Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về lối sống có lương tâm

Đoạn văn ngắn nghị luận xã hội về lối sống có lương tâm

Nghị luận xã hội về lối sống có lương tâm vừa được VnDoc.com biên tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng theo dõi thêm tại mục Ngữ văn 12 nhé.

Dàn ý Nghị luận xã hội về lối sống có lương tâm

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sống có lương tâm.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Sống có lương tâm: sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên trong cuộc sống và chan hòa, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh, có ý thức cống hiến cho cuộc đời.

b. Phân tích

• Biểu hiện của người sống có lương tâm:

Đặt ra mục tiêu cho bản thân mình và cố gắng, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đó.

Luôn giúp đỡ những người xung quanh, không màng đến lợi ích cá nhân của bản thân.

Cống hiến năng lực, trí tuệ của bản thân mình có sự nghiệp phát triển nước nhà.

• Lợi ích, ý nghĩa của việc sống có lương tâm:

Khiến cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn.

Giúp ích cho xã hội, cho đất nước ngày càng phát triển phồn thịnh.

Được mọi người yêu quý, tôn trọng và noi theo.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về người sống có lương tâm để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người có thói ích kỉ, sống chỉ biết đến bản thân mình, không cố gắng vươn lên, không biết san sẻ với người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án và chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại tầm quan trọng của việc sống có lương tâm đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân mình.

Nghị luận xã hội 200 chữ về lối sống có lương tâm mẫu 1

Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần duy nhất trên đời, chính vì thế, mỗi người hãy lựa chọn cho mình một cách sống trọn vẹn nhất, sống có lương tâm nhất để sau này không phải hối hận về những gì đã qua. Sống có lương tâm là việc mỗi người sống biết yêu thương, chan hòa với những người xung quanh, có những hành động thiết thực để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Việc sống có lương tâm vô cùng quan trọng trong cuộc sống và nó góp phần làm cho xã hội thêm tốt đẹp hơn. Người sống có lương tâm là người biết đặt ra mục tiêu cho bản thân mình và cố gắng, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đó. Họ cũng là những người luôn giúp đỡ những người xung quanh, không màng đến lợi ích cá nhân của bản thân; sống cống hiến năng lực, trí tuệ của bản thân mình có sự nghiệp phát triển nước nhà. Việc sống cống hiến, có lương tâm sẽ khiến cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, chúng ta còn giúp ích cho xã hội, cho đất nước ngày càng phát triển phồn thịnh dựa trên cơ sở tình cảm bền vững giữa con người với con người và chúng ta sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng và noi theo. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có những người có thói ích kỉ, sống chỉ biết đến bản thân mình, không biết san sẻ với người khác. Có những người sống với thói lạnh lùng vô cảm, thờ ơ, mặc kệ trước những nỗi đau của đồng loại,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án và chỉ trích. Mỗi người một hành động nhỏ nhưng tạo nên ý nghĩa to lớn cho cộng đồng. Ngay từ hôm nay, chúng ta hãy trở thành một con người sống có ích, sống có lương tâm để góp phần làm cho cuộc sống này thêm tốt đẹp hơn.

Nghị luận xã hội 200 chữ về lối sống có lương tâm mẫu 2

Có hai thứ bạn nhất định phải gìn giữ cẩn thận: đó là lương tâm và tình yêu tổ quốc. Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác, với xã hội. Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái: thanh thản và cắn rứt lương tâm, nhưng dù ở trạng thái nào nó cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Để trở thành người có lương tâm, phải thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức tiến bộ, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đạo đức đối với gia đình, xã hội và đất nước. Thường xuyên bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ, không làm những việc trái với lương tâm, đạo đức và luật pháp. Người sống có lương tâm trong sáng, tốt đẹp luôn biết sống vì người khác, biết trân trọn mọi thứ ở xung quanh mình. Bởi thế, họ luôn được người khác tôn trọng và yêu quý, nhất định sẽ có được tình yêu cuộc sống và cảm nhận được hạnh phúc. Người sống không có lương tâm sẽ luôn phải sống trong dằn vặt, đau khổ bởi họ luôn đố kị và đầy lòng tham. Cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng. Lòng tốt chưa chắc sẽ được đền đáp và cái xấu không phải lúc nào cũng được trừng trị. Thế nhưng, hãy giữ một trái tim kiên cường, một lương tâm trong sạch, và đừng bao giờ tuyệt vọng trước những trắc trở trên con đường tìm kiếm thành công và hạnh phúc.

Nghị luận xã hội 200 chữ về lối sống có lương tâm mẫu 3

Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. Lương tâm tồn tại ở hai dạng: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt. Lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa đối với cá nhân. Lương tâm là nơi sâu thẳm nhất của con người, nhờ đó con người nhận biết điều lành điều dữ. Đồng thời lương tâm không chỉ giúp cho con người hành động để chu toàn bổn phận làm người của mình mà còn giúp mọi người tuân theo chỉ thị của lương tâm. Sống có lương tâm giúp con người biết làm điều thiện, tránh xa điều ác, biết cảm thông, chia sẻ hơn là thù ghét, đố kị, biết nhường nhịn hơn là ganh đua, biết phân biệt lẽ đúng – sai, phải – trái và mong muốn được làm điều tốt đẹp cho người khác. Sống có lương tâm giúp con người tu dưỡng đạo đức, sống chân thiện và lan tỏa những giá trị tốt đẹp ra cộng đồng. Để trở thành người có lương tâm, chúng ta cần phải thường xuyên rèn luyện đạo đức, thói theo quan niệm tiến bộ. Lương tâm mỗi người không bao giờ bị cắn rứt khi không làm điều gì sai trái và luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện. Sống có lương tâm là biết sống vì người khác, biết nhường nhịn lẫn nhau, liên tục bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ giữa người với người sẽ giúp lương tâm được bình yên và có được cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc đời. Lương tâm là kết quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh. Lương tâm luôn đi với con người trong suốt quá trình hành động. Lương tâm là vô giá. Làm người, có thể đánh mất tất cả nhưng không bao giờ được để mất lương tâm.

Nghị luận về lối sống có lương tâm mẫu 4

Trịnh Công Sơn đã từng viết rằng: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không?/ Để gió cuốn đi”. Quả thực trong cuộc sống đầy những bất trắc bon chen này, ai cũng cần có một tấm lòng yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người hay nói cách khác là sống có lương tâm.

Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. Lương tâm tồn tại ở hai dạng: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt.

Lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa đối với cá nhân. Lương tâm là nơi sâu thẳm nhất của con người, nhờ đó con người nhận biết điều lành điều dữ. Đồng thời lương tâm không chỉ giúp cho con người hành động để chu toàn bổn phận làm người của mình mà còn giúp mọi người tuân theo chỉ thị của lương tâm.

Sống có lương tâm giúp con người biết làm điều thiện, tránh xa điều ác, biết cảm thông, chia sẻ hơn là thù ghét, đố kị, biết nhường nhịn hơn là ganh đua, biết phân biệt lẽ đúng – sai, phải – trái và mong muốn được làm điều tốt đẹp cho người khác. Sống có lương tâm giúp con người tu dưỡng đạo đức, sống chân thiện và lan tỏa những giá trị tốt đẹp ra cộng đồng. Để trở thành người có lương tâm, chúng ta cần phải thường xuyên rèn luyện đạo đức, thói theo quan niệm tiến bộ. Lương tâm mỗi người không bao giờ bị cắn rứt khi không làm điều gì sai trái và luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện. Sống có lương tâm là biết sống vì người khác, biết nhường nhịn lẫn nhau, liên tục bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ giữa người với người sẽ giúp lương tâm được bình yên và có được cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc đời. Lương tâm là kết quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh. Lương tâm luôn đi với con người trong suốt quá trình hành động. Lương tâm là vô giá, làm người, có thể đánh mất tất cả nhưng không bao giờ được để mất lương tâm.

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người có thói ích kỉ, sống chỉ biết đến bản thân mình, không cố gắng vươn lên, không biết san sẻ với người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án và chỉ trích.

Sống trên đời, chỉ có yếu tố lương tâm mới khiến cho cuộc sống của con người trở nên thong thả, nhẹ nhõm. Vì thế, cho dù làm gì đi nữa, chúng ta cũng nên nhớ phải đặt hai chữ lương tâm lên hàng đầu. Mỗi chúng ta, ai cũng có trong mình phần thiện lương, luôn biết yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh. Hãy luôn mở rộng tấm lòng mình, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh.

Nghị luận về lối sống có lương tâm mẫu 5

Đã bao giờ dừng chân trò chuyện với bà cụ ăn xin? Có bao giờ thương xót cho một đứa trẻ tật nguyền? Bạn có cảm xúc trước những vấn đề xung quanh không? Những điều trên thể hiện lối sống có lương tâm của một người. Có hai thứ bạn nhất định phải gìn giữ cẩn thận: đó là lương tâm và tình yêu tổ quốc.

Lương tâm được hiểu là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác, với xã hội. Người có lương tâm sẽ không làm những việc trái với lương tâm, đạo đức và luật pháp.

Người sống có lương tâm trong sáng, tốt đẹp luôn biết sống vì người khác, luôn chia sẻ và biết trân trọng mọi thứ ở xung quanh mình. Nó là yếu tố vừa giúp khẳng định giá trị bản thân, vừa làm đẹp cho cuộc đời. Bởi thế, họ luôn được người khác tôn trọng và yêu quý, nhất định sẽ có được tình yêu cuộc sống và cảm nhận được hạnh phúc.

Ngược lại người sống không có lương tâm, ích kỉ sẽ luôn phải sống trong dằn vặt, đau khổ bởi họ luôn đố kị và đầy lòng tham. Sự phát triển thái quá của công nghệ điện tử khiến con người ta thờ ơ, vô tâm với những người xung quanh và thậm chí mải mê chạy theo những giá trị ảo. Cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng. Lòng tốt chưa chắc sẽ được đền đáp và cái xấu không phải lúc nào cũng được trừng trị. Thế nhưng, hãy giữ một trái tim kiên cường, một lương tâm trong sạch, và đừng bao giờ tuyệt vọng trước những trắc trở trên con đường tìm kiếm thành công và hạnh phúc. Làm người, thứ quan trọng nhất là lương tâm. Một người khi không có đủ nhân phẩm thì tiền bạc hay danh lợi cũng trở nên nhạt nhòa.

Con người, không sợ xấu, cũng chẳng sợ nghèo, sợ nhất là vừa xấu, vừa nghèo, vừa gian trá. Người xấu, tâm thiện, đó là mỹ đức; người nghèo, nỗ lực, sẽ phát tài. Nhưng con người một khi gian trá, vô lương tâm, chắc chắn sẽ chẳng có tiền đồ tốt đẹp. Con người sống trên đời, tiền tài, danh vọng không phải là thứ được xếp ở vị trí đầu tiên.

Nghị luận về lối sống có lương tâm mẫu 6

Trong quãng đời ngắn ngủi mà chúng ta được trải qua, có một điều không thể phủ nhận: mỗi người chỉ có một cuộc sống duy nhất. Vì vậy, trách nhiệm của chúng ta là tạo ra một hành trình sống trọn vẹn và có lương tâm, để không phải hối hận về những quyết định đã đưa ra trong quá khứ.

Sự sống có lương tâm không chỉ là việc thể hiện lòng yêu thương và hòa mình vào sự chan hòa với những người xung quanh, mà còn là việc thực hiện những hành động thiết thực nhằm giúp đỡ những người đang đối mặt với khó khăn. Tầm quan trọng của việc sống có lương tâm không chỉ dừng lại ở mức cá nhân mà còn mở rộng ra làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Những người sống có lương tâm là những người biết xác định mục tiêu cho bản thân và cam kết nỗ lực để đạt được những mục tiêu đó. Họ không chỉ hướng sự cống hiến về bản thân mình vào sự phát triển cá nhân mà còn hỗ trợ những người xung quanh, không bận tâm đến lợi ích cá nhân. Sự cống hiến của họ không chỉ là nguồn động viên mà còn đóng góp tích cực vào sự phồn thịnh của đất nước thông qua sự phát triển năng lực và trí tuệ cộng đồng.

Việc sống có lương tâm và cống hiến không chỉ làm cho cuộc sống của mỗi người trở nên phong phú hơn, mà còn đóng góp tích cực cho xã hội, giúp đất nước phát triển mạnh mẽ dựa trên một cơ sở tình cảm bền vững giữa con người và con người. Qua đó, họ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng và sự hỗ trợ từ cộng đồng xung quanh.

Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn tồn tại những người sống hẹp hòi, chỉ tập trung vào bản thân mà quên mất trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Có những cá nhân lạnh lùng, vô tâm, thậm chí là thờ ơ trước những khó khăn mà đồng loại đang phải đối mặt. Điều này đòi hỏi sự phê phán và chỉ trích mạnh mẽ từ phía xã hội.

Mỗi hành động nhỏ, mỗi cử chỉ nhỏ của chúng ta đều có thể tạo nên ý nghĩa lớn trong cộng đồng. Vì vậy, chúng ta hãy cam kết trở thành những người sống có ích, có lương tâm, để từng bước một, chúng ta đều góp phần làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, từ ngày hôm nay và về sau.

Nghị luận về lối sống có lương tâm mẫu 7

Trong cuộc sống này, có hai giá trị không thể thiếu phải được bảo quản một cách cẩn thận: đó là lương tâm và tình yêu tổ quốc. Lương tâm không chỉ là khả năng tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức, mà còn là bản chất của mối quan hệ cá nhân và xã hội. Nó tồn tại trong hai trạng thái: thanh thản và cắn rứt lương tâm, nhưng bất kể ở trạng thái nào, nó đều mang lại ý nghĩa tích cực cho tâm hồn và sự phát triển cá nhân.

Để trở thành người có lương tâm, việc rèn luyện tư tưởng và đạo đức là không ngừng. Phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đạo đức đối với gia đình, xã hội và đất nước. Hành động này không chỉ là sự thể hiện của sự trung thành mà còn là sự đóng góp tích cực vào sự thịnh vượng của cộng đồng.

Người sống có lương tâm không chỉ giữ cho tâm hồn trong sáng, mà còn là người biết sống vì người khác, trân trọng mọi thứ xung quanh mình. Sự hiểu biết và lòng nhân ái của họ tạo nên một môi trường tích cực, làm cho họ trở nên đáng tôn trọng và yêu quý trong cộng đồng. Họ không chỉ nhận được sự tôn trọng, mà còn trải nghiệm hạnh phúc từ tình yêu cuộc sống.

Ngược lại, những người không có lương tâm thường sống trong sự dằn vặt và đau khổ, vì họ luôn bị ám ảnh bởi lòng đố kị và tham vọng cá nhân. Cuộc sống không luôn công bằng, và lòng tốt không luôn nhận được đền đáp, cũng như cái xấu không luôn bị trừng phạt. Tuy nhiên, quan trọng nhất là giữ cho trái tim kiên cường, lương tâm trong sạch, và không bao giờ tuyệt vọng trước những thách thức trên con đường tìm kiếm thành công và hạnh phúc. Đó là chìa khóa để vượt qua mọi khó khăn và giữ cho tâm hồn luôn tinh khiết giữa cuộc sống hỗn loạn này.

Nghị luận về lối sống có lương tâm mẫu 8

Lương tâm, như một năng lực tinh tế, đòi hỏi con người phải liên tục tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của mình trong tất cả các mối quan hệ, từ những mối quan hệ cá nhân đến sự tương tác với xã hội. Nó không chỉ tồn tại ở một dạng duy nhất, mà lại hiện hữu trong hai trạng thái khác nhau: sự thanh thản và cái cảm giác cắn rứt lương tâm. Dù ở trạng thái nào, lương tâm vẫn mang ý nghĩa tích cực đối với tâm hồn và sự phát triển cá nhân.

Lương tâm không chỉ là một khía cạnh đơn thuần của đạo đức, mà còn là nơi sâu thẳm nhất của con người, là nơi giúp họ nhận biết rõ ràng giữa điều lành và điều dữ. Nó không chỉ đẩy con người hành động để chu toàn bổn phận làm người mà còn tác động tích cực đến mọi người xung quanh, khiến họ tuân theo những chỉ thị cao quý của lương tâm.

Sống có lương tâm là hành động nhằm vào điều thiện, tránh xa điều ác, biểu hiện sự cảm thông và lòng chia sẻ thay vì thù ghét. Nó là việc biết nhường nhịn, tìm hiểu và chia sẻ, cũng như biết phân biệt lẽ đúng - sai, phải - trái, với mong muốn làm điều tốt đẹp cho người khác. Sự sống có lương tâm giúp con người không chỉ tu dưỡng đạo đức cá nhân mà còn sống chân thiện, lan tỏa những giá trị tốt đẹp ra cộng đồng.

Để trở thành người có lương tâm, chúng ta cần liên tục rèn luyện đạo đức và hành động theo quan niệm tiến bộ. Lương tâm mỗi người không bao giờ cảm thấy cắn rứt khi họ tuân thủ nghĩa vụ của mình một cách tự nguyện và không làm điều gì sai trái. Sống có lương tâm là biết sống vì người khác, nhường nhịn, và liên tục bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ giữa mọi người. Điều này giúp lương tâm giữ được bình yên và tạo ra cảm nhận về hạnh phúc trong cuộc sống.

Lương tâm không phải là một đặc tính bẩm sinh, mà là kết quả của quá trình sống. Nó không chỉ là một yếu tố quan trọng trong quá trình hành động mà còn đi cùng con người suốt cuộc đời. Với giá trị vô song, lương tâm trở thành một trong những trụ cột quan trọng nhất, mà khi làm người, chúng ta có thể mất đi tất cả, nhưng không bao giờ được để mất lương tâm.

Nghị luận về lối sống có lương tâm mẫu 9

Trong bài Để gió cuốn đi của Trịnh Công Sơn, ông đã viết về tầm quan trọng của một tấm lòng trong cuộc sống, chỉ đơn giản là để gió cuốn đi. Trong thực tế hỗn loạn và đầy rẫy những khó khăn, tấm lòng đó không chỉ là nền tảng của sự sống có lương tâm mà còn là động lực để chúng ta quan tâm, yêu thương, và giúp đỡ những người xung quanh.

Lương tâm, như một năng lực tinh tế, là khả năng tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức trong mối quan hệ với người khác và xã hội. Được biểu hiện qua hai dạng: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt, lương tâm không chỉ là nơi sâu thẳm nhất của con người mà còn là nguồn định hình cho khả năng nhận biết giữa đúng và sai.

Sống có lương tâm không chỉ là việc hành động để chu toàn bổn phận cá nhân, mà còn là việc giúp đỡ mọi người xung quanh, tuân thủ chỉ thị của lương tâm. Điều này bao gồm việc thực hiện điều thiện, tránh xa điều ác, biểu hiện lòng cảm thông và sẵn sàng chia sẻ thay vì giữ lại thù ghét và đố kị.

Để trở thành người có lương tâm, chúng ta cần thường xuyên rèn luyện đạo đức, theo đuổi tiến bộ và tuân thủ nghĩa vụ đạo đức tự nguyện. Điều này không chỉ làm cho lương tâm không bị cắn rứt, mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự nhường nhịn, lòng trắc ẩn và khả năng phân biệt giữa đúng - sai, phải - trái.

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn tồn tại những người thiếu lòng nhân ái, sống vì bản thân mà không đặt tâm huyết vào sự phát triển cá nhân. Đối với họ, xã hội nên thẳng thắn lên án và chỉ trích. Sự sống có lương tâm là yếu tố quyết định làm cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng. Do đó, trong mọi lúc, chúng ta không nên quên giữ hai chữ "lương tâm" ở hàng đầu, vì mỗi người đều mang trong mình phần thiện lương, luôn sẵn sàng yêu thương và sẻ chia với những người xung quanh. Hãy mở rộng tấm lòng, chia sẻ và giúp đỡ những người xung quanh để tạo nên một cộng đồng hòa bình và đầy tình người.

Nghị luận về lối sống có lương tâm mẫu 10

Lương tâm là khả năng tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong quan hệ với xã hội và người khác. Lương tâm có hai dạng: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt. Lương tâm, dù ở trạng thái nào, đều có ý nghĩa đối với cá nhân. Đây là nơi sâu thẳm nhất của con người, giúp nhận biết điều lành và dữ. Sống có lương tâm giúp con người biết làm điều thiện, tránh xa điều ác, biết cảm thông và chia sẻ. Để trở thành người có lương tâm, chúng ta cần thường xuyên rèn luyện đạo đức và tuân thủ lương tâm. Lương tâm không bao giờ bị cắn rứt khi không làm điều gì sai trái và luôn thực hiện nghĩa vụ của bản thân. Sống có lương tâm giúp con người biết sống vì người khác, biết nhường nhịn và bồi dưỡng tình cảm, mang lại bình yên và hạnh phúc trong cuộc sống.

Nghị luận về lối sống có lương tâm mẫu 11

Nếu bạn mong muốn nhận được tình yêu thương từ người khác thì bạn hãy luôn biết yêu thương họ. Cuộc sống đẹp, lối sống đẹp không chỉ là mục đích hướng đến của mọi người mà còn là khát khao mãnh liệt của con người từ xưa đến nay. “Sống” không chỉ là sự tồn tại mà chính là sự tồn tại có ý nghĩa. Cuộc sống có ý nghĩa chỉ khi ta biết “sống đẹp”, đó là lối sống tích cực mà con người cần hướng tới. “Đẹp” không phải chỉ là cái đẹp hình thức bên ngoài mà còn là cái đẹp ở phẩm chất bên trong, cái đẹp của phẩm chất, tư tưởng và lối sống. Cái “đẹp” thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người.

Một cuộc sống đẹp phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung và thứ tha … Sống đẹp không chỉ là sống cho riêng mình mà là dùng tài năng, công sức của mình để cống hiến làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Trong đà phát triển của xã hội, sống đẹp lại mang những sắc thái rất riêng của mình. Sống đẹp không chỉ là một từ ngữ chỉ còn trong chỗ đứng của tưởng tượng mà trở thành lý tưởng sống của khá nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ.

Sống đẹp là sống văn minh, khoan dung, yêu quý mọi người, sống thật với lòng mình, không đi ngược lại với đạo lí, lương tâm, không làm trái với pháp luật. Bất cứ hành động nào, dù là nhỏ nhất, cũng phải chứa đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa con người với con người.

Trong cuộc sống, có biết bao tấm gương sáng ngời về lối sống đẹp, đáng để ta ngưỡng mộ, học tập và làm theo. Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, một cư sĩ tài năng xuất chúng, trước cuộc đời đã chọn cách quy ẩn, không ra làm quan, chỉ mở trường dạy học nhằm giữ gìn lấy đạo làm người chứ không chạy theo vòng danh lợi. Người như thế, xưa nay thật hiếm có. Bác Hồ Chí Minh sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, thương đồng bào phải sống kiếp nô lệ lầm than, Bác đã một mình ra đi bôn ba khắp thế giới tìm đường cứu nước hơn ba mươi năm. Khi trở về nước, Người đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến đến ngày thắng lợi. Khi làm chủ tịch nước, Người chọn sống và làm việc trong ngôi nhà sàn nhỏ bé, đơn sơ để tiết kiệm cho đồng bào đang trong lúc khó khăn. Trọn cuộc đời Bác đã sống vì dân tộc, chưa một ngày Người nghĩ đến bản thân mình. Người có lối sống, lý tưởng sống cao đẹp như thế nghìn năm mới có một.

Sống một cuộc sống tươi đẹp vốn là khát khao cháy bỏng của con người. Từ xưa đến nay, ai cũng muốn vươn tới cuộc sống cao đẹp theo quan niệm của xã hội. Bởi thế mà từ xưa, người làm trai luôn theo đuổi sự nghiệp công danh rạng rỡ, người phụ nữ hết mực giữ gìn khuôn phép để đúng với chuẩn mực sống đẹp đương thời. Xây dựng lẽ sống đẹp sẽ mang lại hạnh phúc cho người khác cũng như chính bản thân mình. Lối sống đẹp giúp cho con người cảm thấy thoải mái, giúp mọi người gắn kết với nhau hơn. Sống đẹp khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa. “Sống” theo đúng nghĩa chứ không phải sự tồn tại đơn thuần: đời sống tinh thần phong phong phú hơn. Khi ta có một cách sống đẹp, bản thân mới thực sự có giá trị, ta sẽ nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ người khác. Nếu mỗi người đều có một lối sống tích cực thì sẽ không còn khoảng cách giữa người nữa. Biết cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân, có ước mơ, có nghị lực thực hiện ước mơ. Sống đẹp không phải chỉ ngày một ngày hai có thể làm được. Đó là một công việc diễn ra suốt đời, đòi hỏi bạn phải có đủ ý chí, nghị lực và niềm tin. Phê phán những cuộc sống không đẹp.

Bên cạnh những người có lối sống đẹp chúng ta rất dễ nhìn thấy trong cuộc sống hiện nay vẫn còn tồn tại những người sống tiêu cực: ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, sống vô cảm, thờ ơ, sa vào tệ nạn, … Rất nhiều bạn trẻ có lối sống lệch lạc, cẩu thả, vô văn hóa như bất hiếu, vô tâm, vô cảm, ích kỉ, đố kị, ganh ghét lẫn nhau, lừa lọc, gian xảo, tệ nạn xã hội…. Những người như thế thật đáng lên án.

“Sống trên đời cần có một tấm lòng”. Những tấm lòng thảo thơm gieo tình yêu khắp muôn nơi, mang lại ánh sáng cho miền đất tăm tối, mang lại hạnh phúc cho những người cùng khổ. Mỗi chúng ta, hãy gửi theo gió tấm lòng mình để cứu giúp bao người và để chính chúng ta là những con người có lối “sống đẹp. Sống đẹp mãi là động lực để mỗi người phấn đấu nếu như mỗi người biết cống hiến, biết hy sinh và có bản lĩnh sống.

Nghị luận về lối sống có lương tâm mẫu 12

Lương tâm là năng lực tự đánh giá và tự điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. Lương tâm tồn tại ở hai dạng: Lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt. Lương tâm là nơi sâu thẳm nhất của con người, mà ở đó con người nhận biết điều lành điều dữ. Lương tâm mỗi người không bao giờ bị cắn rứt khi không làm điều gì sai trái. Sống có lương tâm là biết sống vì người khác, biết nhường nhịn lẫn nhau, liên tục trau dồi, bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ giữa người với người sẽ giúp lương tâm được bình yên và có được hạnh phúc trong cuộc sống. Lương tâm luôn song hành với con người trong suốt cuộc đời. Lương tâm là vô giá. Làm người, có thể đánh mất tất cả nhưng không bao giờ được để mất lương tâm.

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người có thói ích kỉ, sống chỉ biết đến bản thân mình, không cố gắng vươn lên, không biết san sẻ với người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án và chỉ trích.

Nghị luận về lối sống có lương tâm mẫu 13

Hai điều cần cẩn trọng nhất trong cuộc sống: lương tâm và tình yêu quê hương. Lương tâm là khả năng tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức trong mối quan hệ với xã hội và mọi người. Lương tâm có hai trạng thái: thanh thản và cắn rứt, nhưng dù thế nào cũng quan trọng đối với mỗi người. Để có lương tâm, cần thường xuyên rèn luyện tư tưởng và đạo đức, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với gia đình, xã hội và quốc gia. Sống với lương tâm sẽ được tôn trọng và yêu quý, cảm nhận được hạnh phúc và tình yêu cuộc sống. Người sống không có lương tâm sẽ luôn phải đối diện với sự đau khổ và dằn vặt, sống trong lòng tham và ganh ghét. Dù cuộc sống không luôn công bằng, nhưng hãy giữ vững lương tâm, không bao giờ từ bỏ hy vọng trước những khó khăn trên con đường đến với thành công và hạnh phúc.

Nghị luận về lối sống có lương tâm mẫu 14

Trong cuộc đời ngắn ngủi của chúng ta, có một điều không thể chối bỏ: mỗi người chỉ có một cuộc sống duy nhất. Do đó, trách nhiệm của chúng ta là xây dựng một hành trình sống đầy đủ và có lương tâm, để không phải ân hận về những quyết định đã đưa ra trong quá khứ.

Sống có lương tâm không chỉ là thể hiện tình yêu thương và hòa mình vào cộng đồng, mà còn là hành động thiết thực để giúp đỡ những người gặp khó khăn. Tầm quan trọng của lối sống có lương tâm không chỉ là ở mức cá nhân mà còn góp phần làm xã hội tốt đẹp hơn.

Những người sống với lương tâm là những người biết đặt ra mục tiêu cho chính mình và quyết tâm đạt được chúng. Họ không chỉ tập trung vào sự phát triển cá nhân mà còn sẵn sàng hỗ trợ người khác mà không quan tâm đến lợi ích riêng. Sự cống hiến của họ không chỉ là động lực mà còn thúc đẩy sự thịnh vượng của đất nước qua việc phát triển năng lực và trí tuệ cộng đồng.

Sống với lương tâm và cống hiến không chỉ làm phong phú cuộc sống cá nhân mà còn góp phần tích cực vào sự phát triển của xã hội, xây dựng một nền tảng tình cảm vững bền giữa con người. Nhờ đó, họ sẽ nhận được sự yêu mến, tôn trọng và sự hỗ trợ từ cộng đồng.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những người hẹp hòi, chỉ chú trọng vào bản thân và bỏ quên trách nhiệm đối với cộng đồng. Có những cá nhân vô cảm, thờ ơ với những khó khăn của người khác. Điều này cần được xã hội chỉ trích và phê phán nghiêm túc.

Mỗi hành động và cử chỉ nhỏ bé của chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt lớn trong cộng đồng. Vì vậy, chúng ta nên cam kết sống có ích và có lương tâm, để từng bước góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, từ hôm nay và mãi về sau.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm