Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng
Bài nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng
- I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng
- II. Văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng - Bài làm 1
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng - Bài làm 2
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng - Bài làm 3
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng - Bài làm 4
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng - Bài làm 5
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng - Bài làm 6
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng - Bài làm 7
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng - Bài làm 8
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng - Bài làm 9
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng - Bài làm 10
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu để ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng
Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: lòng tự trọng.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tự trọng: là việc tự ý thức được những giá trị của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, tự trọng còn là việc chúng ta biết bảo vệ bản thân, không cho người khác động chạm hoặc xúc phạm đến giá trị của mình.
b. Phân tích
- Biểu hiện của người có lòng tự trọng:
Hiểu được giá trị của bản thân mình, biết mình là ai và cần gì. Luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, theo đuổi, thực hiện mục tiêu, ước mở của mình một cách nhiệt thành nhất.
Người có lòng tự trọng cũng là người không bao giờ coi thường người khác, họ đối xử lịch sự, nhã nhặn với mọi người, luôn tôn trọng những người xung quanh.
- Ý nghĩa của lòng tự trọng:
Lòng tự trọng khiến cho bản thân người đó tốt đẹp hơn.
Người có lòng tự trọng sẽ là người có nhận thức và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cho cuộc sống, cho xã hội và cho người khác.
c. Đánh giá
Tự trọng không đồng nghĩa với tự cao và tự phụ. Tự cao và tự phụ là thói xấu của con người còn tự trọng là phẩm chất tốt đẹp, nó khiến ta tự hào về những gì chúng ta đã có và thúc đẩy chúng ta tiến xa hơn.
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,…
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng tự trọng, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng tự trọng.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tự trọng: là việc tự ý thức được những giá trị tốt đẹp của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn.
b. Phân tích
Mỗi con người ai cũng có những thế mạnh riêng, những phẩm chất tốt đẹp riêng của bản thân mình. Khi chúng ta nhận biết và ý thức được những giá trị đó, chúng ta sẽ tận dụng tối đa được lợi thế của mình để trau dồi và phát triển mạnh mẽ hơn theo chiều hướng tích cực.
Người có lòng tự trọng sẽ là người có nhận thức và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cho cuộc sống, cho xã hội và cho người khác.
Tự trọng không đồng nghĩa với tự cao và tự phụ. Tự cao và tự phụ là thói xấu của con người còn tự trọng là phẩm chất tốt đẹp, nó khiến ta tự hào về những gì chúng ta đã có và thúc đẩy chúng ta tiến xa hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người có lòng tự trọng, ý thức được giá trị của bản thân để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, phê phán.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng tự trọng, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
II. Văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng - Bài làm 1
Người xưa thường nói: "Đói cho sạch rách cho thơm", "Chết đứng còn hơn sống quỳ" để giáo dục con người về phải giữ gìn phẩm giá trong bất kì hoàn cảnh nào. Điều ấy quả thực rất đúng đắn bởi tự trọng là phẩm chất cao đẹp mà mỗi người cần có. Vậy tự trọng là gì? Suy cho cùng, tự trọng chính là ý thức được giá trị bản thân, biết đề cao phẩm giá của mình. Tự trọng được biểu hiện ở rất nhiều khía cạnh trong đời sống như sống có kỷ luật, tự giác hoàn thành những công việc của mình mà không cần người khác nhắc nhở, thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm và ưu điểm của bản thân, không làm những việc trái với lương tâm,... Tự trọng mang lại rất nhiều giá trị thiết thực cho mỗi con người. Có lòng tự trọng, con người có được kim chỉ nam giúp ta đi đúng hướng, trung thành với mục tiêu đã đề ra. Tự trọng giúp con người đứng vững trước những thử thách chông gai, không sợ đánh mất bản thân khi đối mặt với cám dỗ. Không chỉ vậy, tự trọng còn giúp con người hoàn thiện bản thân, biết cách nhìn nhận và đánh giá bản thân một cách đúng đắn. Nhờ có tự trọng mà chúng ta được bồi đắp thêm nhiều phẩm chất như: dũng cảm, trung thực, chăm chỉ,... Bên cạnh đó, lòng tự trọng còn khiến ta biết cách sống chủ động, dựa vào chính sức lực của mình. Từ đó, con người đạt được thành công bởi những giá trị sống được tạo ra là năng lực của bản thân luôn vững bền hơn những điều trông chờ từ người khác. Người có lòng tự trọng cũng là người biết tôn trọng người khác, nhờ vậy mà nhận được sự tin tưởng, yêu mến từ mọi người và trở thành công dân tốt cho xã hội. Câu chuyện về Trần Bình Trọng với câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” chính là một ví dụ cho lòng tự trọng. Hiện nay, vẫn có những kẻ sống ỷ lại, sẵn sàng bán rẻ lương tâm, dễ bị thao túng bởi vật chất nên rất đáng lên án. Lòng tự trọng là một đức tính quý báu. Mỗi người hãy trau dồi đức tính ấy ngay trong đời sống hằng ngày.
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng - Bài làm 2
Chúng ta ai cũng cố gắng để hoàn thiện bản thân mình và tạo ra những giá trị tốt đẹp nhất cho bản thân. Khi chúng ta có được những giá trị đó, ta cần có thêm lòng tự trọng. Tự trọng là việc tự ý thức được những giá trị của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Chính lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực. Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội. Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại thì lòng tự trọng của con người cũng phải càng lớn. Bên cạnh đó, trong xã hội vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,… Là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta hãy rèn luyện lòng tự trọng cho bản thân băng cách học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện. Biết nhận lỗi và sửa sai lỗi lầm. Mỗi ngày rèn luyện bản thân một chút ta sẽ trở nên tích cực hơn, hoàn thiện hơn mỗi ngày, cống hiến được những điều tốt đẹp cho xã hội. Đừng để thời gian trôi qua lãng phí, hãy cố gắng ngay từ hôm nay.
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng - Bài làm 3
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, để bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình, chúng ta cần phải rèn luyện cho mình nhiều đức tính tốt đẹp để đương đầu với những sóng gió phía trước. Một trong những đức tốt đẹp mà chúng ta cần có chính là tự trọng. Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Sống tự trọng là biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách, dám bênh vực lẽ phải dù có ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân. Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối. Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Một dân tộc có lòng tự trọng khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao theo thời gian. Lòng tự trọng phải luôn đi kèm với tính khiêm nhường, từ tốn, biết người biết ta. Chính lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực… Vì vậy mỗi con người cần bồi đắp cho mình cách sống tự trọng từ những việc làm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, biết ý thức về bản thân và về công việc thì còn không ít những kẻ thiếu lòng tự trọng. Hoặc có lòng tự trọng nhưng lòng tự trọng quá cao sinh ra tính tự ái, tự cao, tự kiêu. Những người này cần xem xét lại bản thân mình và sửa đổi theo chiều hướng tích cực. Chúng ta hãy sống với những nhận định đúng đắn, cố gắng vươn lên và đạt được những giá trị tốt đẹp cho bản thân cũng như xã hội.
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng - Bài làm 4
Bạn sinh ra là gì và bạn sẽ là ai? Có khi nào bạn tự nhận thức đúng đắn giá trị của bản thân mình? Để trả lời được những câu hỏi đó thì trước hết bạn cần hiểu thế nào là lòng tự trọng. Tự trọng là việc mỗi người tự ý thức được những giá trị của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, tự trọng còn là việc chúng ta biết bảo vệ bản thân, không cho người khác động chạm hoặc xúc phạm đến giá trị của mình. Người có lòng tự trọng là những người hiểu được giá trị của bản thân mình, biết mình là ai và cần gì. Luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, theo đuổi, thực hiện mục tiêu, ước mở của mình một cách nhiệt thành nhất. Người có lòng tự trọng cũng là người không bao giờ coi thường người khác, họ đối xử lịch sự, nhã nhặn với mọi người, luôn tôn trọng những người xung quanh. Lòng tự trọng có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người: Lòng tự trọng khiến cho bản thân người đó tốt đẹp hơn. Người có lòng tự trọng sẽ là người có nhận thức và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cho cuộc sống, cho xã hội và cho người khác. Tuy nhiên, tự trọng không đồng nghĩa với tự cao và tự phụ. Tự cao và tự phụ là thói xấu của con người còn tự trọng là phẩm chất tốt đẹp, nó khiến ta tự hào về những gì chúng ta đã có và thúc đẩy chúng ta tiến xa hơn. Trong xã hội vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,… Những người này cần xem xét lại bản thân nếu muốn cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần và quỹ thời gian có giới hạn, hãy giũ lấy cho mình lòng tự trọng và cố gắng hướng về phía trước.
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng - Bài làm 5
Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội. Mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mối quan hệ xã hội ngày nay. Để bảo vệ được lòng tự trọng cũng như nhận thức rõ giá trị của bản thân, bạn không làm gì khác ngoài rèn luyện để giữ gìn và phát triển nhân cách trong sạch, đúng mực. Bạn phải học tập hàng ngày để hình thành nhân sinh quan đúng đắn cho bản thân mình. Có như vậy bạn mới có khả năng đánh giá đúng đắn những hành động mà mình làm. Nghiêm khắc với chính bản thân mình là cách tốt nhất để rèn luyện. Hãy rèn luyện sức khỏe, bản thân, học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện. Biết nhận lỗi và sửa sai lỗi lầm. Đừng để cái tôi cá nhân quá lớn lấn át lòng tự trọng. Hãy cư xử một cách văn minh, lịch sự, hòa nhã và tôn trọng người khác bởi cuộc sống là cho đi rồi lại nhận về. Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình.
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng - Bài làm 6
Mỗi con người sinh ra đều có đặc điểm, cá tính và sứ mệnh riêng của mình. Không một ai là giống nhau, chính vì thế, chúng ta hãy hiểu được giá trị của bản thân mình và phát huy những thế mạnh của bản thân. Lòng tự trọng sẽ là đức tính căn bản và cần thiết để mỗi con người thực hiện điều đó.
Tự trọng là việc mỗi chúng tự ý thức được những giá trị tốt đẹp của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn mà không chạy theo bất kì ai hay bất kì một chuẩn mực nào. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy.
Mỗi con người ai cũng có những thế mạnh riêng, những phẩm chất tốt đẹp riêng của bản thân mình. Khi chúng ta nhận biết và ý thức được những giá trị đó, chúng ta sẽ tận dụng tối đa được lợi thế của mình để trau dồi và phát triển mạnh mẽ hơn theo chiều hướng tích cực. Người có lòng tự trọng sẽ là người có nhận thức và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cho cuộc sống, cho xã hội và cho người khác. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mói quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Tuy nhiên, tự trọng không đồng nghĩa với tự cao và tự phụ. Tự cao và tự phụ là thói xấu của con người còn tự trọng là phẩm chất tốt đẹp, nó khiến ta tự hào về những gì chúng ta đã có và thúc đẩy chúng ta tiến xa hơn.
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,… Bên cạnh đó lại có nhiều người có thói coi thường người khác,… những người này là biểu hiện của những mặt tiêu cực trong xã hội và cần phải thay đổi.
Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình. Bạn phải là người đầu tiên tôn trọng giá trị bản thân mình. Ai ai cũng đều không hoàn hảo nhưng họ vẫn có những thứ để tự hào về con người của mình.
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng - Bài làm 7
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, để bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình, chúng ta cần phải rèn luyện cho mình nhiều đức tính tốt đẹp để đương đầu với những sóng gió phía trước. Một trong những đức tốt đẹp mà chúng ta cần có chính là tự trọng.
Vậy thế nào là tự trọng? Tự trọng là việc mỗi chúng ta tự ý thức được những giá trị tốt đẹp của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn. Mỗi con người ai cũng có những thế mạnh riêng, những phẩm chất tốt đẹp riêng của bản thân mình. Khi chúng ta nhận biết và ý thức được những giá trị đó, chúng ta sẽ tận dụng tối đa được lợi thế của mình để trau dồi và phát triển mạnh mẽ hơn theo chiều hướng tích cực. Bên cạnh đó, người có lòng tự trọng sẽ là người có nhận thức và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cho cuộc sống, cho xã hội và cho người khác. Tuy nhiên, tự trọng không đồng nghĩa với tự cao và tự phụ. Tự cao và tự phụ là thói xấu của con người còn tự trọng là phẩm chất tốt đẹp, nó khiến ta tự hào về những gì chúng ta đã có và thúc đẩy chúng ta tiến xa hơn.
Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, phê phán.
Tự trọng là một phẩm chất đáng quý mà mỗi con người cần rèn luyện. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng - Bài làm 8
Nếu “Tự phụ” là một trong những thói xấu của người đời thì “Tự trọng” lại là một nét tính cách được coi là nền tảng để làm nên phẩm giá cao quý của một con người chân chính. Bởi ‘’tự trọng’’ là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã đặt danh dự lên hàng đầu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Tốt danh hơn lành áo”… Tính “tự trọng” không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình được giáo dục và tự tu dưỡng lâu dài của mỗi cá nhân. Khi một học sinh không thuộc bài nhưng dứt khoát không quay cóp của bạn bên cạnh, không giở sách để chép, đó là “tự trọng”. Có lỗi, biết nhận và biết sửa lỗi, đó là “tự trọng”. Việc gì làm được thì cố gắng làm, không phiền lụy đến người khác, đó là “tự trọng’’. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh, không bị khuất phục trước cường quyền, bạo lực; không bị mua chuộc bởi tiền tài, danh vọng, đó là “tự trọng”. Tóm lại, “tự trọng” là một đức tính đáng quý và nghiễm nhiên người có tính tự trọng sẽ được mọi người yêu mến và nể trọng. Song, cũng cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, vì một nguồn lợi cá nhân nào đó mà bán rẻ danh dự và tự chà đạp nhân phẩm của bản thân. Mỗi chúng ta hãy tự có trách nhiệm với danh dự của bản thân, bằng cách rèn luyện tính tự trọng – nền tảng làm nên phẩm giá của một con người chân chính!
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng - Bài làm 9
Con người ai cũng có những đức tính tốt đẹp, nhân phẩm giá trị, trong đó lòng tự trọng là yếu tố quan trọng để đánh giá 1 con người.
Lòng tự trọng được hiểu là gì? Lòng tự trọng chính là sự coi trọng danh dự, phẩm chất của bản thân. Người có lòng tự trọng tự đánh giá được giá trị của bản thân, đứng đâu trong xã hội, giữ gìn những phẩm chất của bản thân không người khác xâm phạm. Trong giao tiếp và ứng xử, lòng tự trọng sẽ giúp con người đối xử với nhau có chừng mực và có văn hóa, tôn trọng lẫn nhau chính là cách để giữ gìn một mối quan hệ tốt đẹp.
Lòng tự trọng có nhiều lợi ích, lòng tự trọng thường đi với cái tôi của cá nhân. Người có lòng tự trọng thường cũng có sự trung học, ví dụ không học bài cũng sẽ không xem bài bạn trong giờ kiểm tra, giữ chữ tín đó là trả tiền đúng hẹn và đã hứa thì giữ lời. Đó là những cái tôi tích cực giúp hoàn thiện nhân cách con người Sống trong một cộng đồng có mối quan hệ giữa người với người, không ai có thể sống đơn lẻ, việc có những mối quan hệ tốt đẹp và đáng tin cậy là cần thiết.
Nếu có lòng tự trọng, mỗi người chúng ta sẽ biết cư xử đúng mực, không đi chệch ra khỏi các luân lí trong cuộc sống, giữ gìn các mối quan hệ được tốt đẹp. Không ai muốn chơi với người luôn thất hứa, trễ hẹn. Lòng tự trọng còn giúp các cá nhân giữ mình trước cái ác, ngăn cản những việc làm sai hay thiếu đạo đức. Khi có lòng tự trọng, bạn sẽ trở thành con người có nhân cách.
Lòng tự trọng giữ thì khó nhưng đánh mất dễ dàng. Lòng tự trọng có thể bị đánh mất ngay khi bạn văng ra một câu chửi thề, một cú đấm hoặc những hành động không thể kiểm soát. Lòng tự trọng giúp thuận lợi trong ứng xử, giao tiếp mà khi mất nó, những mối quan hệ tồi tệ bởi và không có sự kiểm soát.
Mỗi cá nhân hãy biết rèn luyện lòng tự trọng, hãy luôn nghiêm khắc với chính bản thân mình, tôn trọng bản thân thì mới tôn trọng những người khác. Ngoài việc giữ gìn, rèn luyện lòng tự trọng hãy biết sống trong sạch, ngay thẳng, sống thế nào cho bạn sẽ không hổ thẹn với chính lương tâm, có sai thì phải xin lỗi. Lòng tự trọng bạn còn phải biết tiếp thu những ý kiến tốt, tích cực để hoàn thiện bản thân, nhân cách của chính mình.
Lòng tự trọng là đức tính quan trọng và thiết thực trong cuộc sống mà con người phải có. Có lòng tự trọng chúng ta mới có thể ứng xử mọi việc thật đúng đắn, lịch sự, văn minh để góp phần tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp, xây dựng xã hội tiến bộ. Con người có lòng tự trọng sẽ biết cách ứng xử thông minh trong cuộc sống, hài hòa các mối quan hệ với nhau.
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng - Bài làm 10
Nhân cách của một con người luôn là điểm nhấn tạo ấn tượng mạnh đối với những người xung quanh và khiến bản thân bạn tự tin hơn. Lòng tự trọng là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng hình tượng hoàn thiện hơn trong mắt mọi người.
Vậy lòng tự trọng là gì? Lòng tự trọng chính là tự ý thức được suy nghĩ, hành động của bản thân mình có phù hợp với xã hội, với thước đo nhân cách hay không. Tự trọng chính là xuất phát từ tâm, từ chính bản thân mình khi nhìn nhận và đánh giá những việc xung quanh. Tự trọng còn là việc tự biết được giá trị của bản thân mình, biết nhận sai, sửa sai, không làm những việc xấu hổ với lương tâm. Những người có lòng tự trọng thường có tư thế rất hiên ngang, sống ngẩng cao đầu, không sợ cái xấu, cái ác.
Mỗi chúng ta tồn tại trong xã hội này đều cần phải có lòng tự trọng để đối nhân xử thế, để hiểu mình, hiểu người, để biết được những việc mình đang làm có trái với lương tâm hay không. Ai sinh ra cũng đều có những khuyết điểm cần phải hoàn thiện và khắc phục từng ngày, nếu chúng ta ý thực được điều này mà cố gắng hoàn thiện bản thân mình thì chắc chắn sẽ trở thành người tốt. Lòng tự trọng sẽ là một trong những kim chỉ nam giúp cho bạn có thể xác định được hướng đi rõ ràng, cụ thể hơn.
Trong cuộc sống, lòng tự trọng của mỗi người luôn được biểu hiện hằng ngày, khi chúng ta giao tiếp với nhau hay khi chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Lòng tự trọng khi đến trường chính là việc không học bài cũ, cũng không được giở tài liệu để chép vào bài kiểm tra, không được nhìn bài của bạn.
Mặc dù hành động này rất nhỏ nhưng nó góp phần hình thành nên tính cách và nhân phẩm của chính cậu học sinh đó về sau. Cậu sẽ ý thức được rằng nếu không phải do chính mình làm ra thì sẽ không phải của mình, không được cướp giật, không được xin xỏ. Như thế là không có lòng tự trọng.
Sống tự trong, mỗi người sẽ thấy mình cảm nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn. Bản thân mình sẽ làm những việc tốt cho xã hội, cho những người xung quanh. Có rất nhiều người thành đạt, nhưng họ không bao giờ kiêu ngạo hay khoe khoang.
Họ sống là chính mình, sống không hổ thẹn. Họ thành công nhưng chưa bao giờ bị thành công và hào quang vùi lấp. Họ yêu quý và giúp đỡ những người xung quanh. Vì họ ý thức được rằng cái gì cũng có giá của nó. Lòng tự trọng sẽ gắn kết trái tim mỗi người lại với nhau.
Tuy nhiên trong xã hội tồn tại không ít người đánh mất lòng tự trọng, làm những việc trái với đạo đức, với lương tâm. Rất nhiều học sinh bây giờ xúc phạm thầy cô giáo, không coi thầy cô ra gì. Bỏ ngoài tai những lời giảng, lời khuyên chân thành. Vì họ đã đánh mất lòng tự trọng nên họ mới ứng xử thiếu chừng mực như vậy.
Lòng tự trọng luôn chưa bao giờ là thừa, bởi vậy chúng ta sống thật, sống có giá trị là điều cần thiết nhất.
-----------------------------------------
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng. Bài viết đã gửi tới bạn đọc dàn ý và các bài văn mẫu. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục Soạn văn 12, Văn mẫu 12...