Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đoạn văn 200 chữ bàn về đức hi sinh

Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức hi sinh

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức hi sinh được VnDoc.com gửi tới bạn đọc, để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức hi sinh

Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức hi sinh mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: đức hi sinh.

2. Thân bài

a. Giải thích

Đức hi sinh: sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình (có thể là vật chất, tinh thần hoặc thậm chí là cả mạng sống) để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn. Đức hi sinh là một đức tính tốt đẹp, cao cả của con người mà mỗi người cần có.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người có đức hi sinh:

Biết nhường nhịn, không ganh đua, hơn thua với người khác, sẵn sàng cho đi mà không mong nhận lại.

Vì lợi ích chung mà gạt bỏ đi cái tôi, sự ích kỉ của bản thân, biết lấy cái lớn làm mục tiêu cao cả.

Hi sinh có nhiều mức độ, từ cái nhỏ đến cái lớn, có khi là hi sinh cả mạng sống, cả tuổi xuân của mình để bảo vệ lẽ phải, những điều đúng đắn.

- Ý nghĩa của đức hi sinh trong cuộc sống:

Người có đức hi sinh sẽ khiến xã hội nhiều tình yêu thương hơn. Hi sinh đi cùng với khoan dung, hai đức tính này làm bản thân mỗi người ngày càng tốt hơn.

Người có đức hi sinh sẽ được người khác yêu mến, kính trọng và học tập theo, lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra cộng đồng.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng về những người giàu đức hi sinh, sẵn sàng hi sinh vì lợi ích chung để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn nhiều người có tính ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, cho rằng khi hi sinh là thiệt thòi, là không đáng,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: đức hi sinh, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức hi sinh mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đức hi sinh (Một trong những đức tính tốt đẹp phản ánh chính xác nhân cách con người chính là đức hi sinh).

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Đức hi sinh: sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình (có thể là vật chất, tinh thần hoặc thậm chí là cả mạng sống) để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn.

b. Phân tích

Mỗi chúng ta ai ai cũng sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách nhất định trong cuộc sống của mình. Khi người khác hi sinh cho chúng ta, chúng ta sẽ trở nên tốt hơn, chính vì vậy, sự hi sinh của chúng ta đối với người khác cũng sẽ làm cho họ tốt hơn.

Nếu xã hội không có sự hi sinh con người sẽ trở nên ích kỉ, vô cảm chỉ muốn vơ vét những tư lợi về mình, dần dần sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức, xã hội sẽ đi xuống.

Người có đức hi sinh sẽ được người khác yêu mến, kính trọng và học tập theo, lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra cộng đồng.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

Gợi ý: chủ tịch Hồ Chí Minh và thế hệ các vị anh hùng đi trước hi sinh tuổi xuân và cả mạng sống của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc; mẹ là người hi sinh cho những người con,…

d. Phản biện

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn nhiều người có tính ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, cho rằng khi hi sinh là thiệt thòi, là không đáng,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: đức hi sinh, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức hi sinh

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức hi sinh mẫu 1

Để có được một cuộc sống hạnh phúc, êm đềm như hiện nay chúng ta đã phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ với những sự hi sinh, mất mát. Chính vì thế, chúng ta đều hiểu được những giá trị to lớn của đức hi sinh đối với đời sống con người. Đức hi sinh là sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình, có thể là vật chất, tinh thần hoặc thậm chí là cả mạng sống để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn. Đức hi sinh là một đức tính tốt đẹp, cao cả của con người mà mỗi người cần có. Đức hi sinh là một đức tính vô cùng cao đẹp, nó giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp, quan hệ giữa con người với con người trở lên gắn bó, khăng khít hơn, qua đó còn thể hiện sự quan tâm, lòng yêu thương với người được ta hi sinh, thể hiện sự cao thượng, vĩ đại của bản thân mình. Hi sinh không phải chịu thiệt vì mục đích cá nhân mà phải biết vì tập thể quê hương đất nước thì việc hi sinh mới có ý nghĩa. Hi sinh rèn luyện cho chúng ta đức tính dũng cảm, biết vượt qua những khó khăn rào cản trong cuộc sống chúng ta. Thế nhưng ngoài những mảng sáng xã hội bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều người ham sống sợ chết, chỉ biết nghĩ cho lòng hẹp hòi bản thân không biết đặt lợi chung cộng đồng trên lợi ích riêng cá nhân. Chính vì thế những người này không được yêu quý, kính trọng và cần thay đổi bản thân để cuộc sống tốt đẹp hơn. Là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần sống vì lợi ích chung của cộng đồng, bỏ qua cái tôi cá nhân để hướng đến những lợi ích chung tốt đẹp. Bên cạnh đó, chúng ta hãy cần sống với lòng yêu thương, tinh thần nhân ái, sẵn sàng cho đi để xã hội tiến bộ văn minh hơn. Hãy trở thành một công dân tốt giúp đất nước phát triển tốt đẹp hơn.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức hi sinh mẫu 2

Mỗi người trẻ chúng ta được sống trong nền hòa bình và tự do như hiện nay là một điều vô cùng may mắn. Nhưng không vì thế mà chúng ta bàng quang với xã hội mà ngay cả trong thời bình, chúng ta cũng cần có trách nhiệm với quê hương đất nước, và noi theo sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống. Sự hi sinh là những hành động, những con người dũng cảm giúp đỡ người khác từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp. Mỗi chúng ta hãy sống và lấy những con người có phẩm chất tốt đẹp đó làm gương, sống vì người vì đời. Chúng ta ai cũng hiểu rằng xã hội hiện nay có nhiều vấn đề nan giải, có nhiều tiêu cực xảy ra, mỗi con người chỉ cần có ý thức, sống có ích một chút xã hội này sẽ tốt đẹp hơn. Khi mỗi chúng ta sống có ích và trở thành “người hi sinh thầm lặng” sẽ lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra xã hội, được mọi người yêu quý, nể phục hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có những người ích kỉ, sống thờ ơ, vô cảm, bàng quang với mọi thứ xung quanh, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích. Mỗi người có một ước mơ, hoài bão khác nhau, tuy nhiên nếu tất cả cùng cố gắng, biết hi sinh, cho đi mà không mong nhận lại chúng ta sẽ xây dựng được một đất nước vững mạnh, chan chứa tình yêu thương. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức hi sinh mẫu 3

Cuộc sống vô nghĩa hay có nghĩa là do chúng ta lựa chọn. Nếu muốn sống một cuộc sống có ý nghĩa, trước hết chúng ta cần sống có dức hi sinh. Đức hi sinh chính là sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình (có thể là vật chất, tinh thần hoặc thậm chí là cả mạng sống) để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn. Đức hi sinh là một đức tính tốt đẹp, cao cả của con người mà mỗi người cần có. Người có đức hi sinh là người biết nhường nhịn, không ganh đua, hơn thua với người khác, sẵn sàng cho đi mà không mong nhận lại. Họ vì lợi ích chung mà gạt bỏ đi cái tôi, sự ích kỉ của bản thân, biết lấy cái lớn làm mục tiêu cao cả. Hi sinh có nhiều mức độ, từ cái nhỏ đến cái lớn, có khi là hi sinh cả mạng sống, cả tuổi xuân của mình để bảo vệ lẽ phải, những điều đúng đắn. Sự hi sinh có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với cuộc sống: Người có đức hi sinh sẽ khiến xã hội nhiều tình yêu thương hơn. Hi sinh đi cùng với khoan dung, hai đức tính này làm bản thân mỗi người ngày càng tốt hơn. Ngoài ra, người có đức hi sinh sẽ được người khác yêu mến, kính trọng và học tập theo, lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra cộng đồng. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều người có tính ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, cho rằng khi hi sinh là thiệt thòi, là không đáng,… những người này cần xem xét lại bản thân mình. Mỗi người chỉ có một đời để sống, hãy sống với đức hi sinh cao đẹp để cuộc sống thêm ý nghĩa hơn.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức hi sinh - Bài làm 4

Cho và nhận là hai khái niệm, hai bài học căn bản để làm người. Chúng ta cần phải biết cho đi, sẵn sàng giúp đỡ người khác để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Và đức tính tốt đẹp nói lên phẩm chất đó chính là hi sinh. Đức hi sinh là sự tự nguyện nhận phần thiệt thòi, mất mát lớn lao nào đó về mình vì mục đích, lí tưởng tình cảm cao đẹp. Đức hi sinh còn hi sinh cả thời gian, tình mạng của mình cho người khác. Hi sinh là thước đo đánh giá phẩm chất của con người. Hi sinh không phải chịu thiệt vì mục đích cá nhân mà phải biết vì tập thể quê hương đất nước thì việc hi sinh mới có ý nghĩa. Hi sinh rèn luyện cho chúng ta đức tính dũng cảm, biết vượt qua những khó khăn rào cản trong cuộc sống chúng ta. Người có lòng hi sinh luôn được mọi người ghi nhớ công ơn đã góp phần đem lại cho đất nước phát triển. Người không có lòng hi sinh hay bị rụt rè, sợ sệt trước cái chết, không bản lĩnh thì làm chẳng ra hồn, những việc khó không muốn giải quyết. Tuy nhiên, trong cuộc sống của chúng ta vẫn còn rất nhiều con người sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình và thờ ơ với những con người xung quanh đặc biệt là những con người nghèo khó đang cần đến sự giúp đỡ. Những kẻ sống ích kỉ này luôn luôn nhẫn tâm trước sự sống chết của người khác. Nếu như xã hội không có những người biết hi sinh vì mọi người thì làm sao có được cuộc sống bình yên tươi đẹp. Chúng ta cần rèn luyện đức tính hi sinh ngay còn khi là học sinh và phát huy để ngày càng có nhiều người biết "sống vì mọi người" hay "một người vì mọi người, mọi người vì một người".

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức hi sinh - Bài làm 5

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Đúng vậy, trong cuộc sống chúng ta muốn có được những điều tốt đẹp thì chúng ta cần phải biết cho đi, yêu thương mọi người. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần có chính là đức hi sinh. Đức hi sinh là sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình (có thể là vật chất, tinh thần hoặc thậm chí là cả mạng sống) để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn. Mỗi chúng ta ai cũng sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách nhất định trong cuộc sống của mình. Nếu trong trường hợp đó, có người hi sinh giúp đỡ chúng ta, chúng ta sẽ trở nên tốt hơn. Ngược lại khi người khác gặp hoàn cảnh tương tự, chúng ta có thể giúp đỡ được họ thì hãy cố gắng nhất có thể. Nếu xã hội không có sự hi sinh con người sẽ trở nên ích kỉ, vô cảm chỉ muốn vơ vét những tư lợi về mình, dần dần sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức, xã hội sẽ đi xuống. Bên cạnh đó, nếu chúng ta sống với đức hi sinh ta sẽ được người khác yêu mến, kính trọng và học tập theo, lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra cộng đồng. Một thực tế chúng ta có thể nhận ra đó là trong cuộc sống hiện nay vẫn còn nhiều người có tính ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, cho rằng khi hi sinh là thiệt thòi, là không đáng,… những người này đáng bị phê phán, chỉ trích. Sống trong đời sống, chúng ta cần có một tấm lòng, cần có sự hi sinh cho nhau, cùng giúp nhau tiến bộ, phát triển, như vậy cuộc sống sẽ tốt đẹp và bền vững hơn.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức hi sinh - Bài làm 6

Con người để hoàn thiện bản thân thì phải không ngừng trau dồi nhiều đức tính quý báu. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần có chính là đức tính hi sinh.

Vậy thế nào là đức hi sinh? Đức hi sinh chính là sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình (có thể là vật chất, tinh thần hoặc thậm chí là cả mạng sống) để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn. Đức hi sinh là những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần phải rèn luyện.

Mỗi chúng ta ai ai cũng sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách nhất định trong cuộc sống của mình. Khi người khác hi sinh, giúp chúng ta một điều gì đó, chúng ta sẽ trở nên tốt hơn, chính vì vậy, sự hi sinh của chúng ta đối với người khác cũng sẽ làm cho họ tốt hơn. Nếu xã hội không có sự hi sinh con người sẽ trở nên ích kỉ, vô cảm chỉ muốn vơ vét những tư lợi về mình, dần dần sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức, xã hội sẽ đi xuống. Bên cạnh đó, sống với đức hi sinh chúng ta sẽ được người khác yêu mến, kính trọng và học tập theo, lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra cộng đồng.

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn nhiều người có tính ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, cho rằng khi hi sinh là thiệt thòi, là không đáng. Lại có những người hi sinh quá nhiều cho người khác mà khiến bản thân mình chịu thiệt thòi, bỏ lỡ những cơ hội tốt trong cuộc sống,… những người này cần xem xét lại những suy nghĩ và hành động của bản thân để có thể cân bằng được cuộc sống giữa cho và nhận.

Hi sinh là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức hi sinh - Bài làm 7

Những người mẹ ngày đêm tảo tần, vật lộn với cuộc sống mưu sinh, những người cha hằng ngày vẫn vật lộn với gánh nặng trụ cột gia đình, những chiến sĩ nơi hải đảo xa xôi vẫn cầm chắc tay súng… đó là những hi sinh lặng thầm cho tất cả từ nhỏ bé đến lớn lao vô tận. Hi sinh là hành động đánh đổi một thứ quan trọng của bản thân cho một điều gì đó đáng quý hơn, đó là sự quên mình, cống hiến, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp chung, lợi ích chung. Đức hi sinh đòi hỏi con người sẵn sàng san sẻ những quyền lợi về vật chất, tinh thần cho người khác mà không tính toán thiệt hơn, thậm chí còn xả thân vì người khác. Từ những việc làm rất nhỏ như nhường chỗ cho người già, san sẻ cho những người còn khó khăn đến lý tưởng cao đẹp cống hiến hết mình cho Tổ quốc của những người lính và còn vô số những sự hi sinh thầm lặng khác mà nhờ đó xã hội chúng ta đã phát triển tốt đẹp và bền vững. Nhưng không phải việc làm, hành động nào cũng đáng được biểu dương nếu đó là những hi sinh giả tạo, nhằm mang lại danh tiếng cho bản thân, muốn nhận cái hư danh “người tốt”. Nhiều người còn ích kỉ, sống chỉ biết lợi ích của riêng mình, tham sống sợ chết… đó vẫn là một mảng tối trong xã hội hiện nay. Vì vậy, chúng ta phải biết rộng mở trái tim mình, phải biết sống vì người khác, quan tâm, chia sẻ, đừng ích kỉ, hãy đề đôi bàn tay phảng phất hương hoa vì những hành động tốt đẹp của bản thân, để vị ngọt tình người lan tỏa khắp cuộc đời này.

Bài nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức hi sinh

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức hi sinh - Bài làm 8

Hi sinh là một đức tính đẹp đẽ trong cuộc sống. Con người biết hi sinh sẽ nhận được tình cảm trân trọng, yêu mến từ những người xung quanh. Chúng ta có thể kể đến những tấm gương về đức hi sinh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hi sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Biết bao thế hệ người dân Việt Nam đã hi sinh tuổi thanh xuân, thậm chí là tính mạng để đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước. Người mẹ đã mang nặng đẻ đau, nuôi nấng và dạy dỗ đứa con nên người. Dù phải chịu bao sự vất vả, gian lao, nhọc nhằn không làm mẹ mệt mỏi khi nghĩ về những đứa con yêu. Người mẹ dành trọn sự hy sinh thầm lặng lo cho con, những nếp nhằn hằn sâu trên trán, những đôi tay chai sần, làn da nắng rám ấy là bao nhiêu vất vả mà mẹ đã trải qua vì con. Có thể nói rằng, đức hi sinh thật cao cả, đẹp đẽ biết bao!

Viết đoạn văn về đức hi sinh - Bài làm 9

Trong các vô vàn các truyền thống quý báu, truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã để lại trong đó không thể không kể tới đức hi sinh. Trước tiên chúng ta cần đi giải nghĩa đức hi sinh là gì? Đức hi sinh là một đức tính cao đẹp mà chúng ta phải nhìn nhận và học tập, rèn luyện mới có được. Hi sinh được hiểu là sự quên mình để lo cho tha nhân. Sự hi sinh không chỉ cho thấy giá trị của con người mà còn giúp thăng hoa sự giá trị ấy ở bản thân của họ. Hi sinh trước giờ chúng ta được nghe nói đến nhiều nhất là hi sinh cho Tổ quốc, cho đất nước nhưng quên mất rằng sự hi sinh luôn thường trực xung quanh chúng ta. Nghị luận xã hội về đức hi sinh sẽ thấy đó còn là hình ảnh của mẹ hi sinh tuổi thanh xuân để lo lắng, chăm sóc cho mình. Cha hi sinh sức khỏe, thời gian để kiếm tiền nuôi mình ăn học. Là bóng hình thầy cô hi sinh nhiều thứ để truyền đạt những bài học bổ ích, những điều hay lẽ phải. Đức hi sinh thể hiện phẩm chất đạo đức cao đẹp mà mỗi cá nhân chúng ta ai cũng cần phải có, thế nên chúng ta phải hi sinh dù là những chuyện nhỏ nhặt, đời thường. Nghị luận xã hội về đức hi sinh sẽ nhận ra người có đức tính này luôn được mọi người yêu mến, tin cậy, quý trọng. Không chỉ vậy, người có đức tính hi sinh còn thể hiện được sự dũng cảm của bản thân mình, biết giúp đỡ mọi người xung quanh khi họ rơi vào con đường tăm tối. Hi sinh là một trong những đức tính tốt đẹp mà ông cha ta đã truyền lại cho thế hệ chúng ta sau này.

Viết đoạn văn về đức hi sinh - Bài làm 10

Trong vô vàn các truyền thống quý báu và tốt đẹp mà ông cha ta đã để lại, đức hi sinh là một giá trị không thể thiếu. Để hiểu rõ hơn về đức hi sinh, ta cần tìm hiểu ý nghĩa của nó. Đức hi sinh đích thực là một phẩm chất đẹp và cao quý mà chúng ta cần học tập và rèn luyện. Nó tượng trưng cho sự quên mình để lo lắng cho người khác. Điều này không chỉ thể hiện giá trị của con người, mà còn giúp nâng cao giá trị của chính bản thân mỗi người. Hi sinh không chỉ xuất hiện trong việc cống hiến cho Tổ quốc, cho đất nước mà nó còn thường trực xung quanh chúng ta. Chẳng hạn như bóng dáng của mẹ hi sinh tuổi thanh xuân để lo lắng, chăm sóc cho con cái; hoặc cha hy sinh sức khỏe, thời gian để kiếm tiền nuôi gia đình. Thầy cô giáo cũng hi sinh nhiều thứ để truyền đạt kiến thức bổ ích và những điều đúng đắn cho học trò. Đức hi sinh thể hiện phẩm chất đạo đức cao quý mà mỗi người chúng ta cần có. Vì thế, chúng ta nên thực hiện những việc hy sinh ngay cả trong những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày. Đối với xã hội, đức hi sinh luôn được trân trọng và quý mến. Người có đức tính này được yêu mến, tin tưởng và được đánh giá cao. Ngoài ra, đức hi sinh còn thể hiện sự dũng cảm của bản thân và khả năng giúp đỡ người khác trong những hoàn cảnh khó khăn. Hi sinh là một trong những giá trị tốt đẹp được truyền lại từ ông cha ta đến thế hệ chúng ta.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
86
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm