mực về kiến thức. Cần ý thức trách nhiệm được việc học tập của mình. Sẵn sàng tự học hỏi thêm, tìm tòi, khám phá thêm về tài liệu, sách vở để có thể xây dựng được cho mình một lượng kiến thức to lớn. Chúng ta cần tích lũy cho mình được kinh nghiệm, trí tuệ cho một tương lai tươi sáng phía trước. Đối với việc đến trường học tập, chúng ta cần thực hiện đúng nội quy nhà trường, nội quy lớp học. Cần tạo cho mình một ý thức, trách nhiệm đúng đắn với bản thân. Cần thực hiện tốt những việc bản thân đề ra. Đến lớp cần hòa đồng, giúp đỡ, sẻ chia vui buồn cùng bạn bè. Sẵn sàng tiếp thu mọi điều tốt đẹp từ bạn bè, thầy cô. Vào giờ học cần học tập tốt, tiếp thu kiến thức, làm bài tập được giao. Là một người con, người cháu, người em, chúng ta cần biết phải vâng lời cha mẹ, ông bà, anh chị. Sẵn sàng giúp đỡ công việc cho cha mẹ, phụng dưỡng ông bà thật tốt, nghe lời anh chị. Đó chính là bạn đang thực hiện tốt ý thức trách nhiệm.
Trong cuộc sống của chúng ta, ý thức trách nhiệm với công việc sẽ giúp bạn được mọi người kính trọng, yêu quý, tin tưởng. Đặc biệt, nếu chúng ta có tinh thần trách nhiệm, chúng ta sẽ có thể làm được nhiều việc cho bản thân và xã hội. Chúng ta sẽ sẵn sàng làm việc, sẵn sàng xây dựng ý kiến của bản thân. Giúp bạn có được niềm tin với bản thân, và có thể làm mọi việc. Sống có trách nhiệm còn được thể hiện qua những hành động rất nhỏ nhặt trong đời sống. Những thói quen hằng ngày mà chúng ta dường như lãng quên đi vì nó quá quen thuộc với mình. Giả sử, việc bạn đúng hẹn cũng chính là bạn đang có ý thức trách nhiệm với công việc và với chính uy tín của mình. Hay đó là việc bạn ý thức sẵn sàng cúi xuống nhặt rác bỏ vào đúng nơi quy định. Là việc bạn sẵn sàng giúp đỡ những người khiếm khuyết, những người gặp khó khăn. Hay chính người xung quanh bạn, hãy sẵn sàng giúp đỡ họ. Đối với chính bạn, chúng ta cũng cần ý thức trách nhiệm nhiệm với chính mình. Từ việc đúng giờ hẹn, có ý thức với người khác, quay lại chúng ta cũng cần ý thức với chính bản thân mình. Chúng ta cần ý thức về việc mình đang làm, về vấn đến mình đang suy nghĩ, về những nỗi buồn thất thường, hay những cáu bẩn vô lý của bản thân. Để chúng ta ngày một ý thức chín chắn, ngày một hoàn thiện trách nhiệm của bản thân mình. Xã hội ngày nay ngày càng phát triển mạnh mẽ, chúng ta cần phải có cho mình được ý thức trách nhiệm với mọi công việc và với chính mình. Để có thể xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh.
Trong cuộc sống quanh ta, không thiếu những người sẵn sàng ý thức trách nhiệm với bản thân công việc của mình và với người khác. Đó là những người tích cực tham gia vào "Giờ Trái Đất", là những người sẵn sàng tham gia vào ngày hội "Dòng máu yêu thương". Là những người tích cực lao động, dọn dẹp đất nước sạch sẽ, những người ý thức cần phải xây dựng đất nước giàu mạnh. Ra xa hơn, chúng ta sẽ bắt gặp một người cách chúng ta nửa vòng Trái Đất. Đó là anh Nick Vujicic – một người tràn đầy nghị lực và ý thức, trách nhiệm với bản thân. Anh được mọi người biết đến là một người không tay, không chân. Nhưng lại trở thành Nhà diễn thuyết được cả thế giới biết đến với những diễn thuyết đầy ý thức, nỗ lực và trách nhiệm với bản thân mình.
Để những người nghe thấy điều ấy đều nhận ra giá trị sống của bản thân. Như vậy, ý thức trách nhiệm với công việc, với chính bản thân mình sẽ giúp cho mọi người có thể làm được nhiều điều tốt đẹp cho người khác, cho xã hội và cho chính mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những người sẵn sàng ý thức, trách nhiệm, vẫn có những kẻ ỷ lại vào người khác. Những kẻ ỷ lại vào gia thế to lớn của gia đình, không chịu tự thân mình vận động, luôn dựa dẫm, chờ sự giúp đỡ của người khác. Không tự chịu trách nhiệm với bản thân mình. Hay những bạn học sinh, đến trường chỉ trông chờ sự giúp đỡ từ người khác, không chịu học tập tốt. Những người như vậy, đáng bị xã hội lên án, phê phán vì những thói xấu của bản thân. Và những lớp học sinh đi sau chúng ta cần có những rèn luyện tốt, để sau này xây dựng đất nước. Muốn vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần học tập, lao động, ý thức trách nhiệm với bản thân và ý thức sẵn lòng giúp đỡ người khác để cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn. Hãy ý thức trách nhiệm nhiệm tốt với mình, để thế giới ngày một tươi đẹp.
"Con người sinh ra không phải để tan biến như hạt cát vô danh, họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất và in dấu lại trong tim của người khác" (Xukhomlinxki). Thật vậy, bạn sinh ra là một bản gốc, đừng chết là một bản sao. Chúng ta cần phải rèn luyện, ý thức cho bản thân thật tốt. Để một ngày nào đó, bạn được người khác lưu giữ, noi theo. Bạn đã làm gì để được người khác noi theo chưa? Và việc đó có liên quan đến ý thức trách nhiệm hay không? Câu trả lời có lẽ là có nhỉ.
Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc mẫu 5
Cuộc sống khó khăn, bận rộn khiến chúng ta mỏi mệt và đôi khi trở nên lười biếng để rồi đến một lúc nào đó tự đánh mất đi tính kỉ luật, nhiều người trở nên vô trách nhiệm với chính bản thân mình, với chính cuộc đời mình. Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, con người lại cứ bận rộn chăm lo cho cuộc sống của bản thân để rồi họ bắt đầu sống tách mình ra khỏi cộng đồng, cho sống cho riêng bản thân mình, một số người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm. Lâu dần sự vô trách nhiệm ấy lại trở thành thói quen nguy hại đối với con người, từ một vài cá nhân rồi sau này sự vô trách nhiệm ấy ăn sâu vào cả một thế hệ, nếu cả xã hội thiếu đi tinh thần trách nhiệm thì cuộc sống của tất cả chúng ta sẽ thực sự trở nên khó khăn, sự phát triển xã hội sẽ bị kìm hãm nghiêm trọng.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này trước tiên chúng ta phải biết và hiểu về khái niệm trách nhiệm. Vậy trách nhiệm là gì, thế nào là người có tinh thần trách nhiệm? Câu trả lời rất đơn giản vì trách nhiệm là nhiệm vụ, nghĩa vụ mà mình phải hoàn thành khi được người khác giao cho, người có trách nhiệm là người luôn sẵn sàng dốc hết sức lực và nhiệt huyết để hoàn thành công việc, dù cho có khó khăn đến mấy nhưng họ vẫn hoàn thành được sứ mệnh được giao. Thế nhưng người vô trách nhiệm lại đối lập hoàn toàn, những người mang thói vô trách nhiệm thường có tính ỷ lại, ngại khó, sợ khổ và thường có phong thái làm việc dậm chân tại chỗ. Họ thường không dốc hết sức lực của mình để hoàn thành nhiệm vụ, khi có ý tưởng hay ý kiến để giải quyết vấn đề thì họ cũng ít lên tiếng vì sợ mình sẽ phải gánh phần trách nhiệm đó. Những người như thế không có tinh thần cộng đồng, không có quyết tâm và không thể làm được việc lớn. Nếu người có tinh thần trách nhiệm dốc hết sức để hoàn thành nhiệm vụ và họ dám nhận lỗi để sửa sai thì người không có trách nhiệm lại thường đùn đẩy và chối bỏ trách nhiệm, họ luôn bảo thủ và biện họ rằng mình đúng.
Nguyên nhân dẫn đến thói vô trách nhiệm cũng rất đơn giản, đôi khi con người trở nên vô trách nhiệm vì sự lười biếng, thiếu quyết tâm. Cũng có những người ban đầu rất có trách nhiệm nhưng rồi phải sống trong môi trường toàn những kẻ vô trách nhiệm nên phải làm tất cả, lâu dần họ bắt đầu chán nản, mang trong mình suy nghĩ mình làm nhiều hơn hay tốt hơn cũng đâu có được gì hơn và rồi họ lại tự biến mình thành kẻ vô trách nhiệm. Chế độ khen thưởng hay khả năng lãnh đạo của những người đứng đầu cũng là một yếu tố, họ thiếu đi tình kịp thời và không khen thưởng hay có những chiến lược để khích lệ tinh thần trách nhiệm của nhân viên, điều này cũng khiến những nhân viên trách nhiệm không được phát huy hết khả năng của mình.
Thử nghĩ đến một vài tình huống đơn giản trong cuộc sống như khi bạn được giao một công việc nào đó quá sức với mình, nếu thực sự mình là người có trách nhiệm thì sẽ cố gắng hết sức tìm tòi để hoàn thành nhiệm vụ, nhưng nếu bạn là một người vô trách nhiệm thì sẽ luôn đem trong mình suy nghĩ công việc này quá sức đối với mình và tất nhiên không hoàn thành được cũng chẳng sao. Vậy là công việc bị trì trệ từ ngày này sang ngày khác, đến khi phải bàn giao công việc thì bản thân lại không hoàn thành nhiệm vụ, thử hỏi như thế thì có ai dám thuê bạn hay trả tiền cho bạn chỉ để bạn không chịu phấn đấu như thế.
Câu chuyện về tinh thần trách nhiệm cũng rất đúng đối với các em đang độ tuổi đến trường. Ai cũng biết học tập là một quá trình khó khăn và đầy thử thách, nếu mỗi chúng ta không tự có trách nhiệm với bản thân mình thì sẽ không thể đạt được thành công trong học tập, và điều đó không ngoại lệ với bất kì ai. Cùng là học sinh, cùng được học tập trong một nền giáo dục nhưng tại sao lại có những em học sinh giỏi và những em học sinh cá biệt yếu kém. Câu trả lời là những em học sinh giỏi đã sớm rèn luyện cho mình tinh thần trách nhiệm, họ tự chịu trách nhiệm cho cuộc đời của mình. Nếu gặp một bài toán khó thì họ sẽ tự tìm tòi giải quyết và khi có được câu trả lời thì họ lại có hứng thú, niềm vui hơn với môn học. Nhưng còn những em lười biếng, cứ thấy bài khó là bỏ không làm vì nghĩ bài này khó không làm các thầy cô cũng không phạt, cũng chỉ vì những suy nghĩ như thế mà em học sinh đó sẽ dần bị thụt lùi, thua kém bạn bè dẫn đến những mặc cảm trong học tập để rồi chán ghét môn học và mãi chẳng thể vượt qua được bản thân mình. Cứ thế, cứ thế bạn nhỏ sẽ chẳng thể nào tìm thấy ánh sáng thành công cho cuộc đời mình và phải sống một cuộc sống lặng lẽ, tẻ nhạt.
Ta có thể bắt gặp sự vô trách nhiệm ở bất kì ai, bất cứ đâu và trong bất kì lĩnh vực nào. Nhà nước và các tổ chức vẫn thường hay tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta, thế nhưng tại sao môi trường vẫn không được cải thiện, thậm chí ngày càng trở nên trầm trọng. Câu trả lời là vì cái lợi trước mắt, với một số người thì đó chỉ là vài mẩu rác vứt bừa bãi, hay công ty, xí nghiệp thì cho rằng đổ nước thải chưa qua xử lí ra sông sẽ thu được nhiều lợi nhuận và điều đó sẽ giúp công ty phát triển hơn. Thế nhưng một người, hai người rồi mọi người đều làm như thế, cả một cộng đồng thiếu ý thức trách nhiệm sẽ khiến cho vấn đề trở nên nghiêm trọng và nếu mọi người không thức tỉnh kịp thời sẽ không thể cứu vãn được.
Thói vô trách nhiệm còn xuất hiện ngay trong gia đình của chúng ta. Nhiều người vô trách nhiệm với chính mái ấm của mình, họ vô tâm, thờ ơ và không coi trọng hạnh phúc gia đình để rồi gây ra những đau lòng không đáng có. Bạo lực gia đình, những vụ ly hôn hay con cái bất hiếu với cha mẹ giờ đây đã quá phổ biến. Họ đâu có biết trái tim khi đã bị sứt mẻ, chai sạn bởi những vết thương sẽ không thể lành lại. Những đứa con bé nhỏ tội nghiệp rồi sẽ thiếu thốn tình cảm, chúng trở nên bất hạnh rồi hơn thế nữa những đứa trẻ non nớt ấy sẽ trở nên vô cảm, không biết quý trọng hạnh phúc gia đình.
Thói vô trách nhiệm rất xấu và nó để lại những hậu quả rất nghiêm trọng. Những người vô trách nhiệm sẽ dần đánh mất đi sự tín nhiệm của những người xung quanh, vô trách nhiệm với người khác khiến những mối quan hệ bị sứt mẻ và lâu dần sẽ chẳng còn ai xung quanh muốn giao lưu hay giúp đỡ những kẻ vô trách nhiệm như thế nữa. Thói vô trách nhiệm cũng khiến con người ta mất đi sự sáng tạo, khả năng tìm tòi và phát triển sự nghiệp của bản thân, họ sẽ trở nên dựa dẫm vào người khác và không thể thành công trong công việc, cuộc sống. Vô trách nhiệm cũng là nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình, rồi kéo theo là hàng loạt đau thương, mất mát mà những người thân của chúng ta phải gánh chịu. Xã hội có những kẻ vô trách nhiệm sẽ không thể phát triển và rơi vào tình trạng thụt lùi.
Thói vô trách nhiệm gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, vì vậy, mỗi người chúng ta cần phải rèn luyện và phấn đấu để không trở thành kẻ vô trách nhiệm. Để làm được điều đó, mỗi cá nhân cần có lối sống lành mạnh, sẵn sàng và nhiệt huyết hoàn thành công việc của mình. Chớ ngại khó, ngại khổ hay trì trệ công việc của mình. Cần nâng cao kỉ luật bản thân và tự kiểm điểm bản thân nếu không hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Đây không chỉ là nhiệm vụ của vài cá nhân mà còn là nhiệm vụ của cả cộng đồng, cần lên án những kẻ thiếu tinh thần trách nhiệm và học tập, tuyên dương những tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm để mọi người tiếp tục phát huy.
Trách nhiệm không có nghĩa là tự mình làm tất cả vì sau cùng chúng ta cũng chỉ là những con người nhỏ bé và có giới hạn, vì vậy, cũng cần đến sự sẻ chia và giúp đỡ của mọi người để công việc được hoàn thiện hơn. Cần nhắc nhở, đôn đốc những người khác để họ tự hoàn thành công việc của mình, thay vì làm hết tất cả hãy hướng dẫn người khác để họ có thể tự làm và học hỏi.
Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc mẫu 6
Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Vậy tinh thần trách nhiệm là gì? Đó chính là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân, nâng cao các kĩ năng giải quyết tình huống cũng như trình độ chuyên môn. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ bạn bè, đồng nghiệp và đối tác, từ đó dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trong thế kỉ 21 - kỉ nguyên của hội nhập quốc tế, nơi không có chỗ cho những kẻ lười biếng, không dám làm và dám chịu trách nhiệm. Vì vậy mỗi chúng ta cần xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: tự hoàn thành bài tập, tuân thủ luật giao thông, dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm. Bởi đúng như Richard L Evans đã nói, chỉ khi biết chấp nhận trách nhiệm cho hành động của mình, ta mới có thể bắt đầu trưởng thành.
Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc mẫu 7
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đang quan tâm đến câu chuyện về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm. Trách nhiệm được xem như là ý thức và hành động luôn làm tốt và trọn vẹn một việc gì đó của con người. Ngược lại, thói vô trách nhiệm lại phản ánh cho việc không có ý thức muốn làm tốt việc của mình. Tinh thần trách nhiệm là một vấn đề đạo lí quan trọng của con người. Trong cuộc sống, chúng ta phải có trách nhiệm với gia đình, bạn bè, xã hội và công việc. Việc này khẳng định sự trưởng thành, chín chắn và tâm hồn cao đẹp của chúng ta. Tuy nhiên, trên hết, chúng ta cần phải có trách nhiệm với bản thân mình. Nếu không sống tốt với chính mình thì không thể sống tốt với ai khác. Những con người sống có trách nhiệm thực sự đáng được ca ngợi và trân trọng. Ví dụ như những người con giàu có, dù tuổi đã cao vẫn chăm sóc mẹ già, bệnh tật hay tật nguyền. Hoặc những bạn trẻ cống hiến cho cộng đồng thông qua những hoạt động tình nguyện như giúp đỡ người nghèo hay thu gom rác thải. Sống có trách nhiệm sẽ mang đến sức lan tỏa rộng lớn cho mọi người trong xã hội. Ngược lại, thói vô trách nhiệm lại gây ra nhiều hậu quả lớn. Chúng ta có thể bắt đầu với những hành động nhỏ nhặt như vứt rác, tiêu tiền, lười học hay chơi bời. Nếu không chú ý, những hành động nhỏ này sẽ trở thành thói quen và dần dần chúng ta sẽ trở thành những người vô trách nhiệm. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, mỗi hành động nhỏ hôm nay của chúng ta có thể quyết định liệu chúng ta sẽ trở thành người có trách nhiệm hay vô trách nhiệm vào ngày mai.
Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc mẫu 8
Con người muốn hoàn thiện bản thân thì cần rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp, một trong số đó chính là sống có trách nhiệm và đẩy thói vô trách nhiệm ra xa bản thân. Trách nhiệm là việc mỗi người ý thức được công việc, nhiệm vụ của bản thân mình và cố gắng hoàn thiện chúng một cách trọn vẹn và nhanh nhất mà không để người khác phải nhắc nhở, khiển trách. Vô trách nhiệm trái ngược trách nhiệm, là việc mỗi người không có ý thức hoàn thành công việc, nghĩa vụ của mình một cách đúng hạn mà dửng dưng, để người khác phải nhắc nhở, khiển trách. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Khi chúng ta tích cực học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cần biết yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn sống không có trách nhiệm với bản thân mình cũng như với những người xung quanh. Những người này sẽ khó có được sự tin tưởng, tín nhiệm và sớm bị xã hội đào thải. Mỗi người chỉ được sống có một lần, hãy trở thành một công dân tốt, có đạo đức, trách nhiệm, tránh xa thói vô trách nhiệm và biết sống vì mọi người nhiều hơn.
Nghị luận bàn về tinh thần trách nhiệm trong công việc mẫu 9
Để trở thành một công dân tốt, chúng ta cần rèn luyện đạo đức và nhân phẩm của mình, sống với trách nhiệm. Nhưng để hiểu rõ hơn về trách nhiệm và vô trách nhiệm, chúng ta cần phải định nghĩa chúng. Trách nhiệm là ý thức và hành động luôn làm tốt một việc gì đó, trong khi vô trách nhiệm là không quan tâm và không hoàn thành công việc được giao. Một người sống có trách nhiệm luôn hoàn thành đúng hạn và làm tốt công việc được giao, không cần sự đốc thúc hay nhắc nhở của người khác. Họ biết chấp nhận lỗi lầm của mình và có ý thức sửa chữa và khắc phục. Ngược lại, người vô trách nhiệm thường không quan tâm đến công việc của mình, không hoàn thành đúng hạn hay chất lượng công việc không tốt. Họ không dám nhìn nhận thực tế và sửa đổi lỗi lầm của mình. Sống với trách nhiệm giúp chúng ta trưởng thành hơn, biết cách sắp xếp công việc và vươn lên trong cuộc sống. Điều này cũng giúp chúng ta được người khác tín nhiệm và tin tưởng. Ngược lại, vô trách nhiệm có thể khiến ta mất lòng tin của mọi người và gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống. Vì vậy, chúng ta nên tự lựa chọn và định hướng cho cuộc sống của mình và trở thành người để người khác học tập. Khi rèn luyện được đức tính "trách nhiệm", chúng ta cũng sẽ rèn luyện được nhiều đức tính quý báu khác.
Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung